Hôm nay,  

Phế Thải Gia Cư Ở Việt Nam: Bài Học California

07/10/200600:00:00(Xem: 14067)

Trong tuần vừa qua,  TC KH&MT có nêu lên tình hình hiện tại của rác sinh hoạt gia cư  ở Việt Nam. Tiếp theo, cuộc trao đổi hôm nay với KS Trương Việt Hoàng thuộc Hội KH&KT VN có trụ sở tại Nam California đặt trọng tâm vào việc xây dựng các bãi rác mới cùng tiến độ thi công và phương cách giải quyết vấn đề. Cũng trong cuộc hội luận nầy, trường hợp tiểu bang California được đem ra làm thí dụ điển hình cho giải pháp giảm thiểu nguồn rác phát thải và hạn chế xây dựng thêm các bãi rác mới trong phát triển và đô thị hóa.

- Trước hết xin KS TVH nói về các dự án xây dựng các bãi rác có ngân sách ODA hoặc do đầu tư nước ngoài.

- Trước tiên, chúng tôi muốn nói đến dự án của công ty liên hợp Đa Phước do Công ty Việt Nam Waste Solutions do David Dương, một doanh nhân trong địa hạt phế thải gia cư ở San Jose, CA. Vào tháng 6 năm 2005, công ty này đã ký kết với Tp HCM và đã đặt viên đá đầu tiên trên dự án có tổng diện tích là 640 hecta, và kinh phí đầu tư là 400 triệu Mỹ kim. Dự án hiện còn đang tiếp tục thiết lập dự án giải tỏa và xây dựng hạ tầng.

Hiện tại (8/2006) công ty còn đang tiến hành dọn và sang lấp mặt bằng, thi công mặt bằng nhà máy, xây dựng cầu dẫn vào khu đất của dự án. Dự kiến sẽ tiếp nhận 2500 đến 3000 tấn rác mỗi ngày cho việc phân loại rác tái sinh, và biến chế thành phân compost vào đầu tháng 3/2007. Từ khi đặt viên đá đầu tiên đến nay là 14 tháng, dự án mới vừa thu hồi được 110 hecta, phần 530 hecta còn lại đang được hiệu chỉnh quy hoạch và tiếp tục giải tỏa. Chúng tôi không hiểu làm thế nào trong vòng 6 tháng tới, công ty có thể tiếp nhân lượng rác đầu tiên"

- Ngoài công ty Đa Phước ra, còn có công ty nào xử lý rác có tầm quan trọng trong hai năm trở lại đây, thưa ông"

- Dạ có thưa anh, Công ty Vietstar có trụ sở tại Hoa kỳ đã có giấy phép xin gia hạn đầu tư ở sở TN&MT Thành phố HCM. Công ty có công suất 1,200 tấn mỗi ngày, với tổng số vốn đầu tư 36 triệu Mỹ kim. Một dự án khác là dự án nhà máy sản xuất phân compost do công ty liên doanh Saigon- Earthcare (Hoa kỳ) làm chủ đầu tư, có công xuất 1,000 tấn một ngày. Công ty đang xin giấy phép xây dựng và làm đường dẫn vào khu dự án. Và sau cùng, dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân compost do Công ty Môi trường Đô thị làm chủ đầu tư,  có công xuất 500 tấn /ngày và 300 tấn phân hầm cầu/ngày. Công ty do nguồn vốn ODA từ chính phủ Hòa Lan.

Đại đễ là dù có nhiều dự án đầu tư trong công cuộc xử lý phế thải và xử lý nước rỉ, nhưng tiến độ thi hành dự án hiện nay rất chậm, kể cả những dự án đã thất bại trước đó như dự án Đông Thạnh ngày xưa vàbãi rác Gò Cát trong hiện tại.

- Trước khi khảo sát về tiến độ thi công một bãi rác mới. Ông vừa nói đến sự thất bại của dự án bãi rác Gò Cát, vậy Ông có thể nói rõ hơn để quý thính giả của đài có thể hiểu đó là những thất bại vì những nguyên nhân gì"

- Bãi rác Gò Cát được bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 1995. Theo thiết kế được duyệt, khả năng tiếp nhận của bãi rác là 3,65 triệu tấn và sẽ đóng cửa vào cuối năm 2005. Bãi nầy gồm 4 bãi chứa rác khác nhau và một nhà máy xử lý 400 mét khối nước rỉ/ngày, và chỉ có khả năng thu nhận 2000 tấn rác/ngày mà thôi.

