Hôm nay,  

Những Đòn Khủng Bố Của Hà Nội Sau Đại Hội X

6/2/200600:00:00(View: 1945)

Sau Đại Hội X, Cộng sản Việt Nam đã tung ra một số đòn khủng bố nhắm vào các nhà đối kháng đã ký tên vào bản Tuyên Ngôn Dân Chủ, đặc biệt là thẳng tay triệt hạ nơi thờ phượng của Hội thánh Tin Lành Mennonite do Mục sư Nguyễn Hồng Quang quản nhiệm và ngăn chận việc chuẩn bị phục hoạt đảng Dân Chủ của các ông Hoàng Minh Chính, Trần Khuê, Hoàng Tiến và Luật sư Nguyễn Văn Đài. Hai vụ khủng bố này đang tạo một số quan tâm trong dư luận vì nó mang đặc tính bất thường trong cách phản ứng của Hà Nội đối với những chống đối gần đây của các nhà đối kháng.

Chiều ngày 22 tháng 5 năm 2006, chính quyền phường Bình Khánh, Quận 2 thành phố Sài Gòn đã huy động lực lượng công an, nhân viên uỷ ban, dân phòng và đội quản lý đô thị khoảng hơn 50 người tấn công vào trụ sở văn phòng Hội thánh Tin lành Mennonite. Lực lượng này đã cưỡng chế, tháo dỡ toàn bộ trụ sở chỉ còn trơ lại sườn và bắt giữ 11 thành viên của Hội thánh, trong đó có Mục sư Nguyễn Hồng Quang, Mục sư Phạm Ngọc Thạch, Truyền đạo Nghĩa, 4 người dân tộc thiểu số, 1 thiếu niên 15 tuổi và 3 thanh niên trong đó có 2 phụ nữ. Khi còng tay tất cả những thành viên Hội tháng dẫn về phường, công an đã đánh đổ máu nhiều người trong đó Mục sư Nguyễn Hồng Quang.

Trong khi đó, tại Hà Nội, vào lúc 7 giờ tối ngày 27 tháng 5 năm 2006, khoảng 20 công an đã ập vào nhà ông Hoàng Minh Chính chụp hình, làm biên bản và tịch thu tất cả những giấy tờ còn trên bàn, trong đó quan trọng nhất là lời tuyên bố phục hoạt đảng Dân Chủ của ông Hoàng Minh Chính soạn và bản Điều Lệ Đảng mà ông Chính nhờ Luật sư Nguyễn Văn Đài soạn thảo. Cuộc tấn công này của công an là nhằm phá vỡ cuộc nói chuyện giữa bốn người gồm ông Hoàng Minh Chính, giáo sư Trần Khuê, ông Hoàng Tiến và Luật sư Nguyễn Văn Đài đang bàn thảo về vấn đề phục hoạt đảng Dân Chủ mà đảng này đã được thành lập năm 1944 do ông Chính làm Tổng thư ký và đã bị bắt buộc giải thể vào năm 1988.

Ngay tối hôm đó, công an phường Hàng Bài, quận Hoàn Kiếm đã đến tận nhà mời Luật sư Đài lên làm việc đến 12 giờ đêm. Trong khi đó công an cũng đòi hai công Trần Khuê và Hoàng Tiến lên làm việc cho đến 1 giờ đêm ngày 27 tháng 5.

Trong lúc Cộng sản Việt Nam trù dập các nhà tranh đấu, từ ngày 18 tháng 5 cho đến 27 tháng 5, tại công viên Mai Xuân Thưởng, Hà Nội công an đã vây bắt những đồng bào khiếu kiện từ các tỉnh phía Bắc khi những người này tìm đến các nhà ông Hoàng Minh Chính, Lê Hồng Hà... để xin ký tên vào bản Tuyên Ngôn Dân Chủ cũng như tổ chức các cuộc biểu tình tại khu vực lăng họ Hồ gần trụ sở quốc hội.

