Hôm nay,  

Kdao Và Thế Giới Thơ Nhạc Chủ Đề “lặng Lẽ Nơi Nầy”

03/08/200000:00:00(Xem: 6802)
Cách đây hơn hai năm, nhóm Kdao được dịp ra mắt khán thính giả quận Cam trong chương trình đầu tay “Kdao 1 - Những Dạ Khúc”, trình diễn tại khách sạn “The Westin” ở Costa Mesa. Sau đó, nhóm thân hữu Kdao lại tái ra mắt khán thính giả vào đầu năm 2000 qua chương trình “Chiều Tha Hương”, cũng tại “The Westin”. Rồi thành như một truyền thống, nhóm Kdao sẽ tái ngộ cùng khán thính giả vào chiều Chủ Nhật ngày 27 tháng 8 năm 2000 trong một chương trình thơ, nhạc, hòa tấu qua chủ đề “Lặng Lẽ Nơi Nầy.”

Nói về nhóm Kdao với chương trình Chiều Tha Hương vừa qua, đài Little Saigon trong phần phóng sự đã thuật lại: “Cả thính phòng trình diễn là cả một tâm thức trở về trong mênh mang như những lời mời gọi của nhóm Kdao, một buổi chiều cho ta cất tiếng hát, không hề biết đến đắn đo, cho ta những âm thanh, không một lời gian dối, cho ta những bình yên, không một tiếng giã từ...”

Chương trình trình diễn của Kdao mang lại cho người nghe, người ngắm, những cảm xúc đặc dị, thuần túy nghệ thuật, trong một khung cảnh đầy mầu sắc, những tiếng hát, tiếng đàn, đầy những âm thanh trong sáng của lòng người.

Một khi bước vào không khí của Kdao, ta không hề dừng lại, ta liên tục chìm đắm trong tiếng thơ tiếng nhạc, từ tiếng sáo, tiếng đàn tranh hay những những thi khúc khởi đầu, xen kẽ là những nhạc khúc bất hủ, qua những ngón đàn điêu luyện, ta sẽ qua hết như một hành trình trờ lại bao kỷ niệm của những không gian và thời gian, của những chuỗi đời làm người, của một quê hương không bao giờ mất.

Trong thế giới của Kdao, ta không nghe những lời giới thiệu dài dòng về tên tuổi của cá nhân, vì trong thế giới đó, tất cả những đóng góp vào chương trình được quyện vào thành một, từ người thực hiện, tổ chức, từ kẻ dàn dựng ánh sáng, âm thanh, cho đến các tiếng hát, lời thơ, những chuyển khúc, và kể cả các khán thính giả, tất cả như chìm đắm vào một thế giới nghệ thuật. Nhà thơ Thái Tú Hạp viết về Kdao: “Nét đặc thù của các buổi trình diễn văn nghệ chủ đề của nhóm Kdao là hình thức trình diễn có bố cục chặt chẽ, sự phối hợp giữa âm thanh và ánh sáng, sự nối kết giữa thơ nhạc, từ những lời bạt dẫn qua các tấu khúc, ca khúc để đưa khán thính giả vào một thế giới huyền diệu, mới mẻ, thật khác với các chương trình đại nhạc hội hay nhạc thính phòng mà ta thường thấy.”

Nói đến thể cách trình diễn của Kdao, ta liên tưởng tới những buổi tối nằm nghe chương trình nhạc chủ đề từ radio của Nguyễn Đình Toàn dạo nào ở quê nhà. Ở đây, Kdao đã tiến thêm một bước, là cho thính giả hội nhập luôn vào màn trình diễn sống động, liên tục hơn hai tiếng đồng hồ. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã nhận xét: “Những buổi trình diễn của Kdao là những chiều vực dậy bao ý tưởng...”, và nhà thơ Du Tử Lê đã xác nhận “Những buổi văn nghệ do nhóm Kdao tổ chức là những chương trình văn nghệ cực kỳ có giá trị...”

