Nguyễn Thị Khánh Minh , Nguyễn-Hòa-Trước, Trịnh Y Thư

1/20/202300:00:00(View: 2754)

 

Minh-họa-Đinh-Trường-Chinh
Minh họa Đinh Trường Chinh.

 

 

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH

 

Muôn dặm xuân xanh

  

Thưa người nước mắt bình minh

Cái trong veo để phục sinh lại đời

Thưa người những bước rong chơi

Đưa nhau ngàn dặm nụ cười tung tăng

 

Sóng cao vực thẳm thưa rằng

Chân con kiến bé cứ lằng lặng đi

Mùa nào hút cánh thiên di

Qua sông núi biếc. Sợ gì nắng mưa

 

Mộng nghe anh vũ gọi mùa

Táo lên chín đỏ về thưa thốt rừng

Tháng năm ai trẩy hội mừng

Theo chân nhau bước cỏ từng ngọn xanh

 

Thưa người nước mắt long lanh

Là ánh trăng. Là đêm thanh. Nguyệt rằm

Nhẹ lòng. Ru hết tháng năm

Vì nhau. Muôn dặm xuân xanh. Thưa rằng...

 

*

 

Đồng dao ta

 

 

Đồng dao ta, tập tầm vông

Ỡm ờ có có không không. Hẹn hò

Xòe hai tay… một tẽn tò

Đồng dao ta, tập tầm vó

Tìm chi không không có có. Đùa chơi

Xòe hai tay… một ngậm ngùi

 

Mỏi cổ ngẩng theo tầm với

Trời trên cao mây cứ nổi trêu ngươi

Xin cùng con gió, dài hơi…

Ú tim đất trời hú gọi

Bóng nhân gian chắn một cõi u sầu

Mây xa vực thẳm ngang đầu… 

 

Hóa ra mình đã lạc nhau

Bao năm tìm bóng mà đâu với hình

Cho ta giờ lại có mình…

Ngồi xuống với nhau tình tự

Cõi buồn xưa nhập cõi chữ âm thầm

Tạ nhau, hai cõi tình thâm

 

Nông nỗi lệ dài lệ ngắn

Xóa làm sao cái bóng đậm đêm thâu

Để dài bước tới mai sau

Năm mười… ta trốn đi đâu

Mở con mắt hát ví dầu ầu ơ

Buông đi mà mộng bất ngờ

 

Chiêm bao Nhân Gian Kỳ Ngộ

Dải lụa xanh bay duyên nợ bềnh bông

Bước ra với ngọn cỏ hồng

Thôi nhân gian, thôi có không. Thôi, hòa…

Tầm vông, chờ bông nở hoa

Dài hơi tiếng gọi nhau. Và gió bay

 

– Nguyễn Thị Khánh Minh

 

*

 

NGUYỄN-HÒA-TRƯỚC

 

xuân theo chim đêm về trên đồi

 

hương xa phân phất vò viên mảnh

khảnh bụi giao thừa lư cọ bóng

thở bảy nhịp ra thăm cõi ngoài

chim đồi hô tụng xuân đang ngai

 

chỉnh trang sửa mũ đê đầu đón

cánh trắng len vào bây bẩy đêm

bay ngang nửa chạm gờ tim ấm

biết bám vào đâu tơ chẳng chìm?

 

ngất ngây đất sỏi khoanh vồng cỏ

đai áo phùn rươi hồng gót thỏ

thẻ nhúm thông tua vẩy vuốt lời

tụng phù phép cặm đầy ngách gió

 

suốt vật vờ lau khung dệt bụi

bặm lim dim mắt lỗi khe nào?

ngây thơ suốt kén râm ran hỏi

ân nợ chi luồng biên sợi nhau!

