Hôm nay,  

Những Gã Mới Của Chiến Tranh (ii)

8/15/200000:00:00(View: 5195)
HARARE, Zimbawe (KL) (Phần II) - Trường hợp điển hình, giới truyền thông tại Nam Phi đã loan tin công ty Executive Outcomes đã tính chính quyền Sierra Leone phải trả 35 triệu Mỹ kim về việc giúp dẹp đám dân quân của mặt trận RUF do Foday Sankoh cầm đầu. Lính của công ty đánh thuê này được lãnh luơng từ 2500 Mỹ kim tới 7000 Mỹ kim mỗi tháng, phần đông lính là gốc người da trắng, còn những thành phần chuyên viên được lãnh số tiền lương hàng tháng cao hơn.

Công ty này không nói tới nhiều lính đánh thuê được mướn vào những năm 1960 và 1970 không còn sống được bao nhiêu để đòi hỏi được trả số lương này, nhưng những người lính đánh mướn đó không nằm trong trường hợp này, vì công ty hiện nay cung cấp bảo hiểm nhân thọ cho các lính đánh mướn được công ty tuyển dụng hiện nay.

Các công ty lính tư nhân chỉ làm ăn với các chính quyền hợp pháp, nhưng nhiều chính quyền tại các thủ đô của Phi châu hiện nay công khai lo sợ các tổ chức đánh thuê này được các công ty kinh doanh đa quốc mướn theo một thỏa ước ngầm nào đó để dựng lại chế độ thuộc địa đi theo quyền lợi riêng của khách hàng và làm hại các chính quyền của các quốc gia tại châu Phi như cho phép các tiểu quốc hay các nhược quốc tại Phi châu đòi lại quyền độc lập sau khi đã hội nhập với những quốc gia đã được LHQ công nhận.

Tổ chức Liên kết Phi châu Thế giới ‘GCA’ (Global Coalition for Africa) tại Washington mới đây đã cảnh báo, các công ty giữ an ninh tư nhân không phải là biện pháp dài hạn để giải quyết các vấn đề rắc rối tại Phi châu, những vấn đề rắc rối này phần lớn được những loại bàn tay phù thủy mầy mò (magic hands tinkering) vì những đặc lợi riêng.

Theo phúc trình của niên 1999-2000, tổ chức GCA đã cho biết, sự khống chế các tài nguyên thiên nhiên sinh lợi đã trở thành mục tiêu của các cuộc xung đột, tổ chức này đã nói rõ châu Phi cần phải có các luật lệ do guồng máy chính quyền và quốc tế thảo ra để áp dụng cho những công ty tư chuyên trách giữ an ninh. Song cũng trong cùng bản phúc trình này đã kết luận vấn đề này có khó khăn vì bản chất hoạt động của nó.

Bản chất hoạt động này đã nằm trong hai loại chính trị: chính trị vi mô (micro-politic) và chính trị vỹ mô (macro-politic). Chính trị vi mô là những hoạt động chính trị nhằm thỏa mãn sở thích hay lý tuởng cá nhân của tư nhân với những người cầm đầu quốc gia hay các lãnh chúa có người da trắng của các cuờng quốc đứng đằng sau giật dây. Chính trị vỹ mô là sự đối kháng giữa người dân và chính quyền, giữa kẻ cai trị và người bị trị, giữa cá nhân với cộng đồng dựa trên chủ thuyết cộng sản để vận động cách mạng toàn bộ các loại xã hội của Phi châu.

Chính trị vỹ mô thuộc loại toàn cầu hóa (global macropolitic) không có thể đưa ra tại Phi châu vì lý do kinh tế, văn hoá và sự phân hóa của các quốc gia tại châu Phi. Vì khi nói tới mậu dịch tự do, các quốc gia châu Phi này chẳng sản xuất được loại hàng nào để trao đổi, ngoài nguyên liệu thiên nhiên đều bị người nước ngoài nắm giữ. Còn về nguồn nhân lực lại thiếu trình độ không có giá trị để khai thác, mặc dù giá lương có rẻ mạt cũng chẳng thể nào cạnh tranh được về mặt phẩm hay lượng đối với các công nhân tại Á châu hay Nam Mỹ.

Trong khi đó các nhà triệu phú như Port Elizabeth, Michau Huisamen của Nam Phi lại bị một tổ chức phi chính phủ tại Canada, một đối tác Canada-Phi châu, đã tố giác là những nhà triệu phú này đã cung cấp vũ khí và lính đánh thuê cho xứ Sierra Leone để đổi lấy sự nhượng lại mỏ kim cương. Sierra Leone là một quốc gia Phi châu đã bị tàn phá trong tám năm nay vì những cuộc nội chiến.

