Hôm nay,  

Những Gã Mới Của Chiến Tranh

8/14/200000:00:00(View: 6290)
HARARE, Zimbawe (KL) - Những gã mới này là những tên lính phóng đãng, loại đâm cha hay chém chú. Những tên lính này được dân Anh gọi là ‘soldiers of fortune’, một loại lính đánh thuê mà bất cứ ai hay quốc gia nào cũng có thể mướn họ được.

Loại lính đánh thuê có hai nòi (breeds): một nòi phóng đãng và một nòi là nhân viên của một tập đoàn quân sự chuyên tuyển lính và tổ chức đánh thuê, hai loại lính này vẫn còn sinh sống và đang làm chuyện đánh nhau tại hàng chục quốc gia tại châu Phi, theo như sự tuờng thuật của nhà báo Stam Predag. Lính đánh thuê của cái thủa xa xưa tụ nhau tại quán cà phê hay rượu ngoại lai tương tự như Givral, Brodard hay La Pagode của Saigon để bàn những âm mưu lật đổ các người cầm đầu một quốc gia nay không còn nữa.

Givral, Brodard và Pagode của Việt Nam ngày xưa không phải là nơi tụ tập của lính đánh thuê, mà là nơi tụ tập của các nhà báo và các ký giả ngoại quốc để trao đổi nhau những tin tức về các âm mưu chính trị và dùng phương tiện truyền thông để hướng dẫn những cuộc nổi dậy của dân chúng Saigon.

Không có gì mỉa mai cho bằng phi cảng của thủ đô Freetown gần đây, cả hàng trăm lính LHQ giữ sứ mạng hoà bình tuồn ra khỏi một chiếc phi cơ với bộ mặt buồn và chán nản, trên thân mình không có một món vũ khí.

Toán lính này được trở về sau khi bị loạn quân Sierra Leone bắt nhốt. Loạn quân Sierra Leone là dân quân của Mặt trận Cách mạng Thống nhất, mặt trận này được người Anh gọi là tắt là RUF (Revolutionary United Front).

Hội đồng An ninh LHQ đã phản ứng bằng cách gửi thêm quân có sứ mạng giữ hòa bình, nhiệm vụ của những lính này là tăng phái, tên cầm đầu của mặt trân RUF là Foray Sankoh, tên này đã bị bắt về tội phạm chiến tranh. Gần đây vợ của Sankoh đã nhờ luật sư tại Anh để đòi hỏi chính quyền London cho biết về tình trạng hiện nay của chồng y thị.

Tuy nhiên quốc gia này tại Tây Phi đã lãnh cái họa vì có nhiều mỏ kim cương, chuyện tìm kiếm hòa bình cho xứ này xem như có khó khăn. LHQ có vẻ như thiếu khả năng để đối phó hữu hiệu với hiện trạng của Sierra Leone, việc áp đặt hoà bình đã được bàn thảo từ lâu dể xử dụng các công ty quân sự tư nhân trong việc giải quyết một số vùng rắc rối trên thế giới.

Sự việc này đã đưa ra hai nòi lính đánh thuê (soldiers of fortune) - một nòi đuợc gọi là lính phóng đãng và nòi kia là lính của các công ty lính tư nhân. Những gã lính mới này cũng vẫn còn sống và đang đấm đá tại châu Phi, một lục địa có cả hàng chục quốc gia hiện nay đang có nội chiến hay có những sự xung đột giữa các sắc dân với nhau vì quyền lợi theo sự xúi dục của bọn tài phiệt hành động theo kiểu thực dân.

Những ngày xưa đã trôi qua, hãy trở về những năm 1960 thời mà những tên lính đánh thuê như tên Mike Hoare, nổi tiếng với danh xưng Mike Khùng, và tên Bob Denard, họ thường họp bàn tại các quán rượu hay cà phê, trao đổi các câu chuyện và âm mưu lật đổ các người cầm đầu của các quốc gia nhược tiểu.