Trong một dịp hàn huyên với các nghệ sĩ, Ngã Hạnh, đại diện cho nhóm Kdao và là người đứng thực hiện các chương trình Kdao, đã nhiều lần nhắc nhở đến tham vọng của ông là gây lại được một không khí thực sự văn nghệ, “những văn nghệ không hổ thẹn, những tác phẩm nghệ thuật phản ảnh những tấm lòng đầy ứ những âm sắc mầu nhiệm, như những nét đẹp cần phải được diễn tả và chiêm ngưỡng. Không có gì buồn hơn những tấm lòng bị quên lãng trong bóng tối hay bị chai mờ đi vì những vẫn đục thực tế của cuộc sống.” Và cũng vì đó, Ngã Hạnh đã bắt đầu dàn dựng lên thế giới của ông, thế giới Kdao. Bằng những lời thơ, lời gọi, Ngã Hạnh đã cho ta sống lại, từ những áng thơ đẹp tuyệt vời của Đinh Hùng, bi phẫn của Vũ Hoàng Chương, hùng tráng của Quang Dũng, đến những vầng thơ sâu sắc hiện tại của Du Tử Lê. Và cũng từ những dàn dựng đó, tiếng lòng của các nhạc sĩ, từ tiền chiến cho đến hiện đại, đã được nhóm Kdao chuyên chở thẳng đến người nhận qua một môi trường rất khác xa với không khí của những chương trình đại nhạc hội thông dụng. Chỉ có trong chương trình Kdao chúng ta mới khám phá thấy những sâu uẩn trong một “Cõi Tôi” của Du Tử Lê, nơi với làn ánh sáng che nửa mặt, tác giả đã có dịp trần tình nỗi lòng của mình. Cũng trong khung cảnh đó, ta mới nghe qua được những tâm thoại dạo đầu các bài hát qua giọng đọc bất hủ của Hoàng Bích Hạnh, nghe được tiếng ngâm tuyệt vời của Yên Ly. Thơ của Kdao được chuyên chở bằng tiếng sáo và đàn tranh lịm hồn người của Nghệ Sĩ Ngọc Nôi và Bích Thuận. Nói đến hai nghệ sĩ Ngọc Nôi và Bích Thuận, là nói đến hai hình ảnh tiêu biểu nhất nghệ thuật dân gian Việt Nam. Những ngày làm việc vất vả với cuộc sống đã không cướp đi được tài năng và tính nết yêu nghệ thuật của hai nghệ sĩ nầy. Có được ngồi yên trong những khoảng tối chen lẫn những ánh sáng vừa đủ của Kdao, chúng ta mới thưởng thức hết được tài nghệ của hai nghệ sĩ nầy. Tiếng sáo, tiếng đàn tranh, như những nhịp gõ thẳng tâm hồn của khán thính giả, đưa đến một trực nhận rõ ràng về vị trí của thân phận của một con người Việt Nam, sinh ra và lớn lên, an vui hay bất hạnh, tất cả quyện trọn trong âm thanh của quê hương, quen thuộc như một ngày hôm qua của cuộc đời. Nghe được tiếng sáo của Ngọc Nôi, tiếng đàn tranh của Bích Thuận trong không khí của Kdao là một diễm phúc hiếm thấy, một thoảng chốc cảm xúc, một thứ nếm trực tính đi thẳng vào nghệ thuật của thi ca.

Khác với những âm động và ánh sáng thừa thãi của các chương trình đại nhạc hội có tính cách thương mại, những âm điệu và ánh sáng trong thế giới của Ngã Hạnh và Kdao là những âm điệu và ánh sáng của sự lãng mạn đến tuyệt đối, một thứ lãng mạn tuy không son phấn, nhưng cũng không thiếu những nét chấm phá đầy những chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng.