 

bột kem ken ẩm chín mương tay

đắp ngực chăn cừu nhốt vũ mây

sướt sượt chỉ bào se gãi dột

ngôi nghiêng tóc chải rợn trần ai

           

nương dốc ê hề luống đánh sẵn

thông thiêng mù vẩy tháp bình minh

chon von vọng gác cây rừng nhắn

chớ máy động môi trầm giọng kinh

 

chống gậy lần leo thời vĩnh thọ

hân hoan xa giá gửi theo hầu

chèo hao hức khoắng nheo nhằn sóng

khói độn cong hồ buồm tốc nâu

 

sơn ca hẹn mở màn nghi lễ

đuôi đóm mày liềm ló hạc nai

đào bích câu vườn mưng mứt nhựa

chiết sương cất rượu rịn nhầy khay

 

thả sao dầy là vụ sẽ mỏng

cởi nhạc thiều thì khí sẽ yên

đủ mộng du rồi gà gáy rạng

tết vần treo tranh cổ thi thiên

 

nặn vú gái soan rìn rịn phấn

mặt hoa chổi múa tinh tươm ngấn

gân tanh tách lục diệp khuyên tròn

trà ấm sôi tăm hồn kiện tráng

 

– Nguyễn-hòa-Trước

(2023)

 

*

 

TRỊNH Y THƯ

 

10 bài Hokku Xuân

 

1.

Tầm xuân một nụ hé

     Sướt mướt đêm hôm vũ mộng

          Long lanh hạt nước tròn.

 

2.

Vú xuân mây mẩy

     Đóa hương phong nhị hớ hênh

          Ngẩn ngơ hồn bóng quế.

 

3.

Giấc mơ xuân u hiển

     Trời xanh và đá vàng

          Góc buồn lệ nhỏ tan.

 

4.

Bốn bề xuân khóa mộng

     Không thấy nàng bên trong

          Một mình ta u cư.

 

5.

Xuân tiêu nhất khắc

     Một cơn gió thoảng qua

          Ngọn nến chừ muốn tắt.

 

6.

Mưa xuân vân vi hạt

     Tơ trời mong manh lắm

          Vân mòng làm sao rồi.

 

7.

Ngờ cõi này không thực

     Ta nương náu xuân miên

          Chỉ thấy hoang cổ mộ.

 

8.

Xuân tàn trên hoa tàn

     Nắm cỏ huyên còn nhớ

          Một đời người đã qua.

 

9.

Nhớ xuân trong cổ tích

     Bên kia giồng bờ bụi

          Bóng hình chẳng còn ai.

 

10.

Xuân khứ… Ừ, biết rồi

     Thôi thôi, đừng nói nữa

          Nói nữa cũng vậy thôi.

 

