Nguyễn Thị Khánh Minh , Nguyễn-Hòa-Trước, Trịnh Y Thư

1/20/202300:00:00(View: 2752)

 

Minh-họa-Đinh-Trường-Chinh
Minh họa Đinh Trường Chinh.

 

 

NGUYỄN THỊ KHÁNH MINH

 

Muôn dặm xuân xanh

  

Thưa người nước mắt bình minh

Cái trong veo để phục sinh lại đời

Thưa người những bước rong chơi

Đưa nhau ngàn dặm nụ cười tung tăng

 

Sóng cao vực thẳm thưa rằng

Chân con kiến bé cứ lằng lặng đi

Mùa nào hút cánh thiên di

Qua sông núi biếc. Sợ gì nắng mưa

 

Mộng nghe anh vũ gọi mùa

Táo lên chín đỏ về thưa thốt rừng

Tháng năm ai trẩy hội mừng

Theo chân nhau bước cỏ từng ngọn xanh

 

Thưa người nước mắt long lanh

Là ánh trăng. Là đêm thanh. Nguyệt rằm

Nhẹ lòng. Ru hết tháng năm

Vì nhau. Muôn dặm xuân xanh. Thưa rằng...

 

*

 

Đồng dao ta

 

 

Đồng dao ta, tập tầm vông

Ỡm ờ có có không không. Hẹn hò

Xòe hai tay… một tẽn tò

Đồng dao ta, tập tầm vó

Tìm chi không không có có. Đùa chơi

Xòe hai tay… một ngậm ngùi

 

Mỏi cổ ngẩng theo tầm với

Trời trên cao mây cứ nổi trêu ngươi

Xin cùng con gió, dài hơi…

Ú tim đất trời hú gọi

Bóng nhân gian chắn một cõi u sầu

Mây xa vực thẳm ngang đầu… 

 

Hóa ra mình đã lạc nhau

Bao năm tìm bóng mà đâu với hình

Cho ta giờ lại có mình…

Ngồi xuống với nhau tình tự

Cõi buồn xưa nhập cõi chữ âm thầm

Tạ nhau, hai cõi tình thâm

 

Nông nỗi lệ dài lệ ngắn

Xóa làm sao cái bóng đậm đêm thâu

Để dài bước tới mai sau

Năm mười… ta trốn đi đâu

Mở con mắt hát ví dầu ầu ơ

Buông đi mà mộng bất ngờ

 

Chiêm bao Nhân Gian Kỳ Ngộ

Dải lụa xanh bay duyên nợ bềnh bông

Bước ra với ngọn cỏ hồng

Thôi nhân gian, thôi có không. Thôi, hòa…

Tầm vông, chờ bông nở hoa

Dài hơi tiếng gọi nhau. Và gió bay

 

– Nguyễn Thị Khánh Minh

 

*

 

NGUYỄN-HÒA-TRƯỚC

 

xuân theo chim đêm về trên đồi

 

hương xa phân phất vò viên mảnh

khảnh bụi giao thừa lư cọ bóng

thở bảy nhịp ra thăm cõi ngoài

chim đồi hô tụng xuân đang ngai

 

chỉnh trang sửa mũ đê đầu đón

cánh trắng len vào bây bẩy đêm

bay ngang nửa chạm gờ tim ấm

biết bám vào đâu tơ chẳng chìm?

 

ngất ngây đất sỏi khoanh vồng cỏ

đai áo phùn rươi hồng gót thỏ

thẻ nhúm thông tua vẩy vuốt lời

tụng phù phép cặm đầy ngách gió

 

suốt vật vờ lau khung dệt bụi

bặm lim dim mắt lỗi khe nào?

ngây thơ suốt kén râm ran hỏi

ân nợ chi luồng biên sợi nhau!

 

bột kem ken ẩm chín mương tay

đắp ngực chăn cừu nhốt vũ mây

sướt sượt chỉ bào se gãi dột

ngôi nghiêng tóc chải rợn trần ai

           

nương dốc ê hề luống đánh sẵn

thông thiêng mù vẩy tháp bình minh

chon von vọng gác cây rừng nhắn

chớ máy động môi trầm giọng kinh

 

chống gậy lần leo thời vĩnh thọ

hân hoan xa giá gửi theo hầu

chèo hao hức khoắng nheo nhằn sóng

khói độn cong hồ buồm tốc nâu

 

sơn ca hẹn mở màn nghi lễ

đuôi đóm mày liềm ló hạc nai

đào bích câu vườn mưng mứt nhựa

chiết sương cất rượu rịn nhầy khay

 

thả sao dầy là vụ sẽ mỏng

cởi nhạc thiều thì khí sẽ yên

đủ mộng du rồi gà gáy rạng

tết vần treo tranh cổ thi thiên

 

nặn vú gái soan rìn rịn phấn

mặt hoa chổi múa tinh tươm ngấn

gân tanh tách lục diệp khuyên tròn

trà ấm sôi tăm hồn kiện tráng

 

– Nguyễn-hòa-Trước

(2023)

 

*

 

TRỊNH Y THƯ

 

10 bài Hokku Xuân

 

1.

