Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Thời Sự Úc: Bồi Thẩm Đoàn Và Quyền Phán Quyết Đa Số

21/11/200500:00:00(Xem: 5990)
Tuần qua, tin tức nóng bỏng nhất, chẳng những gây chấn động toàn nước Úc mà còn vang vọng khắp thế giới là việc giới hữu trách liên bang cùng cảnh sát tiểu bang NSW và Victoria đã tóm bắt hơn 15 kẻ bị tình nghi thuộc hai nhóm khủng bố, vốn được cho là đang âm mưu giật mìn, đặt bom ở Sydney và Melbourne gây tang thương chết chóc cho dân chúng vô tội. Giới truyền thanh, truyền hình và báo chí liên tục tường thuật tất cả mọi chi tiết nhỏ nhoi nhất liên quan đến vụ việc này. Giới chức thẩm quyền cùng các chính trị gia liên bang cũng như tiểu bang đua nhau lên tiếng trước giới truyền thông, lên án những kẻ được cho là đang mong muốn hủy diệt nếp sống thanh bình của Úc, hủy diệt lối sống của dân chúng Úc.
Trớ trêu thay, cũng trong tuần qua, một quyết định tấn công trực diện vào nền dân chủ pháp trị ở Úc, với ý định phá bỏ một truyền thống tốt đẹp lâu đời vốn là nền tảng bất di bất dịch của những hệ thống pháp lý dựa theo hệ thống pháp lý Common Laws của Anh, đưa đến nguy cơ đục ruỗng công lý ở NSW, lại không được giới truyền thông bình luận nhắc nhở đến.
Hôm thứ Tư 09/11/05, bộ trưởng tư pháp NSW, ông Bob Debus, tuyên bố rằng chính phủ Lao động Iemma sẽ tu chỉnh đạo luật về Bồi Thẩm Đoàn (Jury Act) hầu cho phép bồi thẩm đoàn có thể đi đến phán quyết dựa theo đa số (majority verdict) chứ không cần phải đi đến phán quyết đồng thuận 100% (unanimous verdict) trong tất cả các vụ án hình sự, kể cả những phiên tòa xét xử tội sát nhân. Theo tuyên bố này thì chỉ cần 11 người trong bồi thẩm đoàn cùng đồng ý thì dù người thứ 12 có chống lại, phán quyết của bồi thẩm đoàn 11 người vẫn được chấp nhận như phán quyết tối hậu.
Tưởng cũng nên nhắc lại, trong nhiều năm gần đây, phe đối lập tiểu bang đã xách động đòi hỏi phán quyết đa số trong các phiên xử. Giới công tố, kể cả giám đốc công tố viện là ông Nicholas Cowdery QC, cũng kêu gọi áp dụng phán quyết đa số để tránh những trường hợp mà một bồi thẩm viên “vô lý” (“rogue” juror) cương quyết phá hoại phiên tòa bằng mọi cách chỉ vì ngoan cố và thích phá hoại. Các tổ chức yểm trợ nạn nhân tội ác cũng liên tục yêu sách chính phủ thay đổi sang phán quyết đa số vì họ tin rằng như thế thì bồi thẩm đoàn dễ kết án hơn. Cứ mỗi lần có một vụ án khá nổi tiếng phải xử lại vì bồi thẩm đoàn không thể đi đến một phán quyết đồng thuận thì những luận điệu này lại càng ồn ào hơn.
Tuy nhiên, trong những năm tháng trước đây, mặc cho những áp lực từ nhiều phía như đã nêu trên, chính phủ NSW vẫn cương quyết duy trì phán quyết đồng thuận 100%. Thế nhưng, sau khi bồi thẩm đoàn của vụ xử Bruce Burrell - kẻ bị tình nghi đã sát hại và thủ tiêu thi thể của bà Kerry Whelan - bị giải tán vì không thể đồng ý và giới truyền thông cùng phe đối lập lại nhao nhao đòi áp dụng phán quyết đa số thì chính phủ Iemma đã phải đưa ra quyết định nêu trên.
Người ta có thể thấy rõ ràng quyết định này thuần túy là một quyết định nhằm thủ lợi chính trị hơn là một quyết định sáng suốt dựa trên căn bản công lý. Trong nhiều tuần lễ vừa qua, chính phủ Iemma liên tục bị tấn công, chỉ trích vì những tiết lộ về vụ đường hầm xuyên thành phố ở Kings Cross, về vụ đường hầm đang xây ở Lane Cove bị sụp gây thiệt hại nặng nề cho cư dân ở đấy cũng như về nhiều vấn đề khác nữa. Chính vì thế mà chính phủ Iemma không muốn bị giới truyền thông có thêm cớ để tấn công hoặc để phe đối lập thủ lợi chính trị qua việc dùng quyền đề nghị dự luật của dân biểu (Member’s Bills) để nêu vấn đề phán quyết đa số tại quốc hội.