Mike Khùng, vốn gốc dân Ái Nhĩ Lan, đã nhúng tay vào vụ Congo (sau này là quốc gia Zaire, hiện nay là nước Cộng hòa Dân chủ Congo) ngay sau khi quốc gia này giành được nền độc lập từ tay Bỉ quốc ngày 30 tháng sáu 1960. Mike Khùng đã làm việc cho Moise Tshombe, một tên đầu sỏ tuyên bố ly khai để tách vùng Katanga có nhiều mỏ đồng ra khỏi Congo ngay sau ngày độc lập 11 tháng bẩy 1960.

Thủ tuớng thân cộng sản Patrice Lunumba đã bị hạ bệ vào tháng chín 1960 trong thời gian hậu độc lập thứ nhất và đã được báo chí cho biết là thủ tướng này đã bị bắn chết trong khi trốn ra khỏi nhà tù vào tháng giêng 1961 theo sự sắp xếp của bàn tay lông lá.

Tên Bob Denard là một tên người Pháp có tên họ Pháp, nhưng lấy tên theo dân Anh. Tên này đã dàn dựng công tác lật đổ chính quyền cuối cùng vào ngày 28 tháng chín 1995 tại Liên bang Cộng hòa Cosmoros theo Hồi giáo, chính hắn cũng đã tổ chức cuộc đảo chánh năm 1970. Hiện nay tên Pháp phóng đãng này vẫn đang duy trì website www.bobdenard.com, của riêng hắn để bán hồi ký qua Internet, các độc giả có thể vào website này để tìm minh chứng.

“Tôi đã từng chiến đấu tại Katanga, Yémen, Congo, Angola, Tchad, kể cả trên đất của dân Kurdist của Iraq... Tôi từng phục vụ khắp mọi nơi, những nơi mà các nhà cầm đầu Tây phương và các đồng minh của họ không có thể công khai gửi quân đến để chặn sự diễn tiến của những ảnh hưởng từ hướng đông tới,” theo như lời tự thuật của Bob Denard đang công bố trên website của hắn.

Ngay hiện nay, Mike Khùng, Bốp Denard và những tên khác cùng nòi đánh thuê là những nhân vật quen thuộc tại châu Phi, dân Phi châu với sự cân bằng các quyền lực của lục địa này đã đuợc thay thế bằng một loại lính đánh thuê mới, một thứ dũng binh phóng đãng (Freelance Mercenaries).

Những tên dũng binh phóng đãng này hầu hết là những người thuộc các quốc gia nằm trong Liên bang Sô viết ngày xưa, thuộc cựu quốc Nam Tư, và thuộc các nước Đông Âu. Những dũng binh phóng đãng này trước đây là những phần tử ba-gai hay vô kỷ luật trong binh đội của các quốc gia này bị giải ngũ, họ muốn có một cuộc sống phóng đãng như thời chiến tranh, nên họ sẵn sàng và bán mạng mình để kiếm sống với một dúm Mỹ kim.

Khởi đầu ra nghề, Bốp Denard, Mike Khùng và đồng bọn đòi chi tiền mặt để chiến đấu, nhưng sau đó họ được các tay tài phiệt khai thác mỏ đã khuyến dụ kết hợp quyền lợi cá nhân của họ với quyền lợi của quốc gia riêng của những tên này.

Trong ba năm qua Chủ tịch Motubu Sese Seko của quốc gia Zaire nhiều tháng trời đã không trả lương cho lính của ông, khiến lính đi ăn cuớp và hiếp tróc dân chúng, chủ tịch đã phải mướn dũng binh phóng đãng để ngăn ngừa sự tấn công của dân quân vùng Laurent Kabila từ phía đông tới.

