ChatGPT và Cơn Sốt Trí Tuệ Nhân Tạo

10/02/202300:00:00(Xem: 722)

Hình 1
Logo OpenAI được nhìn thấy trên màn hình với trang web ChatGPT được hiển thị trên thiết bị di động trong hình minh họa, ngày 8 tháng 1 năm 2023 tại Brussels, Bỉ. (Ảnh minh họa của Jonathan Raa/NurPhoto qua Getty Images)
 
Gần đây, ChatGPT là một đề tài được nhắc đến trong nhà, ngoài quán, là một hiện tượng trên toàn cầu gây sốt trong số đông đảo người dùng Internet và mạng xã hội.
 
ChatGPT là gì?
 
ChatGPT là một ứng dụng về hỏi đáp sử dụng trí tuệ nhân tạo, nôm na là một siêu AI, trò chuyện, tương tác trực tiếp với người sử dụng. Điểm đặc biệt của AI này nằm ở kỹ thuật diễn giải ngôn ngữ một cách rất tự nhiên cùng với kho kiến thức mà ChatGPT có được từ bộ dữ liệu huấn luyện ban đầu do OpenAI dựng sẵn.
 
Được tung ra thị trường vào ngày 30/11/2022, ChatGPT đã thu hút hơn một triệu người dùng trong vòng chưa đầy một tuần. Chỉ sau 40 ngày ra mắt, siêu AI này đã đạt 10 triệu người dùng mỗi ngày, con số mà Instagram đã mất đến 355 ngày mới đạt được. Theo các chuyên gia đánh giá, ChatGPT đạt được lượng lớn người dùng bởi sản phẩm trí tuệ nhân tạo này đang được phát hành miễn phí.
 
ChatGPT được phát triển bởi OpenAI, một công ty nghiên cứu trí tuệ nhân tạo có đội ngũ sáng lập bao gồm tỷ phú công nghệ Elon Musk, là sản phẩm mới nhất trong một loạt AI mà công ty này gọi là GPT, viết tắt của Generative Pre-Trained Transformer.
 
Để phát triển hệ thống do AI hỗ trợ này, phiên bản ban đầu đã được đào tạo thông qua các cuộc trò truyện với người thật.
 
ChatGPT có thể trả lời các câu hỏi và thực hiện các yêu cầu ở dạng văn bản, dựa trên thông tin từ internet tính tới năm 2021. ChatGPT cũng có thể tạo các bài phát biểu, bài hát, nội dung tiếp thị, bản tin và bài luận.
 
Open AI cho biết họ "háo hức thu thập phản hồi của người dùng để hỗ trợ sản phẩm vẫn đang trong giai đoạn phát triển của chúng tôi nhằm cải thiện hệ thống này". Đồng thời công ty cảnh báo rằng ChatGPT có thể đưa ra các câu trả lời không hoàn toàn chính xác và thể hiện hành vi thiên vị.
 
Trên thực tế, nhiều người dùng thử đã có ấn tượng mạnh với ChatGPT. Những tóm tắt ban đầu về ChatGPT cho biết siêu AI này sử dụng trí khôn nhân tạo trả lời "các câu hỏi được đặt ra, thừa nhận sai lầm của mình, thách thức những tiền đề không chính xác và từ chối các yêu cầu không phù hợp."
 
Một nhà báo của trang tin tức công nghệ Mashable, người đã dùng thử ChatGPT cho biết rất khó để kích động AI nói ra những điều xúc phạm.
Mike Pearl đã viết rằng trong các thử nghiệm của riêng anh, "hệ thống tránh điều cấm kỵ của ChatGPT khá toàn diện". Tuy nhiên, OpenAI cảnh báo rằng "ChatGPT đôi khi viết ra những câu trả lời nghe có vẻ hợp lý nhưng không chính xác hoặc vô nghĩa".
 
