Hôm nay,  

Kdao Và Thế Giới Thơ Nhạc Chủ Đề “lặng Lẽ Nơi Nầy”

03/08/200000:00:00(Xem: 6809)
Cách đây hơn hai năm, nhóm Kdao được dịp ra mắt khán thính giả quận Cam trong chương trình đầu tay “Kdao 1 - Những Dạ Khúc”, trình diễn tại khách sạn “The Westin” ở Costa Mesa. Sau đó, nhóm thân hữu Kdao lại tái ra mắt khán thính giả vào đầu năm 2000 qua chương trình “Chiều Tha Hương”, cũng tại “The Westin”. Rồi thành như một truyền thống, nhóm Kdao sẽ tái ngộ cùng khán thính giả vào chiều Chủ Nhật ngày 27 tháng 8 năm 2000 trong một chương trình thơ, nhạc, hòa tấu qua chủ đề “Lặng Lẽ Nơi Nầy.”

Nói về nhóm Kdao với chương trình Chiều Tha Hương vừa qua, đài Little Saigon trong phần phóng sự đã thuật lại: “Cả thính phòng trình diễn là cả một tâm thức trở về trong mênh mang như những lời mời gọi của nhóm Kdao, một buổi chiều cho ta cất tiếng hát, không hề biết đến đắn đo, cho ta những âm thanh, không một lời gian dối, cho ta những bình yên, không một tiếng giã từ...”

Chương trình trình diễn của Kdao mang lại cho người nghe, người ngắm, những cảm xúc đặc dị, thuần túy nghệ thuật, trong một khung cảnh đầy mầu sắc, những tiếng hát, tiếng đàn, đầy những âm thanh trong sáng của lòng người.

Một khi bước vào không khí của Kdao, ta không hề dừng lại, ta liên tục chìm đắm trong tiếng thơ tiếng nhạc, từ tiếng sáo, tiếng đàn tranh hay những những thi khúc khởi đầu, xen kẽ là những nhạc khúc bất hủ, qua những ngón đàn điêu luyện, ta sẽ qua hết như một hành trình trờ lại bao kỷ niệm của những không gian và thời gian, của những chuỗi đời làm người, của một quê hương không bao giờ mất.

Trong thế giới của Kdao, ta không nghe những lời giới thiệu dài dòng về tên tuổi của cá nhân, vì trong thế giới đó, tất cả những đóng góp vào chương trình được quyện vào thành một, từ người thực hiện, tổ chức, từ kẻ dàn dựng ánh sáng, âm thanh, cho đến các tiếng hát, lời thơ, những chuyển khúc, và kể cả các khán thính giả, tất cả như chìm đắm vào một thế giới nghệ thuật. Nhà thơ Thái Tú Hạp viết về Kdao: “Nét đặc thù của các buổi trình diễn văn nghệ chủ đề của nhóm Kdao là hình thức trình diễn có bố cục chặt chẽ, sự phối hợp giữa âm thanh và ánh sáng, sự nối kết giữa thơ nhạc, từ những lời bạt dẫn qua các tấu khúc, ca khúc để đưa khán thính giả vào một thế giới huyền diệu, mới mẻ, thật khác với các chương trình đại nhạc hội hay nhạc thính phòng mà ta thường thấy.”

Nói đến thể cách trình diễn của Kdao, ta liên tưởng tới những buổi tối nằm nghe chương trình nhạc chủ đề từ radio của Nguyễn Đình Toàn dạo nào ở quê nhà. Ở đây, Kdao đã tiến thêm một bước, là cho thính giả hội nhập luôn vào màn trình diễn sống động, liên tục hơn hai tiếng đồng hồ. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã nhận xét: “Những buổi trình diễn của Kdao là những chiều vực dậy bao ý tưởng...”, và nhà thơ Du Tử Lê đã xác nhận “Những buổi văn nghệ do nhóm Kdao tổ chức là những chương trình văn nghệ cực kỳ có giá trị...”

