Hôm nay,  

Mùa Xuân Bất Tận Trong Tim Ta

2/17/200700:00:00(View: 3101)

- Tôi đang ở vùng Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ, chỉ còn hai ngày nữa là Tết Đinh Hợi, 2007, ở đây  Mùa Đông thật lạnh lẽo, nước đóng đá mặt đường, cây trơ cành trụi lá, gió lạnh thấu  xương. Bây giờ sắp Tết mà  không có nắng ấm,   mai vàng, chim hót, bướm  lượn khoe sắc  như những ngày đầu  Xuân ở quê nhà.  Nhưng người dân ở đây cũng đón Xuân, mừng Xuân trong kỷ niệm,  với tâm Xuân.

Các đoàn thể trong cộng đồng cũng tổ chức Chợ Tết  để đồng hương có dịp vui Xuân, sắm Tết theo phong tục tập quán cổ truyền của dân tộc và cũng để cho thế hệ trẻ  sinh trưởng ở đất Mỹ có dịp biết hương vị Tết của quê hương Việt Nam.

Tại các chợ này có  bày bán đủ các  thức ăn cổ truyền ba ngày Tết như bánh tét, bánh chưng, mứt gừng, mứt dừa, nem chua, chả lụa..dù không có mai thật thì các cửa hàng cũng bày bán hay chưng hoa mai giả màu vàng rực rỡ, bên cạnh  hoa đào, hoa lan,  bonsai , có cả tranh vui và câu đối đỏ nữa.

Hầu hết các gia đình đều có bày bàn thờ tổ tiên để đón ông bà  cha mẹ quá  vãng  về nhà vui ba ngày Tết. Tùy theo tín ngưỡng người ta đi nhà thờ hay đi chùa để cầu nguyện đầu năm. Cầu nguyện cho gia đình được an lành hạnh phúc và cho quê hương có được  tự do, no ấm.

Dù ở xứ người không có không khí Xuân như ở quê nhà,  đồng bào  ở đây  cũng đón Xuân với tâm Xuân, một mùa Xuân được tạo ra trong tâm tưởng với ước mong Chúa Xuân sẽ mang lại cho chúng ta một niềm hy vọng mới tốt đẹp hơn, may mắn hơn, sáng sủa hơn.  Vì vậy những ngày đầu năm chúng ta hay gởi  nhau những lời chúc tụng tốt đẹp nhất. Lời chúc đó xuất phát từ tâm từ, tâm bi, muốn  mọi người được an vui, được hạnh  phúc.

Tâm Xuân  thì không lệ thuộc vào thời gian và không gian. Tâm Xuân không bắt đầu sau mùa Đông lạnh lẽo, cũng không chấm dứt sau ba tháng  ấm áp.   Khi tâm ta có an lạc, không lo âu, không sợ hãi thì dù trong hoàn cảnh nào, nơi chốn nào  trong  ta cũng có mùa Xuân.

Hãy thử tưởng tượng tâm ta như một miếng đất (tâm địa), trong mãnh vườn tâm đó nếu chúng ta chịu khó tưới tẩm, vun trồng hạt giống từ bi, hỷ xả  thì cây từ bi, cây hỷ xả sẽ đâm chồi nẩy lộc, cành lá sum xuê, đơm hoa kết quả, sẽ ngăn  cản ánh mặt trời chiếu rọi xuống đám  cỏ hoang sân hận, đố kỵ, ganh ghét phía dưới. Những  đám cỏ hoang, gai gốc xấu  này không có ánh sáng chiếu rọi , sẽ bị tàn lụi, chết dần.  Từ đó tâm của chúng ta sẽ  bừng nở rộ hoa vô ưu,  xinh tươi, rực rỡ với  muôn hồng nghìn tía đẹp như  cảnh vườn Xuân của thế gian.

Khi chúng ta có tỉnh thức, có an lạc thì cảnh vật chung quanh ta sẽ êm ả, tươi mát, trong tâm ta  có mùa Xuân. Còn ngược lại  khi tâm ta có những buồn phiền, bực bội, giận hờn, lo âu,  sợ hãi  thì dù bên ngoài thời tiết có ấm áp, có hoa tươi bướm  lượn,  lòng ta cũng lạnh lẽo  như mùa Đông, nóng bức  như mùa Hè và u buồn ảm đạm  như mùa Thu.