Nhưng trên thực tế, cho đến ngày hôm nay, hàng ngày bãi rác tiếp nhận từ 4,000 đến 4,500 tấn rác và đã vượt mức cho phép là 4,2 triệu tấn. Thêm nữa, nhà máy xử lý nước rỉ hiện tại chỉ có khả năng xử lý 100 mét khối/ngày, trong lúc lượng nước rỉ phát sinh hàng ngày là 1,000 mét khối. Do đó, CT Môi trường Đô thị có nhiệm vụ quản lý bãi rác phải dùng xe bồn vận chuyển trên 800 mét khối nước rỉ hàng ngày từ Gò Cát lên hồ chứa nước của bãi rác Đông Thạnh. Dĩ nhiên chuyện tràn bờ và chuyện nước rỉ sẽ đi vào môi trường ở Gò Cát và Đông Thạnh cũng là kết quả đương nhiên cho những ngày sắp tới mà thôi.

- Bước sang vấn đề tiến độ thi công, tại sao đã có doanh nhân ngoại quốc hay nguồn vốn ODA đầu tư vào kỹ nghệ xử lý rác, thủ tục về giấy phép trong xây dựng phải mất quá nhiều thời gian làm chậm trễ tốc độ thi công, thưa ông"

- Sở dĩ có tình trạng trên xảy ra là vì theo ông Nguyễn văn Chiến, phó GĐ sở TN&MT Thành phố HCM cho biết trong 30 năm qua, các dự án cho bãi rác thải do ngân sách thành phố, hoặc được viện trợ từ các tổ chức, chính phủ nước ngoài như bãi rác Gò Cát. Do đo, Sở TN&MT bị động vì thiếu kinh nghiệm trong việc tiếp cận với các dự án lớn và mới, nhất là việc giải quyết các hợp đồng ký kết với doanh nghiệp ngoại quốc.

Hiện nay, đối với tiến độ thực hiện các dự án xử lý, Sở đã rút kinh nghiệm và đang phối hợp với các sở ban ngành khác đễ đẩy nhanh tiến độ thực hiện quy hoạch, đền bù thu hồi đất và hoàn thiện cơ sở hạ tầng cho các khu liên hợp xử lý chất thải rắn. Sở cũng tăng cường việc giải quyết các vấn đề một cách căn cơ từ gốc như quy hoạch tổng thể chất thải rắn cho đến năm 2020 so với mức độ gia tăng của đô thị hóa và phát triển thành phố.

- Rác ở Việt Nam đã là một vấn nạn lớn, dĩ nhiên rác gia cư ở các quốc gia đã phát triển cũng là một vấn nạn không nhỏ cho các nước này. Họ có phương cách giải quyết vấn đề như thế nào đễ không gây ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước mặt và nước ngầm không thưa ông"

- Rác cũng là một vấn nạn rất lớn đối với các quốc gia có nền công nghệ cao mặc dù luật lệ môi trường đã được áp dụng một cách khắc khe để bảo vệ sức khỏe của người dân. Lấy California làm thí dụ, với dân số 36 triệu người và hàng năm thải hồi khoảng 165 triệu tấn rác. Vấn đề xây dựng bãi rác và nhà máy xử lý nước rỉ cùng việc thu hồi khí thải từ bãi rác để biến thành điện năng đòi hỏi Cali phải có một hệ thống quản lý và kiểm soát thật hoàn chỉnh.

Trước vấn nạn trên, từ năm 1987 chính quyền của Cali đã lấy quyết định là quy định việc quản lý chất phế thải cho từng địa phương và chỉ tiêu cho đến năm 2000 là phải giảm thiểu 50% lượng rác gia cư, khai triển bằng cách thu hồi 50% rác để tái sinh, tái xử dụng hay biến chế thành phân hữu cơ .v.v... Tuy nhiên chỉ tiêu trên vẫn chưa đạt được vào năm 2000.

- Còn hiện tại thì sao thưa ông"

- Năm 2004, kỹ nghệ rác ở Cali đã giải quyết được 76 triệu tấn tức 48% qua tái sinh hoặc tái xử dụng. Qua năm 2005, 88 triệu tấn được tái xử dụng tức 52%. Và John Myers, Phát ngôn viên của Hội đồng Quản lý Rác Cali công bố  "Chỉ tiêu giải quyết 50% lượng rác phế thải của cư dân Cali đã thành công sau 18 năm ban hành. Và trong vòng 10 năm trở lại đây, không có bãi rác cùng hệ thống xử lý rác mới được thành lập. Thiết nghĩ, đây là một bài học lớn cho VN trong vấn đề quản lý phế thải.