Trong một dịp hàn huyên với các nghệ sĩ, Ngã Hạnh, đại diện cho nhóm Kdao và là người đứng thực hiện các chương trình Kdao, đã nhiều lần nhắc nhở đến tham vọng của ông là gây lại được một không khí thực sự văn nghệ, “những văn nghệ không hổ thẹn, những tác phẩm nghệ thuật phản ảnh những tấm lòng đầy ứ những âm sắc mầu nhiệm, như những nét đẹp cần phải được diễn tả và chiêm ngưỡng. Không có gì buồn hơn những tấm lòng bị quên lãng trong bóng tối hay bị chai mờ đi vì những vẫn đục thực tế của cuộc sống.” Và cũng vì đó, Ngã Hạnh đã bắt đầu dàn dựng lên thế giới của ông, thế giới Kdao. Bằng những lời thơ, lời gọi, Ngã Hạnh đã cho ta sống lại, từ những áng thơ đẹp tuyệt vời của Đinh Hùng, bi phẫn của Vũ Hoàng Chương, hùng tráng của Quang Dũng, đến những vầng thơ sâu sắc hiện tại của Du Tử Lê. Và cũng từ những dàn dựng đó, tiếng lòng của các nhạc sĩ, từ tiền chiến cho đến hiện đại, đã được nhóm Kdao chuyên chở thẳng đến người nhận qua một môi trường rất khác xa với không khí của những chương trình đại nhạc hội thông dụng. Chỉ có trong chương trình Kdao chúng ta mới khám phá thấy những sâu uẩn trong một “Cõi Tôi” của Du Tử Lê, nơi với làn ánh sáng che nửa mặt, tác giả đã có dịp trần tình nỗi lòng của mình. Cũng trong khung cảnh đó, ta mới nghe qua được những tâm thoại dạo đầu các bài hát qua giọng đọc bất hủ của Hoàng Bích Hạnh, nghe được tiếng ngâm tuyệt vời của Yên Ly. Thơ của Kdao được chuyên chở bằng tiếng sáo và đàn tranh lịm hồn người của Nghệ Sĩ Ngọc Nôi và Bích Thuận. Nói đến hai nghệ sĩ Ngọc Nôi và Bích Thuận, là nói đến hai hình ảnh tiêu biểu nhất nghệ thuật dân gian Việt Nam. Những ngày làm việc vất vả với cuộc sống đã không cướp đi được tài năng và tính nết yêu nghệ thuật của hai nghệ sĩ nầy. Có được ngồi yên trong những khoảng tối chen lẫn những ánh sáng vừa đủ của Kdao, chúng ta mới thưởng thức hết được tài nghệ của hai nghệ sĩ nầy. Tiếng sáo, tiếng đàn tranh, như những nhịp gõ thẳng tâm hồn của khán thính giả, đưa đến một trực nhận rõ ràng về vị trí của thân phận của một con người Việt Nam, sinh ra và lớn lên, an vui hay bất hạnh, tất cả quyện trọn trong âm thanh của quê hương, quen thuộc như một ngày hôm qua của cuộc đời. Nghe được tiếng sáo của Ngọc Nôi, tiếng đàn tranh của Bích Thuận trong không khí của Kdao là một diễm phúc hiếm thấy, một thoảng chốc cảm xúc, một thứ nếm trực tính đi thẳng vào nghệ thuật của thi ca.

Khác với những âm động và ánh sáng thừa thãi của các chương trình đại nhạc hội có tính cách thương mại, những âm điệu và ánh sáng trong thế giới của Ngã Hạnh và Kdao là những âm điệu và ánh sáng của sự lãng mạn đến tuyệt đối, một thứ lãng mạn tuy không son phấn, nhưng cũng không thiếu những nét chấm phá đầy những chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng.

Trong thế giới của Ngã Hạnh và Kdao, nếu có nhạc thì phải có thơ, và ngược lại. Bởi vậy cho nên các buổi trình diễn của Kdao luôn luôn được giới thiệu dưới tiêu đề “Thế Giới Thơ Nhạc”. Ngã Hạnh coi trọng thơ ngang với nhạc, coi trọng tiếng hát ngang với các tay đàn, tay sáo. Ở Kdao, ta không thấy có những thiên vị nghệ thuật. Từ phần mở đầu cho đến kết thúc, ta thấy các tiết mục luôn luôn thay đổi, từ nhạc đến thơ, từ thơ đến độc tấu hay hơp tấu. Phần mở đầu trong hầu hết các chương trình trình diễn của Kdao luôn luôn có tính cách sáng tạo để lôi cuốn khán thính giả vào ngay trong cái thế giới đặc biệt đó. Do đó, khi đến với Kdao, khán thính giả sẽ chuẩn bị cho những ngạc nhiên thích thú, từ ngay màn đầu của chương trình.

