Hôm nay,  

Phỏng Vấn LS Nguyễn Quang Trung

10/25/200600:00:00(View: 25302)

Phỏng Vấn Luật Sư Nguyễn Quang Trung Về Biến Cố Tân Nguyễn

Việt Báo trân trọng cảm ơn nhà văn Nguyên Phương đã gửi tới bài phỏng vấn Luật Sư Nguyễn Quang Trung về “biến cố Tân Nguyễn,” một chuyện đang được cộng đồng quan sát.

- Lời Giới Thiệu (của Nguyên Phương): Trước những diễn tiến dồn dập liên quan đến những cáo buộc cho rằng ỨCV Nguyễn Tân đã gởi một lá thư đến khoảng 14,000 cử tri gốc La Tinh với nội dung cho rằng các “di dân” tham gia bầu cử là trái phép và có thể bị các biện pháp chế tài trước pháp luật. Cuộc tranh luận vẫn còn xoay quanh chữ “di dân” chính xác nghĩa là gì" Ngoài ra, ỨCV Nguyễn Tân có biết gì về lá thư này trước khi được gởi ra hay không"

Dư luận trong cộng đồng mới đây lại cho rằng Bộ Tư Pháp Tiểu Bang và nhiều viên chức chính quyền khác đã hành xử quá mức hay thổi phồng câu chuyện vì quyền lợi chính trị bầu cử và đảng phái. Cộng đồng Việt Nam có thể trở thành một nạn nhân của việc thủ lợi chính trị giữa các đảng phái trong chính trường Hoa Kỳ.

Trước biến cố gây nhiều ồn ào và đang bị chính trị gia lạm dụng trong những tuần cuối của  mùa bầu cử, Luật sư Nguyễn Quang Trung, một người am tường về chính trị dòng chính,  đặc biệt dành cho Đặc phái viên Nguyên Phương cuộc phỏng vấn để rộng đường dư luận.

Luật Sư Nguyễn Quang Trung hiện là Ủy Viên Giáo Dục Của Học Khu Garden Grove, ông là người đi sát với Dân biểu Trần Thái Văn và Luật sư Nguyễn Quốc Lân. Ngoài ra, ông được xem là một trong những người tiên phong trong công  cuộc vận đông thành công đưa tiếng Việt vào học đường. Hiện nay, ông cũng là một ứng cử viên đang tranh cử vào chức vụ Giám Đốc Hội Đồng Cấp Thủy Quận Cam, Đơn Vị 1.

*

- Nguyên Phương: Xin LS cho biết LS  suy nghĩ  về vụ của anh Tân Nguyễn"

- LS Trung: Trước hết, việc anh Tân Nguyễn (hay Nguyễn Đức Tân) và lá thư gửi đến các cư dân gốc La tinh (Latinos) là một việc làm đã khiến một số nhà chính trị và một cử tri gốc La tinh phẫn nộ, gây hoang mang trong cộng đồng người Việt nói riêng và cộng đồng địa phương nói chung. Cho đến nay, người ta chưa ai biết  đâu là sự thật.

Ngay sau khi được biết tin là một lá thư chưa biết ai là tác giả, với nội dung có ý đe doạ một số cử tri gốc La tinh, chúng tôi cũng như các anh chị em trong liên danh các ứng cử viên gốc Việt đã ra văn thư lên án về nội dung lá thư này theo diễn giải của các cơ quan truyền thông lúc đó. Riêng Luật sư Trần Thái Văn đã gửi thư thêm đến hai ông Bộ Trưởng Tư Pháp và Nội bang yêu cầu điều tra gấp để làm sáng tỏ vấn đề trước tình thế gây hoang mang.

Khi các bản tin báo chí nói rằng ỨCV Tân Nguyễn có liên quan đến việc này, 6 ứng cử viên gốc Việt đã ký tên chung vào một lá thư bằng tiếng Anh lên tiếng kêu gọi mọi người sát cánh cùng các cử tri khác đi bầu để bảo vệ sức mạnh chính trị của cộng đồng Việt Nam cho dầu tình huống có diễn ra như thế nào đi nữa. Bản lên tiếng cũng lên án nội dung của lá thư như đã được trình bày trong dư luận báo chí vào lúc đó.