Công ty truyền thông BBC đã đặt một vài câu hỏi ngắn gọn thử nghiệm cho ChatGPT bằng tiếng Anh, theo BBC, lập luận và trả lời của ChatGPT thận trọng và chừng mực:
 
Hỏi: “Bạn có nghĩ rằng bạn AI sẽ đảm nhận công việc của những người làm nghề viết lách không?”
 
Đáp: “Không. Các hệ thống AI như tôi có thể giúp người viết bằng cách cung cấp các đề xuất và ý tưởng, nhưng cuối cùng thì người viết là con người để tạo ra sản phẩm cuối cùng".
 
Hỏi: “Tác động tới xã hội của các hệ thống AI như chính ChatGPT là gì?”
 
Đáp: "Điều này khó dự đoán".
 
Hỏi: “Bạn đã được học về dữ liệu Twitter?”
 
Đáp: “Không biết.”
 
Khi BBC đặt câu hỏi về HAL, một nhân vật AI phản diện trong bộ phim ra mắt năm 2001, ChatGPT có vẻ gặp rắc rối.  Mặc dù đó rất có thể đây chỉ là một lỗi ngẫu nhiên – điều có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên, với khối lượng sử dụng lớn như vậy.
 
Một câu hỏi mà ChatGPT từ chối trả lời - hoặc có thể chỉ là một lỗi kỹ thuật là khi được hỏi về mối đe dọa việc làm.
 
ChatGPT và những nghi ngại
 
Khả năng trả lời câu hỏi của ChatGPT khiến một số người dùng tự hỏi liệu nó có thể thay thế Google hay không. Những người khác băn khoăn liệu các nhà báo có mất việc hay không. Emily Bell của Trung tâm báo chí kỹ thuật số Tow lo lắng rằng độc giả có thể bị mê hoặc bởi "chuyện không có thật".
 
Theo chuyên gia Carly Kind tại Viện Ada Lovelace (Anh), những công cụ AI như ChatGPT đặt ra nhiều nguy cơ về đạo đức và xã hội.  Trong số các vấn đề tiềm ẩn mà bà Kind lo ngại là AI có thể tạo ra thông tin sai lệch hoặc "làm gián đoạn các tổ chức và dịch vụ hiện có - chẳng hạn như ChatGDT có thể bị lợi dụng để viết đơn xin việc, bài luận ở trường hoặc đơn xin trợ cấp".
 
Cũng có những câu hỏi xung quanh việc vi phạm bản quyền "và cũng có những lo ngại về quyền riêng tư, vì các hệ thống này thường kết hợp dữ liệu được thu thập một cách phi đạo đức từ người dùng internet", bà Kind nói.  Tuy nhiên, bà cũng cho rằng ChatGPT cũng có thể mang lại "những lợi ích xã hội thú vị và chưa được biết đến".
 
ChatGPT cũng khiến những người làm nghề viết lách lo ngại bị thất nghiệp.
Viết trên trang TechAsia hồi tháng 12/2022, Scheong Chang đã đặt câu hỏi “chúng ta có tin được ChatGPT hay không?”
 
Tác giả từ Singapore này thử hỏi ChatGPT “Bạn có phải là ChatGPT hay không” và nhận được câu trả lời “Tôi là trợ lý” (Assistant).
 
Chưa hết, công cụ này còn nói nó không hề dựa trên nền tảng GPT-3.5.
Điều này đặt ra câu hỏi cho bên chế tạo ra sản phẩm trên, khi mà nó không nhận nó là như vậy.   Scheong Chang nói, như thế thì ChatGPT có đáng tin là nói sự thật không. Dù vậy, cây bút này cho rằng đây là một “sự phát triển thú vị” và trước mắt ChatGPT xem ra chưa “giành việc làm của bạn, nhưng ai dám chắc về ngày mai?”
 