Cái lầm lẫn chết người của Motubu là đã mướn bọn đánh thuê hạng hai, phần lớn những lính đánh thuê này là dân Bosnia, dân Croatia của Nam Tư và dân của các bang Sô viết. Loại dũng binh phóng đãng này có trở ngại lớn về ngôn ngữ trong lúc liên lạc (bọn này chỉ biết vài tiếng nói chính). Tinh thần cũng như kỷ luật của loại lính phóng đãng này cần phải được xét lại, ngay cả tay nghề cũng không thể nào bì kịp với lính đánh thuê trước đây.

Dù sao đi nữa, những tên lính đánh thuê phóng đãng này vẫn còn tích cực hoạt động tại vài nơi xung đột của châu Phi, nhất là những xứ có nhiều kim cương như Angola, Congo, Sierra Leone. Các xứ này hiện nay là nơi mà các công ty và các tập đoàn lính tư nhân mà đằng sau có giới tài phiệt hậu thuẫn đang ngỏ ý muốn lập các kết ước đánh thuê.

Những loại công ty làm ăn kiểu quân sự này hiện nay mọc ra như nấm khắp nơi trên thế giới kể tử khi chiến tranh lạnh được chấm dứt. Chủ các công ty này toàn là những tay đâm thuê hay chém mướn ngày xưa, họ đều để râu hàm, nghiền rượu nặng, họ đã lập ra những văn phòng có bề thế tại Hoa kỳ, tại Anh quốc và tại nhiều nơi khác.

Những tên dũng binh loại này không đuợc các hãng bảo vệ an ninh mướn vì các hãng này sợ bị mất tiếng vì những chuyện hành hình, chuyện hiếp dâm, chuyện trộm cướp và những vụ vi phạm to tát dính tới luật nhân quyền.

Executive Outcomes là một công ty chuyên làm công tác đánh muớn hay giải quyền, công ty này đã bị cấm hoạt động hồi tháng giêng năm ngoái sau khi cựu sĩ quan Eeben Barlow chuyên về tình báo tại Nam Phi đã phát giác công ty tuyển dụng phần lớn các lính của Tiểu đoàn 32 trong quân lực bảo vệ Nam Phi, một đơn vị nổi tiếng về chống nổi loạn từng chiến đấu tại Namibia và Angola.

Hoạt động của công ty Executive Outcomes khá cao, công ty có đội quân được vận chuyển bằng máy bay Boeing 727 riêng, có cầu không vận Andover, máy bay Mi-8 và trực thăng Mi-17 do Nga sô chế tạo, và vũ khí thuộc AK-47. Nhưng vì dân chúng Nam Phi, quốc hội Nam Phi đã ra đạo luật coi những hoạt động của bọn dũng binh phóng đãng là hành động nằm ngoài pháp luật, luật ban ra khiến công ty Executive Outcomes phải cho đóng cửa văn phòng tại Nam Phi.
Tuy nhiên người ta biết rõ là cựu nhân viên của công ty này vẫn còn bán những biệt thuật lật đổ và cung ứng quân sự tại Phi châu.

Có những tay tổ trong thị trường đâm thuê và chém mướn của thế giới như công ty MPRI (Military Professional Resources Inc.), một công ty do các cựu tướng lãnh của toà Ngũ giác đài nắm đầu, và công ty British-based Sandline International.

Công ty Sandline được Tony Spicer cầm đầu, Spicer nguyên là đại tá của quân đội Anh quốc, người đã từng giúp Tổng thống Ahmed Tejan Kabbah lấy lại quyền hành tại Sierra Leone cách đây một năm. Công ty Sandline đã thành hình năm 1987 tại Alexandria, Virginia của Hoa kỳ, công ty đã quảng cáo “Một tập đoàn tư nhân lớn nhất hội tụ đựơc các biệt tài quân sự của thế giới. Công ty cung ứng tất cả các dịch vụ quân sự theo khế ước tại thị trường Hoa kỳ và các thị trường quốc phòng có tính cách quốc tế.”