Hơn nữa, tôi nghĩ rằng lá thư đó là một trò chơi tiêu cực. Thứ nhất là mạo danh một tổ chức mà biết trước rằng tổ chức này đã có nhiều gây hấn với cộng đồng La tinh. Thứ hai đã dùng một tên tuổi nặc danh “Sergio Ramirez” không rõ là ai để ký tên lá thư. Thứ ba là cho rằng chính quyền liên bang và tiểu bang có đủ computer để kiểm soát và tìm được những người ghi danh gian lận bầu cử. Đó là chuyện hoàn toàn không có thật.

- Nguyên Phương: Như vậy LS nghĩ anh Tân Nguyễn đã vi phạm  luật bầu cử"

- LS Trung: Biến cố này còn trong vòng điều tra, chưa rõ trắng đen. Nếu  có vi phạm luật  bầu cử, thì đây là vấn đề giữa anh Tân với tòa án hay các cơ quan chính quyền có thẩm quyền. Tuy nhiên, cho đến giờ phút này kết quả cuộc điều tra chưa có, Bộ Tư pháp cũng chưa có một sự cáo buộc chính thức nào cả.

Điều đáng lưu ý, Bộ Tư Pháp Tiểu Bang đã tỏ ra quá "sốt sắng", vội vã xin án lệnh của tòa để các cảnh sát Tư Pháp lục soát văn phòng tranh cử của ỨCV Tân Nguyễn phá tan cuộc họp báo để giải thích sự việc. Theo tôi nghĩ, không có một lý do chính đáng nào để ập vào văn phòng tranh cử của ỨCV Tân Nguyễn vào thời điểm đó để ngăn cản anh Tân trình bầy vấn đề. Nếu cứ đợi sau khi hoàn tất cuộc họp báo rồi xông vào văn phòng để điều tra cũng không chậm trễ gì hết.

Đây là một thủ đoạn có nhiều ảnh hưởng chính trị, nếu không nói là có dụng ý tăng thêm chú tâm của truyền thông, gây chú ý trong dư luận làm lợi cho một phía, thiệt hại cho phía đối điện. Một vài dư luận hiện nay đã cho rằng đây là một vấn đề chính trị thường xẩy ra trong mùa bầu cử với mục đích chỉ để phục vụ quyền lợi đảng phái.

Tôi được biết thêm, khi các điều tra viên đến khám xét nhà riêng của anh Tân Nguyễn thì đã có sẵn vài ba trực thăng của các cơ quan truyền thông bay trên không phận nhà anh Tân để thâu hình. Tôi chưa bao giờ thấy một cuộc điều tra hình sự mà có sự phối hợp, ăn ý, nhịp nhàng giữa cơ quan truyền thông, Bộ Tư pháp và phe đối thủ của anh Tân.

Dư luận cho rằng Bộ Tư pháp đã hành xử với mục đích chính trị  trong mùa bầu cử hơn là để tìm hiểu sự thật. Cá nhân ông Bộ Trưởng Bill Lockyer (Dân chủ), đứng đầu Bộ tư pháp, đang mở cuộc điều tra anh Tân, ông cũng đang ra tranh cử vào cùng một liên danh với ỨCV Thống Đốc Phil Angelides (Dân Chủ), đã vô tình hay cố ý chọn biến cố của anh Tân Nguyễn để khích động và kêu gọi các cử tri gốc La Tinh ra đi bầu một cách đông đảo trong kỳ bầu cử tháng 11 này.

Thêm vào đó sự việc này cũng có ảnh hưởng  đến cuộc tranh cử giữa Dân Biểu Lynn Daucher và Giám Sát Viên Lou Correa trong cùng một khu vực tranh cử của anh Tân Nguyễn. Sự tham gia bỏ phiếu đông đảo của cử tri gốc La tinh sẽ thay đổi kết quả của cuộc tranh cử này. Đây cũng là một trận chiến bầu cử then chốt, quan trọng nhất giữa Đảng Dân Chủ và Đảng Cộng Hòa trên toàn tiểu bang California.

