Hôm nay,  

Tổng Kết Tình Hình Csvn Đàn Aùp Tôn Giáo Pghh

7/19/200000:00:00(View: 6780)
(Bảng Tổng Kết phổ biến nhân buổi Đại Hội Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam tại Orlando, Florida vào ngày 22 - 6- 2000)
1- CSVN chủ trương xóa bỏ Tổ Đình PGHH
Sau 1975, CSVN đã kiểm soát các hoạt động của Ban Phụng Tự Tổ Đình và bác bỏ Nội Quy của Tổ Đình do Đức Bà Lê Thị Nhậm, thân mẫu của Đức Thầy ký ngày 3-7-1962. Ban Phụng Tự Tổ Đình Đức Huỳnh Giáo Chủ PGHH đã được thành lập vào ngày 30 tháng 5 âm lịch năm Nhâm Dần nhằm ngày 1-7-1962 trong phiên đại hội tại An Hòa Tự còn được gọi là Chùa Thầy theo lịnh của Đức Bà.
Ban Phụng Tự Tổ Đình có nhiệm vụ:
a- Lo lắng về nhu cầu Tổ Đình và các cơ quan do Đức Ông để lại như: Cứu tế viện, Thư viện, Hành hương lữ viện, Đài chiến sĩ Hòa Hảo v.v....
b- Tái thiết và khai thác nhà máy xay lúa Hiệp Hòa và quản trị bến bắc Năm Gù hoạt động.
c- Quản lý và khai thác các bất động sản và động sản do tín đồ hiến tặng cho Tổ Đình.
Ban này làm việc dưới sự chỉ dạy của Đức Bà và không có quyền hạn chi về việc lãnh đạo tôn giáo.
CSVN đã ép buộc đại diện Tổ Đình phải ký tên trong bản thông cáo giải tán Giáo Hội PGHH và với mục đích cắt hết nguồn tài trợ để Tổ Đình không có phương tiện hoạt động, CSVN đã chiếm tất cả tài sản của Tổ Đình (xem phần tịch thu tài sản).
CS đã ép buộc ông Phan Tấn Phát, chồng bà Bùi thị Bê phải đọc những thông cáo cấm tổ chức lễ đạo, tờ tự thú, ý muốn đổi Tổ Đình thành Phủ Thờ, phải tuyên bố không nhận tiền cúng dường của bất cứ ai v.v.... Bị đe dọa ngày đêm và bị buộc đọc những điều sai trái với lương tâm và tôn chỉ PGHH, nên ông đã bị bệnh tâm thần trở nên cuồng trí, hiện nay ông đã mất trí nhớ.
Từ ngày phổ biến thông cáo cấm tổ chức Lễ Đạo ngay sau khi cưỡng chiếm Miền Nam năm 1975, tại Thánh địa HH và ở các nơi khác tín đồ không được tổ chức bất cứ lễ đạo nào (cho đến tháng 7- 1999 Đại Lễ Kỷ Niệm 60 năm). Vào những ngày lễ đạo, tín đồ đi đò qua sông về Thánh Địa đều bị đuổi trở lại hoặc phải đóng tiền phạt được gọi là “tiền ngu”. Kinh sách, băng giảng và hình ảnh đều bị cấm lưu hành.
2- CSVN Giải Tán Giáo Hội TƯ/PGHH:
Vào 7 giờ sáng ngày 31-7-1975, CSVN tập trung 1500 tín đồ PGHH tại sân cờ ngay trung tâm thị trấn Thốt Nốt tỉnh An Giang, lên án gắt gao, bôi nhọ, miệt thị các vị lãnh đạo PGHH mà họ đã bắt giữ, rồi đọc thông cáo “giải tán tức khắc các Ban trị sư, các Ban Chấp Hành Dân Xã Đảng, các Ban phổ thông giáo lý, các phòng độc giảng, các tổ chức Bảo An, các đoàn thanh niên, phụ nữ PGHH v..v...”
Có khoảng 36.500 trị sự viên, 2.700 cán bộ phổ thông giáo lý và 6000 độc giảng viên bị cấm chỉ hoạt động hoàn toàn hoặc bị bắt bớ giam cầm theo dõi chặt chẽ.
