Hôm nay,  

Kdao Và Thế Giới Thơ Nhạc Chủ Đề “lặng Lẽ Nơi Nầy”

03/08/200000:00:00(Xem: 6810)
Cách đây hơn hai năm, nhóm Kdao được dịp ra mắt khán thính giả quận Cam trong chương trình đầu tay “Kdao 1 - Những Dạ Khúc”, trình diễn tại khách sạn “The Westin” ở Costa Mesa. Sau đó, nhóm thân hữu Kdao lại tái ra mắt khán thính giả vào đầu năm 2000 qua chương trình “Chiều Tha Hương”, cũng tại “The Westin”. Rồi thành như một truyền thống, nhóm Kdao sẽ tái ngộ cùng khán thính giả vào chiều Chủ Nhật ngày 27 tháng 8 năm 2000 trong một chương trình thơ, nhạc, hòa tấu qua chủ đề “Lặng Lẽ Nơi Nầy.”

Nói về nhóm Kdao với chương trình Chiều Tha Hương vừa qua, đài Little Saigon trong phần phóng sự đã thuật lại: “Cả thính phòng trình diễn là cả một tâm thức trở về trong mênh mang như những lời mời gọi của nhóm Kdao, một buổi chiều cho ta cất tiếng hát, không hề biết đến đắn đo, cho ta những âm thanh, không một lời gian dối, cho ta những bình yên, không một tiếng giã từ...”

Chương trình trình diễn của Kdao mang lại cho người nghe, người ngắm, những cảm xúc đặc dị, thuần túy nghệ thuật, trong một khung cảnh đầy mầu sắc, những tiếng hát, tiếng đàn, đầy những âm thanh trong sáng của lòng người.

Một khi bước vào không khí của Kdao, ta không hề dừng lại, ta liên tục chìm đắm trong tiếng thơ tiếng nhạc, từ tiếng sáo, tiếng đàn tranh hay những những thi khúc khởi đầu, xen kẽ là những nhạc khúc bất hủ, qua những ngón đàn điêu luyện, ta sẽ qua hết như một hành trình trờ lại bao kỷ niệm của những không gian và thời gian, của những chuỗi đời làm người, của một quê hương không bao giờ mất.

Trong thế giới của Kdao, ta không nghe những lời giới thiệu dài dòng về tên tuổi của cá nhân, vì trong thế giới đó, tất cả những đóng góp vào chương trình được quyện vào thành một, từ người thực hiện, tổ chức, từ kẻ dàn dựng ánh sáng, âm thanh, cho đến các tiếng hát, lời thơ, những chuyển khúc, và kể cả các khán thính giả, tất cả như chìm đắm vào một thế giới nghệ thuật. Nhà thơ Thái Tú Hạp viết về Kdao: “Nét đặc thù của các buổi trình diễn văn nghệ chủ đề của nhóm Kdao là hình thức trình diễn có bố cục chặt chẽ, sự phối hợp giữa âm thanh và ánh sáng, sự nối kết giữa thơ nhạc, từ những lời bạt dẫn qua các tấu khúc, ca khúc để đưa khán thính giả vào một thế giới huyền diệu, mới mẻ, thật khác với các chương trình đại nhạc hội hay nhạc thính phòng mà ta thường thấy.”

Nói đến thể cách trình diễn của Kdao, ta liên tưởng tới những buổi tối nằm nghe chương trình nhạc chủ đề từ radio của Nguyễn Đình Toàn dạo nào ở quê nhà. Ở đây, Kdao đã tiến thêm một bước, là cho thính giả hội nhập luôn vào màn trình diễn sống động, liên tục hơn hai tiếng đồng hồ. Nhạc sĩ Nguyễn Đức Quang đã nhận xét: “Những buổi trình diễn của Kdao là những chiều vực dậy bao ý tưởng...”, và nhà thơ Du Tử Lê đã xác nhận “Những buổi văn nghệ do nhóm Kdao tổ chức là những chương trình văn nghệ cực kỳ có giá trị...”

