Hôm nay,  

Tro Cốt Của Chủ Nghĩa Toàn Trị (2)

4/11/200100:00:00(View: 6337)
Elena Bonner

Chúng tôi đã sống và tiếp tục sống trong một quốc gia của những điều dối trá. Lời dối trá lớn gọi Nga là một quốc gia dân chủ. Những tiến trình bầu cử vừa mới được thai nghén đã bị hiếp đáp trong những cuộc bầu cử ở Chechnya, trong cuộc chiến lần thứ nhất ở đây, và cứ thế xẩy ra sau đó, trong chiến thắng bầu cử năm 1996 của Yeltsin, vốn được quyết định phần lớn bằng tiền bạc chứ không phải bằng ước muốn của những người đi bầu. Rồi tới việc chỉ định Putin, kẻ thừa kế Yeltsin, như thể Nga là một vương quốc, và lần này, không chỉ tiền bạc: đòn bẩy bầu cử chủ yếu đã biến thành điều gọi là “những biện pháp hành chánh”, nghĩa là một áp lực trực tiếp từ chế độ. Trò bầu cử “máy móc” như vậy cứ thế trải dài ra, từ viên thủ hiến cho tới những viên chức địa phương. Và một khi không có những cuộc bầu cử đúng đắn (valid), thì cũng không có dân chủ, theo đúng định nghĩa của từ này. Khi chuyện này xẩy ra ở Beralus, mọi người đều gật gù, như vậy là phản dân chủ, nhưng chẳng ai dám nói như thế với nước Nga, do sợ hãi.

Cái chế độ dựng đứng (vertical) được xây dựng bởi Putin - chia nước Nga ra làm bẩy “okrugs”, đứng đầu bởi một viên chức do tổng thống chỉ định, hoạch định hiến pháp cho những thể chế cộng hòa quốc gia, thay đổi đường lối theo đó thượng viện được thành lập, bằng cách hạn chế chức năng của nó – chế độ này được đưa ra như là một chương trình nhằm mang lại trật tự cho nước Nga. Nhưng những thay đổi này đã đem thêm quyền lực vốn đã không giới hạn cho tổng thống, và trên thực tế, đã biến nước Nga đa quốc gia, từ một xứ sở mang tính liên bang thành một quốc gia tập trung quyền lực vào một trung tâm, và trở thành thống nhất một khối, cũng theo nghĩa này. Và như vậy, chúng đạp đổ Hiến pháp của đất nước chúng tôi.

Liền lập tức theo đó, những con người từ những cơ quan an ninh – nghĩa là từ KGB-FSB, và quân đội – đã và đang được bổ nhiệm vào những chức vụ cao cấp trong chính quyền, bảo đảm ảnh hưởng của họ trên toàn quốc. Do đó, những năm gần đây lại một loạt những bắt bớ và những phiên toà như vả vào mặt luật pháp. Trong đó có trường hợp thương gia người Mỹ, Edmond Pope; nhà ngoại giao Valentin Moiseyev; ký giả Grigory Pasko, và sĩ quan hải quân Sergei Nikitin. Những người này bị buộc tội gián điệp. Đấy là chưa kể vụ buộc tội, hoàn toàn do dàn dựng, nhắm vào ký giả Andrei Babitsky vào năm vừa rồi. Đâu phải chỉ có một, mà ít nhất cũng trên vài vụ ám sát chính trị đã được hoàn toàn giải quyết.

Một hiện tượng nguy hiểm khác rong ruổi cùng những lời dối trá, đó là mở rộng kiểm soát của nhà nước về mặt truyền thông đại chúng, dưới những vỏ bọc: trừng phạt những vi phạm tài chính, chống tham nhũng hối lộ. Trong khi huỷ diệt một số những cơ quan và cơ sở tín dụng điều hành ngành xuất bản hoặc những đài truyền hình, nhà nước tạo ra, dưới sự kiểm soát của nó, những cơ quan xuất bản và đài truyền hình khác, quyền lực hơn, và tham nhũng hơn. Cứ cách thức làm ăn như vậy được áp dụng trong những địa bàn khác và tất cả đều nằm dưới chiêu bài chống tham nhũng. Và trong khi cả thế giới biết về những toan tính của chính quyền nhằm nắm lấy ngành truyền hình quốc gia, và chiến dịch của nhà nước chống lại Boris Berezovsky và Vladimir Gusinsky, những vụ bách hại này hiển nhiên mang mầu sắc bài Do Thái, rất ít người biết chuyện gì xẩy ra cho truyền thông đại chúng ở những vùng đất xa xôi của đất nước. Ở những nơi chốn hẻo lánh đó, những vụ việc tương tự như trên thường xuyên chấm dứt bằng bạo động, thành thử khó mà bảo đây là những trường hợp ngoại lệ. Như thể, trong một khoảng thời gian ngắn, thực sự không có những đài truyền hình tự do, độc lập, hay là một phương tiện truyền thông nào khác ở Nga.Thay vì vậy, chúng tôi có “Chủ thuyết An Ninh về Thông Tin”, nó đòi hỏi nhà nước phải kiểm tra báo chí và truyền hình.