Vậy để có mùa Xuân bất tận trong tim ta, mùa Xuân không chỉ có trong ba ngày Tết, hay trong ba tháng  mùa Xuân,  chúng ta nên nuôi dưởng lòng từ bi để biết thương yêu , nuôi duỡng tâm hỷ xả để biết tha thứ cho nhau. Hãy mở rộng tâm từ,  tâm bi, không phải chỉ đối con người đồng loại mà cho tất cả  chúng sinh, muôn loài, muôn vật. Khi hoa từ,  hoa bi, hoa hỷ, hoa xả có mặt trong vườn tâm thì những cỏ hoang sân hận,  si mê,  nhỏ nhen sẽ không còn chỗ đứng trong vuờn tâm nữa.

Chỉ cần buông bỏ một chữ “xả” thôi,  nếu chúng ta thực hiện được thì tâm tư  mình sẽ rất thảnh thơi, trong sáng như trời cao bể rộng,  thuyền bè có qua lại cũng không để dấu tích gì; như mây trời trôi nổi cũng không làm ngăn ngại hư không. Chỉ  với  một chữ “xả”,  tâm  ta sẽ thấy tràn đầy an lạc, hạnh phúc. Xuân bên ngoài  bị thời tiết và thời gian  giới hạn, còn Xuân trong tâm ta thì bất tận, bất cứ lúc nào, nơi nào khi trong  ta có  từ,  bi,  hỷ,  xả thì ngay tức khắc lúc đó tâm  ta có mùa Xuân.

Lúc đó tâm chúng ta mới thực sự có cơ hội tiếp xúc với nàng Xuân, nàng Xuân sẽ hiển lộ toàn chân trước mắt chúng ta với nắng nhẹ, trời trong, núi xanh, nước biếc, bướm ong bay lượn,  khoe sắc tươi màu,  chim hót líu  lo, suối reo róc rách,  gành đá thì thầm,  tiếng cười trong trẻo của trẻ thơ,  tiếng  pháo dòn  tan hòa cùng  tiếng chuông chùa êm đềm ngân vang đâu đó...

Chúng ta phải  cố gắng làm sống lại trong ta lòng từ bi hỷ xả để có cái nhìn thương yêu trìu mến đối đồng loại và hết thẩy chúng sinh, từ đó mới  có thể tận hưởng những gì mà Chúa Xuân đem đến cho chúng ta. Mùa Đông giá lạnh, mùa hè khô cằn héo úa sẽ biến mất.

Nên  nhớ, lúc nào,  ở đâu,  tâm ta có từ bi, có  hỷ xả là  tức khắc có mùa Xuân  rực rỡ bất tận trong tâm ta.

“Xuân đẹp nhất là mùa Xuân bất tận

Hoa nở trong tim và gió đầy lòng

Bình minh đến ngập hồn bao thơ mộng

Bước chân trần về vạn nẻo mênh mông

Xuân đẹp nhất là mùa Xuân bất tận

Xuân ở trong ta, xuân của mọi nhà

Tình  chân thật xin trao về muôn hướng

Lấy tin yêu hòa vũ trụ bao la”

