Hôm nay,  

Microsoft Giới Thiệu Ứng Dụng Path Guide

18/07/201700:00:00(Xem: 5766)

Microsoft Gi_i Thi_u _ng D_ng Path Guide
blankTừ tháng 05/2017, đã có những tin tức về việc Microsoft Research đang nghiên cứu phát triển một ứng dụng điều hướng trong nhà. Đến tháng 07/2017, Microsoft đã chính thức thông báo về dự án trên blog của hãng.

Trong tuyên bố, Microsoft nhấn mạnh rằng ứng dụng Path Guide của hãng sẽ giải quyết được một số vấn đề của các giải pháp điều hướng trong nhà hiện nay, mà không đòi hỏi các beacon (thiết bị điện tử nhỏ phát ra tín hiệu bluetooth năng lượng thấp), hay thiết bị cảnh báo đắt tiền, bộ tiếp nhận GPS, các bản đồ trong nhà có sẵn và các cảm biến không có sẵn trên smartphone, hay việc lập bản đồ Wifi vốn không đáng tin cậy. Nhìn chung, ưu điểm lớn của Path Guide là có thể hoạt động tốt mà không cần các hệ thống phức tạp, giúp người dùng tìm đường đi ngay trong các tòa nhà.

Thay vào đó, giải pháp của Path Guide là dựa trên việc xây dựng các biến dạng trong từ trường của Trái Đất, yếu tố vốn khá ổn định và đáng tin cậy, cũng như không cần các bản đồ được tạo sẵn. Cụ thể, khi người dùng bước vào một địa điểm trong nhà, họ sẽ sử dụng ứng dụng để ghi lại dữ liệu từ cảm biến dọc theo đường đi, bất kỳ người dùng nào khác cũng có thể đi theo con đường đó và đến đích. Khi có nhiều người dùng hơn thu thập dữ liệu, các đường đi khác nhau có thể được kết hợp lại để làm hệ thống trở nên hữu ích hơn.

Cách tiếp cận của ứng dụng có 2 ưu điểm: hệ thống hoàn toàn là plug-and-play, chỉ cần 2 người dùng bất kỳ trong một tòa nhà là có thể sử dụng ứng dụng điều hướng trong nhà từ đầu. Ngoài ra, việc kết hợp dữ liệu từ hàng loạt người dùng khác nhau có thể khuếch đại các ưu thế với từng đường dẫn đã được thu thập, cung cấp nhiều khả năng điều hướng cho nhiều người hơn với trải nghiệm người dùng được cải thiện.


Người dùng cũng có thể ghi lại một quãng đường và đi ngược lại theo nó từ điểm khởi đầu. Chẳng hạn như trong một garage lạ, người dùng có thể ghi lại quãng đường từ điểm đậu xe đến thang máy, và sau đó đi ngược lại để tìm chiếc xe của mình.

Path Guide còn có một tính năng khác là khả năng hỗ trợ các chú thích trong quá trình ghi lại quãng đường. Văn bản, âm thanh và các hình ảnh có thể được bổ sung dọc theo đường dẫn, cung cấp thêm thông tin và tương tác với người dùng. Tất cả các quãng đường đều được tải lên đám mây để có thể xem từ một trình duyệt và chia sẻ với người khác theo một ID truy dấu đặc biệt. Các chủ shop có thể đăng tải các hướng dẫn chỉ đường tới cửa hàng trong một trung tâm thương mại trên trang web của riêng họ, hoặc những người điều phối cuộc họp cũng có thể đính kèm đường đi vào email yêu cầu họp.