3- CSVN tịch thu tài sản của Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo:
Con số tổng quát các cơ sở bị tịch thu là 28 tu viện, chùa, Trung Tâm Phổ Thông Giáo Lý, 468 Độc Giảng Đường, 452 Hội Quán, 2876 văn phòng Hội Quán Tỉnh, quận, xã và ấp.
CSVN đã tịch thu tất cả tài sản của Tổ Đình như nhà máy xay lúa Hiệp Hòa ở chợ Mỹ Lương (Đường Tắt) thuộc xã Hòa Hảo, Thánh Địa hiện là xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang; Bắc Năng Gù tại xã Bình Mỹ, Châu Đốc, nơi đưa khách qua Cái Đầm, thuộc xã Hòa Hỏa, Thánh Địa. Thư viện thành văn phòng Ủy Ban xã Phú Mỹ, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang; Cứu Tế Viện thành Văn Phòng Mật Trận Tổ Quốc, nay là sở giaó dục của Huyện. CS đã đập phá, san bằng Đài Chiến Sĩ PGHH và xây ngân hàng lên trên. Hành Hương Lữ Viện của Tổ Đình bị trưng dụng thành văn phòng Công an, và từ 1988 CS san bằng nơi này rồi cất kho bạc và mở văn phòng Chi Cục Thuế. Tất cả 3 trạm cơm miễn phí tại Thánh Địa PGHH đều bị đập phá để xây kho lương thực.
Các cơ sở của giáo hội và Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng sau đây đã bị CSVN trưng dụng: Trụ sở Trung Ương GHPGHH trở hành văn phòng Huyện Ủy; Độc giảng đường tại ấp Long Quới B, xã Long Phú, huyện Tân Châu, An Giang, nơi phát hành kinh giảng giáo lý, CSVN biến thành nhà bảo sanh. Độc giảng đường tại chợ Sóc Chét, Long Kiến, tỉnh An Giang đã bị công an chiếm đoạt, cư ngụ. Ngày 21-11-1998, CSVN ra lệnh đập phá Độc giảng đường xã Mỹ Hòa Hưng để lấy đất cất nhà. CS đập phá thành bình địa Độc giảng đường cao 3 tầng tại ngã ba Tấn Lễ thuộc cuối Ấp Thượng Ba xã Hòa Hảo; tịch thu Độc giảng đường ở Ấp Trung Một, trước là văn phòng GHPGHH, làm văn phòng Ấp Nhân Dân Tự Quản.
Văn phòng VNDCXHD trước Đình Thần tại Thánh Địa bị CS trưng dụng làm Bưu Điện và tịch thu văn phòng Trung Ương VNDCXHD ở Cái Đầm làm thành văn phòng thu mua thủy hải sản xuất khẩu.
Tại Sài Gòn trụ sở Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng tại 480 Hồng Thập Tự nay là đường Sô Viết Nghệ Tỉnh bị Lê Thanh Hải, bị giám đốc sở nhà đất cho biết “nhà nước đã quản lý” và trụ sở Giáo Hội Trung Ương PGHH tại đường Bùi Thị Xuân cũng bị CS tịch thu và biến nơi này thành cơ sở của xí nghiệp xây lấp nhân dụng, trang trí nội thất, và làm văn phòng thương mại, dịch vụ vi tính Minh Toàn, và có cả một phòng đánh bi da.
CSVN cũng tịch thu 2 bệnh viện với trên 200 giường và tịch thu Viện Đại Học Hòa Hảo tại thị xã Long Xuyên.
4- Chính Sách kiểm soát và triệt tiêu PGHH của Chánh Quyền Hà Nội:
Theo Báo Cáo của Chánh Phủ CSVN đề ngày 18-2-1979 có tựa “Ta hoàn toàn có khả năng xóa bỏ tôn giáo Hòa Hảo.” Bản Báo Cáo có đoạn: “Đảng và chánh phủ có thể vĩnh viễn xóa bỏ đạo Hòa Hảo trong hạn kỳ 15 năm kể từ năm 1980. Giai đoạn thứ nhất cần từ 3 đến 5 năm để đập tan hệ thống chánh trị phản động đạo Hòa Hảo. Giai đoạn sau cần từ 8 đến 10 năm để bài trừ các tập quán mê tín dị đoan.”
