Hôm nay,  

Thị Trường Và Dân Chủ

7/1/200600:00:00(View: 3248)

Với mọi thành tích kinh tế, Trung Quốc đang chứng minh dân chủ là cần thiết…

Kỷ niệm 85 năm ngày thành lập Đảng Cộng Sản Trung Quốc, hôm 30 vừa qua, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã đọc một bài diễn văn kêu gọi diệt trừ tham nhũng. Nghe cứ hùng hồn như Hà Nội! Hơn cả Hà Nội, trước đó một ngày, ba đảng viên cao cấp đã mất ghế đại biểu Quốc hội, trong đó có một Phó Đô Đốc, vì tội tham nhũng. Đã hùng hồn lại còn cương quyết nữa.

Từ Tháng Ba vừa qua, lãnh đạo Bắc Kinh ban hành Kế hoạch Năm năm 2006-2010 với những chương trình cải cách cơ chế được Hội nghị Trung ương đảng đề ra từ Tháng 10 năm ngoái. Một trọng tâm cải cách chính là cơ chế đảng, lồng bên dưới là nỗ lực diệt trừ tham nhũng đang làm đảng mất uy tín và gây làn sóng bất mãn trong quần chúng.

Cho nên, phải tin rằng Hồ Cẩm Đào đã nói là làm… không như người Hà Nội.

Từ bên ngoài, thế giới ưa có cái nhìn trên tổng thể - và nông cạn - về quốc gia có một tỷ ba trăm triệu dân và đà tăng trưởng kinh tế tới 9-10% một năm.

Lý luận theo đường thẳng thì cứ đà này thì chỉ hai kế hoạch năm năm nữa là kinh tế Trung Quốc sẽ vượt Nhật Bản, đến năm 2030 sẽ hơn toàn khối Âu châu. Nếu lại đạt tốc độ tăng trưởng chừng 12% trong khi các nước công nghiệp hoá giỏi lắm thì chỉ cầm cự được với tốc độ 5% thì 30 năm nữa, kinh tế Trung Quốc còn lớn hơn tổng số sản xuất Mỹ-Nhật. Đứng đầu thế giới!

Trước một thế lực như vậy cho một thị trường có triển vọng như thế, các doanh nghiệp đầu tư của quốc tế đều sẵn lòng bỏ qua những chứng tật lặt vặt của chế độ. Microsoft, Google hay Yahoo!, v.v… đều lý luận như thế cả.

Thành tích ấy khiến nhiều người phân vân tự hỏi: một chế độ độc đảng theo kinh tế thị trường có thể tạo ra phép lạ kinh tế" Người ta phân vân như đã từng phân vân như vậy nửa thế kỷ trước về phép lạ công nghiệp hoá của Liên Xô. Dường như chế độ độc tài có khả năng sung dụng tài nguyên dù độc đoán thì cũng hiệu quả hơn sự mù quáng của thị trường.

Ai đó phân vân chứ giới lãnh đạo Hà Nội tin chắc như vậy.

Cũng chỉ vì một cái nhìn nông cạn.

Từ hai năm nay, lãnh đạo Bắc Kinh đã nhiều lần báo động là kinh tế tăng trưởng quá mạnh nên phải có biện pháp hạ nhiệt. Ngần ấy biện pháp đều chẳng công hiệu cho nên năm ngoái, đầu tư cố định cho sản xuất đã lên tới 45% tổng sản lượng nội địa GDP, và năm nay sẽ còn mấp mé 50%. Xưa kia, khi Nhật Bản rồi Đại Hàn hay Đài Loan thắt lưng buộc bụng để dồn sức cho sản xuất thì cũng chưa hề đạt nổi mức đầu tư cố định là 40% GDP, vậy mà cũng thành rồng cọp.

Giờ đây, Trung Quốc đầu tư còn lớn hơn thế thì chuyện qua mặt Nhật Bản là tất yếu!

