Hôm nay,  

Những Gã Mới Của Chiến Tranh

8/14/200000:00:00(View: 6212)
HARARE, Zimbawe (KL) - Những gã mới này là những tên lính phóng đãng, loại đâm cha hay chém chú. Những tên lính này được dân Anh gọi là ‘soldiers of fortune’, một loại lính đánh thuê mà bất cứ ai hay quốc gia nào cũng có thể mướn họ được.

Loại lính đánh thuê có hai nòi (breeds): một nòi phóng đãng và một nòi là nhân viên của một tập đoàn quân sự chuyên tuyển lính và tổ chức đánh thuê, hai loại lính này vẫn còn sinh sống và đang làm chuyện đánh nhau tại hàng chục quốc gia tại châu Phi, theo như sự tuờng thuật của nhà báo Stam Predag. Lính đánh thuê của cái thủa xa xưa tụ nhau tại quán cà phê hay rượu ngoại lai tương tự như Givral, Brodard hay La Pagode của Saigon để bàn những âm mưu lật đổ các người cầm đầu một quốc gia nay không còn nữa.

Givral, Brodard và Pagode của Việt Nam ngày xưa không phải là nơi tụ tập của lính đánh thuê, mà là nơi tụ tập của các nhà báo và các ký giả ngoại quốc để trao đổi nhau những tin tức về các âm mưu chính trị và dùng phương tiện truyền thông để hướng dẫn những cuộc nổi dậy của dân chúng Saigon.

Không có gì mỉa mai cho bằng phi cảng của thủ đô Freetown gần đây, cả hàng trăm lính LHQ giữ sứ mạng hoà bình tuồn ra khỏi một chiếc phi cơ với bộ mặt buồn và chán nản, trên thân mình không có một món vũ khí.

Toán lính này được trở về sau khi bị loạn quân Sierra Leone bắt nhốt. Loạn quân Sierra Leone là dân quân của Mặt trận Cách mạng Thống nhất, mặt trận này được người Anh gọi là tắt là RUF (Revolutionary United Front).

Hội đồng An ninh LHQ đã phản ứng bằng cách gửi thêm quân có sứ mạng giữ hòa bình, nhiệm vụ của những lính này là tăng phái, tên cầm đầu của mặt trân RUF là Foray Sankoh, tên này đã bị bắt về tội phạm chiến tranh. Gần đây vợ của Sankoh đã nhờ luật sư tại Anh để đòi hỏi chính quyền London cho biết về tình trạng hiện nay của chồng y thị.

Tuy nhiên quốc gia này tại Tây Phi đã lãnh cái họa vì có nhiều mỏ kim cương, chuyện tìm kiếm hòa bình cho xứ này xem như có khó khăn. LHQ có vẻ như thiếu khả năng để đối phó hữu hiệu với hiện trạng của Sierra Leone, việc áp đặt hoà bình đã được bàn thảo từ lâu dể xử dụng các công ty quân sự tư nhân trong việc giải quyết một số vùng rắc rối trên thế giới.

Sự việc này đã đưa ra hai nòi lính đánh thuê (soldiers of fortune) - một nòi đuợc gọi là lính phóng đãng và nòi kia là lính của các công ty lính tư nhân. Những gã lính mới này cũng vẫn còn sống và đang đấm đá tại châu Phi, một lục địa có cả hàng chục quốc gia hiện nay đang có nội chiến hay có những sự xung đột giữa các sắc dân với nhau vì quyền lợi theo sự xúi dục của bọn tài phiệt hành động theo kiểu thực dân.

Những ngày xưa đã trôi qua, hãy trở về những năm 1960 thời mà những tên lính đánh thuê như tên Mike Hoare, nổi tiếng với danh xưng Mike Khùng, và tên Bob Denard, họ thường họp bàn tại các quán rượu hay cà phê, trao đổi các câu chuyện và âm mưu lật đổ các người cầm đầu của các quốc gia nhược tiểu.

Mike Khùng, vốn gốc dân Ái Nhĩ Lan, đã nhúng tay vào vụ Congo (sau này là quốc gia Zaire, hiện nay là nước Cộng hòa Dân chủ Congo) ngay sau khi quốc gia này giành được nền độc lập từ tay Bỉ quốc ngày 30 tháng sáu 1960. Mike Khùng đã làm việc cho Moise Tshombe, một tên đầu sỏ tuyên bố ly khai để tách vùng Katanga có nhiều mỏ đồng ra khỏi Congo ngay sau ngày độc lập 11 tháng bẩy 1960.