Hơn thế nữa, bằng chứng rõ rệt nhất cho thấy quyết định này hoàn toàn là một phản ứng nhất thời thiếu suy tính chín chắn là việc nó được công bố ngay vào ngày mà ủy Ban Cải Tổ Luật Pháp NSW (NSW Law Reform Commission) phúc trình về cuộc nghiên cứu mà họ thực hiện trong suốt hơn một năm qua theo yêu cầu của chính phủ NSW về vấn đề này.
Trớ trêu hơn nữa, bản phúc trình của ủy Ban đưa đến một đề nghị thật rõ rệt: Phải giữ lại thể chế phán quyết đồng thuận hiện hành. Trước khi đi đến đề nghị này, bản phúc trình của ủy Ban cũng nêu lên và phân tích thật kỹ càng các lý luận ủng hộ cũng như bài bác việc giữ lại thể chế phán quyết hiện hành của bồi thẩm đoàn cùng với những lập luận yểm trợ và chống đối việc đổi sang thể chế phán quyết đa số.
Một số lý luận yểm trợ việc lưu giữ thể chế hiện hành bao gồm:
- Thể chế này phù hợp với nguyên tắc căn bản của mức tồn nghi hợp lý (reasonable doubt) vốn buộc phe công tố phải trưng đủ bằng chứng hiển nhiên hai năm rõ mười (beyond reasonable doubt) thì mới có thể kết án được nghi can. Khi một thành viên của bồi thẩm đoàn vẫn còn nghi ngại về bằng chứng được trưng dẫn về sự vô tội hoặc có tội của bị cáo thì điều này có nghĩa mức tồn nghi hợp lý vẫn hiện hữu.
- Vì ý kiến của mỗi bồi thẩm viên đều có giá trị ngang nhau nên những khúc mắc đều được thảo luận kỹ càng rốt ráo để có thể đi đến ý kiến đồng thuận, và như thế, phán quyết sẽ sáng suốt đúng đắn.
- Tỷ lệ những vụ án bị tái xử vì bồi thẩm đoàn không thể đi đến phán quyết đồng thuận rất nhỏ nhoi. Theo như thống kê từ Bureau of Crime Statistics & Research (Sở Nghiên Cứu và Thống Kê Tội Ác - BOCSAR) cho thấy thì chỉ có 0.4% các vụ án hình sự ở SW được đưa ra những phiên xử có bồi thẩm đoàn. Và trong số đó, chỉ có 8%, bồi thẩm đoàn mới không đi đến sự đồng thuận (hung jury). Có nghĩa là cứ 3,125 vụ xử hình sự mới có 1 vụ mà bồi thẩm đoàn không đi đến sự đồng thuận.
- Bồi thẩm đoàn bất đồng ý kiến vì những lý do rất chính đáng.
- Thể chế hiện hành khiến công chúng có tin tưởng vào hệ thống công lý.
- Tối Cao Pháp Viện Úc, trong vụ kháng án Cheatle v The Queen có ghi nhận rõ ràng rằng hiến chương Úc buộc bồi thẩm đoàn phải có phán quyết đồng thuận.
- Hoàn toàn không có đầy đủ bằng chứng cho thấy có nhu cầu thay đổi thể chế.
Một số lý luận yểm trợ việc thay đổi sang thể chế phán quyết đa số bao gồm:
- Bồi thẩm đoàn đi đến phán quyết nhanh chóng hơn, vì chỉ cần 11 hoặc 10 người cùng đồng ý là đủ.
- Vô hiệu hóa ảnh hưởng của những bồi thẩm viên “vô lý cố chấp”.
- Phù hợp với những vụ án dân sự (civil trials).
Trong số những lý luận được đưa ra để chống lại việc áp dụng thể chế phán quyết đa số 11-1 hoặc 10-2 thì lý luận mạnh mẽ nhất là thể chế này sẽ không có ảnh hởng gì nhiều đến việc bồi thẩm đoàn không thể đồng ý (hung jury). Theo thống kê của BOCSAR thì 57% các vụ hung jury đều có tỷ số là 9-3 hoặc ít hơn (8-4, 7-5.v.v.).
Bây giờ, với sự cải tổ của đạo luật về bồi thẩm đoàn như được công bố tuần qua thì ý kiến của một người sẽ không còn có giá trị nữa. Nếu có một bồi thẩm viên nào cảm thấy có vấn đề, có thắc mắc về ý kiến của đa số, họ sẽ ngần ngại không dám đưa ý kiến của mình hoặc nêu thắc mắc ấy ra, hoặc làm sáng tỏ sự nghi ngờ của mình bởi vì nếu họ chỉ là một tiếng nói đơn độc họ sẽ bị đa số lấn áp. Tồn nghi hợp lý sẽ không được phép để hiện hữu ở NSW nữa. Và như vậy có nghĩa, thêm một cái đinh đã được đóng vào quan tài của nền dân chủ pháp trị.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sky River Casino vô cùng vui mừng hào hứng tổ chức chương trình Ăn Tết Nguyên Đán với những giải thưởng thật lớn cho các hội viên Sky River Rewards. Chúng tôi cũng xin kính chúc tất cả Quý Vị được nhiều may mắn và một Năm Giáp Thìn thịnh vượng! Trong dịp đón mừng Năm Mới Âm Lịch năm nay, 'Đội Múa Rồng và Lân Bạch Hạc Leung's White Crane Dragon and Lion Dance Association' đã thực hiện một buổi biểu diễn Múa Lân hào hứng tuyệt vời ở Sky River Casino vào lúc 11:00 AM ngày 11 Tháng Hai. Mọi người tin tưởng rằng những ai tới xem múa lân sẽ được hưởng hạnh vận.