Trong một dịp hàn huyên với các nghệ sĩ, Ngã Hạnh, đại diện cho nhóm Kdao và là người đứng thực hiện các chương trình Kdao, đã nhiều lần nhắc nhở đến tham vọng của ông là gây lại được một không khí thực sự văn nghệ, “những văn nghệ không hổ thẹn, những tác phẩm nghệ thuật phản ảnh những tấm lòng đầy ứ những âm sắc mầu nhiệm, như những nét đẹp cần phải được diễn tả và chiêm ngưỡng. Không có gì buồn hơn những tấm lòng bị quên lãng trong bóng tối hay bị chai mờ đi vì những vẫn đục thực tế của cuộc sống.” Và cũng vì đó, Ngã Hạnh đã bắt đầu dàn dựng lên thế giới của ông, thế giới Kdao. Bằng những lời thơ, lời gọi, Ngã Hạnh đã cho ta sống lại, từ những áng thơ đẹp tuyệt vời của Đinh Hùng, bi phẫn của Vũ Hoàng Chương, hùng tráng của Quang Dũng, đến những vầng thơ sâu sắc hiện tại của Du Tử Lê. Và cũng từ những dàn dựng đó, tiếng lòng của các nhạc sĩ, từ tiền chiến cho đến hiện đại, đã được nhóm Kdao chuyên chở thẳng đến người nhận qua một môi trường rất khác xa với không khí của những chương trình đại nhạc hội thông dụng. Chỉ có trong chương trình Kdao chúng ta mới khám phá thấy những sâu uẩn trong một “Cõi Tôi” của Du Tử Lê, nơi với làn ánh sáng che nửa mặt, tác giả đã có dịp trần tình nỗi lòng của mình. Cũng trong khung cảnh đó, ta mới nghe qua được những tâm thoại dạo đầu các bài hát qua giọng đọc bất hủ của Hoàng Bích Hạnh, nghe được tiếng ngâm tuyệt vời của Yên Ly. Thơ của Kdao được chuyên chở bằng tiếng sáo và đàn tranh lịm hồn người của Nghệ Sĩ Ngọc Nôi và Bích Thuận. Nói đến hai nghệ sĩ Ngọc Nôi và Bích Thuận, là nói đến hai hình ảnh tiêu biểu nhất nghệ thuật dân gian Việt Nam. Những ngày làm việc vất vả với cuộc sống đã không cướp đi được tài năng và tính nết yêu nghệ thuật của hai nghệ sĩ nầy. Có được ngồi yên trong những khoảng tối chen lẫn những ánh sáng vừa đủ của Kdao, chúng ta mới thưởng thức hết được tài nghệ của hai nghệ sĩ nầy. Tiếng sáo, tiếng đàn tranh, như những nhịp gõ thẳng tâm hồn của khán thính giả, đưa đến một trực nhận rõ ràng về vị trí của thân phận của một con người Việt Nam, sinh ra và lớn lên, an vui hay bất hạnh, tất cả quyện trọn trong âm thanh của quê hương, quen thuộc như một ngày hôm qua của cuộc đời. Nghe được tiếng sáo của Ngọc Nôi, tiếng đàn tranh của Bích Thuận trong không khí của Kdao là một diễm phúc hiếm thấy, một thoảng chốc cảm xúc, một thứ nếm trực tính đi thẳng vào nghệ thuật của thi ca.

Khác với những âm động và ánh sáng thừa thãi của các chương trình đại nhạc hội có tính cách thương mại, những âm điệu và ánh sáng trong thế giới của Ngã Hạnh và Kdao là những âm điệu và ánh sáng của sự lãng mạn đến tuyệt đối, một thứ lãng mạn tuy không son phấn, nhưng cũng không thiếu những nét chấm phá đầy những chuẩn bị và nghiên cứu kỹ lưỡng.

Trong thế giới của Ngã Hạnh và Kdao, nếu có nhạc thì phải có thơ, và ngược lại. Bởi vậy cho nên các buổi trình diễn của Kdao luôn luôn được giới thiệu dưới tiêu đề “Thế Giới Thơ Nhạc”. Ngã Hạnh coi trọng thơ ngang với nhạc, coi trọng tiếng hát ngang với các tay đàn, tay sáo. Ở Kdao, ta không thấy có những thiên vị nghệ thuật. Từ phần mở đầu cho đến kết thúc, ta thấy các tiết mục luôn luôn thay đổi, từ nhạc đến thơ, từ thơ đến độc tấu hay hơp tấu. Phần mở đầu trong hầu hết các chương trình trình diễn của Kdao luôn luôn có tính cách sáng tạo để lôi cuốn khán thính giả vào ngay trong cái thế giới đặc biệt đó. Do đó, khi đến với Kdao, khán thính giả sẽ chuẩn bị cho những ngạc nhiên thích thú, từ ngay màn đầu của chương trình.