Tầm xuân một nụ hé

     Sướt mướt đêm hôm vũ mộng

          Long lanh hạt nước tròn.

 

2.

Vú xuân mây mẩy

     Đóa hương phong nhị hớ hênh

          Ngẩn ngơ hồn bóng quế.

 

3.

Giấc mơ xuân u hiển

     Trời xanh và đá vàng

          Góc buồn lệ nhỏ tan.

 

4.

Bốn bề xuân khóa mộng

     Không thấy nàng bên trong

          Một mình ta u cư.

 

5.

Xuân tiêu nhất khắc

     Một cơn gió thoảng qua

          Ngọn nến chừ muốn tắt.

 

6.

Mưa xuân vân vi hạt

     Tơ trời mong manh lắm

          Vân mòng làm sao rồi.

 

7.

Ngờ cõi này không thực

     Ta nương náu xuân miên

          Chỉ thấy hoang cổ mộ.

 

8.

Xuân tàn trên hoa tàn

     Nắm cỏ huyên còn nhớ

          Một đời người đã qua.

 

9.

Nhớ xuân trong cổ tích

     Bên kia giồng bờ bụi

          Bóng hình chẳng còn ai.

 

10.

Xuân khứ… Ừ, biết rồi

     Thôi thôi, đừng nói nữa

          Nói nữa cũng vậy thôi.

 