Ban Chấp hành Trung Ương đảng CSVN đã căn cứ vào bản báo cáo này để đưa ra bản chỉ thị ngày 16 tháng 4-1979 với tựa đề “Tình hình đạo Hòa Hảo và chủ trương công tác của ta đối với đạo Hòa Hảo”.
Ngay sau 1975, CSVN đã mở ngay lớp đào tạo 50 cán bộ học thuộc kinh giảng giáo lý PGHH để tóc, nhằm trà trộn vào khối tín đồ theo dõi, báo cáo khiến nhiều tín đồ đã bị bắt.
Theo báo Nhân Dân số 17-10-1998, thì Học Viện Chính Trị Quốc Gia Hồ Chí Minh phối hợp với Trung Tâm Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn Quốc Gia đã mở lớp huấn luyện 48 học viên làm cán bộ trực tiếp trong công tác tôn giáo ở Trung Ương, tại các tỉnh, thành phố và các cơ quan nghiên cứu tôn giáo.
Sau 1975, CSVN xuất bản quyển “Sư Thúc Hòa Hảo” của Nguyên Hùng với nội dung bôi nhọ tôn giáo PGHH.Sau đó năm 1985, CSVN lại phát hành quyển “Dòng Sông Thơ Ấu” của Nguyễn Quang Sáng, Phó Chủ Tịch Hội Nhà Văn VN đồng thời là Chủ Tịch Hội Nhà Văn Thành Phố Hồ Chí Minh, do nhà xuất bản Kim Đồng ở Hà Nội ấn hành, với nội dung phỉ báng Đức Huỳnh Giáo Chủ và giáo lý PGHH. Quyển này lại được chuyển thành phim “Thời Thơ Ấu” năm bất kể sự công phẫn của tín đồ PGHH. Đáp lại các văn thư phản đối của tín đổ PGHH, nhà cầm quyền VN lại cho quyển náy tái bản vào năm 1996.
Ngoài ra Ban Tôn Giáo tỉnh Cần Thơ phổ biến tài liệu “Người tín đồ Hòa Hảo cần biết” để bóp méo giáo lý PGHH, với lý luận là tín đồ PGHH nên tu tại gia và sự đòi hỏi tái phục hoạt giáo hội là trái với nguồn gốc của Đạo và thi văn giáo lý của Đức Thầy.
Vào đầu năm 1999, trước áp lực quốc tế và của khối đại đa số tín đồ thầm lặng muốn tổ chức Đại Lễ 60 năm Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng PGHH, CSVN đã khẩn cấp thành lập Ban Vận Động vào ngày 26 tháng 4- 1999 và đồng thời ban hành Nghị Định 26/1999 để kềm chế tôn giáo chặt chẽ hơn và cho biết không trả lại các cơ sở đã chiếm hữu. Ngay sau đó chỉ một tháng CSVN thành lập Ban Đại Diện PGHH vào ngày 25-5-1999.
Theo Quy Chế của Ban Đại Diện PGHH Quốc Doanh thì:
- Tín đồ không được treo cờ Đạo màu đà.
- Không được tổ chức lễ Kỷ Niệm Ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Ra Đi.
- Hủy bỏ danh xưng Tổ Đình và thay vào đó là danh từ Phủ Thờ (Trước sự đài hỏi của tín đồ PGHH, CS đã cho thượng bảng hiệu Tổ Đình ngày 31- 12- 1999 trước Lễ Đản Sanh Đức Thầy một ngày).
- Cắt xén phần Sám Giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ và bỏ hẳn phần Thi Văn không cho in lại.
- Không trả lại các cơ sở của Tổ Đình, của Giáo Hội PGHH và của Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng.
- Không cho Giáo Hội Phật Giáo Hòa Hảo hoạt động như trước 1975.
- Xóa bỏ địa danh Hòa Hảo và đổi thành thị trấn Phú Mỹ.
5-Những Diễn Biến tại Thánh Địa trước ngày Đại Lễ Khai Đạo năm 1999:
* Hai mươi bốn năm sau khi cấm tín đồ PGHH hành đạo, ngày 26-5-1999, CSVN thành lập Ban Đại Diện 11 người trong đó họ đã chọn một người bà con của Tổ Đình là Bùi Văn Đương, làm phó ban cho Mười Tôn, trưởng ban Đại Diện PGHH, một cán bộ CS với 45 tuổi đảng. Khi bắt đầu thực hiện giáo sự và tổ chức đại lễ 60 năm thành lập tôn giáo PGHH, Ban Đại Diện khởi xướng bằng việc xóa bỏ danh xưng Tổ Đình, nơi sinh trưởng và lập Đạo của Đức Huỳnh Giáo Chủ.