Được biết Ngã Hạnh sẽ cùng nhóm Kdao thực hiện một chương trình trình diễn vào chiều Chủ Nhật 27 Tháng 08 Năm 2000. Chương trình mang chủ đề “Lặng Lẽ Nơi Nầy”, tựa của một bài nhạc của Trịnh Công Sơn. Thật ra, bài hát nầy đã được trình diễn rất nhiều lần, nhưng sở dĩ bài nầy được trân trọng mang lên làm chủ đề là vì phải đến với Lê Hồng Quang, đến với Nguyễn Vương Hương, Nguyễn Luân Vũ, Nguyễn Đức Đạt, với Chuan Neng Lee, ta mới nghe thấy được bài nhạc khúc bất tử nầy của Trịnh Công Sơn đã được đưa lên một tầm vóc khác, cùng với phần hòa âm của ban nhạc “The Friends Quintet”. Hơn nữa, bài nhạc chủ đề nầy sẽ được soạn để trình diễn chung với phần ngâm diễn với thơ của Ngã Hạnh. Đến với Kdao, ta sẽ nghe một số các cầm thủ trẻ trong các bài hòa tấu vượt thời gian. Ta sẽ nghe Nguyễn Vương Hương và Thụy Khanh với những ngón đàn dương cầm đầy rung cảm và điêu luyện. Ta sẽ nghe Nguyễn Luân Vũ cùng với Đặng Trần Thiện với tiếng vĩ cầm ru hồn người. Và bên cạnh đó ta sẽ có dịp nghe tiếng tây ban cầm độc đáo của Nguyễn Đức Đạt, tiếng trung hồ cầm của Chuan Neng Lee.

Về phần ca khúc, sẽ có những giọng hát chiếm hữu lòng người một cách dễ dàng như Hoàng Trâm Oanh, Ngọc Diễm, Tuyết Mai, và đặc biệt là tiếng hát rất khác biệt trong một chương trình rất khác biệt của một nghệ sĩ thành danh, Lê Uyên. Ta sẽ nghe tiếng hát của Trần Thái Hòa, Nguyên Khang, những ca sĩ đang chinh phục lòng của người ái mộ.

Chương trình “Lặng Lẽ Nơi Nầy” hay Kdao3 được đặt dưới sự điều phối của Dương Đồng, Bùi X. Hiến, và qua sự cố vấn nghệ thuật của Đặng Trần Thức. Biên soạn chương trình, thơ và lời bạt do Ngã Hạnh thực hiện. Cũng trong chương trình nầy, khán giả sẽ được dịp nghe Đặng Tuyết Mai và họa sĩ Trịnh Cung trong một vài mẩu chuyện dưới tựa đề “thơ ngoài, nhạc trong”, đề cập đến tình hình âm nhạc trong nội địa, và thi ca ở hãi ngoại.