Hàng trăm người đã căng biểu ngữ, cờ quạt băng rôn, mang khẩu hiệu trước ngực diễn hàng tên các đường phố Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng và đầu phố Hoàng Hoa Thám nơi có đặt trụ sở văn phòng Thủ tướng cộng sản. Đoàn biểu tình khiếu kiện của nông dân đã làm náo loạn cả khu phố và kéo dài trong nhiều ngày khiến cho Bộ công an đã phải chỉ thị trực tiếp cho công an đồn Thụy Khuê, quận Ba Đình phải ứng chiến với sự tiếp sức của các hàng trăm công an khác từ những quận lân cận trong thành phố. Công an đã bắt một số nông dân tham gia biểu tình lên xe và chở ra ngoại ô, bắt mua vé xe đi về lại quê quán; nhưng các nông dân này đã thay vì về quê, họ đã mua vé xe đi ngược trở lại công viên Mai Xuân Thưởng để đấu tranh tiếp... và cứ như thế làm điên đầu nhóm công an.

Qua một số diễn tiến nói trên cho thấy là tuy Hà Nội phải huy động một lực lượng an ninh để theo dõi, trù dập và ngăn chận mọi nỗ lực chống đối của người dân, nhưng so với tình hình 10 năm trước đây, cách ứng xử của Cộng sản Việt Nam hiện nay quả đã bọc lộ nhiều sự lúng túng trong đối phó. Nghĩa là Hà Nội không còn có thể thẳng trấn áp một cách thô bạo và coi thường dư luận như quá khứ. Chẳng hạn đối phó với sự kiện ông Hoàng Minh Chính tụ tập một số người chuẩn bị cho ra đời một đảng đối đầu với cộng sản Việt Nam mà công an đã chỉ tịch thu giấy tờ, mời vài người lên tra vấn, không bắt cầm tù như vài năm trước đây. Tình hình này cho chúng ta một vài sự lượng giá như sau:

Thứ nhất là Cộng sản Việt Nam đang trong tiến trình sắp xếp lại nhân sự ở thượng tầng, tuy đã có những dàn xếp bên trong nhưng chưa biểu quyết chính thức ở quốc hội nên không một ai muốn nhận trách nhiệm khi ra tay quá mạnh. Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam lại đang ở vào tiến trình đàm phán gia nhập WTO với nhiều triển vọng mới sau khi đã khai thông các khó khăn với Mỹ nên có thể là giới lãnh đạo Hà Nội không muốn bị quy trách nhiệm là phá hoại cuộc chạy đua vào WTO, nếu chỉ thị cho công an thẳng tay bắt giữ các nhà đối kháng.

Thứ hai là trong tiến trình chuẫn bị Hội nghị thượng đỉnh APEC vào cuối tháng 11 năm 2006, dưới những áp lực mở rộng xã hội dân sự từ các tổ chức NGO và các đoàn thể quần chúng của các nước tham dự, Cộng sản Việt Nam ở vào thế khó có những chọn lựa biện pháp mạnh vì sợ bị dư luận tẩy chay, chỉ trích gây khó khăn trong việc tổ chức Hội nghị APEC. Trong tình huống đó, Cộng sản Việt Nam đành phải chỉ thị cho bộ máy công an hù dọa chừng mực và giữ các chống đối của những nhà đối kháng trong tình huống bất thường là vì vậy.

Thứ ba là song song với những áp lực của việc chạy đua vào WTO, những vụ khiếu kiện đã vượt quá tầm giải quyết của cán bộ các cấp trong khi quần chúng nhìn thấy rằng họ không thể đấu tranh đơn lẻ vài ba người mà phải kết tụ thành tập thể khiếu hiện thì mới gây những tiếng vang lớn để buộc chính quyền trung ương giải quyết. Hơn thế nữa, các vụ khiếu kiện không còn đơn thuần là những tiếng kêu oan của nông dân đối với chính quyền mà biến thành một áp lực tinh thần đè lên sự suy nghĩ của các đảng viên đảng Cộng sản. Do đó mà những vụ khiếu kiện càng kéo dài sẽ sinh ra những bất lợi cho chính chế độ vì tập thể đảng viên đảng Cộng sản Việt Nam không thể nào im lặng khi mà nông dân các tỉnh kéo nhau tuần hành trên phố đòi lại ruộng đất và chống bất công.

Tóm laị, so với vài năm trước đây, cường độ khủng bố hiện nay của Hà Nội đã suy giảm. Vấn đề của chúng ta là phải nương theo sự suy giảm này để đẩy cho Hà Nội rơi vào thế suy yếu nhiều hơn nữa, giúp cho phong trào quần chúng dễ bộc phát hơn trong thời gian tới.