Được biết Ngã Hạnh sẽ cùng nhóm Kdao thực hiện một chương trình trình diễn vào chiều Chủ Nhật 27 Tháng 08 Năm 2000. Chương trình mang chủ đề “Lặng Lẽ Nơi Nầy”, tựa của một bài nhạc của Trịnh Công Sơn. Thật ra, bài hát nầy đã được trình diễn rất nhiều lần, nhưng sở dĩ bài nầy được trân trọng mang lên làm chủ đề là vì phải đến với Lê Hồng Quang, đến với Nguyễn Vương Hương, Nguyễn Luân Vũ, Nguyễn Đức Đạt, với Chuan Neng Lee, ta mới nghe thấy được bài nhạc khúc bất tử nầy của Trịnh Công Sơn đã được đưa lên một tầm vóc khác, cùng với phần hòa âm của ban nhạc “The Friends Quintet”. Hơn nữa, bài nhạc chủ đề nầy sẽ được soạn để trình diễn chung với phần ngâm diễn với thơ của Ngã Hạnh. Đến với Kdao, ta sẽ nghe một số các cầm thủ trẻ trong các bài hòa tấu vượt thời gian. Ta sẽ nghe Nguyễn Vương Hương và Thụy Khanh với những ngón đàn dương cầm đầy rung cảm và điêu luyện. Ta sẽ nghe Nguyễn Luân Vũ cùng với Đặng Trần Thiện với tiếng vĩ cầm ru hồn người. Và bên cạnh đó ta sẽ có dịp nghe tiếng tây ban cầm độc đáo của Nguyễn Đức Đạt, tiếng trung hồ cầm của Chuan Neng Lee.

Về phần ca khúc, sẽ có những giọng hát chiếm hữu lòng người một cách dễ dàng như Hoàng Trâm Oanh, Ngọc Diễm, Tuyết Mai, và đặc biệt là tiếng hát rất khác biệt trong một chương trình rất khác biệt của một nghệ sĩ thành danh, Lê Uyên. Ta sẽ nghe tiếng hát của Trần Thái Hòa, Nguyên Khang, những ca sĩ đang chinh phục lòng của người ái mộ.

Chương trình “Lặng Lẽ Nơi Nầy” hay Kdao3 được đặt dưới sự điều phối của Dương Đồng, Bùi X. Hiến, và qua sự cố vấn nghệ thuật của Đặng Trần Thức. Biên soạn chương trình, thơ và lời bạt do Ngã Hạnh thực hiện. Cũng trong chương trình nầy, khán giả sẽ được dịp nghe Đặng Tuyết Mai và họa sĩ Trịnh Cung trong một vài mẩu chuyện dưới tựa đề “thơ ngoài, nhạc trong”, đề cập đến tình hình âm nhạc trong nội địa, và thi ca ở hãi ngoại.