Để sử dụng ứng dụng Path Guide, người dùng chỉ cần ghi lại các dữ liệu cảm biến với thiết bị trong khi đi bộ ở trong nhà. Các đặc tính cụ thể của vị trí địa lý được trích xuất từ dữ liệu cảm biến, sẽ được kết hợp với các mô hình về bước đi của người dùng (chẳng hạn như số bước, số lần rẽ hướng,…) để xây dựng các lộ trình phù hợp. Quãng đường tham chiếu được đưa lên đám mây và có thể tìm kiếm bởi người khác. Khi tải xuống một quãng đường tham chiếu, Path Guide sẽ so sánh và đồng bộ giá trị cảm biến hiện tại với quãng đường tham chiếu, và hướng dẫn người dùng theo thời gian thực từ địa điểm xuất phát tới đích đến.

Hiện ứng dụng Path Guide chỉ có cho Android, người dùng có thể tải xuống từ Google Play Store hoặc trực tiếp tải xuống từ trang web của Microsoft.

Theo: Nguoivietphone.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sau hàng trăm nghìn năm sống trên Trái đất, con người có thể nghĩ rằng họ đã nhìn thấy tất cả các màu sắc trong tự nhiên. Tuy nhiên, một nhóm các nhà khoa học từ Đại học Berkeley lại cho rằng điều đó chưa chắc đã đúng. Trong một thí nghiệm mới, họ đã khám phá ra một màu sắc mà trước đây chưa ai từng nhìn thấy, theo The Guardian
(Ngày 2 tháng 4, Reuters) – Một bác sĩ nổi tiếng với các quan điểm trái chiều về vắc-xin thời kỳ đại dịch COVID-19 vừa được bổ nhiệm vào vị trí quan trọng trong Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA). Theo hai nguồn tin thân cận tiết lộ với Reuters, bác sĩ Tracy Beth Hoeg, chuyên gia y học thể thao và dịch tễ học, đã được chỉ định làm phụ tá đặc biệt cho tân Giám đốc FDA Martin Makary.
Giữa lúc tình hình ngày càng căng thẳng, Hoa Kỳ và TQ đã ký một thỏa ước song phương về khoa học và công nghệ vào ngày 13 tháng 12 năm 2024. Dù được coi là sự “gia hạn” của hiệp ước 45 năm trước nhằm khuyến khích hợp tác, thỏa ước mới có khá nhiều điều thay đổi, và thực ra, đây là một bước ngoặt lớn. Thỏa ước mới đã thu hẹp đáng kể phạm vi của hiệp ước ban đầu, giới hạn các chủ đề được phép nghiên cứu chung, hạn chế cơ hội hợp tác và bổ sung cơ chế giải quyết tranh chấp mới.
Chỉ mới cách đây chừng năm năm, sự phát triển của xe điện (EV) được nhiều chuyên gia trong ngành xe hơi đánh giá là tất yếu, không thể đảo ngược. Tuy nhiên, trong năm 2024 đánh dấu sự chậm lại đáng kể của thị trường xe điện. Nguyên nhân là tại thời điểm này, xe điện gặp một số vấn đề chưa thể giải quyết tức thời, khiến người mua ngần ngại trong quyết định chuyển sang xe điện. Một số nhược điểm có thể của EV là giá thành tương đối cao, trọng lượng xe nặng do hệ thống bình điện lớn, phạm vi di chuyển sau một lần sạc còn tương đối thấp, thời gian sạc bình lâu, số trạm sạc nhanh công cộng còn tương đối ít…
Đầu năm dương lịch nói về “giấc mơ bay” cũng là một đề tài thú vị. Con người ngày nay đã bay bổng không chỉ khắp địa cầu mà còn ra ngoài vũ trụ. Thế nhưng việc thiết kế những “cỗ máy biết bay” vẫn chưa dừng lại. Ở đây chỉ bàn đến một ứng dụng nhỏ, khá gần gũi với đời sống: những chiếc xe chạy trên đường phố có thêm khả năng bay thẳng lên không trung như trực thăng. Nghe đơn giản hơn nhiều so với máy bay, phi thuyền; nhưng việc phát triển “xe bay” dù đã được nhắc đến từ hơn một thập niên trước đến nay vẫn chưa thể thương mại hóa.