Trong cùng bản phúc trình này, bản phúc trình được giới truyền thông Nam Phi đã cho loan tin, ba công ty khai thác hầm mỏ của Canada là Diamond Works Ltd., Rex Diamond Mining Corp., và AmCan, ba công ty này đã bị khẳng định là tiếp tay cho cuộc nội chiến tại Sierra Leone bằng cách cung cấp quân trang và quân dụng, đi hàng đôi với các công ty lính tư đánh thuê với những mục đích tham lam tàng ẩn trong việc mua bán kim cương.

Một điều không thể chối cãi được, là cả một thị trường to lớn và là một tương lai hứa hẹn để mở ra các công ty lính tư đánh thuê, cũng như tuyển dụng các dũng binh phóng đãng cho châu Phi với những trang bị quân sự được các cường quốc trên thế giới cho phế thải.

Jakkie Celliers là Giám đốc của Viện Khảo cứu An ninh của Nam Phi, gần đây ông đã kêu gọi Cộng đồng Quốc tế cho cấm các hoạt động của các công ty lính tư như công ty Executive Outcomes mới có thể chấm dứt được chiến tranh tại Angola và các quốc gia khác tại châu Phi.
Song chuyện này không phải là chuyện dễ làm bởi vì có một số quốc gia và các nhân vật của đảng phái tại các xứ đã bị phân hóa vì chiến tranh đều có những chương trình riêng kết hợp với quyền lợi của những công ty bề thế nằm tại các cường quốc hiện nay.

Theo như cuốn sách đã được tung ra của viện khảo cứu này, cuốn sách này đang nói thẳng thắn về các hoạt động của những công ty lính tư đánh thuê tại châu Phi. Cuốn sách đã trích ra bài báo của tờ The Saturday Star được xuất bản tại Nam Phi, bài báo cho biết Tham mưu trưởng của quân đội Angola, vị Tư lênh quân đội, Giám đốc sở tình báo, Đại sứ Angola tại Washington và Bộ trưởng bộ nội vụ, ai nấy đều có cổ phần trong công ty an ninh tư mang tên TeleServices.


Tờ báo The Post, tờ nhật báo đứng hàng đầu tại Zambia, đã loan tin “Có tin chắc chắn là các nhà cầm đầu của xứ Zambia đang thông đồng trong việc mua bán súng của công ty UNITA tại Angola.”

“Theo tình trạng thực tế của mỗi cuộc chiến tranh trên cái lục địa Phi châu này, sự hiện diện của người bảo vệ thuộc các quốc gia đã mở mang là chuyện hiển nhiên vì thế ảnh hưởng của các quốc gia đã mở mang cũng được trưng ra tại châu Phi, cuối cùng chính chúng ta sẽ vội vã tự thuộc địa hoá lần nữa,” theo như báo The Post đã bình luận.

Trong khi viết tin này, tiếng vọng của một đài phát thanh VN từ một máy computer kế bên cho biết, tại VN ông Lê Khả Phiêu tuyên bố VN quyết giữ tư tưởng Marx-Lenin và tư tuởng HCM để đi theo con đường xã hội chủ nghĩa. Lời bình luận của đài này cho biết, lợi dụng danh nghĩa xã hội xã hội chủ nghĩa để thỏa mãn cái cá nhân của Lê Khả Phiêu, thuộc địa hoá lần nữa để tôn vinh cái công này của CSVN trước dân chúng VN trong nước đang bị bưng bít mọi tin tức thế giới. Trên thế giới này có hai lối để tiến lên xã hội chủ nghĩa, lối của Hoa kỳ là đồng hoá tự nhiên để đem lại thỏa mãn cho mọi công dân, còn lối của cộng sản là phải độc tài và hy sinh mọi thứ kể cả văn hóa truyền thống của một dân tộc để tạo ra cuộc cách mạng cho lớp tư bản đỏ được đặc quyền. Loại chính trị của CSVN không bao giờ mang lại ổn định cho dân tộc cũng như hoà bình trên thế giới vì nó đã có sẵn bản chất đối kháng theo như chính trị vỹ mô đã chứng minh.