Được biết chương trình “Lặng Lẽ Nơi Nầy” sẽ bắt đầu vào lúc 2:30 chiều Chủ Nhật, 27 tháng 8, năm 2000 tại “The Westin Hotel”, Costa Mesa. Vé có bán tại các nhà sách Văn Nghệ, Tú Quỳnh, Bích Thu Vân, và H.Q. Thùy Dương. Giá vé là $29.00, có bao gồm luôn cả giải khát (từ 2:30pm - 3:00pm) trước giờ trình diễn. Một điểm đặc biệt khác của nhóm Kdao, là để khuyến khích tinh thần văn nghệ cho các anh chị em sinh viên hiện đang theo học tại các trường ĐH nam California, nhóm Kdao quyến định dành riêng một số vé giới hạn để tặng cho các anh chị em sinh viên. Vì số vé giới hạn, anh chị em sinh viên nào muốn nhận được vé mời, xin vào webpage của www.kicon.com hay www.vietcommerce.com để biết thêm chi tiết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Theo thói quen đa số người Việt gốc miền Nam Việt Nam đều chỉ trích Hoa Kỳ, đặc biệt là Đảng Dân Chủ, đã bỏ rơi VNCH. Tin tưởng này được tăng cường bởi những lập luận thiếu căn bản dựa trên những tài liệu thiếu cập nhật của những cố vấn cũ của ông Nguyễn Văn Thiệu. Ít người có can đảm và tính chất vô tư để nhìn vào sự thật...
“Trung Cộng muốn đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam để đánh lạc hướng và cầm chân quân đội Bắc Việt, ngăn chận cuộc tổng tấn công Miền Nam đang tiến hành,” Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng VNCH, ông Bửu Viên nói với chúng tôi ngay sau cuộc rút quân khỏi Pleiku (15/2/1975). Ít lâu sau, lại được nghe Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cho biết sau một cuộc Họp Nội Các, rằng: “TC có liên lạc và đề nghị một kế hoạch để tiếp cứu VNCH, nhưng TT Thiệu đã từ chối.” Vào thời điểm ấy thì chúng tôi cho rằng câu chuyện TC muốn can thiệp để ngăn chận cuộc tấn công của BV là hoang tưởng, viển vông nên không để ý, và sau này cũng quên không hỏi thẳng TT Thiệu.
Vào thế kỷ 18, Đảng Dân Chủ Cộng Hòa (Democratic Republican Party) được gọi tắt là Cộng Hòa (Republican) hoạt động ở Hoa Kỳ do Thomas Jefferson và James Madison thành lập, nhằm chống lại chủ trương và chính sách của Đảng Liên Bang (Federalist Party) lãnh đạo bởi Luật Sư Alexander Hamilton hoạt động mạnh về kinh tế, xã hội, ngoại giao...
Các di tích bằng đá gọi là megalith rải rác khắp nơi trên thế giới, tiếng Việt gọi là “cự thạch” (“cự” có nghĩa là lớn như trong cự phách, cự đại, cự phú, dịch prefix mega; thạch là đá)...
LTS. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, là người được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ủy thác nhiều công việc trong những ngày tháng cuối, trước khi Sàigòn sụp đổ . Tại Hoa Kỳ, sau 1975, ông là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rộng rãi như "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập", "Khi Đồng Minh Tháo Chạy", "Khi Đồng Minh Nhảy Vào", và sắp xuất bản cuốn BỨC TỬ VNCH - KISSINGER VÀ 8 THỦ ĐOẠN NHAM HIỂM. Bước vào tháng Tư, mời đọc bài bài viết đã đăng trên báo xuân Việt Báo Ất Dậu (2005), vừa được tác giả gửi lại bản có hiệu đính.
Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng và chưa có bảng thống kê về ngôn ngữ, kể từ khi có mặt loài người sống trên hành tinh trái đất này. Có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn ngôn ngữ khác biệt nhau, và chưa có ai qủa quyết con số chính xác về ngôn ngữ từng được sử dụng trong lịch sử phát triển của xã hội con người...
Cho dù Hoa Kỳ trong thế yếu không còn thúc đẩy Trung Quốc dân chủ hóa nhưng bù lại cả hai chính quyền Bush (con) và Obama đều bang giao với Trung Quốc như một đối tác trách nhiệm (responsible party). Thực tế trái ngược vì tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh tăng theo đà phát triển kinh tế nên Trung Quốc không còn muốn nép mình trong trật tự thế giới tự do (liberal world order) do Mỹ lãnh đạo...
Tháng Ba là tháng vinh danh những đóng góp của người phụ nữ cho xã hội, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở nhiều nước khác. Nhà văn người Anh Charlotte Brontë (1816-1855) đã viết trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của bà “Jane Eyre,” được xuất bản vào năm 1847, rằng, “Tôi không phải là chim; và không có cái lưới nào bẫy được tôi: Tôi là một con người tự do với ý chí độc lập.”Charlotte Brontë đã khai hỏa trên mặt trận văn chương cho cuộc chiến kéo dài hàng nhiều thế kỷ để đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội mà tới hôm nay vẫn chưa thực sự chấm dứt. Những thanh thiếu nữ tại Afghanistan đã và đang bị cấm thừa hưởng nền giáo dục học đường mà đáng lý ra các em phải có được! Nhưng, không phải chỉ ở thời đại của tác giả “Jane Eyre” người phụ nữ mới gióng lên tiếng nói tự do và độc lập mà trong lịch sử nhân loại từ xưa tới nay người phụ nữ đã bao lần lên tiếng, xuống đường để tranh đấu cho tự do và độc lập của họ cũng như của xã hội và đất nước họ.
Vào thập niên 1970 kinh tế và dân số Ấn Độ và Trung Quốc tương đương với nhau nhưng rồi 30 năm sau đó tăng trưởng bên Tàu vượt xa Ấn. Nếu so sánh Trung Quốc với nhiều nước đang mở mang khác như Ai Cập, Brazil, Indonesia…kết quả đều tương tự. Câu hỏi đặt ra nơi đây tại sao tham nhũng ở Trung Quốc không cản trở tăng trưởng, mà trái lại nền kinh tế bốc hỏa nhanh chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại?
Vào đầu thế kỷ 20, xã hội Nga cũng tương tự như xã hội Pháp trước cuộc cách mạng 1789 vậy. Một mặt triều đình thối nát, công quỹ kiệt quệ. Mặt khác giáo hội Chính Thống Giáo cũng liên kết với vương quyền và giới quý tộc bóc lột người dân. Cuộc cách mạng lật đổ Nga Hoàng năm 1917 không phải hoàn toàn, hoặc chủ yếu, do người Cộng Sản Bolshevik. Cũng như cuộc cách mạng Pháp và những cuộc cách mạng khác, thành quả có được là do sự đóng góp của nhiều cá nhân và đảng phái khác nhau. Tuy nhiên tổ chức nào nghiêm túc, chặt chẽ và kỷ luật sẽ nắm được thế thượng phong...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.