Ngày mồng 1 tháng 5 âm lịch, Bùi văn Đương, Phó BĐD đem về Tổ Đình một bản văn kế hoạch làm lễ 18 tháng 5 tức Đại Lễ Kỷ Niệm ngày Đức Huỳnh Giáo Chủ Khai Sáng PGHH, mà tất cả những chữ Tổ Đình đều bị gạch tay và sửa lại là Phủ Thờ.
Vào 6 giờ chiều mồng 10 tháng 5 Â.L. bà Bê, đại diện Tổ Đình đem bảng danh Tổ Đình PGHH treo lên thì Ban Đại Diện PGHH do Bùi Văn Đương và Nguyễn Văn Lượng ngăn cản và cho biết chánh quyền không cho treo. Việc này đã tạo nên tình trạng căng thẳng và gần đi đến xô xát trước hàng chục ngàn tín đồ PGHH.
Ngày 13 tháng 5 ÂL Bùi văn Đương đưa cho đại diện Tổ Đình bản kế hoạch có đóng mộc và ký tên Mười Tôn, Trưởng ban Đại Diện với nội dung chỉ cho phép làm lễ Khai Đạo tại An Hòa Tự, nhưng không cho phép làm lễ tại Tổ Đình. Đại diện Tổ Đình nhất quyết làm lễ tại Tổ Đình và kêu gọi đồng đạo về tham dự lễ.
Ngày 14 Â.L. Bùi Văn Đương cho biết có lệnh Tổ Đình không được đãi cơm chay, không được chứa quá 50 người. Đại diện Tổ Đình nhất quyết làm lễ tại Tổ Đình vì số tín đồ khắp nơi đổ về mấy trăm ngàn người.
Qua nhiều phiên họp bàn cãi sôi nổi giữa Tổ Đình, Mặt Trận Tôn Giáo tỉnh An Giang và Ban Đại Diện PGHH Quốc Doanh, đại diện Tổ Đình nhất quyết làm lễ với lý do tín đồ về quá đông không thể mời họ đến rồi yêu cầu họ về được. Nhưng sau đó lại tranh cãi sôi nổi vì Mười Tôn và Nguyễn văn Lượng đến Tổ Đình yêu cầu đổi bản phù hiệu vì bản phù hiệu có đề “Tổ Đình PGHH”.
Chiều ngày 16 ÂL, Chủ tịch thị trấn Phú Mỹ Nguyễn Văn Hồng, cùng Nguyễn Thị Tuyết, Chủ tịch Mặt Trận Tôn Giáo xã đến Tổ Đình mời bà Bê cùng các đại diện Tổ Đình họp rồi buông lời lỗ mãng tranh cãi nhứt quyết thu hồi phù hiệu Tổ Đình PGHH.
Vào ngày 17 tháng 5 số lượng tín đồ lên đến 7,8 trăm ngàn và đại diện Tổ Đình đã khai mạc buổi Đại Lễ trong vòng trật tự sau nhiều ngày va chạm với Ban Đại Diện và nhà cầm quyền tại địa phương.
Ngày 18 tháng 5 ÂL tức 4-7-1999, Ban Đại Diện PGHH tổ chức Đại Lễ tại An Hòa Tự với sự tham dự của các đại diện CSVN tại địa phương và trung ương đến từ Hà Nội.
6-Những diễn tiến trước Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ vào đầu năm 2000:
* Vào ngày 16-12-1999. có khoảng 250 tín đồ PGHH đến Tổ Đình trương bảng hiệu và treo cờ Đạo màu đà. Công an địa phương đã họp cùng Ban Đại Diện PGHH ào đến ngăn cản. Một cuộc xô xát dữ dội đã xảy ra, công an kéo bảng hiệu xuống, đứng lên bảng và giậm chân lên khiến tín đồ vô cùng phẫn nộ.