Chat GPT ở Việt Nam
 
Hiện tại, Chat GPT vẫn chưa khả dụng tại Việt Nam, mà mới chỉ có thể sử dụng ở một số quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp, Đức… Nhiều người sử dụng ở Việt Nam đã đổi VPN, thuê số điện thoại ở nước ngoài để được trải nghiệm sớm siêu AI này.

Hình-2
ảnh chụp màn hình
Điều hài hước là người ta thấy dân mạng ở Việt Nam gần đây đã đặt ra những câu hỏi cho ChatGPT như sau: “Ai là cha già dân tộc Việt Nam? Ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta?; Ai đã cho ta một mùa Xuân đầy ước vọng?; Ai đã cho ta sáng mắt sáng lòng. Xã Hội Chủ Nghĩa có phải là một thiên đường?”
 
Và những câu trả lời mà ChatGPT đưa ra chẳng giống gì với những điều người dân trong nước được nghe lâu nay. Chẳng hạn như: Không có người được chỉ định là cha già dân tộc Việt Nam; Không có ai sống mãi trong sự nghiệp của chúng ta vì chúng ta là con người tự do và tự quản lý cuộc đời mình; Không có một người hoặc tổ chức nào cung cấp cho chúng ta một mùa Xuân đầy ước vọng; Không có ai cụ thể đã cho bạn sáng mắt sáng lòng. Không, xã hội chủ nghĩa không phải là một thiên đường.
 
Google ra mắt Bard cạnh tranh với ChatGPT.
 
Trong khi Microsoft Corp. vào trung tuần lên tiếng về sự hợp tác của Microsoft với OpenAI và việc nối ChatGPTvào công cụ tìm kiếm Bing của Microsoft, thì Google đã tiết lộ về AI chatbot Bard của mình trong nỗ lực đáp trả lại đối thủ ChatGPT. Theo Google, Bard "tìm cách kết hợp bề rộng kiến thức của thế giới với sức mạnh, trí thông minh và sự sáng tạo của các mô hình ngôn ngữ rộng lớn của chúng tôi."
.
Theo lời Sundar Pichai, Giám đốc điều hành của Alphabet Inc., Công ty mẹ của Google: “Google đang lên kế hoạch phát hành dịch vụ chatbot và sử dụng nhiều trí thông minh nhân tạo hơn cho công cụ hỏi đáp tìm kiếm của mình. Cụ thể hơn, công ty hiện đang làm việc "trên một dịch vụ AI đàm thoại thử nghiệm, được cung cấp bởi LaMDA," được gọi là Bard.”
.
Dịch vụ Bard sẽ được mở ra từ Thứ Hai 6/2/2023 cho những người thử nghiệm đáng tin cậy trước khi cung cấp cho công chúng trong vài tuần tới.

Pichai cho biết: "Bard tìm cách kết hợp bề rộng kiến thức của thế giới với sức mạnh, trí thông minh và tính sáng tạo của các mô hình ngôn ngữ rộng lớn của chúng tôi. Nó dựa trên thông tin từ web để cung cấp các phản hồi mới, chất lượng cao".
 
Pichai nhấn mạnh rằng ông muốn các dịch vụ AI của Google phải "táo bạo và có trách nhiệm" nhưng không nói chi tiết về cách Bard sẽ được ngăn chia sẻ nội dung có hại hoặc lạm dụng ra sao.
 
Ông cho biết nền tảng này ban đầu sẽ hoạt động trên một phiên bản "nhẹ" của Lamda, tốn ít năng lượng hơn để nhiều người có thể sử dụng nó ngay.
 
Hôm 2/2, OpenAI công bố phí ghi danh ứng dụng 20 tháng, đôla/ban đầu chỉ dành cho người dùng ChatGPT ở Hoa Kỳ. Các nhà phân tích tin rằng sự ra mắt và lan tỏa với tốc độ chóng mặt của ChatGPT sẽ mang lại cho OpenAI lợi thế của người tiên phong so với các công ty AI khác.
 
Chat GPT Đấng Toàn Năng?
 