Thực ra, với trình độ kỹ thuật hiện nay thì mức đầu tư ấy phải dẫn tới kết quả tăng trưởng cao hơn 10%, phải từ 12 đến 15%. Thực tế, một số địa phương như thành phố Thiên Tân đã có mức tăng trưởng lên tới 20%. Nhưng để làm gì"

Trong 27 năm qua, cùng với đà tăng trưởng kinh tế rất cao khiến người ta nhớ tới phép lạ Đông Á, thì dị biệt giàu nghèo đã đào sâu gấp bội, ngược hẳn với các nước Đông Á như Nhật Bản, Đại Hàn hay Đài Loan. Mà các xứ này lại không đề cao lý tưởng xã hội chủ nghĩa và phải chấp nhận quy luật dân chủ để có một chế độ chính trị ngày càng cởi mở hơn theo đà tăng trưởng. Nghĩa là họ tăng trưởng có phẩm chất, xã hội có phát triển.

Ngày nay, Trung Quốc đạt mức tăng trưởng cao, nhưng thiếu phẩm chất và gây rất nhiều phí tổn ngầm, loại "ẩn phí" không ai kiểm tra nổi, như nạn ô nhiễm môi sinh hay thái độ vô trách nhiệm về xã hội. Vì vậy, kết quả tăng trưởng ấy đã không được phân bố đồng đều mà cũng sẽ không bền. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và những người cùng ông lên cầm quyền từ năm 2002 đã bắt đầu hiểu ra điều ấy và đang cố gắng cải sửa, thành thật cải sửa, khác hẳn Hà Nội.

Khi ta thấy kết quả tổng hợp là tăng trưởng 10% một năm mà Thiên Tân lại vượt bậc với 20% thì mình phải suy ra là nhiều tỉnh chỉ có mức tăng trưởng 5%, những tỉnh nằm sâu trong lục địa và chưa ra khỏi thế kỷ 19.

Thiên Tân sở dĩ đáng chú ý vì Chủ tịch Ủy ban Nhân dân là Đới Tương Long, đã có một thời làm Thống đốc Ngân hàng Trung ương.

Khi làm Thống đốc, ông nhìn tình hình kinh tế ở tầm vóc quốc gia, nay về lãnh đạo một tỉnh, ông thấy chính quyền trung ương là một… chướng ngại. Khi làm Thống đốc, ông ta muốn mọi địa phương hay doanh nghiệp phải chấp hành chánh sách tiền tệ và tín dụng của trung ương, ngày nay, ông thấy chủ trương mới của chính quyền trung ương gây thiệt hại cho Thiên Tân.

Lãnh đạo Bắc Kinh - những Hồ Cẩm Đào, Ôn Gia Bảo hay Uý Kiện Hành - đều hiểu ra là đường lối phát triển kinh tế do Đặng Tiểu Bình đề xướng và Giang Trạch Dân áp dụng đã đi hết sự vận hành của nó và ngoài lượng thì còn phải chú trọng đến phẩm. Họ chủ động yêu cầu giảm đà tăng trưởng, cải cách cơ chế - từ luật lệ (về đất đai) đến thuế khoá và giáo dục y tế - để nâng đỡ nông thôn và các tỉnh khiếm khai trong lục địa. Nếu không cấp bách tiến hành việc ấy thì xã hội Trung Quốc có thể vỡ đôi, nông dân sẽ nổi loạn.

Đồng thời, họ cũng hiểu là nếu tiếp tục đường lối cũ là dồn tiền từ ngân hàng vào các doanh nghiệp nhà nước để sản xuất tối đa với giá thành tối thiểu hầu bán thật rẻ ra ngoài thì các ngân hàng sẽ sụp đổ dưới núi nợ thối không thể đòi lại từ các doanh nghiệp. Trước khi gặp nguy cơ động loạn xã hội, Trung Quốc có thể lãnh nguy cơ khủng hoảng tài chánh. Hoặc nói theo trình tự hợp lý, khủng hoảng tài chánh sẽ xoá sạch tiền ký thác của dân chúng và dẫn tới động loạn, cả trương chủ ở thành phố tới nông dân ở thôn quê sẽ cùng biểu tình với công nhân bị sa thải từ các doanh nghiệp nhà nước bị phá sản.