- Nguyên Phương: Như vậy LS nghĩ rằng sự việc này bị ảnh hưởng bởi các mục tiêu chính trị"

- LS Trung: Dư luận hiện nay, cũng như cá nhân tôi nhận biết anh Tân đang bị xử  dụng như một trò chơi chính trị, như con "pinata" mà trong đó các thế lực chính trị đã tha hồ lợi dụng cho các quyền lợi chính trị riêng của họ. Đánh "pinata" là một trò chơi thú vị cho các em nhỏ vào ngày sinh nhật đập qua đập lại con thú bằng giấy có bọc kẹo cho đến khi nào các viên kẹo rơi xuống.

Nhưng đối với trường hợp của anh Tân Nguyễn thì đây là một hiện tượng rất nguy hiểm, gây nản lòng cho nhiều người và cho cả sức mạnh qua lá phiếu của chúng ta nói chung.

Hiện nay anh Tân đang là con "pinata" đó. Phía đảng Cộng hoà cũng lên tiếng, phía đảng Dân chủ càng gắt gao hơn. Chủ tịch đảng Cộng hòa quận Cam kêu anh Tân bỏ tranh cử. Đảng Dân Chủ gồm  nhiều chính trị gia gạo cội như ỨCV Thống Đốc Phil Angelides, Ông Trưởng Kiểm Tra (Controller) Steve Westly, ỨCV Bộ Nội Bang bà Debra Bowen bay xuống từ Sacramento, San Francisco cùng với Dân biểu Loretta Sanchez, Giám sát viên Lou Correa, Nghị viên Jose Solorio và nhiều nhân vật chính trị gia chuyên nghiệp khác nữa, đã hợp lực làm bi thảm hóa vấn đề, khích động khối cử tri gốc La Tinh đi bầu.

Tất cả những nhà chính trị gia này đều có ẩn ý riêng của họ. Ai cũng biết là ngày bầu cử sắp sửa đến, không gì tốt hơn là tên tuổi của mình được biết và được đề cập trên truyền hình, truyền thanh báo chí. Nếu sự việc này xẩy ra sau ngày bầu cử thì tôi nghĩ chẳng có những nhà hoạt đầu chính trị, tai to mặt lớn nào xuất hiện trước ống kính truyền hình nhiều như vậy.

- Nguyên Phương: Nhiều nhà chính trị cho rằng anh Tân Nguyễn nên rút lui, LS nghĩ sao"

- LS Trung: Việc rút lui hay không là quyền tối hậu của anh Tân. Hiện nay, chưa ai biết đâu là sự thật, tôi không nghĩ việc rút lui cuộc tranh cử sẽ giải quyết hay làm sáng tỏ vấn đề. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh là anh Tân chưa bị cáo buộc cho một tội hình nào, chưa có một phiên toà nào phán quyết về hành động này. Chúng ta đang sống ở trên một đất nước pháp trị. Người nào phạm luật, người đó chịu trách nhiệm về việc làm của mình. Nếu một người chưa bị hình phạt thì họ phải được coi là vô tội cho tới khi bị chứng minh là có tội.

Việc vội vàng kết án anh Tân Nguyễn làm tôi liên tưởng đến năm 1954-1955, khi cộng sản Việt Nam chiếm miền Bắc thì không biết bao nhiêu gia đình đã bị hàm oan, không biết bao nhiêu người đã bị đấu tố oan uổng qua cái gọi là tòa án nhân dân. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, cũng đã có rất nhiều kẻ hùa theo đoàn quân xâm lăng của cộng sản chiếm đoạt miền Nam, đả kích các quân dân cán chính của miền Nam một cách a dua và vô pháp luật.

Nói tóm lại, nếu  cuộc điều tra còn đang tiến hành. Anh Tân cần phải được coi là vô tội cho tới khi có một án toà phán quyết là có tội. Trong giai đoạn này chúng ta không nên vội kết án, hay vi phạm quyền hạn của anh Tân.

- Nguyên Phương: Theo LS việc khám xét văn phòng tranh cử có căn bản pháp lý như thế nào"

- LS Trung: Việc khám xét là việc của bộ Tư pháp, vì họ nghi ngờ có dấu hiệu vi phạm  luật bầu cử nên xin toà án cho phép họ khám xét văn phòng và tư gia của anh Tân.