– Trịnh Y Thư

(2023)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Chúng ta đều biết rằng Belarus là một nhà nước toàn trị, tuy mức độ cai trị không khắc nghiệt như ở Nga nhưng vẫn là độc tài hơn hầu hết các nước ở Châu Âu. Tuy nhiên văn học Belarus lại là một lĩnh vực không liên hệ bao nhiêu tới những cam kết chính trị của nhà nước Belarus trong nỗ lực hỗ trợ cuộc chiến của Putin tại Ukraine. Những bài thơ được dịch từ tiếng Belarus sang tiếng Anh đang phổ biến trên nhiều mạng trong học giới Hoa Kỳ cho thấy một khuôn mặt văn học Belarus rất mực thơ mộng của một dân tộc đang tìm tới chân, thiện, mỹ. Belarus có khoảng 9 triệu dân, thủ đô là Minsk, từng là một phần của Liên Xô cho tới năm 1991 tới tách ra, được cai trị bởi Tổng Thống Alexander Lukashenko từ năm 1994 (quá lâu, tới 28 năm nắm quyền tối cao). Biên giới Belarus vây quanh bởi Nga, Ukraine, Ba Lan, Lithuania và Latvia. Hơn 40% trong 207,600 cây số vuông (80,200 dặm vuông) là rừng. Belarus bị Thế Chiến 2 tàn phá, mất 1/3 dân số và hơn ½ tài nguyên kinh tế.
Di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Cung Tiến không nằm ở số lượng, mà đầy ở phẩm chất. Ngoài những ca khúc, tấu khúc thuần tuý giá trị về âm nhạc, ông còn để lại những bài viết, tiểu luận dưới nhiều đề tài văn học, kinh tế, và truyện dịch. Chúng ta đã đọc, đã nghe khá nhiều về tài hoa và khả năng sáng tác của Cung Tiến từ tuổi 15 cho đến những năm tháng sau cùng. Trong những quà tặng ông để lại tôi đặc biệt yêu thích nghệ thuật phổ thơ thành nhạc của ông, chẳng những cho chúng ta thưởng thức giai điệu bán cổ điển tây phương, ngủ âm đông phương, mà còn mang thơ Thanh Tâm Tuyền, một trong vài thi sĩ hàng đầu trong thời đại của ông đến giới thưởng ngoạn nhạc nghệ thuật và lưu trữ vào kho tàng âm nhạc Việt. Thơ Thanh Tâm Tuyền không dễ phổ thành nhạc.
Như những tiếng cầu xin cứu vớt linh hồn chúng tôi / ngoài khơi bí mật đến tự một con tàu biển; / qua những mảnh danh từ dệt nên hồn mầu nhiệm / em vẫn chỉ là tóc mây cổ nõn và môi./ Sau áo len danh từ là thế giới xa vời, / là đêm không trăng sao là trùng dương thăm thẳm; / qua những chuỗi ngọc cười, em vui nước mất đẫm / vai anh, em buồn. Đêm hồn anh dài không nguôi.
Một cõi mênh mông các cảnh giới. Cũng là một chiếc kén bé nhỏ gói bí ẩn về giấc mơ một ngày kia sẽ tung ra muôn trùng tơ quấn quít hiện thực. Một khung cửa khép với chờ đợi, với cô lẻ số phận. Một bầu trời cao rộng với những đường bay mạnh mẽ hoan lạc của cánh chim tự do. Một mặt biển bị xao động bởi những con sóng ngầm làm ngạc nhiên thinh lặng của vực sâu. Là cánh cửa được mở tung bởi ngôn ngữ như những tiếng gõ dồn dập. Là bức tường bức phá bởi sức mạnh của ý tưởng. Là con đường hiểm hóc hay mượt cỏ, những bước chân vẫn đi tới đi tới. Ở đó bạn nghe được khát vọng tìm hạnh phúc chân thực như trở về cội nguồn tâm sâu thẳm. Ở đó bạn sẽ thấy cảm xúc mình bung ra như sắc mầu của chiếc kính vạn hoa. Ở đó, những con chữ như nam châm hút cảm xúc người đọc. Ở đó, từ trường say đắm thơ mộng của Đinh Thị Như Thúy, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thùy Song Thanh, Vũ Quỳnh Hương.
Gerald McCarthy vào Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ năm 17 tuổi, phục vụ tại Việt Nam trong hai năm 1966-1967, trong Tiểu Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu Hoa Kỳ (1st Combat Engineer Battalion) tại Chu Lai và rồi tại Đà Nẵng. Sau một nhiệm kỳ trong quân ngũ, McCarthy đào ngũ, bị bắt vào một nhà tù dân sự rồi chuyển vào quân lao. Những bài thơ đầu tiên của ông gom lại ấn hành trong thi tập War Story, ghi lại các suy nghĩ với kinh nghiệm tại Việt Nam. Sau đó, ông tham gia các hoạt động phản chiến và in nhiều thi tập khác. Nhà thơ D.F. Brown sinh năm 1948 tại Springfield, Missouri. Ông phục vụ trong Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 tới 1977, trong đó từng giữ nhiệm vụ lính cứu thương trong tiểu đoàn Bravo, 1/14th Infantry tại chiến trường Việt Nam các năm 1969–70. Năm 1984, Brown in tập thơ đầu tay, nhan đề Returning Fire, trong đó, bài thơ ngắn nhất có nhan đề ghi bằng tiếng Pháp “L’Eclatante Victoire de Khe Sanh” (Chiến Thắng Huy Hoàng tại Khe Sanh).