Nhưng thảm họa và nhục nhã lớn của nước Nga mới, là hai cuộc chiến tại Chechnya và công cuộc diệt chủng đối với dân chúng đất nước này. Những cuộc chiến này đã được thổi phồng trước đó, bởi tuyên truyền nhằm chống Chechnya. Vẫn là những lời dối trá. Sau bao nhiêu năm, từ “chuchmek” đã được sử dụng trên toàn Liên bang Xô viết và nước Nga [sau đó], đây là một từ xúc phạm nhằm chỉ tất cả những người không phải gốc Slavic; một nhãn hiệu mới được đem ra thay thế, “người mang tính quốc gia Caucasian”, được sử dụng không phải chỉ ở trên đường phố, bởi “những đám đông”, mà luôn cả trong những tài liệu chính thức.

Cuộc chiến tranh lần đầu, là do Yeltsin cần, để nâng cao thế giá của ông ta trong những cuộc thăm dò dư luận; và nhờ nó mà đám đàn em vây quanh ông ta đã ôm được hàng tỉ rúp. Cuộc chiến đó chấm dứt với sự huỷ diệt hoàn toàn thành phố Grozny. Cư dân của nó chừng nửa triệu người. Con số người tị nạn: ba trăm ngàn người. Những sự độc ác, tàn nhẫn trong khi xẩy ra chiến tranh ở Samashki và những làng mạc khác – những sự độc ác tàn nhẫn mà chúng ta có thể chắc chắn một điều là, sẽ chẳng có một toà án theo kiểu Nuremberg nào ở đây. Cuộc chiến cướp đi cuộc sống của trên một trăm ngàn thường dân, sinh sĩ Nga, và kháng chiến quân Chechnya. Và cuộc chiến đó mang tên: “công cuộc tái lập trật tự theo như hiến pháp qui định.” Những nhà lãnh đạo Tây phương (ông bạn Bill, ông bạn Helmut, và tất cả những ông bạn còn lại), đã coi cụm từ trên có giá “face value” [giá trị trên danh nghĩa], (hay giả đò nó có giá như vậy – dối trá lây lan như bệnh hủi, như thiên tai, dịch hạch). Họ nghĩ, cách tốt nhất là có mặt tại Moscow vào lúc cao điểm của cuộc chiến, để tham dự cuộc diễn binh kỷ niệm lần thứ 50 chiến thắng của Đồng Minh trong Cuộc Chiến Lớn II.

(còn tiếp một kỳ)