Trong thế giới của Ngã Hạnh và Kdao, nếu có nhạc thì phải có thơ, và ngược lại. Bởi vậy cho nên các buổi trình diễn của Kdao luôn luôn được giới thiệu dưới tiêu đề “Thế Giới Thơ Nhạc”. Ngã Hạnh coi trọng thơ ngang với nhạc, coi trọng tiếng hát ngang với các tay đàn, tay sáo. Ở Kdao, ta không thấy có những thiên vị nghệ thuật. Từ phần mở đầu cho đến kết thúc, ta thấy các tiết mục luôn luôn thay đổi, từ nhạc đến thơ, từ thơ đến độc tấu hay hơp tấu. Phần mở đầu trong hầu hết các chương trình trình diễn của Kdao luôn luôn có tính cách sáng tạo để lôi cuốn khán thính giả vào ngay trong cái thế giới đặc biệt đó. Do đó, khi đến với Kdao, khán thính giả sẽ chuẩn bị cho những ngạc nhiên thích thú, từ ngay màn đầu của chương trình.

Được biết Ngã Hạnh sẽ cùng nhóm Kdao thực hiện một chương trình trình diễn vào chiều Chủ Nhật 27 Tháng 08 Năm 2000. Chương trình mang chủ đề “Lặng Lẽ Nơi Nầy”, tựa của một bài nhạc của Trịnh Công Sơn. Thật ra, bài hát nầy đã được trình diễn rất nhiều lần, nhưng sở dĩ bài nầy được trân trọng mang lên làm chủ đề là vì phải đến với Lê Hồng Quang, đến với Nguyễn Vương Hương, Nguyễn Luân Vũ, Nguyễn Đức Đạt, với Chuan Neng Lee, ta mới nghe thấy được bài nhạc khúc bất tử nầy của Trịnh Công Sơn đã được đưa lên một tầm vóc khác, cùng với phần hòa âm của ban nhạc “The Friends Quintet”. Hơn nữa, bài nhạc chủ đề nầy sẽ được soạn để trình diễn chung với phần ngâm diễn với thơ của Ngã Hạnh. Đến với Kdao, ta sẽ nghe một số các cầm thủ trẻ trong các bài hòa tấu vượt thời gian. Ta sẽ nghe Nguyễn Vương Hương và Thụy Khanh với những ngón đàn dương cầm đầy rung cảm và điêu luyện. Ta sẽ nghe Nguyễn Luân Vũ cùng với Đặng Trần Thiện với tiếng vĩ cầm ru hồn người. Và bên cạnh đó ta sẽ có dịp nghe tiếng tây ban cầm độc đáo của Nguyễn Đức Đạt, tiếng trung hồ cầm của Chuan Neng Lee.

Về phần ca khúc, sẽ có những giọng hát chiếm hữu lòng người một cách dễ dàng như Hoàng Trâm Oanh, Ngọc Diễm, Tuyết Mai, và đặc biệt là tiếng hát rất khác biệt trong một chương trình rất khác biệt của một nghệ sĩ thành danh, Lê Uyên. Ta sẽ nghe tiếng hát của Trần Thái Hòa, Nguyên Khang, những ca sĩ đang chinh phục lòng của người ái mộ.

Chương trình “Lặng Lẽ Nơi Nầy” hay Kdao3 được đặt dưới sự điều phối của Dương Đồng, Bùi X. Hiến, và qua sự cố vấn nghệ thuật của Đặng Trần Thức. Biên soạn chương trình, thơ và lời bạt do Ngã Hạnh thực hiện. Cũng trong chương trình nầy, khán giả sẽ được dịp nghe Đặng Tuyết Mai và họa sĩ Trịnh Cung trong một vài mẩu chuyện dưới tựa đề “thơ ngoài, nhạc trong”, đề cập đến tình hình âm nhạc trong nội địa, và thi ca ở hãi ngoại.