- Thưa ông. Làm thế nào mà California đạt được thành tích trên"

- Đây là kết quả của một sự phối hợp giữa chính quyền và người dân. Cũng cần nên nói thêm là người dân đã ý thức được tầm quan trọng trong việc bảo vệ môi trường bằng cách thi hành quyết định của từng địa phương như là phân loại rác và phế thải vào những thùng rác riêng rẽ: như thùng đựng phế thải thực phẩm (rác hữu cơ), thùng đựng rác do cây kiểng và sân cỏ, thùng đựng những phế thải có thể tái sinh như chai lọ, thủy tinh, plastic, giấy báo, lon, hộp v.v.. Ngoài việc giảm thiểu phân nửa thể tích của bãi rác, các phế thải tái sinh đã góp một phần không nhỏ trong kỹ nghệ tái sản xuất nguyên vật liệu như giấy, plastic, thủy tinh,  vừa giải quyết được một phần tình trạng ô nhiễm môi trường và tiết giảm được mức xử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Chính người dân và các Công ty công nghệ nhận thức được tầm quan trọng của mức tiết giảm trên. Do đó, chính họ đã biến các cơ sở thành những nơi sản xuất công nghệ sạch và xanh.

- Từ bài học của tiểu bang Cali, Hoa kỳ. Chúng ta có thể rút ra những kinh nghiệm nào cho trường hợp VN"

- VN đứng trước những thách thức do phát triển, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đang có chiều hướng ngày càng lan rộng, công nghệ xây dựng bãi rác cùng việc thiết kế nhà máy xử lý của VN đang còn ở trong tình trạng sơ khai. Do đó, VN cần phải chuẩn bị một đội ngũ nhân sự chuyên môn trong công nghệ này đồng thời với việc huấn luyện cán bộ quản lý môi trường.

Thêm nữa, sự thành công của Cali trong vấn đề giải quyết phế thải, phần lớn là do ý thức bảo vệ môi trường của người dân cao qua quá trình giáo dục và được hướng dẩn qua truyền thông, truyền hình, học tập và báo chí. Đây mới chính là điểm rốt ráo trong phương cách giải quyết vấn đề.

Và muốn được như thế, chương trình công dân giáo dục nơi học đường cần phải có trong chương trình học như những điều luật căn bản cần thiết cho một xã hội dân sự văn minh như : Luật đi đường , luật xả rác công cộng, thái độ chấp hành luật lệ chung, và nhất là luật phải được áp dụng cho tất cả mọi người dân và không có ngoại lệ nào cho bất cứ ai cả!