Thủ tuớng thân cộng sản Patrice Lunumba đã bị hạ bệ vào tháng chín 1960 trong thời gian hậu độc lập thứ nhất và đã được báo chí cho biết là thủ tướng này đã bị bắn chết trong khi trốn ra khỏi nhà tù vào tháng giêng 1961 theo sự sắp xếp của bàn tay lông lá.

Tên Bob Denard là một tên người Pháp có tên họ Pháp, nhưng lấy tên theo dân Anh. Tên này đã dàn dựng công tác lật đổ chính quyền cuối cùng vào ngày 28 tháng chín 1995 tại Liên bang Cộng hòa Cosmoros theo Hồi giáo, chính hắn cũng đã tổ chức cuộc đảo chánh năm 1970. Hiện nay tên Pháp phóng đãng này vẫn đang duy trì website www.bobdenard.com, của riêng hắn để bán hồi ký qua Internet, các độc giả có thể vào website này để tìm minh chứng.

“Tôi đã từng chiến đấu tại Katanga, Yémen, Congo, Angola, Tchad, kể cả trên đất của dân Kurdist của Iraq... Tôi từng phục vụ khắp mọi nơi, những nơi mà các nhà cầm đầu Tây phương và các đồng minh của họ không có thể công khai gửi quân đến để chặn sự diễn tiến của những ảnh hưởng từ hướng đông tới,” theo như lời tự thuật của Bob Denard đang công bố trên website của hắn.

Ngay hiện nay, Mike Khùng, Bốp Denard và những tên khác cùng nòi đánh thuê là những nhân vật quen thuộc tại châu Phi, dân Phi châu với sự cân bằng các quyền lực của lục địa này đã đuợc thay thế bằng một loại lính đánh thuê mới, một thứ dũng binh phóng đãng (Freelance Mercenaries).

Những tên dũng binh phóng đãng này hầu hết là những người thuộc các quốc gia nằm trong Liên bang Sô viết ngày xưa, thuộc cựu quốc Nam Tư, và thuộc các nước Đông Âu. Những dũng binh phóng đãng này trước đây là những phần tử ba-gai hay vô kỷ luật trong binh đội của các quốc gia này bị giải ngũ, họ muốn có một cuộc sống phóng đãng như thời chiến tranh, nên họ sẵn sàng và bán mạng mình để kiếm sống với một dúm Mỹ kim.

Khởi đầu ra nghề, Bốp Denard, Mike Khùng và đồng bọn đòi chi tiền mặt để chiến đấu, nhưng sau đó họ được các tay tài phiệt khai thác mỏ đã khuyến dụ kết hợp quyền lợi cá nhân của họ với quyền lợi của quốc gia riêng của những tên này.

Trong ba năm qua Chủ tịch Motubu Sese Seko của quốc gia Zaire nhiều tháng trời đã không trả lương cho lính của ông, khiến lính đi ăn cuớp và hiếp tróc dân chúng, chủ tịch đã phải mướn dũng binh phóng đãng để ngăn ngừa sự tấn công của dân quân vùng Laurent Kabila từ phía đông tới.

Cái lầm lẫn chết người của Motubu là đã mướn bọn đánh thuê hạng hai, phần lớn những lính đánh thuê này là dân Bosnia, dân Croatia của Nam Tư và dân của các bang Sô viết. Loại dũng binh phóng đãng này có trở ngại lớn về ngôn ngữ trong lúc liên lạc (bọn này chỉ biết vài tiếng nói chính). Tinh thần cũng như kỷ luật của loại lính phóng đãng này cần phải được xét lại, ngay cả tay nghề cũng không thể nào bì kịp với lính đánh thuê trước đây.

Dù sao đi nữa, những tên lính đánh thuê phóng đãng này vẫn còn tích cực hoạt động tại vài nơi xung đột của châu Phi, nhất là những xứ có nhiều kim cương như Angola, Congo, Sierra Leone. Các xứ này hiện nay là nơi mà các công ty và các tập đoàn lính tư nhân mà đằng sau có giới tài phiệt hậu thuẫn đang ngỏ ý muốn lập các kết ước đánh thuê.