Được biết chương trình “Lặng Lẽ Nơi Nầy” sẽ bắt đầu vào lúc 2:30 chiều Chủ Nhật, 27 tháng 8, năm 2000 tại “The Westin Hotel”, Costa Mesa. Vé có bán tại các nhà sách Văn Nghệ, Tú Quỳnh, Bích Thu Vân, và H.Q. Thùy Dương. Giá vé là $29.00, có bao gồm luôn cả giải khát (từ 2:30pm - 3:00pm) trước giờ trình diễn. Một điểm đặc biệt khác của nhóm Kdao, là để khuyến khích tinh thần văn nghệ cho các anh chị em sinh viên hiện đang theo học tại các trường ĐH nam California, nhóm Kdao quyến định dành riêng một số vé giới hạn để tặng cho các anh chị em sinh viên. Vì số vé giới hạn, anh chị em sinh viên nào muốn nhận được vé mời, xin vào webpage của www.kicon.com hay www.vietcommerce.com để biết thêm chi tiết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 2024 chào đón hàng loạt phát hiện thú vị trong nhiều lĩnh vực khoa học, không chỉ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán mà còn trong các lĩnh vực sinh học và y tế. Sau đây là bảy thành tựu y tế nổi bật trong năm nay, phản ánh những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y học, đem lại hy vọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Còn vài tuần nữa, chúng ta sẽ kết thúc năm dương lịch, 2024. Một năm đủ dài để chúng ta không thể nhớ nổi những chuyện quan trọng đã xảy ra hoặc nhớ một cách lẫn lộn, mơ hồ. “Hôm qua chỉ là ký ức của hôm nay, và ngày mai là giấc mơ.” Nhà thơ Khalil Gibran đã nói. 2024 trờ thành lý ức và 2025 tiến hành giấc mơ. Không có quá khứ thì không có tương lai, vì vậy, hãy sử dụng trải nghiệm những vui buồn năm 2024 để tạo thực tế hơn một giấc mơ 2025 phong phú. Trong lãnh vực cộng đồng, đối với người Việt tại Mỹ, có lẽ cuộc tranh cử tổng thống vừa qua là chuyện ảnh hưởng nhiều nhất. Cựu tổng thống Trump đắc cử, kéo theo bao nhiêu hân hoan, sung sướng của nhóm người Việt phò Trump, và tạo ảm đạm, buồn bã cho nhóm người Việt chống Trump. Một hậu quả rõ rệt là phò Trump, chống Trump đã gây xáo trộn tâm lý và tình cảm cho một số người quá khích. Giận nhau, ghét nhau, bỏ nhau, gạt chân, thúc cùi chỏ, vân vân, không chỉ người ngoài đường mà còn ra tay với người nhà, với bà con thân thuộc.
Nếu nghĩ về năm 2024 là một năm “rất thanh nhã, lịch lãm” quý vị không hề đơn độc. Dictionary.com vừa công bố từ “demure” là từ của năm (word of the year) 2024; sự lựa chọn này chủ yếu được ảnh hưởng từ một đoạn clip nổi tiếng trên mạng xã hội do người dùng TikTok ở Hoa Kỳ Jools Lebron tạo ra. Vào đầu tháng 8, Lebron, một phụ nữ chuyển giới và là nhà sáng tạo nội dung (content creator) đến từ Chicago, đăng tải một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh cô ngồi trong xe và nói về cách trang điểm của mình trước khi đi làm. Trong clip, cô nói: “Quý vị thấy cách tôi trang điểm đi làm không? Rất từ tốn, rất đơn giản... Tôi không tô vẽ lòe loẹt. Không làm gì quá lố. Quý vị thấy tôi thanh nhã, lịch lãm không? Cách tôi đến buổi phỏng vấn cũng chính là cách tôi đi làm.”