Vào đầu năm 2025, Việt Nam đã ban hành Nghị định 147, quy định các nền tảng mạng xã hội như Facebook, TikTok và Zalo phải xác minh danh tính người dùng thông qua số điện thoại hoặc giấy tờ tùy thân. Luật này yêu cầu các công ty công nghệ cung cấp thông tin người dùng cho chính quyền khi được yêu cầu, đồng thời thắt chặt kiểm soát nội dung trên mạng.
Các khoa học gia tại Bảo tàng Field ở Chicago đang tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu về các xác ướp Ai Cập bằng cách sử dụng một loại máy chụp cắt lớp CT (chụp cắt lớp) di động. Đầu năm nay, nhóm nghiên cứu đã dành bốn ngày để chụp CT kỹ lưỡng 26 xác ướp trong bộ sưu tập của bảo tàng. Kết quả vẫn đang được phân tích, nhưng những khám phá ban đầu đã làm sáng tỏ nhiều bí ẩn về các nghi thức chôn cất cổ xưa.
“Que Sera Sera,” ca khúc này luôn gắn bó với tâm tư của cậu bé bảy tuổi. Đi xem xi-nê với mẹ, sau này mới biết là phim The Man Who Knew Too Much, về nhà tôi nhớ mãi cái giai điệu vui tươi và đôi môi nhảy múa, khi nữ diễn viên hát đoạn que sera sera. “Chuyện gì đến sẽ đến,” một câu nói đầy thơ mộng đối với cậu bé, rồi dần dần lớn lên biến thành câu nói chấp nhận chuyện ngày mai ‘Life is a crazy ride, and nothing is guaranteed. (Đời là chuyến đi điên rồ, không có gì bảo đảm. ‘Eminem’.) Dường như, có một chút bất cần, không quan tâm chuyện gì sẽ xảy đến. Tưởng chỉ là như vậy, ai ngờ, câu nói bỗng đứng dựng lên, lớn tiếng hỏi: “Chuyện gì đến sẽ đến là sao?” Đúng, “sẽ đến” thuộc về tương lai, thuộc về bí mật, nhưng “chuyện gì đến,” một phần đã bị khám phá, tìm thấy, công bố. Chúng ta, con người hiện tại, thế kỷ 21, may mắn có một khoa học khá trung thực và năng nổ, mở ra cho sự hiểu biết còn kém cỏi, nhiều nơi quá khứ còn tối tăm và nhiều nơi chờ ánh sánh rọi tới.
Chiếc xe tự lái "cấp 3" đầu tiên đã được bán ở Mỹ - gần một năm sau khi Mercedes-Benz bật đèn xanh để bán những chiếc xe được trang bị phần mềm lái tự động, có tên là "Drive Pilot". Fortune đưa tin, ít nhất một chiếc xe tự lái cấp 3 hiện đã được bán ở Bắc Mỹ, dựa trên thông tin từ Bộ phương tiện cơ giới (DMV) của California. Đây là một trong số 65 xe được bán trong tiểu bang.
Cuối cùng thì các mẫu máy nghe tai cũng sắp ‘tạm biệt’ công nghệ cũ hàng thế kỷ nhờ một loại chip siêu nhỏ mới sử dụng sóng siêu âm. Chip âm thanh mới có thể mở đường cho một loại tai nghe chống ồn mới, có thể tái tạo ảo giác âm thanh đến từ nhiều hướng. Ngày 9 tháng 1, tại sự kiện CES 2024, công ty khởi nghiệp xMEMS lần đầu tiên giới thiệu chip âm thanh Cypress, có kích thước khoảng 0.25 x 0.25 inch (6.3 x 6.5 mm). Theo đại diện của công ty, con chip mới này sẽ được đưa vào các loại tai nghe nhét tai (earbuds) và tai nghe chụp đầu (headphones) từ cuối năm 2025.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.