Một số chuyên gia không đồng ý và cho các tên lính đánh thuê là loài qủy sứ, cần phải xếp vào hạng ngoài vòng pháp luật. Trong cuốn sách “Private Armies and Military Intervention”, chuyên gia David Shearer bàn rằng các công ty lính tư hiện tại có thể mang lại sự ổn định cho những vùng chiến tranh khi các quốc gia đã phát triển không còn ham muốn gửi quân để bị giết tại các nước ngoài.

Gần đây sau khi lính LHQ có sứ mạng giữ Hòa bình đã gặp rắc rối với dân quân của mặt trận RUF, một số chuyên gia Tây phương, các tờ báo và các nhà báo có uy tín đã công khai kêu gọi cộng đồng quốc tế để cho các tập đoàn lính tư đánh thuê khôi phục lại hòa bình vào những trường hợp như tại Sierra Leone.

Song vài tổ chức quốc tế, có cả LHQ, tất cả không có cùng một quan điểm là tuyển dụng những công ty như thế vì lợi lộc riêng tư của họ. Hầu hết các phân tích gia về châu Phi cho rằng trường hợp tại Siera Leone không có quan trọng chiến lược cho những tay chơi chính như Hoa kỳ và Anh quốc như trong trường hợp tại Bosnia, tại Kosovo hay Iraq mà các đồng minh cần phải can thiệp ngay tức thời.

Trường hợp tại Somalia đã cho thấy chiến dịch hành quân “Restore Hope” phải bổ sung vì Tổng thống George Bush đã quyết định cho rút quân đội Hoa kỳ sau khi có 18 lính Hoa kỳ đi làm nghĩa vụ quân sự bị tử thuơng chỉ xẩy ra trong một ngày vào tháng mười 1992.

Củ khoai Tây còn nóng hổi này đã giao lại cho lính giữ hoà bình của LHQ, nhưng chiến cuộc cũng không còn kéo dài hơn như quân đội Hoa kỳ, lính LHQ đã ra đi và bỏ dân chúng Somalia lại để mặc các lãnh tướng thi ân. Các lãnh binh tại Somali chí choé, đánh lẫn nhau, đánh cướp lén các tặng phẩm viện trợ nhân đạo gửi cho dân Somalia.

Các nhà phân tích Phi châu sợ các công ty lính tư đánh thuê sẽ không thi hành theo nguyên tắc quốc tế, các công ty này sẽ đem chiến lược, ảnh hưởng và quyền lợi riêng của quốc gia mà công ty đã xuất xứ.

Các công ty lính tư nhân này tự khởi xướng ra các sứ mạng và các cuộc chiến tranh, gây ra sự hỗn loạn trầm trọng cho nền độc lập của các quốc gia không đủ binh lính hùng mạnh để bảo vệ họ. Còn vấn đề khác nữa, các công ty lính tư có thể bảo vệ các bạo quyền và trì hoãn việc thay đổi nội bộ không thể tránh được của một quốc gia cần phải có để đi tới dân chủ.

Giới truyền thông của Phi châu cũng đã cho biết, Tây phương đang tránh né cái lục địa có 800 triệu dân này. Thi dụ UNHCR ghi nhận cho thấy số tiền chi cho dân tỵ nạn tại Kosovo nhiều hơn những nạn nhân của Phi châu, mặc dù những nạn nhân này còn bị tệ hại nhiều hơn dân tỵ nạn của Kosovo.

Sự thất bại của lính LHQ giữ hoà bình tại Somalia, tại Rwanda và gần đây tại Angola đã khiến một số nhà lãnh đạo đề nghị, các cuộc nội chiến và những sự xung đột giữa các sắc dân cần phải được giải quyết nhanh chóng bằng quân lực địa phương phối hợp với quân đội của LHQ.
Sáng kiến theo lý thuyết thì hay, nhưng trên thực tế chẳng hạn như tại Congo cần phải có tám quốc gia khác của châu Phi trực tiếp nhúng tay vào để giải quyết.

Cái nón sắt mầu xanh của LHQ vẫn chưa thể nào bỏ đi được, Những chiếc nón sắt này đã cung cấp một sứ mạng được ủy nhiệm rõ ràng, lính đội nón mầu này đã được huấn luyện kỹ càng về công tác giữ hòa bình, ít xen vào việc của các quốc gia lân bang, chỉ có lính LHQ mới có thể giữ được hòa bình.

Vấn đề vẫn còn nơi đó, với những cuộc chiến tranh cuồng loại tại châu Phi, một tương lai rõ ràng để cho các công ty lính tư đánh thuê và các dũng binh phóng đãng có thể phát triển tại Phi châu, cũng như các nơi khác. Các gã phóng đãng lại có chỗ dung thân sau những năm phục vụ trong binh đội của xứ họ và bị sa thải vì tính ba gai (pagaillant).