Nhưng sự việc này không có nghĩa là sẽ dẫn đến bị cáo buộc hay tù tội.  Nếu Bộ Tư pháp có cáo buộc anh Tân vi phạm luật luật bầu cử đi nữa, thì lời cáo buộc  này cũng chưa phải là chung kết. Chỉ khi nào có phán quyết tối hậu của tòa án, lúc đó chúng ta mới có thể đi đến kết luận về biến cố này.

Tôi đơn cử một thí dụ gần đây có một vị Dân biểu Liên bang Dân chủ thuộc tiểu bang Louisiana đã bị cơ quan công quyền khám xét và tìm thấy được $90,000 đô la giấu trong tủ lạnh và nghi ngờ là đã dính líu tiền bạc bất hợp pháp. Nhưng chuyện này đã xẩy ra gần một năm nay, vị Dân biểu thuộc đảng Dân chủ này chưa bị cáo buộc tội vạ nào và chẳng hề hấn gì.

Nhân dịp đề cập về việc khám xét văn phòng tranh cử của anh Tân Nguyễn, tôi xin chia xẻ một nhận xét khác của tôi vào hôm đó. Qua hình ảnh của các cơ quan truyền hình, tôi nhận thấy có rất nhiều chức sắc cao cấp thuộc đảng Dân chủ địa phương như chủ tịch đảng Dân chủ Frank Barbaro, nghị viên Jose Solorio, giám sát viên Lou Correa, nhân viên của bà Lorretta Sanchez đã có mặt tại hiện trường rất kịp thời lúc 1 giờ trưa khi cuộc khám xét đang diễn ra. Dĩ nhiên sự có mặt này những nhân vật này là không thể chỉ là một sự “ngẫu nhiên”. Chúng ta cần đặt dấu hỏi là họ có được báo trước qua văn phòng của ông Bộ trưởng Tư pháp thuộc đảng Dân chủ"

- Nguyên Phương: LS có tin anh Tân Nguyễn  phạm pháp"

- LS Trung: Xin thưa, chúng tôi chưa biết hết dữ kiện về liên hệ của anh Tân trong vụ này. Tôi chưa có lời phán đoán nào cho anh Tân. Đây là nhiệm vụ của các cơ quan công quyền và bộ Tư pháp tiểu bang và liên bang và luật sư của anh Tân. Chúng ta nên kiên nhẫn chờ đợi cuộc điều tra của các cơ quan công quyền.

Việc tôi lên tiếng ở đây là mong đồng hương hiểu được sự việc chưa rõ trắng đen, ngày bầu cử thì cận kề, sẽ có nhiều tin nóng bỏng xẩy ra thêm với những dụng ý tiêu cực,  làm nản lòng chúng ta không muốn tham gia bầu cử của đối phương từ nhiều phía với mục đích làm suy giảm sức mạnh của cộng đồng Việt qua lá phiếu.

Nếu chúng ta không đi bầu thì vô tình sức mạnh chính trị của chúng ta bị các phe nhóm, đảng phái chính trị lung lạc, vô hình chung chính cộng đồng chúng ta lại trở thành nạn nhân của cái gọi là “intimidation” đe dọa.

- Nguyên Phương: LS có lời nói sau cùng nào không"

- LS Trung: Cuộc tranh luận về biến cố Tân Nguyễn chắc chắn còn kéo dài, vài tháng vài năm không chừng. Việc trước mắt là anh Tân Nguyễn đang bị nhiều phe nhóm, đảng phái, các chính trị gia đánh qua đánh lại để thủ lợi.

