Hôm nay,  

Bài 1. Tưởng Niệm Thi Sĩ Bùi Giáng: Giao Từ Của Tt. Quảng Hạnh

25/09/199900:00:00(Xem: 6630)
Kính thưa anh Linh Bùi thi sĩ.
Kính thưa quý thân hữu.

Đi vào cõi thơ Bùi Giáng là đi vào sa mạc phát tiết, vào vùng trời tươi mát, vào vườn hoa lộng gió mười phương. Nhưng vào đến đâu là chuyện riêng của mỗi người.
Tập tưởng niệm này không có tham vọng “nhớ” hết hình ảnh thi sĩ Bùi Giáng mà chỉ khiêm cung “nhớ” đến một vài sợi tóc phiêu bồng trong cõi thơ mênh mang vời vợi. “Nhớ” một vài sợi lông chân rong rêu trên những phố thị Sài Gòn, “nhớ” một vài bước chân nở hoa trong sân trường Vạn Hạnh thuở nào, “nhớ” một vài chén trà thơm bên hiên chùa xế bóng, “nhớ” một vài giọt rượu trắng thanh tân trong các quán cóc bên đường.


Về phần người viết những dòng chữ nầy thì trân trọng “nhớ” đến câu thơ mà bác Giáng đã dịch từ bài thơ chữ Hán của Tuệ Trung đời Trần:
“Nhân gian đều thấy ngàn non sáng
Ai lắng nghe ra tiếng vượn trầm.”
Nguyên văn chữ Hán:
“Nhân gian tận kiến thiên sơn hiểu
Thùy thính cô viên để xứ thâm”.
Hình như có rất nhiều người muốn thấy “ngàn non sáng” trên cõi trần gian này. Nhưng ít có ai để tâm lắng nghe “tiếng vượn trầm” nơi núi thẳm rừng sâu.
Về việc này Bùi thi sĩ đã nghĩ kỹ rồi, tất cả đều do:
“Cộng trừ nhị bội mà ra
Áo xanh xuống phố mua quà bình nguyên”.
Mong rằng tập tưởng niệm này đến tay quí thân hữu như món “Quà Bình Nguyên” vậy
Thay mặt một nhóm anh em văn nghệ yêu quý thi sĩ Bùi Giáng.

Thích Quảng Hạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kinh Duy Ma Cật có một chương giới thiệu quốc độ của Đức Phật Hương Tích. Quốc độ đó có tên là Chúng Hương, nơi đó không có hàng Thanh Văn, Duyên Giác, hay Bích Chi mà chỉ có chúng Đại Bồ Tát ngồi thanh tịnh dưới những cội cây hương, nghe đức Hương Tích Như Lai giảng pháp bằng hương thơm chứ không bằng ngôn tự. Mỗi vị Bồ Tát, tự cảm
Có nhiều quan điểm, tâm trạng, thế đứng và cách nhìn khác nhau về mối tương quan phức tap giữa Công giáo với Nhà Nước Việt Nam hiện nay. Rõ rệt nhất là thế đứng của những người ủng hộ hay chống đối, trong cuộc hay ngoài cuộc, chủ trương đối thoại hay nhất thiết quyết định loại trừ
Theo báo quốc nội, tại miền Tây Nam phần, tỉnh Bạc Liêu là một trong địa phương có tổng diện tích dành cho trồng thủy sản ở mức cao. Hiện nay, tỉnh này có gần 10,000 hecta nuôi theo mô hình công nghiệp và trên 100,000 hecta mặt nước nuôi trồng thủy sản, việc bảo vệ những vuông tôm như thế này ngoài tầm kiểm soát của các cơ quan
Kể từ khi Việt Nam bắt đầu mở cửa năm 1986 trở đi, vấn đề nhập cảng các phế liệu từ nước ngoài để tái xử dụng, biến chế thành nguyên vật liệu cho phát triển trở thành một vấn nạn không nhỏ ở Việt Nam.
“Này em, anh sẽ về bên kia biên giới. Đèn nhà ai hay đốm lửa quê người...” Tháng 3/1975, tôi gặp tướng Hoàng Cơ Minh lần đầu tiên tại Cam Ranh, một vị Phó Đề Đốc Hải Quân nóng nảy, bồn chồn vừa nhận toàn bộ trách nhiệm tư lệnh cuộc triệt thoái từ duyên hải
Đỗ Thành Công đã được tự do vào ngày 21/9/2006. Trước đó từ một đến hai ngày tất cả các phương tiên thông tin đại chúng trong nước đều đồng loạt loan tin Đỗ Thành Công là phần tử khủng bố thuộc chính phủ Việt Nam tự do của Nguyễn Hữu Chánh, từ Hoa Kỳ về Việt Nam để thực hiện hành vi khủng bố nhằm vào Lãnh Sự
Trong những lần thảo luận trước, Tc KH&MT đã bàn về tình trạng môi trường ở Việt Nam trong những năm vừa qua về sức ép lên môi trường và hiện trạng môi trường do phát triển kinh tế và xã hội. Hôm nay, một lần nữa Tc được hân hạnh trao đổi với TS MTT về những phương cách tiếp cận và đề nghị để giải tỏa một số vấn đề môi trường ở VN
Truyền thông Hoa Kỳ mất công chạy theo gió để đuổi theo cái đuôi mà quên mất cái đầu. Cái đuôi là lời tuyên bố của Tổng thống Cộng hoà Hồi quốc Pakistan, ông Pervez Musharraf, về lời hăm dọa của Phụ tá Ngoại trưởng Mỹ Richard Armitage ngay sau vụ khủng bố 9-11, rằng nếu Pakistan không hợp tác với Hoa kỳ trong chiến dịch Afghanistan
Trước đại hội 10, liên tiếp các nguyên thủ Đảng và nhà nước, quốc hội nước bạn vĩ đại sang thăm hữu nghị nước ta. Đây là thời kỳ các cuộc thăm viếng khá dồn dập. So với số lần triều kiến của các nguyên thủ quốc gia ta thì không nhiều bằng, nhưng dù sao đó cũng là một sự tiến bộ vượt bậc.
Lịch sử của nhân loại từ ngày có mặt trên mặt đất là lịch sử của sự tiến hóa từ thấp lên cao. Từ thuở hồng hoang khai thiên lập địa con người "ăn lông ở lỗ" cho đến khi "ăn no mặc đủ" và tiến đến giai đoạn cuối cùng là "ăn ngon mặc đẹp". Chiều hướng phát triển theo thời gian là chiều hướng phát triển từ thấp lên cao, từ tinh thần
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.