Ngày 19 tháng 11: - 1863: Diễn văn Gettysburg huyền thoại của Abraham Lincoln: “Lincoln đã làm cuộc Cách mạng, đem lại cho nhân dân một quá khứ mới để sống từ đó, và quá khứ này sẽ thay đổi tương lai một cách vĩnh cửu” như nhà sử học Garry Wills viết. Bài diễn văn có sức tái tạo lại đất nước sau cuộc nội chiến tàn phá nhất trong lịch sử Mỹ. Bài diễn văn toát lên tinh thần trách nhiệm cao cả nhất của tất cả những người còn sống đối với sự nghiệp tự do của dân tộc mà vì nó biết bao chiến sĩ đã ngã xuống; khẳng định lại lý tưởng tự do, bình đẳng đã được khắc ghi trong bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, của tinh thần Jefferson, như những chân lý bất di bất dịch, và khẳng định tinh thần trách nhiệm của mọi công dân bảo vệ và vun đắp lý tưởng đó. - 1493: Cristoforo Colombo đổ bộ lên hòn đảo mà ông đặt tên là San Juan Bautista, ngày nay là Puerto Rico. - 1969: Những bản tin đầu tiên xuất hiện rằng quân đội Mỹ ở Việt Nam đã thảm sát thường dân ở Làng Mỹ Lai vào tháng 3 năm 1969.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
Các nhà hoạt động đang bận rộn tổ chức các cuộc biểu tình và nhắc nhở chúng ta rằng quá trình chuyển đổi năng lượng đã và đang diễn ra tốt đẹp. Điều gì sẽ xảy ra? Đó là câu hỏi mà nhiều nhà lãnh đạo khí hậu, nhà vận động và những tiếng nói “xanh” đã bắt đầu đặt ra trong thời điểm được mô tả là ”thời điểm đau buồn”. Và từ những suy ngẫm này đã xuất hiện những lời kêu gọi tập hợp, đoàn kết và cam kết dấn thân.
Hôm Chủ nhật cuối tháng 10, hàng ngàn người đã đổ về Công viên Washington Square Park ở New York để tham gia và theo dõi cuộc thi “Tìm người giống Timothée Chalamet” (Timothée Chalamet Lookalike Contest). Bầu không khí của sự kiện trở nên sôi động hơn nhờ có cả sự xuất hiện của Timothée Chalamet thật và cảnh sát để duy trì trật tự; những hình ảnh từ cuộc thi nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội, làm dấy lên các tranh luận sôi nổi về việc ai mới là người giống Timothée nhất.
Xưa kia, người đứng đầu cai trị nước gọi là vua, hay hoàng đế, nay kêu là quốc trưởng, hay tổng thống, hay chủ tịch nước. Người đứng đầu một quốc gia, xưa và nay, đều có nhiều mưu sĩ ở bên cạnh để góp ý lo việc quốc gia đại sự, những mưu sĩ đó nay gọi là cố vấn, tham mưu. Khi xưa thì gọi là quân sư, thí dụ đệ nhất quân sư thời Tam Quốc (ở Trung Hoa) là ông Gia cát Lượng, ông là quân sư của Lưu Bị. Ông Gia Cát Lượng là người có tài quân sự, chính trị, kinh tế. Ông cũng là người có đạo đức cao thượng trong sáng, có nhân cách và năng lực giúp vua, giúp đời, an dân hoàn hảo.
Hôm đó là thứ Năm và là một đêm hè bình thường tại thị trấn Brownsville, Tennessee. Sau một ngày làm việc ở tiệm giặt đồ Sunshine Laundromat, Elbert Williams, thành viên sáng lập của chi nhánh NAACP, trở về nhà như mọi khi. Cả nhà Williams cùng nghe trận quyền anh hạng nặng giữa Joe Louis và Arturo Godoy. Gần 10 giờ tối, khi họ chuẩn bị đi ngủ, thì bỗng có tiếng gõ cửa.
Trong cuộc bầu cử năm nay, cả Kamala Harris và Donald Trump đều đề ra các kế hoạch lớn như cắt giảm hoặc tăng thuế, cung cấp nhiều gói hỗ trợ cho người dân, thúc đẩy các chính sách quan trọng liên quan đến những vấn đề như quyền phá thai, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và viện trợ quân sự nước ngoài. Dù ai đắc cử, tất cả các kế hoạch này đều có một điểm chung: chỉ có thể thành hiện thực nếu được Quốc hội thông qua, bao gồm Thượng viện và Hạ viện.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.