Đây là viễn ảnh đang chờ đợi họ sau những hồ hởi tưng bừng của Thế vận hội Bắc Kinh 2008, như một đỉnh cao báo trước sự sụp đổ của hệ thống chính trị hiện hành.

Vì vậy, họ mới vận động cải cách và… đụng vào cái vảy ngược của con rồng, của một bầy rồng.

Việc cải cách ấy xâm phạm vào quyền lợi của các địa phương, của các đảng ủy và cán bộ đã trục lợi và làm giàu nhờ đường lối kinh tế cũ. Chẳng những các tỉnh ngoài duyên hải không ưa gì chủ trương cải cách mà các tỉnh nằm sâu trong lục địa cũng vậy vì đảng viên nơi ấy vẫn có những đặc quyền và đặc lợi vượt khỏi tầm tay người dân. Và nhiều đảng viên địa phương bắt đầu bất mãn với việc cải cách của Hồ Cẩm Đào nên lặng lẽ phá hoại, nhẹ nhất thì cũng ù lỳ không chấp hành những biện pháp giảm đà tăng trưởng.

Từ bên ngoài, vì bị mê hoặc ở tốc độ tăng trưởng cao và viễn ảnh bán cho mỗi người dân Hoa lục một sản phẩm của mình, thế giới không nhìn ra là chính quyền trung ương hiện không kiểm soát được nền kinh tế, mỗi nơi lại tăng trưởng một cách theo những tính toán lợi hại của từng địa phương.

Đâm ra nếu không cải cách thì xã hội vỡ đôi mà tiến hành cải cách thì có khi đảng sẽ vỡ đôi.

Cho đến nay, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào bắt đầu áp dụng bài bản của Mao Trạch Đông trong cuộc Đại Văn Cách: vận động thế lực của quần chúng, kể cả sự bất mãn của nông dân, làm đòn bẩy tấn công ngược vào các đảng viên tham ô. Cũng trong chiều hướng ấy, họ còn tung ra lập luận là kinh tế thị trường và giới đầu tư nước ngoài đã hủ hoá đảng viên cán bộ. Đây cũng một hình thức mị dân, khơi động tinh thần độc lập, hay bài ngoại, của người dân, nhằm gây sức ép vào trong đảng, để cứu đảng.

Những chuyện ấy đáng để cho thế giới nhìn lại Trung Quốc với con mắt thực tế hơn.

Chế độ chính trị, cái "định hướng xã hội chủ nghĩa" nói theo Hà Nội, đã gây vấn đề cho việc sung dụng tài nguyên và phân phối lợi ích kinh tế. Tài nguyên được trút vào những dự án ít giá trị kinh tế nhưng có lợi cho đảng viên kiêm doanh gia, và thành quả kinh tế được phân phối trước tiên cho tập đoàn lãnh đạo ở các địa phương. Phép vua của Bộ Chính trị vẫn thua lệ làng của các Trung ương Ủy viên ở cấp địa phương.

Đảng Cộng sản Trung Quốc chưa thể mường tượng ra một thể chế liên bang cho một xứ sở rộng lớn, có nhiều dị biệt và mâu thuẫn như vậy. Họ cũng không muốn nghĩ đến một giải pháp chính trị thích hợp cho hình thái kinh tế thị trường. Họ muốn có một chế độ phi cầm phi thú để chiếm lợi thế của kinh tế tự do lẫn chính trị độc tài, và họ gặt hái kết quả tệ hại nhất trong cả hai lãnh vực: kinh tế tự do thiếu luật lệ công minh và chính trị độc tài thiếu giải pháp cứu vãn.

Tại Việt Nam, mỗi khi cần tranh luận về việc kinh tế thị trường có cần tới chính trị dân chủ hay không, người ta thường viện dẫn mẫu mực Trung Quốc để biện minh cho sự chuyên quyền của giới lãnh đạo. Lý luận ấy sắp trở thành lỗi thời.

Nhưng dù sao thì đấy cũng chỉ là một vấn đề lý luận. Trong thực tế thì khi Trung Quốc bị khủng hoảng, Việt Nam sẽ bị họa lây. Chuyện ấy mới là điều đáng quan tâm hơn!