Những loại công ty làm ăn kiểu quân sự này hiện nay mọc ra như nấm khắp nơi trên thế giới kể tử khi chiến tranh lạnh được chấm dứt. Chủ các công ty này toàn là những tay đâm thuê hay chém mướn ngày xưa, họ đều để râu hàm, nghiền rượu nặng, họ đã lập ra những văn phòng có bề thế tại Hoa kỳ, tại Anh quốc và tại nhiều nơi khác.

Những tên dũng binh loại này không đuợc các hãng bảo vệ an ninh mướn vì các hãng này sợ bị mất tiếng vì những chuyện hành hình, chuyện hiếp dâm, chuyện trộm cướp và những vụ vi phạm to tát dính tới luật nhân quyền.

Executive Outcomes là một công ty chuyên làm công tác đánh muớn hay giải quyền, công ty này đã bị cấm hoạt động hồi tháng giêng năm ngoái sau khi cựu sĩ quan Eeben Barlow chuyên về tình báo tại Nam Phi đã phát giác công ty tuyển dụng phần lớn các lính của Tiểu đoàn 32 trong quân lực bảo vệ Nam Phi, một đơn vị nổi tiếng về chống nổi loạn từng chiến đấu tại Namibia và Angola.

Hoạt động của công ty Executive Outcomes khá cao, công ty có đội quân được vận chuyển bằng máy bay Boeing 727 riêng, có cầu không vận Andover, máy bay Mi-8 và trực thăng Mi-17 do Nga sô chế tạo, và vũ khí thuộc AK-47. Nhưng vì dân chúng Nam Phi, quốc hội Nam Phi đã ra đạo luật coi những hoạt động của bọn dũng binh phóng đãng là hành động nằm ngoài pháp luật, luật ban ra khiến công ty Executive Outcomes phải cho đóng cửa văn phòng tại Nam Phi.
Tuy nhiên người ta biết rõ là cựu nhân viên của công ty này vẫn còn bán những biệt thuật lật đổ và cung ứng quân sự tại Phi châu.

Có những tay tổ trong thị trường đâm thuê và chém mướn của thế giới như công ty MPRI (Military Professional Resources Inc.), một công ty do các cựu tướng lãnh của toà Ngũ giác đài nắm đầu, và công ty British-based Sandline International.

Công ty Sandline được Tony Spicer cầm đầu, Spicer nguyên là đại tá của quân đội Anh quốc, người đã từng giúp Tổng thống Ahmed Tejan Kabbah lấy lại quyền hành tại Sierra Leone cách đây một năm. Công ty Sandline đã thành hình năm 1987 tại Alexandria, Virginia của Hoa kỳ, công ty đã quảng cáo “Một tập đoàn tư nhân lớn nhất hội tụ đựơc các biệt tài quân sự của thế giới. Công ty cung ứng tất cả các dịch vụ quân sự theo khế ước tại thị trường Hoa kỳ và các thị trường quốc phòng có tính cách quốc tế.”

Tổng giám đốc của công ty kiêm giám đốc tổng quản trị là soái tướng Carl E. Vuono, tham mưu trưởng lục quân Hoa kỳ trong chiến dịch hành quân “Just Cause” tại kênh đào Panama và chiến dịch hành quân “Desert Storm” tại vùng vịnh. Theo báo chí cho biết, các chuyên gia quân sự của công ty này đã có mặt trong vài dự án tại Phi châu và những nước nằm trong thế giới thứ ba, trong đó có Angola.

Năm 1996, công ty đã nắm được một khế ước ba năm với chính quyền của Bosnia tại nam Tư, công ty tuyuên bố khế ước với chính phủ này đã được chính quyền Hoa kỳ chấp thuận để thi hành theo các điều khoản và qui luật được thảo theo thỏa ước Dayton và luật lệ ngăn cấm của lực lượng NATO.

“Chúng tôi bám sát những nguyên tắc cứng rắn về thanh liêm, về danh dự, về sự can đảm, về sự trung thành để cung ứng các dịch vụ vô vị lợi... Công ty MPRI mang lại cho khách hàng một lượng giá phi thường,” theo như lời của các nhà giám đốc công ty này đã hứa hẹn.

Không giống như công ty MPRI và những công ty lính đánh thuê khác, Mike Khùng và các đồng chí dưới trướng không bao giờ hy sinh tính mạng của anh em để làm giầu. Mike Khùng tính theo một giá rẻ mạt mà các công ty lính đánh mướn khác không có thể nào bì được.

