Hôm nay,  

Bài 1. Tưởng Niệm Thi Sĩ Bùi Giáng: Giao Từ Của Tt. Quảng Hạnh

25/09/199900:00:00(Xem: 6615)
Kính thưa anh Linh Bùi thi sĩ.
Kính thưa quý thân hữu.

Đi vào cõi thơ Bùi Giáng là đi vào sa mạc phát tiết, vào vùng trời tươi mát, vào vườn hoa lộng gió mười phương. Nhưng vào đến đâu là chuyện riêng của mỗi người.
Tập tưởng niệm này không có tham vọng “nhớ” hết hình ảnh thi sĩ Bùi Giáng mà chỉ khiêm cung “nhớ” đến một vài sợi tóc phiêu bồng trong cõi thơ mênh mang vời vợi. “Nhớ” một vài sợi lông chân rong rêu trên những phố thị Sài Gòn, “nhớ” một vài bước chân nở hoa trong sân trường Vạn Hạnh thuở nào, “nhớ” một vài chén trà thơm bên hiên chùa xế bóng, “nhớ” một vài giọt rượu trắng thanh tân trong các quán cóc bên đường.


Về phần người viết những dòng chữ nầy thì trân trọng “nhớ” đến câu thơ mà bác Giáng đã dịch từ bài thơ chữ Hán của Tuệ Trung đời Trần:
“Nhân gian đều thấy ngàn non sáng
Ai lắng nghe ra tiếng vượn trầm.”
Nguyên văn chữ Hán:
“Nhân gian tận kiến thiên sơn hiểu
Thùy thính cô viên để xứ thâm”.
Hình như có rất nhiều người muốn thấy “ngàn non sáng” trên cõi trần gian này. Nhưng ít có ai để tâm lắng nghe “tiếng vượn trầm” nơi núi thẳm rừng sâu.
Về việc này Bùi thi sĩ đã nghĩ kỹ rồi, tất cả đều do:
“Cộng trừ nhị bội mà ra
Áo xanh xuống phố mua quà bình nguyên”.
Mong rằng tập tưởng niệm này đến tay quí thân hữu như món “Quà Bình Nguyên” vậy
Thay mặt một nhóm anh em văn nghệ yêu quý thi sĩ Bùi Giáng.

Thích Quảng Hạnh.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Leverta Pack và Nirmola chưa từng quen biết nhau, Pack là người Chicago còn Nirmola sống ở Banna Houla
Ngày ở quê nhà, thích sách nên tôi có đọc sáng tác của những nhà thơ, nhà văn đã được giải Nobel.
Tạo điều kiện thuận lợi để người Việt Nam ở nước ngoài về thăm quê hương, thân nhân, thờ cúng tổ tiên. Cụ thể hóa và hoàn thiện hơn nữa các quy định về xuất nhập cảnh, cư trú, đi lại ở trong
Tôi rất hân hạnh được cùng quý vị tham dự Hội Nghị Người Việt Quốc Gia Hải Ngoại do Việt Nam Cộng Hòa Foundation tổ chức hôm nay tại Nam Cali. Tôi xin chân thành cám ơn Ban Tổ chức đã
Dễ thường lâu lắm, tôi mới lại được đọc một cuốn sách mang tánh chất hoài niệm quá khứ mà gieo buồn mam mác như cuốn "Tình Nghĩa Giáo Khoa Thư", vừa mới xuất bản của nhà giáo Trần Văn Chi.
Theo báo quốc nội, có lẽ ít nước nào trên thế giới có chuyện bố mẹ mười mấy năm trời đưa đón con đi học như ở VN. Nó đã trở thành một thói quen, một lối sống đặc trưng, tuy nhiên cần phải
Khác với nền giáo dục ở Việt Nam được quyết định hoàn toàn bởi Bộ Giáo Dục Trung Ương, hệ thống Giáo Dục
Tôi không phải là nhà văn hay nhà báo nên từ trước tới nay chưa hề viết tựa cho ai nhưng một hôm bổng nhận được bản thảo tập ký sự “ Bến Tre miền Quê Ngoại” của tác giả Nguyễn Thị Hải
Sau 1975 trôi nổi không định hướng, sống trong cảnh túng thiếu. Cuối cùng lập gia đình với bà Nguyễn Thị Lin, người dân tộc, làm rẫy ở Ban Mê Thuột. NGUYỄN MAI vừa từ trần tại Ban Mê Thuột
Tháng Tư, 1985, kỷ niệm 10 năm ngày Sài Gòn rơi vào tay Cộng Sản. Truyền thông Mỹ sửa soạn rầm rộ để thực hiện các phóng sự, cùng những cuộc phỏng vấn hầu ghi lại một khúc quanh lịch sử
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.