Nhã Ca với tập thơ đầu tay Nhã Ca Mới, đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc về thơ năm 1965. Giải Khăn Sô Cho Huế (1969) đoạt Giải Văn Chương Toàn Quốc về văn năm 1970, và Tuệ Mai đã đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc về thơ năm 1966 với thi phẩm Không Bờ Bến. Thơ. Họ là cột mốc đánh dấu cho sự chuyển mình khai phá bứt ra khỏi phong cách thi ca tiền chiến. Thi ngữ, thi ảnh nơi họ khơi gợi ở người đọc cảm xúc mới mẻ, thi pháp tuy còn giữ nhiều về thể luật của các loại thơ vần điệu, nhưng được chở dưới nhạc điệu cấu tứ mới – kể cả lục bát – nên cũng có thể nói họ đã cách tân những thể loại thơ này vào thời đó, đặc biệt, ở thể loại tự do, với Nhã Ca, một luồng gió mạnh thổi bật gốc rễ của trói buộc ngôn từ, định kiến.
Tôi đã đọc thơ Nguyễn Quốc Thái từ hơn một thập niên. Và nhiều người đã đọc thơ anh hơn một nửa thế kỷ. Hình như, tôi chưa thấy dòng thơ nào vui của anh. Và ngay cả những dòng thơ có thể được suy đoán là vui, cũng vẫn có một nỗi buồn thần bí trong đó – nơi đây, đành nói là thần bí, vì không giải thích minh bạch được. Cũng có thể vì tôi thấy nét mặt anh lúc nào cũng buồn. Đó là những lần tôi được gặp anh, khi anh có dịp thăm Quận Cam. Cũng có thể vì Nguyễn Quốc Thái là một nhà thơ ra đời trước tôi khoảng một thập niên, thuộc một thế hệ có nhiều chia ly hơn là gặp gỡ, nhiều tan vỡ hơn là hàn gắn. Cũng có thể vì một vài câu thơ của Nguyễn Quốc Thái, tôi đã đọc qua, và chợt nhớ một vài ý trong đó. Như bài thơ có nhan đề Todo Passa. Anh làm bài thơ này từ Sài Gòn, vào tháng 12 năm 2017. Trích năm dòng đầu như sau. / Một mình tôi với những câu thơ đau đớn mới/ Lời vỗ về an ủi như tiếng gió lùa qua bến bờ lau sậy / Tôi ngã xuống như một hẹn ước dở dang ...
thở lên cầu lộng chân mây/ loa xa nhánh nữa cởi vai sông triền / từng say đắm rượu bách niên / cây nhân gian sẽ nhện phiền muộn giăng / bím thư sinh bới lọn mầm / lưới yêu mị chải lệch tâm lược ngà / nhá nhem đóm lội tịch tà / cái hôn ám cũ tách ra giữa vời
Một nhà phê bình văn học ngoại quốc đã nói đại ý: Nếu các nhà thơ hiện đại không có độc giả, họ có thể tạo ra độc giả. Đây thuộc vào phần lớn thi tài của nhà thơ. Để có được một bài thơ ra thơ, nghĩa là, được sinh ra từ cảm xúc thực, có sự mới lạ của chữ và nghĩa, và ít nhất là có nhạc thơ. Thơ hiện đại có khi nghiêng về lý sự mà coi nhẹ cảm xúc. Làm thế nào để một bài thơ triết lý, suy tư, gây được rung động Thơ nơi người đọc? Thơ Nguyên Yên có một gợi mở như thế. Thơ của cô trầm tĩnh, đầy những suy tư triết lý, và táo bạo một cách sáng suốt để không phá đi thẩm mỹ từ của thi ngữ. Cô tôn trọng thi ngữ, cô triết lý bằng cảm xúc thơ (là khi trái tim phỉnh cái đầu… ), và vì vậy dòng thơ hiện đại của cô bật lên được nhạc chữ rất riêng của thơ tự do, đọc lên, có được cảm xúc đọc một bài thơ, cảm được cái mới lạ của chữ, nghĩa, hình ảnh. Suy tư mà vẫn ánh lên nét thơ mộng, lãng mạn, đặc biệt là những bất ngờ ở cuối bài thơ. Đó là những yếu tố mà thơ Nguyên Yên đã chinh phục được người đọ
Em đi để lại mây ngàn quyện vào chuông mõ, phím đàn nửa đêm Thương anh không ngủ giấc thiền nụ cười em gửi ngoài hiên cúng dường Em đi phả lại mùi hương ướp làn gió sớm, thơm đường mây trưa Thương anh trăm nắng ngàn mưa lái đò cổ độ giúp đưa qua bờ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.