* Ngày 26-12-1999, vào lúc khoảng 7 giờ 30 sáng, 10 tín đồ PGHH đã đến Tổ Đình hành lễ. Công an tỉnh An Giang và công an Huyện Phú Tân đã dùng roi điện và súng ồ ạt, đàn áp, đánh đập họ và bắt tín 10 đồ giam giữ tại trại giam Chợ Đình. Công an đã đàn áp tín đồ trước sự hiện diện của ông Chủ Tịch Mặt Trận Huyện Phú Tân tên Huỳnh Phú Trung và ông Bùi Văn Đuông thuộc Ban Đại Diện PGHH. Anh Trần Văn Nghĩa quê An Bình A, quận Hồng Ngự Nghĩa đã bị 10 công an mặc quân phục lẫn thường phục đánh đập nhiều nhất đến ngất xỉu. Trong số bị bắt có ông Trương Văn Thức, người đã tiếp xúc với DB Christ Smith vào ngày 18 tháng 12, 1999 tại Sài Gòn. Ngoài ra còn có ông Trần Văn Nghĩa, Trần Nguyên Quởn, Nguyễn Ngọc Thanh, em Nguyễn Văn Trung, Phan Văn Dính, Tống Văn Chính, Nguyễn Văn Lía, Phạm Hoàng Lập và tu sĩ Nguyễn Văn Long. Em Nguyễn Văn Trung được thả ra trước.
* Ngày 27 tháng 12, 99, khi nghe đài phát thanh của người Việt Tị Nan phát về VN bản tin ông Trương Văn Thức đã gặp đại diện Quốc Hội Hoa Kỳ, ba công an là Đốn, Út Hùng và Tống Quyết Chiến liền thả 9 tín đồ này ra.
* Trước khi thả những người bị bắt, công an CS đã dàn dựng cảnh để quay phim ngụy tạo, bóp méo sự thật về vụ đàn áp với sự có mặt của ông Đạt và Đương, Ban Đại Diện; bà Bê, đại diện Tổ Đình va một số người do họ chỉ định. Khi tín đồ PGHH đứng lên phản đối thì họ đè ngồi xuống, cắt đoạn phim đó.
* Sáng 30 tháng 12, 99, truyền hình và truyền thanh tỉnh An giang đã phát những bản tin ngụy tạo, sai sự thật khiến tín đồ phẫn nộ. Những người không biết chuyện thì sợ, không dám về Thánh Địa dự lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ.
* Ngày 31 tháng 12, 1999, Cảnh Sát Cơ Động mặc đồ rằn ri, về Thánh Địa một xe khoảng mấy chục người nhằm tăng cường cho cảnh sát địa phương để kiểm soát tín đồ PGHH.
* Trong những ngày gần Lễ Đản Sanh Đức Huỳnh Giáo Chủ vào 1-1-2000, công an đã chận tín đồ từ các địa phương, hăm dọa ngăn cản họ cho mướn tàu, ghe. Cảnh sát đường thủy và đường bộ chận tín đồ dọc đường xét giấy phép. Không có giấy phép về Thánh Địa Hòa Hảo thì đuổi họ về. Một tàu chở đội Lân Mã và trống về giúp vui ngày lễ bị duỗi trở về.
* Tại Thánh Địa, chế độ kiểm hộ khẩu thật gắt gao. Tín đồ phải trình giấy “tạm có mặt” hoặc “tạm vắng mặt”. Vì thế những người đến dự lễ phải trở về địa phương ngay, không được ở lại qua đêm.
* Ông Nguyễn Văn Long bị công an huyện Châu Phú quản thúc tại gia 10 ngày. Ông không được về Thánh Địa dự Lễ Đản Sanh. Ông Long là một trong những người đã ký tên trong Lời Kêu Gọi thế giới giúp đỡ. Bản văn này được ký ngày 11 tháng 12, 1999 và được ông Trương Văn Thức trao tận tay DB Smith vào ngày 18 tháng 12, 1999 tại Sai Gòn.
7- BảnTường Trình và Kháng Thư về việc bắt tín đồ trái phép vào tháng 12/ 1999:
Ông Trần Văn Tươi, Hội Trưởng Ban Trị Sự Trung Ương Giáo Hội PGHH, có nhận được những tài liệu của đồng đạo PGHH trong nước như sau:
* Tâm Thư ngày 15- 10- 99 của cư sĩ Trương Văn Thức gởi nhà cầm quyền Hà Nội phản đối việc thành lập BĐDPGHH và đòi hỏi cho PGHH được tự do hành đạo.