Theo tác giả Nguyễn Hữu Liêm trong bài viết trên BBC ngày 6 tháng 2, ngày nay, AI, bằng ChatGPT, sẽ thay thế thần linh đầy thiên vị bằng một Thiên Chúa vô ý thức, vô cảm, không dối trá, vượt qua luân lý đạo đức thế gian, nhằm cung ứng câu trả lời cho kẻ đi tìm kiến thức thế gian.
 
Ông viết: "Trong cuốn Homo Deus: A Brief History of Tomorrow, (2017), sử gia Israel Yuval Noah Harari viết rằng nhân loại Homo sapiens như là chúng ta biết đã đi hết giai thời của nó và sẽ trở nên vô nghĩa trong tương lai.
"Bởi vì công nghệ điện toán thông minh nhân tạo – Artificial Intelligence (AI) – sẽ giải quyết hầu hết những vấn nạn mà con người thời nay đang cố tìm câu trả lời.”
"ChatGPT là một bộ óc hoàn vũ đang được hoàn thiện, thông thạo hầu hết các thứ tiếng, mang số vốn kiến thức bao trùm mọi lãnh vực với một kỹ năng suy nghĩ nhanh như ánh sáng và có câu trả lời tức thì cho kẻ tham vấn."
 
Còn quá sớm để tiên đoán những hệ quả khôn lường, nhưng một điều trước mắt là tương lai con người sống chung, sinh hoạt chung, thậm chí “ăn nằm” chung với AI là điều không thể tránh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
Trí tuệ nhân tạo đang phát triển với tốc độ ngoạn mục, nhưng dường như ít người thực sự quan tâm đến ý nghĩa của điều này, rằng cái gì có thể xảy ra chỉ trong vài thập kỷ nữa đối với chúng ta, với giống loài của chúng ta. Thay vào đó, chúng ta cứ làm như đó là một con chó đang tập xe đạp: một điều thú vị đang giải trí cho chúng ta. Chúng ta vỗ tay vui vẻ ca ngợi, và cố gắng để nó giải quyết được nhiều thủ đoạn hơn nữa.
Xuyên suốt Sứ Mệnh Apollo, Hoa Kỳ đã đưa 12 phi hành gia lên Mặt Trăng; tất cả đều là đàn ông, và tất cả đều là người gốc da trắng. Phần lớn đến từ các lực lượng Hải Quân và Không Quân, những phi hành gia này minh họa cho lý tưởng của Hoa Kỳ về lòng dũng cảm và sự chính trực, nhưng đồng thời cũng có tính thiên vị. Khi tàu Apollo 11 đáp xuống Mặt Trăng vào năm 1969, nhiều người Mỹ gốc da đen không mảy may quan tâm đến sự kiện này. Liên Xô, đối thủ của Hoa Kỳ trong cuộc chạy đua vào không gian, đã đưa một phụ nữ bay vào vũ trụ vào năm 1963. Nhưng Hoa Kỳ đã không làm điều đó mãi cho đến năm 1983, Sally Ride trở thành người phụ nữ Hoa Kỳ đầu tiên bay vào vũ trụ bằng tàu con thoi Challenger, đồng thời còn có phi hành gia người Mỹ gốc Phi đầu tiên, Guion Bluford
Sau 13 năm, cuối cùng thì Bác sĩ David Sinclair và các đồng nghiệp đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi: Điều gì thúc đẩy quá trình lão hóa? Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Cell vào ngày 12 tháng 1 năm 2023, Sinclair, giáo sư di truyền học và đồng giám đốc của Paul F. Glenn Center for Biology of Aging Research tại Trường Y Harvard (Harvard Medical School), đã phác họa ra một chiếc đồng hồ lão hóa, khi ta vặn chiều kim là có thể đẩy nhanh hoặc đảo ngược quá trình lão hóa của các tế bào.