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trên đây là một vài câu phê bình phim "The Cup", tức là chiếc Cúp giải bóng đá quốc tế mỗi 4 năm tranh nhau một lần. Nhưng phim không phải là về những cầu thủ cự phách như Ronaldo ..., hoặc những pha làm bàn cụp lạc khiến trăm triệu người trên thế giới, và cả Việt nam, mê say theo dõi. Mà phim nói về nếp sống của
Tháng bảy ở xứ biển Hạ Uy Di vẫn còn là mùa hè nắng gắt, khắp đường phố hoa phương đang đỏ ối một màu son môi mời gọi, làm cho hồn người xa xứ rộn lên những giấc mơ tuổi nhỏ, đã mang theo trong ký ức gần suốt cuộc đời. Đó là những ngày Phan Thiết buồn rầu vỉ chiến tranh lửa loạn
Nguyên Chủ tịch Ngân hàng Thế giới James Wolfensohn từng nói rằng: "Tự do báo chí không phải là sự xa xỉ dành riêng cho những nước giàu có. Nó là cốt lõi của sự phát triển công minh và công bằng." Qua bài viết này, tôi xin mạn phép nêu lên một vài suy nghĩ của mình, nhằm mục đích
Hoa Thịnh Đốn.- Sau những thành tựu hạn chế về kinh tế, người Cộng sản Việt Nam khoe luôn về thành công của báo chí sau 20 năm “đổi mới”. Họ ca tụng báo chí đã có công xây dựng dân chủ và thực hiện quyền tự do báo chí để phục vụ quyền
Những cơn mưa đầu mùa, báo hiệu cho một mùa dông sắp đến. Quả thật, Huế đang đi vào mùa mưa, lạnh. Cứ hằng năm, bốn anh em chúng tôi thay phiên bay về Huế, nhanh thì một tháng, lâu thì ở lại 3 tháng để săn sóc mẹ chúng tôi, thọ 95 tuổi đang sống côi cút với cô cháu và người giúp việc. Năm nay, đến lượt tôi, ngoài việc
Al Qaeda đang bị một trận Mậu Thân - có khi ông Bush cũng thế… Mạng lưới khủng bố al-Qaeda đã vừa tung một chiến dịch tuyên truyền như một trận Mậu Thân nhắm vào chính trường Mỹ. Kết quả sẽ ra sao" Trong mấy ngày liên tiếp, bộ phận về truyền thông của tổ chức này đã phóng đi
Nhờ các tài liệu lịch sử còn lưu trữ, nên ta biết được hầu hết bọn thực dân, dù mang thú màu da hay chủ nghĩa nào chăng nữa, cũng đều tham ác, dã man và ích kỷ. Chúng chỉ nghĩ tới cách nào vơ vét cho đầy túi tham. Những danh từ hoa mỹ như đem văn minh nhân loại để khai hoá các
World Cup 2006 đang đi vào giai đoạn chót. Sau vòng 1/4-Finale chỉ còn có 4 đội vào bán kết (1/2-Finale), gồm có Đức, Bồ đào Nha, Ý và Pháp. Nhìn vào thành phần của 1/2-Finale chúng ta có thể nói đây là sự so tài trên lãnh vực bóng tròn giữa bốn nước thuộc Âu Châu
Khi đọc, hoặc nghe thấy chữ “xuống núi” chúng ta thường tưởng tượng ngay tới hình ảnh những vị đạo sỹ ẩn tu lâu năm chốn thâm sơn cùng cốc; nay vì muốn cứu đời mà xuống núi, mang những đạo lý mầu nhiệm đã ngộ được để chia xẻ với nhân gian. Nhưng 5000 người trong tựa bài viết này không hẳn thế, mà đây là
Khối lượng đầu tư của VN sở dĩ còn thấp là vì tham ô và thất thoát. Tôi gọi đó là ‘ảo giác số một’, của cái định hướng xã hội chủ nghĩa, và truyền thông giới đầu tư nước ngoài thì khen VN giỏi chứ đa số người VN thì vẫn cúi đầu ngậm ngùi, khó chiu. Việt Nam đang chuẩn bị gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO trong
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.