Jennifer Tran chuyển ngữ.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo điện tử vnexpress.net, từ ngày USAID tái hoạt động tại Việt Nam, Mỹ đã hợp tác với Việt Nam để giải quyết các hậu quả do chiến tranh gây ra, bao gồm việc rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, tìm kiếm binh sĩ mất tích và xử lý chất độc da cam/dioxin. Từ năm 2019, USAID đã hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để xử lý khoảng 500.000 mét khối đất nhiễm dioxin tại căn cứ Không quân Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vào tháng Giêng năm 2024, Hoa Kỳ cam kết bổ sung thêm 130 triệu Mỹ kim, nâng tổng kinh phí cho việc làm sạch dioxin lên 430 triệu. Không rõ bây giờ USAID bị đóng băng, số bổ sung cam kết ấy có còn. Ngoài việc giúp giải quyết các hậu quả chiến tranh, USAID đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) và Hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ.
Elizabeth Eckford, một trong chín học sinh da đen tiên phong bước vào trường Trung học Little Rock Central năm 1957, đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ. Kể từ ngày khai trường lịch sử ấy đến nay, cuộc đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc ở Hoa Kỳ đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể, cho đến gần đây, Donald Trump lên nắm quyền và ra lệnh xóa bỏ toàn bộ chính sách Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập (DEI) trên khắp đất nước thúc đẩy sự gia tăng của các hành vi thù ghét trên toàn quốc, câu chuyện của Eckford càng trở nên cấp thiết. Việt Báo đăng lại câu chuyện lịch sử này như lời nhắc nhở quyền bình đẳng không thể bị xem là điều hiển nhiên, và cuộc đấu tranh cho công lý, bình đẳng vào lúc này thực sự cần thiết.
Năm 1979, Steve cho xuất bản Indochina Newsletter là tài liệu liên quan đến các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam sau ngày 30/4/1975, sau đổi tên thành Indochina Journal, rồi Vietnam Journal. Tôi và vài người Việt nữa đã cùng làm việc với Steve trong việc phối kiểm tin tức liên quan đến tù nhân lương tâm và dịch nhiều tài liệu của các phong trào đòi tự do dân chủ tại Việt Nam sang tiếng Anh, như Cao trào Nhân bản của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Diễn đàn Tự do của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, các bài giảng về sám hối vào Mùa chay 1990 của linh mục Chân Tín, cũng như những tuyên cáo về tình trạng thiếu tự do tôn giáo của các Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát; của Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Mục tiêu ban đầu khi Tổng thống John F. Kennedy thành lập USAID trong cuộc chiến tranh lạnh với Nga vào năm 1961, nội các của ông không chỉ nhắm đến các viện trợ dân sự và nhân đạo mà còn mang mục đích sâu xa hơn: Đó là sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác sẽ bảo vệ cho nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Mục đích này vẫn không thay đổi sau hơn sáu thập niên hoạt động của USAID, qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Bởi lợi ích của nước Mỹ nằm khắp thế giới, những sự giúp đỡ, viện trợ trước mắt mang lại lợi ích chiến lược lâu dài cho nước Mỹ. Các nghiên cứu về USAID cho thấy quyền lực mềm của nước Mỹ do USAID đã mang lại thiện cảm về nước Mỹ, giúp hàng hóa, sản phẩm Mỹ được ưa chuộng tại các thị trường nội địa và gián tiếp giúp cho các tập đoàn Mỹ nhận được các hợp đồng kinh tế to lớn so với các đối thủ. Ngược lại, khi thiện cảm này bị mất đi, hay thậm chí bị ghét bỏ, làn sóng tẩy chay hàng Mỹ là lẽ đương nhiên. Những chương trình giáo dục, huấn nghệ cho trẻ em các nước chiến tranh
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
Một trong những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của Tổng thống Donald Trump là một đòn tấn công trực diện vào nguyên tắc hiến pháp lâu đời về quyền có quốc tịch theo nơi sinh (birthright citizenship). Quyền này được quy định trong Tu Chính Án Thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ, ghi rõ rằng bất kỳ ai sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ đều đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ, không phân biệt nguồn gốc hay tình trạng nhập cư của cha mẹ.
Trong hơn một thế kỷ qua, vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Greenland đã khiến hòn đảo này trở thành một trong những mục tiêu tham vọng của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh (Cold War). Nhưng các nhà lãnh đạo Greenland vẫn luôn kiên quyết từ chối những lời đề nghị này. Từ kế hoạch mua lại đất đến các cuộc đàm phán thiết lập căn cứ quân sự, Greenland đã trở thành một trong những hòn đảo được săn đón nhất trên thế giới.
Hơn năm thập niên đã trôi qua, tuần này hàng loạt các bài báo dòng chính Hoa Kỳ đã đưa ra nghi vấn Nick Út có thể không phải người chụp tấm ảnh biểu tượng cuộc chiến Việt Nam trên các tờ báo lớn Hoa Kỳ: Washington Post, Los Angeles Times, National Catholic Reporter, CBS News, BBC, Vanity Fair... Câu hỏi được chạy dòng tít lớn trên các báo là liệu Nick Út chụp tấm hình, hay một người khác tên là Nghệ Nguyen đã chụp tấm hình này?
Tết năm nay là Tết Ất Tỵ, người ta đón xuân con rắn rắn bò bò trườn trườn mình trên mặt đất, nó không có chân, nhưng lướt mình trong bụi cây, trong hang ổ ngóc ngách nơi rừng cây rậm rạp, nhất là ở các vùng nhiệt đới um tùm, rắn đang lò mò mang mùa xuân tới… rắn đang mang về mùa xuân Ất Tỵ! Hình ảnh con răn có người yêu thích, quấn quanh cổ, quanh người đi chơi, quảng cáo, bán thuốc sơn đông mãi võ, cũng có người ghét bỏ, rùng mình quay đi.
Nước ta có nhiều ngày Tết. Mỗi Tết có một ý nghĩa riêng, có đôi khi theo thói quen của Trung Hoa ngày xưa. Các lễ Tết gồm có: Tết Nguyên Đán ngày Mồng Một tháng Giêng, Tết Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3 , Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5, Tết Trung Thu ngày 15 tháng 8 và Tết Song Thập ngày 10 tháng 10.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.