Tổng giám đốc của công ty kiêm giám đốc tổng quản trị là soái tướng Carl E. Vuono, tham mưu trưởng lục quân Hoa kỳ trong chiến dịch hành quân “Just Cause” tại kênh đào Panama và chiến dịch hành quân “Desert Storm” tại vùng vịnh. Theo báo chí cho biết, các chuyên gia quân sự của công ty này đã có mặt trong vài dự án tại Phi châu và những nước nằm trong thế giới thứ ba, trong đó có Angola.

Năm 1996, công ty đã nắm được một khế ước ba năm với chính quyền của Bosnia tại nam Tư, công ty tuyuên bố khế ước với chính phủ này đã được chính quyền Hoa kỳ chấp thuận để thi hành theo các điều khoản và qui luật được thảo theo thỏa ước Dayton và luật lệ ngăn cấm của lực lượng NATO.

“Chúng tôi bám sát những nguyên tắc cứng rắn về thanh liêm, về danh dự, về sự can đảm, về sự trung thành để cung ứng các dịch vụ vô vị lợi... Công ty MPRI mang lại cho khách hàng một lượng giá phi thường,” theo như lời của các nhà giám đốc công ty này đã hứa hẹn.

Không giống như công ty MPRI và những công ty lính đánh thuê khác, Mike Khùng và các đồng chí dưới trướng không bao giờ hy sinh tính mạng của anh em để làm giầu. Mike Khùng tính theo một giá rẻ mạt mà các công ty lính đánh mướn khác không có thể nào bì được.