Được biết chương trình “Lặng Lẽ Nơi Nầy” sẽ bắt đầu vào lúc 2:30 chiều Chủ Nhật, 27 tháng 8, năm 2000 tại “The Westin Hotel”, Costa Mesa. Vé có bán tại các nhà sách Văn Nghệ, Tú Quỳnh, Bích Thu Vân, và H.Q. Thùy Dương. Giá vé là $29.00, có bao gồm luôn cả giải khát (từ 2:30pm - 3:00pm) trước giờ trình diễn. Một điểm đặc biệt khác của nhóm Kdao, là để khuyến khích tinh thần văn nghệ cho các anh chị em sinh viên hiện đang theo học tại các trường ĐH nam California, nhóm Kdao quyến định dành riêng một số vé giới hạn để tặng cho các anh chị em sinh viên. Vì số vé giới hạn, anh chị em sinh viên nào muốn nhận được vé mời, xin vào webpage của www.kicon.com hay www.vietcommerce.com để biết thêm chi tiết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một thế hệ trí thức Việt Nam mới xuất hiện trong thập niên đầu thế kỷ XX, quyết tâm đấu tranh vì độc lập dân tộc và hiện đại hóa xã hội Việt Nam...
Vua nước Chiêm Thành là Chế Mân, người anh hùng chiến thắng cả được quân Nguyên Mông, thế mà lại phải đầu hàng trước nhan sắc nghiêng nước nghiêng thành của Huyền Trân Công chúa. Ông liền dâng cả miền đất của Châu Ô, Châu Rí cho Việt Nam để làm quà sính lễ xin cưới Huyền Trân về làm vợ. Nàng hy sinh, giúp mở được con đường Nam Tiến. Vua Trần đổi tên hai châu thành Thuận Châu và Hóa Châu, gọi tắt là Thuận Hóa. Chữ 'Hóa' dần dần đọc trại đi thành "Huế."
Việt Nam và Trung Quốc sẽ là những nước dân chủ. Vấn đề không phải là sẽ dân chủ hay không, mà vấn đề là vào thời điểm nào. Chính các người Cộng Sản tại hai quốc gia này cũng phải công nhận tính bất khả vãn hồi của tiến trình dân chủ hóa đó...
Rất ít từ nào được liên kết một cách chặt chẽ với Henry Kissinger quá cố hơn là "hòa hoãn". Thuật ngữ này lần đầu tiên được sử dụng trong ngành ngoại giao vào đầu những năm 1900, khi vị đại sứ Pháp tại Đức đã cố gắng - và thất bại - để cải thiện mối quan hệ đang xấu đi của đất nước của ông với Berlin, và vào năm 1912, khi các nhà ngoại giao Anh cố gắng làm điều tương tự...
Năm 2022 Bắc Kinh phong tỏa nghiêm nhặc nhiều thành phố lớn (gồm cả Thượng Hải) khi đại dịch Vũ Hán bùng phát trở lại ở Trung Quốc , sang đến đầu năm 2023 lại đột ngột hủy bỏ mọi lệnh cấm. Thế giới cho rằng nền kinh tế Trung Quốc sẽ phát triển nhảy vọt sau một thời gian dài bị kềm hãm nhưng trong thực tế tăng trưởng trì trệ khác với mong đợi. Sau 30 năm tương đối dễ thở dân Tàu chợt nhớ mình vẫn sống ngột ngạt dưới chế độ toàn trị...
LTS. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, là người được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ủy thác nhiều công việc trong những ngày tháng cuối, trước khi Sàigòn sụp đổ . Tại Hoa Kỳ, sau 1975, ông là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rộng rãi như "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập", "Khi Đồng Minh Tháo Chạy", "Khi Đồng Minh Nhảy Vào", và sắp xuất bản cuốn BỨC TỬ VNCH - KISSINGER VÀ 8 THỦ ĐOẠN NHAM HIỂM. Mời đọc bài viết mới nhất được tác giả gửi cho Việt Báo.
Tuy nhiên trong trường hợp các chế độ độc tài, thì câu trả lời rất phức tạp. Lý do là chế độc độc tài nào cũng “làm ra vẻ” dân chủ cả. Phương pháp chung của các chế độ độc tài là sử dụng một mô hình dân chủ, nhưng “làm bẩn” hay “làm ô uế” mô hình này, bằng một số thủ thuật “ma giáo”...
Tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền đối với Phật giáo là hiển nhiên, vì trong những thập niên gần đây chủ đề này đã thu hút được sự quan tâm. Giới lãnh đạo Phật giáo từ nhiều nước châu Á, như Đức Đạt Lai Lạt Ma (Tây Tạng), Aung San Suu Kyi (Myanmar), A. T. Ariyaratne (Sri Lanka), Maha Ghosananda (Kampuchea) và Sulak Sivaraksa (Thái Lan) đã nhiều lần bày tỏ mối quan tâm về các vấn đề xã hội và chính trị bằng cách sử dụng ngôn ngữ của nhân quyền. ..
Khi nhìn thấy các chữ cái A, B, C, D, E, F, G… nhiều người sẽ tự động muốn ngân nga bài hát bảng chữ cái. Nhưng không có lý do gì mà người ta phải học các chữ cái theo thứ tự nhất định. Có nhiều cách khác nhau để sắp xếp bảng chữ cái; và bàn phím máy tính là một thí dụ về một cách sắp xếp khác. Ngoài ra, còn có rất nhiều bảng chữ cái khác, cũng như các ngôn ngữ không sử dụng bảng chữ cái.
Khủng hoảng nhà đất hiện đe dọa sự tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc. Ngành xây cất chiếm 30% GDP (so với Hoa Kỳ 15-18% GDP) và là đầu tàu tăng trưởng thay thế cho xuất khẩu chậm lại sau khủng hoảng kinh tế ở Âu-Mỹ kể từ năm 2008. Nay đến lượt thị trường nhà đất suy thoái thì Bắc Kinh phải tìm cho ra đầu tàu mới để thay thế nhằm đạt mục tiêu phát triển 5% mỗi năm trong khi chính nhà nước còn đang lúng túng giải quyết khối nợ xấu khổng lồ ở các địa phương và của những công ty xây dựng. Bài 3 này đúc kết nhiều dữ kiện đã trình bày trước đây trong phần 1 và 2 để có cái nhìn toàn diện về khủng hoảng nhà đất ở Trung Quốc...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.