(Nghiêm Xuân Cường)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hiện nay có một hiện tượng đáng ngại là một số tu sĩ thuyết pháp có một số tín đồ nghe theo, hoặc là trụ trì, trở nên vô cùng ngã mạn có những hành động, cử chỉ, lời nói khinh mạn tín đồ và tự cho mình đã chứng đắc có khi còn hơn cả Phật. Câu hỏi đặt ra là: Là trụ trì, hoặc thuyết pháp có cả triệu tín đồ đi theo, phát hành cả trăm băng đĩa, như thế đã là Phật chưa?
Cả Ấn Độ giáo và Phật giáo đều xác định rất rõ ràng về các loại “thần thông” hay còn gọi là "các siêu kiến thức" mà một vị thiền sư có thể đạt được...
Tôi đưa quyển sách cho con trai, nói con đọc đi. Nó đọc một hai truyện gì đó, rồi nói, ngôn ngữ cũ mèm má ơi. Có vài chỗ khó hiểu nữa. Phải, ngôn ngữ “cũ mèm”, và có vài chỗ “khó hiểu” nữa, ngay cả với tôi. Con tôi thuộc thế hệ của Doraemon rồi Harry Potter. Tôi thuộc thế hệ của Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam, của những truyện ngắn của Bình Nguyên Lộc trên tạp chí Hương Quê một thời xa lơ xa lắc có lẽ đã trên dưới 60 năm. Cho nên tôi đã miệt mài “ôm” quyển sách trong nhiều ngày liên tục, rảnh được lúc nào là đọc, không theo thói quen con-cà-con-kê của mình...
Ngày 3-5-2023. Giáo sư Lê Thành Khôi được một trăm tuổi. Sử gia Phan Huy Lê nhận định Giáo sư Lê Thành Khôi là Nhà bác học, nhà sử học và văn hóa lớn của đất nước. Là một giáo sư đại học, khoa trưởng phân khoa Giáo Dục tại Paris Sorbonne đại học hàng đầu thế giới. Được mời làm tư vấn cho các tổ chức quốc tế như UNESCO, BIT, ACCT (Tổ chức Hợp tác Văn hoá Kỹ thuật các nước Pháp ngữ), Trường Đại Học Liên Hiệp Quốc Tokyo, Chương Trình UNDP. Được Liên Hiệp Quốc gửi đi làm cố vấn Giáo Dục cho hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Trong KINH TIỂU BỘ, Tập 1, Phần PHẬT TỰ THUYẾT, Chương Năm, PHẨM TRƯỞNG LÃO SONA, TIẾT SỐ V (Ud 51), kể lại chuyện Đức Phật Thích Ca ban một thời Pháp thoại với chủ đề so sánh tám điều vi diệu của Biển Lớn với tám điều vi diệu của Phật Pháp...
Chúng ta phần lớn từng học sử theo niên đại với nhiều chi tiết tên tuổi cần phải nhớ để đi thi, hay đọc sử nước nhà qua lăng kính của một người công dân gắn bó với quê hương và di sản tổ tiên để lại. Tác giả Goscha là một nhà khoa bảng chuyên về sử học từng được một giáo sư sử học quốc tế nổi tiếng người Việt (từng là giáo sư của Miền Nam Việt Nam) hướng dẫn, và từng huấn luyện và khảo cứu ở nhiều nước liên hệ đến Việt Nam (Pháp, Mỹ, Canada, Úc, Thái Lan). Được một chuyên gia tầm cỡ như thế trình bày những câu chuyện về đất nước, ông bà của của chính chúng ta qua lăng kính đặc biệt của một người ngoại cuộc giúp chúng ta có một cái nhìn toàn diện hơn, và không kém phần thú vị về một đề tài tuy cũ nhưng vẫn còn nhiều điều mới mẻ.
Tối Thứ Bảy 15-4-2023 nhiều đồng hương vùng Dallas tiểu bang Texas đã đến dự đêm nhạc Sài Gòn Mơ Ngày Hội Ngộ, diễn ra tại phòng sinh hoạt của thương xá Asia Square Times, thưởng thức những ca khúc thương nhớ Sài Gòn, Vượt Biển của nhạc sĩ Trần Chí Phúc đến từ Nam Cali...
Mấy tháng đầu năm 2023 này sao mà mưa bão liên miên... Làm như thiên nhiên muốn bù đắp cho tình trạng hạn hán kéo dài cả thập niên trước đây ở tiểu bang Cali. Dường như không hẳn thế mà xem ra còn ngược lại: Đợt biến động khí hậu này liên tiếp cũng đã và đang gây nên quá nhiều thiệt hại trên hầu hết các vùng của lãnh thổ Hoa Kỳ, đe dọa nặng nề đến môi trường sống của toàn thể dân cư nữa!
“Khi tôi muốn ca hát về tình yêu thì tình yêu lại biến thành đau khổ. Nhưng khi tôi chỉ muốn hát về đau khổ thì đau khổ lại hoá thành tình yêu”. – Franz Schubert.
Chiến tranh ở bất cứ nơi nào trên thế giới đều giống nhau, nó như những hạt giống gieo trên mặt đất, nhưng điều khác biệt là hạt giống nẩy mầm và nuôi sống loài người, còn bom đạn gieo xuống tàn phá và giết chết loài người, hay để lại những hố sâu trên mặt đất và những vết thương không bao giờ lành trong tâm hồn mỗi con người. Nhưng vết thương không lành là những vết thương đau nhất và cũng "đẹp nhất." -- Trần Mộng Tú.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.