– Trịnh Y Thư

(2023)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhà phê bình văn học Trung Quốc đời nhà Thanh, Viên Mai, có nói, “Làm người không nên có cái tôi, nhưng làm thơ thì không thể không có cái tôi”. Thi hào Tagore cho rằng, “Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ảnh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong”. Cả hai nhận định này đều đề cao cái Tôi-làm-Thơ, và cách biểu hiện những thuộc tính về Tôi ấy như thế nào trên ngôn từ thơ. Có hai yếu tố không ai phủ nhận được là cảm xúc và sáng tạo, chính hai yếu tố này định hình phong cách của nhà thơ. Cảm xúc thực được chuyển tải qua thi ngữ, thi ảnh mới mẻ, cá biệt, thì thơ càng có sắc thái nổi bật để lại dấu ấn riêng trong lòng người đọc, dường như không quá để nói rằng điều này định đoạt sinh mệnh một bài thơ. Thơ chỉ thực sự sống khi nó phản ảnh được bản ngã độc đáo của nhà thơ.
Tháng 7. Mùa hè đang gửi đến đây một sứ giả vô cùng dễ thương. Phượng tím. Đi đâu chợt cũng bị màu tím thơ mộng ấy níu mắt nhìn, làm dịu đi cái nóng chói chan. Bạn đang ở đâu, buổi sáng rực nắng đi chơi hay chiều mệt nhoài sau giờ làm việc, hay tối, hay khuya, hàn huyên bạn thiết, hoặc giả nói chuyện một mình, tất cả những tâm trạng thời gian đó, bạn sẽ tìm thấy được trong Căn phòng chứa đựng mọi khoảnh khắc, nơi các nhà thơ Hoàng Trúc Ly, Duy Thanh, Nguyễn Thùy Song Thanh, Tomas Transtromer, Âu Thị Phục An, Chiêu Anh Nguyễn, Nguyễn thị Khánh Minh, Trương Đình Phượng, Inrasara, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Xuân Thiệp, đọc cho bạn nghe những vần thơ mang âm hưởng chói chan của mặt trời mùa hạ, hoang mạc gai xương rồng, mật ngọt của thiên nhiên…
Một mùa hè, khi chàng vẫn còn trẻ, chàng đứng bên cửa sổ và tự hỏi họ đã đi đâu, những người đàn bà ngồi bên biển, ngắm nhìn, chờ đợi một điều gì đó không bao giờ đến, gió nhẹ phả vào da họ, gửi những lọn tóc xoã ngang môi họ. Họ đã ngã xuống từ mùa nào, họ đã lạc lối từ ý niệm nào của nét yêu kiều? Đã lâu rồi kể từ khi chàng nhìn thấy họ trong vẻ lộng lẫy đơn độc, trĩu nặng trong nỗi biếng lười, dệt nên câu chuyện buồn về niềm hy vọng bị bỏ rơi. Đấy là mùa hè chàng lang thang trong màn đêm kỳ vĩ, trong biển tối, như thể lần đầu tiên, để tự toả ra ánh sáng của chính mình, nhưng những gì chàng toả ra là bóng tối, những gì chàng tìm thấy là đêm.
… Đã bao năm rồi, biết bao nhiêu nước chảy qua cầu, có quá nhiều điều để không thể nào quên. Ngay trong tù đày, những hình ảnh hồi tưởng chưa bao giờ là cuộc duyệt binh vĩ đại đầy màu sắc và ồn ào của ngày Quân Lực; mà luôn luôn là những bước chân diễn hành thầm lặng của một tiểu đội lính vô danh ở ngày giờ cuối cùng của một thành phố trước khi mất tên Sài Gòn. Người chuẩn úy ấy bây giờ ở đâu, trong một trại cải tạo nào, còn sống hay đã chết, số phận những người lính can đảm kỷ luật tới giờ phút chót ấy bây giờ ra sao, cũng không ai được biết. Liệu có thêm được một dòng chữ nào giữa những trang quân sử viết dở dang để nói về cuộc diễn binh kỳ lạ cấp tiểu đội mang biểu tượng hào hùng của quân lực ở ngày giờ cuối cùng trước khi cả toàn quân tan hàng rã ngũ... (Ngô Thế Vinh, trong tập truyện Mặt Trận Sài Gòn.)
LTS: “19 Hè 72” là một bài trường ca của nhà thơ Ngu Yên viết về chiến tranh Việt Nam với những hình ảnh thống khổ và chết chóc đau thương do chiến tranh gây nên. Và để tri ân người lính Việt Nam Cộng Hòa. Khác với những trường ca thường thấy trước đây, nhà thơ đã kết hợp một cách sáng tạo giữa thi ca với tài liệu từ những trang bút ký, hình ảnh chiến tranh, ca khúc, thậm chí quân sử, để thơ không chỉ là những câu chữ thuần túy nữa, mà là một bức tranh linh động và xúc động khiến người đọc không khỏi bồi hồi khi đọc, dù những điều được nhắc đến trong bài thơ xảy ra cách nay đã trên nửa thế kỷ. Việt Báo trân trọng giời thiệu.
Dấu thời gian để lại trên con đường nó đi qua là tàn phai, là những đổi thay tác động vào tâm thái vui buồn của ta, tạo nên hoài niệm, và ước mơ. Vậy cái lúc đang thở, bạn có biết thời gian đang có mặt không, và có nhìn kỹ người bạn đồng hành ấy không. Phải chăng lúc dừng lại đó là ta đang thức cùng hiện tại? Trong Kinh Người Biết Sống Một Mình, Đức Phật dạy: Đừng tìm về quá khứ/ Đừng tưởng tới tương lai/ Quá khứ đã không còn/ Tương lai thì chưa tới/ Hãy quán chiếu sự sống/ Trong giờ phút hiện tại/ Kẻ thức giả an trú/ Vững chãi và thảnh thơi.
Gió gỡ bóng tối rừng thông./ Sáng trăng lang bạt theo dòng lân tinh./ Suốt ngày đuổi bắt ái tình./ Sương mù nhảy múa bóng hình yêu đương./ Hải âu lạc cánh tây phương./ Cao, cao, ngọn nến dễ thường ngôi sao.
Đó là câu kết một bài thơ của nhà thơ Iya Kiva, là một trong nhiều nhà thơ trẻ Ukraine hiện nay. Bà đã dùng câu thơ “Tháng hai. Lấy mực ra và khóc” của thi hào Nga Boris Pasternak (February. Get ink and weep!) để làm tựa đề cho ba bài thơ của bà. Cùng với các nhà thơ Ukraine khác như, Taras Shevchenko, Pavlo Vyshebaba, Oksana Zabuzhko, chúng ta thấm thía hơn thân phận dân tộc Ukraine, máu và nước mắt họ làm cháy bỏng trái tim thế giới.
Từ những ý nghĩa của bút hiệu Nhã Ca, tôi có thể viết ra một đoạn bói số mệnh nhà thơ:“Nhã Ca: tuy là một loài cỏ dại, nhưng có tiếng thơ thanh thoát tao nhã bên ngoài, bên trong chứa đầy nghịch ngợm, khác thường. Trải qua cuộc sống thăng trầm, tiếng thơ trở thành tiếng ho, tiếng nôn mửa, rồi tiếng thơ đó, về chiều, lắng đọng thành âm điệu cà sa.” Tác phẩm “Nhã Ca, Thơ” toàn tập cho phép tôi có cái nhìn tổng thể và cũng trả lời được nỗi niềm thắc mắc của cậu học trò mới lớn, khi đọc bài thơ “Vết Thẹo.”Từ tuổi thiếu niên vươn lên tuổi thanh niên, ngoài trừ thân xác nẩy nở, trí tuệ cũng gia tăng tò mò và tưởng tượng. Hầu hết, tò mò tưởng tượng lúc đó, hướng về phụ nữ, đối với tôi là một nhân vật thần bí. Khi vô tình đọc được bài thơ “Vết Thẹo”, tôi vô cùng sửng sốt. Tôi sống tự do trong thân thể mình / Nghe vết thẹo lớn dần và mọc rễ.” Đọc lên, nghe vừa lạ lùng, vừa khiêu khích, vừa bí mật.
Chúng giết người vào buổi sớm mai/ Sáng Mồng Hai, ngày Tết / Chúng giết người không ghê tay,/ không giấu mặt./Những hàng xóm, phố xưa quen biết lâu dài, /chung tộc họ, tính danh, gia cảnh / Chúng giết người bởi quyết tâm định sẵn / "Đường vinh quang xây xác quân thù /Lềnh loang màu cờ thẫm máu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.