Một môi trường sạch chỉ có trong một xã hội sạch mà thôi!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong công cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp để giành lại chủ quyền cho dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước Việt Nam, tiền nhân của chúng ta đã gian khổ cùng một lòng đánh đuổi bọn xâm lăng ra khỏi mảnh đất thân yêu mà Tổ tiên ta đã bao đời dầy công gầy dựng. Cho nên nhìn lại dòng lịch sử dân tộc từ Bắc vào Nam ở đâu và lúc nào cũng có những vị anh hùng dân tộc đứng lên liều mình cứu nước chống giặc ngoại xâm...
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng..
Người nhập cư Việt Nam được biết đến với “đạo đức làm việc” mạnh mẽ của họ. Họ sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ và hy sinh để đạt được mục tiêu của mình. Tính cần cù này đã giúp họ thành công trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh, giáo dục và các ngành nghề khác...
Sau một vài năm ở Mỹ và đã quen hơn với vùng đất mới của họ, những người nhập cư Việt Nam đã chuyển đến các khu vực đô thị lớn để tạo ra các “biệt khu dân tộc” (ethnic enclaves) với những người Mỹ gốc Á khác...
Từ đợt đầu di tản sau biến cố 30/4/1975, chừng 125,000 người. Vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, khi bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, Hoa Kỳ đã ra lệnh sơ tán ngay lập tức nhân viên Hoa Kỳ và hàng nghìn quan chức quân sự và ngoại giao của miền Nam Việt Nam. Các kênh truyền hình tin tức Mỹ đã phát đi những hình ảnh đau lòng về cuộc không vận hỗn loạn, trong đó có đám đông công dân miền Nam Việt Nam tuyệt vọng tràn ngập ngoài cổng Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Làn sóng đầu tiên đến vào năm 1975 như một phần của 140.000 người của Đông Dương được sơ tán ban đầu qua lệnh của Tổng thống Gerald Ford. Những người tị nạn đó, hầu hết đều có trình độ học vấn và nói được một ít tiếng Anh, đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ công chúng Mỹ mong muốn được xóa bỏ ít nhiều mặc cảm tội lỗi về việc quân đội Mỹ đột ngột rời khỏi miền Nam Việt Nam. Đến năm 1978, kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái và sự chào đón nồng nhiệt này không còn nữa (1).
Giữa những hình ảnh cánh đồng hoa anh túc và những chiến hào sũng nước trong ký ức chung về Thế Chiến I, ít ai để ý đến sự hiện diện của các trại tù binh chiến tranh ở vùng đảo British Isles. Nhưng trong suốt cuộc chiến, Anh đã giam giữ gần 116,000 người trong các trại tù binh trên khắp đất nước, từ Cung điện Alexandra ở London đến một trang trại cũ trên Đảo Isle of Man. Trong số đó có một võ sĩ đấm bốc và nghệ sĩ biểu diễn xiếc người Đức tên là Joseph Pilates.
Cựu Trung tướng Phạm Quốc Thuần đã qua đời vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu 18-8-2023 tại Fountain Valley, California, hưởng thọ 98 tuổi. Ông sinh ngày 31-8-1926 tại Hà Đông. Trung tướng Phạm Quốc Thuần giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Bộ Binh (Thủ Đức) ngày 20-8-1969...
Bát Nhã Tâm Kinh của Phật học có câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Từ “sắc” trong câu kinh dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng. Còn “không” là cái không bao giờ xẩy ra. Từ “không” được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chân Không Diệu Hữu”. Như vậy, “sắc tức thị không, không tức thị sắc” là nói đến “thật tướng” của vạn pháp và đấy chính là “vô tướng”, từ “cái không” do nhân duyên hợp lại thành “cái có”. Và, ngược lại, từ “cái có” tất yếu trở về “cái không”. Chu kỳ ấy là bất diệt, cứ tiếp nối nhau đến vô tận. Đó là cách tiếp cận theo triết học tôn giáo hay siêu hình học. Nhìn từ nhãn quan vật lý học, “cái có” có thể đến từ “cái không” được không? Theo thuyết Big Bang thì có vẻ là như thế. Vật chất tồn tại như ta nhìn thấy – hàng tỉ tỉ dải thiên hà, mỗi thiên hà có hàng tỉ tỉ ngôi sao, mỗi ngôi sao là một hệ thái dương có thể có nhiều hành tinh, mỗi hành tinh là một thế giới như quả đất chúng ta đang sinh sống – đến từ “cái không có gì”,
Nhân Lễ Tưởng Niệm Nhị vị Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Bông được tổ chức ngày hôm nay 13/08/2023 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng tiểu bang Victoria-Úc, Ban Tổ Chức có nhờ tôi chia sẻ đề tài “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nhà hoạt động chính trị chân chính”, dưới đây là một số điều tôi được biết về cuộc đời chính trị của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
✱ Đs Anh/Đs Lodge: Đề xuất của Hồ Chí Minh về một hiệp định đình chiến - Nhu đã đáp lại rằng đề xuất này "không thực tế" nhưng có thể trở thành thực tế trong ba hoặc bốn tháng tới và đang được nghiên cứu. ✱ Báo Espresso, Italia: Ông Nhu sẵn lòng từ bỏ viện trợ Mỹ nếu đó là cái giá phải trả để loại bỏ sự hiện diện của người Mỹ - Nhu cho biết Việt Nam có thể tồn tại mà không cần người Mỹ - Ông Nhu phản ứng phẫn nộ khi người Mỹ muốn ông rời khỏi đất nước. ✱ Nhà báo M.West,Úc: Ông Nhu nói rằng ông muốn tất cả, lặp lại, tất cả các cố vấn Mỹ đều phải rời đi - Không có người Mỹ, chúng ta có thể thắng chiến tranh trong hai hoặc ba năm - Hiện nay trong ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, không có đạo đức. ✱ Đại sứ Lodge: Chúng ta nên xem xét việc rút quân là một khả năng ngày càng gia tăng. Sự bắt đầu của việc rút quân có thể gây ra một cuộc đảo chính...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.