(Bản tin này do Kim Lai chuyển ngữ - Còn tiếp)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Năm Tổng Thống Hoa Kỳ liên tiếp, thuộc cả hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã nhất quyết giúp nhân dân Miền Nam bảo vệ “tiền đồn của Thế Giới Tự Do.” Hành động mạnh mẽ nhất là ‘tự động’ mang nửa triệu quân vào để chiến đấu - mặc dù Chính phủ VNCH không yêu cầu. Rồi xây cất đường xá, xa lộ Biên Hòa, hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Sàigòn, và mấy chục phi trường lớn nhỏ, với những kho xưởng như Long Bình, Quy Nhơn, Phú Bài, tốn phí bao nhiêu nhân mạng, bao nhiêu tiền của để xây dựng một “tiền đồn của thế giới tự do”, ngăn chận Trung Cộng ở phía Nam
Nửa thế kỷ trước, nước Mỹ đã không tôn trọng lời cam kết giúp VNCH chiến đấu tới cùng trước làn sóng xâm lăng của Cộng Sản Thế Giới. Nhiều người, cả Việt lẫn Mỹ, cũng như dư luận thế giới, đã gọi đây là một sự phản bội đáng xấu hổ. Nhưng có học giả Mỹ đã khẳng định: “Sự phản bội của nước Mỹ đối với Nam Việt Nam là một trong những điều thông minh nhất mà nước tôi đã từng làm”.
Ngày 28 tháng 4 năm nay vừa tròn 80 năm kể từ khi nhà độc tài Ý Benito Mussolini bị xử tử tại một ngôi làng ở Ý vào cuối Thế Chiến II năm 1945. Chỉ một ngày sau đó, thi thể của ông ta bị bêu rếu và lăng nhục công khai ở Milan. Dưới bóng tội ác ghê rợn của Adolf Hitler, khi nhắc đến chủ nghĩa phát xít, nhiều người thường nghĩ ngay đến những ký ức về Đức Quốc xã. Thế nhưng, cần nhớ rằng Benito Mussolini mới chính là kẻ mở đường. Biệt danh Il Duce (xin tạm dịch là Lãnh tụ) của Mussolini chính là nguồn cảm hứng cho Hitler.
Các cuộc thăm dò cho thấy mức độ ủng hộ Trump của cử tri đang ở mức thấp kỷ lục đối với một nhà lãnh đạo sau ba tháng đầu của nhiệm kỳ. Đa số phản đối chính sách thuế quan và cắt giảm lực lượng nhân sự liên bang của ông.
Hành động công kích đầy bất ngờ của Tổng thống Trump nhắm vào nền giáo dục đại học đã vô tình đánh thức tinh thần phản kháng của Harvard cùng hơn 100 trường đại học trên khắp 40 tiểu bang. Sự kiện này cũng để lại một bài học đáng suy ngẫm: nhượng bộ và đầu hàng trước những áp lực ngang ngược, vô lý không phải là cách tồn tại bền vững cho bất kỳ tổ chức nào. Sự việc khởi đầu với lá thư ngày 11 tháng 4 từ chính quyền Trump, trong đó đưa ra hàng loạt yêu cầu đối với Đại học Harvard. Ngay lập tức trường Harvard từ chối, vậy là chính phủ thẳng tay đóng băng khoản ngân sách tài trợ trị giá 2.3 tỷ MK. Ngoài ra, Trump còn dọa tước bỏ quy chế miễn thuế của trường. Hành động này bị nhiều người xem là sự lạm quyền nhằm chi phối một cơ sở giáo dục tư thục, và đã vô tình khơi dậy làn sóng ủng hộ quyền tự chủ của các đại học trên khắp Hoa Kỳ.
"Tự do tư tưởng và tìm kiếm sự thật, cùng với sự cam kết lâu đời của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền này, đã giúp các trường đại học đóng góp một cách thiết yếu cho xã hội tự do và cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng hơn cho mọi người ở khắp các mọi nơi. Tất cả chúng ta đều có chung lợi ích trong việc bảo vệ sự tự do đó. Như lệ thường, chúng ta tiến bước lúc này với niềm tin rằng việc theo đuổi chân lý can đảm và không bị ràng buộc sẽ giải phóng nhân loại, và với niềm tin vào lời cam kết bền bỉ mà các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã gìn giữ cho quốc gia và thế giới của chúng ta."
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài. Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp? Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.