Theo một nghiên cứu mới, có hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới đã bị thu hẹp kể từ đầu những năm 1990, chủ yếu là do biến đổi khí hậu, làm gia tăng mối lo ngại về nước cho nông nghiệp, thủy điện và nhu cầu của con người, theo trang Reuters đưa tin vào 8 tháng 5 năm 2023.
(Tin VOA) - Tổ chức Phóng viên Không Biên giới (RSF) vào ngày 13/9 ra thông cáo lên án Việt Nam tiếp tục lạm dụng hệ thống tư pháp để áp đặt những án tù nặng nề với mục tiêu loại trừ mọi tiếng nói chỉ trích của giới ký giả. Trường hợp nhà báo tự do mới nhất bị kết án là ông Lê Anh Hùng với bản án năm năm tù. RSF bày tỏ nỗi kinh sợ về bản án đưa ra trong một phiên tòa thầm lặng xét xử ông Lê Anh Hùng hồi ngày 30 tháng 8 vừa qua. Ông này bị kết án với cáo buộc ‘lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo Điều 331 Bộ Luật Hình sự Việt Nam
Từ đầu tuần đến nay, cuộc tấn công thần tốc của Ukraine ở phía đông bắc đã khiến quân Nga phải rút lui trong hỗn loạn và mở rộng chiến trường thêm hàng trăm dặm, lấy lại một phần lãnh thổ khu vực đông bắc Kharkiv, quân đội Ukraine giờ đây đã có được vị thế để thực hiện tấn công vào Donbas, lãnh phổ phía đông gồm các vùng công nghiệp mà tổng thống Nga Putin coi là trọng tâm trong cuộc chiến của mình.
Tuần qua, Nước Mỹ chính thức đưa giới tính thứ ba vào thẻ thông hành. Công dân Hoa Kỳ giờ đây có thể chọn đánh dấu giới tính trên sổ thông hành là M (nam), F (nữ) hay X (giới tính khác).
Sau hành động phản đối quả cảm của cô trên truyền hình Nga, nữ phóng viên (nhà báo) Marina Ovsyannikova đã kêu gọi đồng hương của cô hãy đứng lên chống lại cuộc xâm lược Ukraine. Ovsyannikova cho biết trong một cuộc phỏng vấn với "kênh truyền hình Mỹ ABC" hôm Chủ nhật: “Đây là những thời điểm rất đen tối và rất khó khăn và bất kỳ ai có lập trường công dân và muốn lập trường đó được lắng nghe cần phải nói lên tiếng nói của họ”.
Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam cử hành Ngày Quốc tế Nhân Quyền Lần Thứ 73 và Lễ Trao Giải Nhân Quyền Việt Nam lần thứ 20.
Sau hơn 30 năm Liên bang Xô Viết sụp đổ, nhân dân Nga và khối các nước Đông Âu đã được hưởng những chế độ dân chủ, tự do. Ngược lại, bằng chính sách cai trị độc tài và độc đảng, Đảng CSVN đã dùng bạo lực và súng đạn của Quân đội và Công an để bao vây dân chủ và đàn áp tự do ở Việt Nam. Trích dẫn chính những phát biểu của giới lãnh đạo Việt Nam, tác giả Phạm Trần đưa ra những nhận định rất bi quan về tương lai đất nước, mà hiểm họa lớn nhất có lẽ là càng ngày càng nằm gọn trong tay Trung quốc. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Tác giả Bảo Giang ghi nhận: “Giai đoạn trước di cư. Nơi nào có dăm ba cái Cờ Đỏ phất phơ là y như có sự chết rình rập." Tại sao vậy? Để có câu trả lời, mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của nhà văn Tưởng Năng Tiến.
Người cộng sản là những “kịch sĩ” rất “tài”, nhưng những “tài năng kịch nghệ” đó lại vô phúc nhận những “vai kịch” vụng về từ những “đạo diễn chính trị” yếu kém. – Nguyễn Ngọc Già (RFA).. Mời bạn đọc vào đọc bài viết dưới đây của phó thường dân/ nhà văn Tưởng Năng Tiến để nhìn thấy thêm chân diện của người cộng sản.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.