Lý Thái Hùng

May 31 2006

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Năm Tổng Thống Hoa Kỳ liên tiếp, thuộc cả hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã nhất quyết giúp nhân dân Miền Nam bảo vệ “tiền đồn của Thế Giới Tự Do.” Hành động mạnh mẽ nhất là ‘tự động’ mang nửa triệu quân vào để chiến đấu - mặc dù Chính phủ VNCH không yêu cầu. Rồi xây cất đường xá, xa lộ Biên Hòa, hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Sàigòn, và mấy chục phi trường lớn nhỏ, với những kho xưởng như Long Bình, Quy Nhơn, Phú Bài, tốn phí bao nhiêu nhân mạng, bao nhiêu tiền của để xây dựng một “tiền đồn của thế giới tự do”, ngăn chận Trung Cộng ở phía Nam
Nửa thế kỷ trước, nước Mỹ đã không tôn trọng lời cam kết giúp VNCH chiến đấu tới cùng trước làn sóng xâm lăng của Cộng Sản Thế Giới. Nhiều người, cả Việt lẫn Mỹ, cũng như dư luận thế giới, đã gọi đây là một sự phản bội đáng xấu hổ. Nhưng có học giả Mỹ đã khẳng định: “Sự phản bội của nước Mỹ đối với Nam Việt Nam là một trong những điều thông minh nhất mà nước tôi đã từng làm”.
Ngày 28 tháng 4 năm nay vừa tròn 80 năm kể từ khi nhà độc tài Ý Benito Mussolini bị xử tử tại một ngôi làng ở Ý vào cuối Thế Chiến II năm 1945. Chỉ một ngày sau đó, thi thể của ông ta bị bêu rếu và lăng nhục công khai ở Milan. Dưới bóng tội ác ghê rợn của Adolf Hitler, khi nhắc đến chủ nghĩa phát xít, nhiều người thường nghĩ ngay đến những ký ức về Đức Quốc xã. Thế nhưng, cần nhớ rằng Benito Mussolini mới chính là kẻ mở đường. Biệt danh Il Duce (xin tạm dịch là Lãnh tụ) của Mussolini chính là nguồn cảm hứng cho Hitler.
Các cuộc thăm dò cho thấy mức độ ủng hộ Trump của cử tri đang ở mức thấp kỷ lục đối với một nhà lãnh đạo sau ba tháng đầu của nhiệm kỳ. Đa số phản đối chính sách thuế quan và cắt giảm lực lượng nhân sự liên bang của ông.
Hành động công kích đầy bất ngờ của Tổng thống Trump nhắm vào nền giáo dục đại học đã vô tình đánh thức tinh thần phản kháng của Harvard cùng hơn 100 trường đại học trên khắp 40 tiểu bang. Sự kiện này cũng để lại một bài học đáng suy ngẫm: nhượng bộ và đầu hàng trước những áp lực ngang ngược, vô lý không phải là cách tồn tại bền vững cho bất kỳ tổ chức nào. Sự việc khởi đầu với lá thư ngày 11 tháng 4 từ chính quyền Trump, trong đó đưa ra hàng loạt yêu cầu đối với Đại học Harvard. Ngay lập tức trường Harvard từ chối, vậy là chính phủ thẳng tay đóng băng khoản ngân sách tài trợ trị giá 2.3 tỷ MK. Ngoài ra, Trump còn dọa tước bỏ quy chế miễn thuế của trường. Hành động này bị nhiều người xem là sự lạm quyền nhằm chi phối một cơ sở giáo dục tư thục, và đã vô tình khơi dậy làn sóng ủng hộ quyền tự chủ của các đại học trên khắp Hoa Kỳ.
"Tự do tư tưởng và tìm kiếm sự thật, cùng với sự cam kết lâu đời của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền này, đã giúp các trường đại học đóng góp một cách thiết yếu cho xã hội tự do và cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng hơn cho mọi người ở khắp các mọi nơi. Tất cả chúng ta đều có chung lợi ích trong việc bảo vệ sự tự do đó. Như lệ thường, chúng ta tiến bước lúc này với niềm tin rằng việc theo đuổi chân lý can đảm và không bị ràng buộc sẽ giải phóng nhân loại, và với niềm tin vào lời cam kết bền bỉ mà các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã gìn giữ cho quốc gia và thế giới của chúng ta."
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài. Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp? Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.