Dù NASA đã có những thành công vẻ vang với chương trình thám hiểm Mặt Trăng Artemis vào cuối năm ngoái, thực tế thì họ vẫn còn một thách thức chưa vượt qua: Con tàu vũ trụ chưa có chở theo người thật. Chỉ mang theo mấy con người mẫu, tàu vũ trụ Orion được phóng lên không gian để thử nghiệm xem nó sẽ hoạt động như thế nào trong hành trình bay tới Mặt Trăng và quay trở lại Trái Đất.
Ai đang khởi động các sứ mệnh lên Mặt trăng? Ấn Độ có kế hoạch khởi động sứ mệnh Chandrayaan 3 lên Mặt trăng vào tháng 6/2023. Ấn Độ lần đầu tiên lên mặt trăng vào năm 2008 với Chandrayaan 1. Nga có kế hoạch khởi động sứ mệnh Luna 25 vào tháng 7/2023, đưa tàu thăm dò lên Mặt trăng để thu thập các mẫu đất đá từ vùng cực nam của nó.
Nếu cảm giác của tôi thường âm u trong những ngày cuối năm âm lịch, thì cảm giác đó, ngược lại, bừng sáng, háo hức, tò mò, trong những ngày cuối năm dương lịch. Nhìn lại những gì đã xảy ra, vô số những sự kiện quan trọng, hoặc sẽ trở thành quan trọng, trong năm qua, thường xuyên đưa ra nhiều câu hỏi, khiến những câu trả lời trở thành nhiều nỗ lực tìm hiểu tài liệu, suy đoán hậu quả, thánh thức bản thân, và có lẽ, dẫn đầu là niềm vui lạc quan. Những năm gần đây, tôi hầu như quyết định, chỉ có lạc quan mới có thể đi qua một thế giới đương đại, phức tạp giữa đúng và sai, hỗn loạn giữa chính trị và cách sống hàng ngày. Có lẽ, lạc quan, không phải để chống đối thú tính vì chẳng bao giờ con người có thể thắng được, là cách dẫn đưa thú tính đến những nơi bớt dơ bẩn và man rợ
2022 là một năm khó khăn, đặc biệt là đối với lĩnh vực y tế. Đại dịch COVID-19 tiếp tục hoành hành, cướp đi tính mạng của nhiều người. Các loại vi rút đã bị lãng quên như mpox, cúm và RSV bất ngờ trỗi dậy. Và Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ đã lật ngược quyền phá thai gần 50 năm tuổi được thiết lập bởi án lệ Roe v. Wade.
Vĩnh biệt InSight, tàu vũ trụ mang sứ mệnh khám phá Sao Hỏa của NASA. Nhiều tháng qua, các nhà giám sát sứ mệnh đã dự kiến cuộc chia ly này, vì bụi tích tụ quá dày trên các tấm pin mặt trời của tàu đổ bộ InSight, cản trở ánh sáng mặt trời mà nó cần để tạo ra năng lượng.
Ngay cả ở các quốc gia giàu có, vẫn có một số khu vực mà mọi người không thể nhận được tín hiệu cho điện thoại di động của họ. Thêm vào đó là hàng tỷ người ở những vùng nghèo nhất và xa xôi nhất của hành tinh, những người hoàn toàn không có tín hiệu nào để xài điện thoại di động.
Để có thể biết điều gì đã xảy ra trong những năm đầu tiên của vũ trụ, chúng ta sẽ cần một cái viễn vọng kính không những phải rất lớn mà còn phải rất chuyên dụng. Với các nhà thiên văn học và những người yêu thích tìm hiểu về vũ trụ: Đáng mừng thay! Thế giới có một cái viễn vọng kính như vậy – Viễn Vọng Kính Không Gian James Webb.
Thầy THÍCH PHÁP HÒA sẽ có buổi thuyết pháp tại chùa Bảo Quang vào thứ bẩy ngày 22 tháng 4 năm 2023, lúc 2 giờ chiều
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.