(Bản tin này do Kim Lai chuyển ngữ - Còn tiếp)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong công cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp để giành lại chủ quyền cho dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước Việt Nam, tiền nhân của chúng ta đã gian khổ cùng một lòng đánh đuổi bọn xâm lăng ra khỏi mảnh đất thân yêu mà Tổ tiên ta đã bao đời dầy công gầy dựng. Cho nên nhìn lại dòng lịch sử dân tộc từ Bắc vào Nam ở đâu và lúc nào cũng có những vị anh hùng dân tộc đứng lên liều mình cứu nước chống giặc ngoại xâm...
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng..
Người nhập cư Việt Nam được biết đến với “đạo đức làm việc” mạnh mẽ của họ. Họ sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ và hy sinh để đạt được mục tiêu của mình. Tính cần cù này đã giúp họ thành công trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh, giáo dục và các ngành nghề khác...
Sau một vài năm ở Mỹ và đã quen hơn với vùng đất mới của họ, những người nhập cư Việt Nam đã chuyển đến các khu vực đô thị lớn để tạo ra các “biệt khu dân tộc” (ethnic enclaves) với những người Mỹ gốc Á khác...
Từ đợt đầu di tản sau biến cố 30/4/1975, chừng 125,000 người. Vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, khi bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, Hoa Kỳ đã ra lệnh sơ tán ngay lập tức nhân viên Hoa Kỳ và hàng nghìn quan chức quân sự và ngoại giao của miền Nam Việt Nam. Các kênh truyền hình tin tức Mỹ đã phát đi những hình ảnh đau lòng về cuộc không vận hỗn loạn, trong đó có đám đông công dân miền Nam Việt Nam tuyệt vọng tràn ngập ngoài cổng Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Làn sóng đầu tiên đến vào năm 1975 như một phần của 140.000 người của Đông Dương được sơ tán ban đầu qua lệnh của Tổng thống Gerald Ford. Những người tị nạn đó, hầu hết đều có trình độ học vấn và nói được một ít tiếng Anh, đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ công chúng Mỹ mong muốn được xóa bỏ ít nhiều mặc cảm tội lỗi về việc quân đội Mỹ đột ngột rời khỏi miền Nam Việt Nam. Đến năm 1978, kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái và sự chào đón nồng nhiệt này không còn nữa (1).
Giữa những hình ảnh cánh đồng hoa anh túc và những chiến hào sũng nước trong ký ức chung về Thế Chiến I, ít ai để ý đến sự hiện diện của các trại tù binh chiến tranh ở vùng đảo British Isles. Nhưng trong suốt cuộc chiến, Anh đã giam giữ gần 116,000 người trong các trại tù binh trên khắp đất nước, từ Cung điện Alexandra ở London đến một trang trại cũ trên Đảo Isle of Man. Trong số đó có một võ sĩ đấm bốc và nghệ sĩ biểu diễn xiếc người Đức tên là Joseph Pilates.
Cựu Trung tướng Phạm Quốc Thuần đã qua đời vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu 18-8-2023 tại Fountain Valley, California, hưởng thọ 98 tuổi. Ông sinh ngày 31-8-1926 tại Hà Đông. Trung tướng Phạm Quốc Thuần giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Bộ Binh (Thủ Đức) ngày 20-8-1969...
Bát Nhã Tâm Kinh của Phật học có câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Từ “sắc” trong câu kinh dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng. Còn “không” là cái không bao giờ xẩy ra. Từ “không” được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chân Không Diệu Hữu”. Như vậy, “sắc tức thị không, không tức thị sắc” là nói đến “thật tướng” của vạn pháp và đấy chính là “vô tướng”, từ “cái không” do nhân duyên hợp lại thành “cái có”. Và, ngược lại, từ “cái có” tất yếu trở về “cái không”. Chu kỳ ấy là bất diệt, cứ tiếp nối nhau đến vô tận. Đó là cách tiếp cận theo triết học tôn giáo hay siêu hình học. Nhìn từ nhãn quan vật lý học, “cái có” có thể đến từ “cái không” được không? Theo thuyết Big Bang thì có vẻ là như thế. Vật chất tồn tại như ta nhìn thấy – hàng tỉ tỉ dải thiên hà, mỗi thiên hà có hàng tỉ tỉ ngôi sao, mỗi ngôi sao là một hệ thái dương có thể có nhiều hành tinh, mỗi hành tinh là một thế giới như quả đất chúng ta đang sinh sống – đến từ “cái không có gì”,
Nhân Lễ Tưởng Niệm Nhị vị Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy và Nguyễn Văn Bông được tổ chức ngày hôm nay 13/08/2023 tại Trung Tâm Sinh Hoạt Cộng Đồng tiểu bang Victoria-Úc, Ban Tổ Chức có nhờ tôi chia sẻ đề tài “Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy nhà hoạt động chính trị chân chính”, dưới đây là một số điều tôi được biết về cuộc đời chính trị của giáo sư Nguyễn Ngọc Huy.
✱ Đs Anh/Đs Lodge: Đề xuất của Hồ Chí Minh về một hiệp định đình chiến - Nhu đã đáp lại rằng đề xuất này "không thực tế" nhưng có thể trở thành thực tế trong ba hoặc bốn tháng tới và đang được nghiên cứu. ✱ Báo Espresso, Italia: Ông Nhu sẵn lòng từ bỏ viện trợ Mỹ nếu đó là cái giá phải trả để loại bỏ sự hiện diện của người Mỹ - Nhu cho biết Việt Nam có thể tồn tại mà không cần người Mỹ - Ông Nhu phản ứng phẫn nộ khi người Mỹ muốn ông rời khỏi đất nước. ✱ Nhà báo M.West,Úc: Ông Nhu nói rằng ông muốn tất cả, lặp lại, tất cả các cố vấn Mỹ đều phải rời đi - Không có người Mỹ, chúng ta có thể thắng chiến tranh trong hai hoặc ba năm - Hiện nay trong ngoại giao Mỹ ở Việt Nam, không có đạo đức. ✱ Đại sứ Lodge: Chúng ta nên xem xét việc rút quân là một khả năng ngày càng gia tăng. Sự bắt đầu của việc rút quân có thể gây ra một cuộc đảo chính...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.