Sau cùng, chúng tôi kêu gọi đồng hương nên đề cao cảnh giác trước các âm mưu chính trị đen tối của các thế lực chính trị trong mùa bầu cử, bằng cách tham gia đi bầu và bỏ phiếu đông đảo. Có như thế mới bảo vệ được thể diện và quyền lợi của cộng đồng người Việt tỵ nạn tại Quận Cam này.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Năm Tổng Thống Hoa Kỳ liên tiếp, thuộc cả hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã nhất quyết giúp nhân dân Miền Nam bảo vệ “tiền đồn của Thế Giới Tự Do.” Hành động mạnh mẽ nhất là ‘tự động’ mang nửa triệu quân vào để chiến đấu - mặc dù Chính phủ VNCH không yêu cầu. Rồi xây cất đường xá, xa lộ Biên Hòa, hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Sàigòn, và mấy chục phi trường lớn nhỏ, với những kho xưởng như Long Bình, Quy Nhơn, Phú Bài, tốn phí bao nhiêu nhân mạng, bao nhiêu tiền của để xây dựng một “tiền đồn của thế giới tự do”, ngăn chận Trung Cộng ở phía Nam
Nửa thế kỷ trước, nước Mỹ đã không tôn trọng lời cam kết giúp VNCH chiến đấu tới cùng trước làn sóng xâm lăng của Cộng Sản Thế Giới. Nhiều người, cả Việt lẫn Mỹ, cũng như dư luận thế giới, đã gọi đây là một sự phản bội đáng xấu hổ. Nhưng có học giả Mỹ đã khẳng định: “Sự phản bội của nước Mỹ đối với Nam Việt Nam là một trong những điều thông minh nhất mà nước tôi đã từng làm”.
Ngày 28 tháng 4 năm nay vừa tròn 80 năm kể từ khi nhà độc tài Ý Benito Mussolini bị xử tử tại một ngôi làng ở Ý vào cuối Thế Chiến II năm 1945. Chỉ một ngày sau đó, thi thể của ông ta bị bêu rếu và lăng nhục công khai ở Milan. Dưới bóng tội ác ghê rợn của Adolf Hitler, khi nhắc đến chủ nghĩa phát xít, nhiều người thường nghĩ ngay đến những ký ức về Đức Quốc xã. Thế nhưng, cần nhớ rằng Benito Mussolini mới chính là kẻ mở đường. Biệt danh Il Duce (xin tạm dịch là Lãnh tụ) của Mussolini chính là nguồn cảm hứng cho Hitler.
Các cuộc thăm dò cho thấy mức độ ủng hộ Trump của cử tri đang ở mức thấp kỷ lục đối với một nhà lãnh đạo sau ba tháng đầu của nhiệm kỳ. Đa số phản đối chính sách thuế quan và cắt giảm lực lượng nhân sự liên bang của ông.
Hành động công kích đầy bất ngờ của Tổng thống Trump nhắm vào nền giáo dục đại học đã vô tình đánh thức tinh thần phản kháng của Harvard cùng hơn 100 trường đại học trên khắp 40 tiểu bang. Sự kiện này cũng để lại một bài học đáng suy ngẫm: nhượng bộ và đầu hàng trước những áp lực ngang ngược, vô lý không phải là cách tồn tại bền vững cho bất kỳ tổ chức nào. Sự việc khởi đầu với lá thư ngày 11 tháng 4 từ chính quyền Trump, trong đó đưa ra hàng loạt yêu cầu đối với Đại học Harvard. Ngay lập tức trường Harvard từ chối, vậy là chính phủ thẳng tay đóng băng khoản ngân sách tài trợ trị giá 2.3 tỷ MK. Ngoài ra, Trump còn dọa tước bỏ quy chế miễn thuế của trường. Hành động này bị nhiều người xem là sự lạm quyền nhằm chi phối một cơ sở giáo dục tư thục, và đã vô tình khơi dậy làn sóng ủng hộ quyền tự chủ của các đại học trên khắp Hoa Kỳ.
"Tự do tư tưởng và tìm kiếm sự thật, cùng với sự cam kết lâu đời của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền này, đã giúp các trường đại học đóng góp một cách thiết yếu cho xã hội tự do và cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng hơn cho mọi người ở khắp các mọi nơi. Tất cả chúng ta đều có chung lợi ích trong việc bảo vệ sự tự do đó. Như lệ thường, chúng ta tiến bước lúc này với niềm tin rằng việc theo đuổi chân lý can đảm và không bị ràng buộc sẽ giải phóng nhân loại, và với niềm tin vào lời cam kết bền bỉ mà các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã gìn giữ cho quốc gia và thế giới của chúng ta."
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài. Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp? Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.