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Năm Tổng Thống Hoa Kỳ liên tiếp, thuộc cả hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã nhất quyết giúp nhân dân Miền Nam bảo vệ “tiền đồn của Thế Giới Tự Do.” Hành động mạnh mẽ nhất là ‘tự động’ mang nửa triệu quân vào để chiến đấu - mặc dù Chính phủ VNCH không yêu cầu. Rồi xây cất đường xá, xa lộ Biên Hòa, hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Sàigòn, và mấy chục phi trường lớn nhỏ, với những kho xưởng như Long Bình, Quy Nhơn, Phú Bài, tốn phí bao nhiêu nhân mạng, bao nhiêu tiền của để xây dựng một “tiền đồn của thế giới tự do”, ngăn chận Trung Cộng ở phía Nam
Nửa thế kỷ trước, nước Mỹ đã không tôn trọng lời cam kết giúp VNCH chiến đấu tới cùng trước làn sóng xâm lăng của Cộng Sản Thế Giới. Nhiều người, cả Việt lẫn Mỹ, cũng như dư luận thế giới, đã gọi đây là một sự phản bội đáng xấu hổ. Nhưng có học giả Mỹ đã khẳng định: “Sự phản bội của nước Mỹ đối với Nam Việt Nam là một trong những điều thông minh nhất mà nước tôi đã từng làm”.
Ngày 28 tháng 4 năm nay vừa tròn 80 năm kể từ khi nhà độc tài Ý Benito Mussolini bị xử tử tại một ngôi làng ở Ý vào cuối Thế Chiến II năm 1945. Chỉ một ngày sau đó, thi thể của ông ta bị bêu rếu và lăng nhục công khai ở Milan. Dưới bóng tội ác ghê rợn của Adolf Hitler, khi nhắc đến chủ nghĩa phát xít, nhiều người thường nghĩ ngay đến những ký ức về Đức Quốc xã. Thế nhưng, cần nhớ rằng Benito Mussolini mới chính là kẻ mở đường. Biệt danh Il Duce (xin tạm dịch là Lãnh tụ) của Mussolini chính là nguồn cảm hứng cho Hitler.
Các cuộc thăm dò cho thấy mức độ ủng hộ Trump của cử tri đang ở mức thấp kỷ lục đối với một nhà lãnh đạo sau ba tháng đầu của nhiệm kỳ. Đa số phản đối chính sách thuế quan và cắt giảm lực lượng nhân sự liên bang của ông.
Hành động công kích đầy bất ngờ của Tổng thống Trump nhắm vào nền giáo dục đại học đã vô tình đánh thức tinh thần phản kháng của Harvard cùng hơn 100 trường đại học trên khắp 40 tiểu bang. Sự kiện này cũng để lại một bài học đáng suy ngẫm: nhượng bộ và đầu hàng trước những áp lực ngang ngược, vô lý không phải là cách tồn tại bền vững cho bất kỳ tổ chức nào. Sự việc khởi đầu với lá thư ngày 11 tháng 4 từ chính quyền Trump, trong đó đưa ra hàng loạt yêu cầu đối với Đại học Harvard. Ngay lập tức trường Harvard từ chối, vậy là chính phủ thẳng tay đóng băng khoản ngân sách tài trợ trị giá 2.3 tỷ MK. Ngoài ra, Trump còn dọa tước bỏ quy chế miễn thuế của trường. Hành động này bị nhiều người xem là sự lạm quyền nhằm chi phối một cơ sở giáo dục tư thục, và đã vô tình khơi dậy làn sóng ủng hộ quyền tự chủ của các đại học trên khắp Hoa Kỳ.
"Tự do tư tưởng và tìm kiếm sự thật, cùng với sự cam kết lâu đời của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền này, đã giúp các trường đại học đóng góp một cách thiết yếu cho xã hội tự do và cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng hơn cho mọi người ở khắp các mọi nơi. Tất cả chúng ta đều có chung lợi ích trong việc bảo vệ sự tự do đó. Như lệ thường, chúng ta tiến bước lúc này với niềm tin rằng việc theo đuổi chân lý can đảm và không bị ràng buộc sẽ giải phóng nhân loại, và với niềm tin vào lời cam kết bền bỉ mà các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã gìn giữ cho quốc gia và thế giới của chúng ta."
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài. Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp? Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.