* Lời Kêu Gọi Khẩn Thiết ngày 11- 12- 99 gởi các cơ quan quốc tế nhân quyền do Trương Văn Thức, Bùi Tấn Ngợi, Phan Văn Cu, Nguyễn Văn Long, Lý Văn Du, Trần Văn Bé Cao, Trần Nguyên Khang và Nguyễn Châu Lang ký.
* Đơn Khiếu Tố gởi Tòa Án Nhân Dân Tối Cao và nhà cầm quyền CS Hà Nội ngày 26- 12- 99 về việc công an hành hung tín đồ PGHH do 28 tín đồ sau đây ký: Trương Văn Thức, Nguyễn Châu Lang, Hà Hải, Trần Nguyên Huởn, Nguyễn Văn Vinh, Tống Văn Chính, Trương Kim Long, Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Quang Long, Phạm Hoàng Lập, Lê Văn Tiểu, Bùi Văn Hiền, Trần Thị Em, Trần Văn Bé Cao, Trần Thị Tươi, Nguyễn Minh Trung, Nguyễn Duy Tâm, Dương Hồng Minh, Lý Văn Cưng, Lê Văn Mỏng, Hoa Văn Ước, Trần Văn Nghĩa, Nguyễn Văn Phương, Nguyễn Văn Địch, Lý Văn Du, Trần Quang Quận, Nguyễn Văn Thổ, Võ Văn Quang.
* Bản Tường Trình ngày 30-12-99, việc CS đàn áp tín đồ và bắt gởi người tại Tổ Đình gởi UBNQLHQ, Ủy Ban Nhân Quyền QHHK, Các Tổ Chức Nhân Quyền Phi Chánh Phủ nhờ can thiệp và yêu cầu chính Phủ Việt Nam tôn trọng quyền cơ bản con người trong đó có quyền tự do tín ngưỡng cho các tôn giáo trong gió có Phật giáo Hòa Hảo. Bản Tường Trình trên do ông Bùi Văn Độ, đại diện Tổ Đình PGHH và Đại Diện Nhóm Tín Đồ đòi hỏi cho PGHH gồm ông Trần Nguyễn Khang, Trương Văn Thức, Trần Hoài Ân và Bùi Tấn Ngợi ký.
* Kháng Thư ngày 29-12-99, gởi Tổng Bí Thư Lê Khả Phiêu, Phó Thủ Tướng Phan Văn Khải, Ủy Ban Trung Ương Mặt Trận Tổ Quốc VN, Bộ Công An và Ban Đại Diện PGHH về việc chánh quyền An Giang vô cớ đánh đập bắt giữ tín đồ PGHH vô tội và truyền thanh truyền hình An Giang Ngụy phổ biến tin sai sự thật. Bản Kháng Thư do cư sĩ Bùi Tấn Ngợi, địa chỉ 3/2 thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp; cư sĩ Phạm Hoàng Lập, An Bình, Hồng Ngư; Cư Sĩ Trần Hoài Ân, 131 ấp Long Thạnh, xã Long Thuận, Hồng Ngự; và cư sĩ Trần Văn Nghĩa, An Bình A, Hồng Ngự ký tại Đồng Tháp .
* Đơn Khiếu Tố ngày 20-3-2000, v/v công an huyện Thoại Sơn có hành vi khủng bố man rợ đối với tín đồ PGHH tại lễ giỗ ngày 11-3-2000. Đơn gởi các cơ quan quốc tế nhân quyền và các cơ quan tối cao của nhà nước cộng sản với các chữ ký của Nguyễn Châu Lang, Trương văn Thức, cùng các tín đồ huyện Thoại Sơn như Nguyễn Văn Dũng, Võ Văn Doi, Nguyễn Văn Hiến, Lê Văn Sáng, Nguyễn Văn Dơn, Trần Thị Thảo, Nguyễn Tấn Tèo, Phạm Văn Tâm, Lê Hữu Hòa, Nguyễn Văn Răng.
* Lời Kêu Gọi Thống Thiết ngày 4-4-2000 gởi các cơ quan nhân quyền và Giáo Hội và tín đồ PGHH tại hải ngoại của bà Đổ Thị Bé Năm vợ Châu Lang, Trần Thị Em vợ Trương Văn Thức và Đinh thị Kim Phụng vợ Trần Văn Bé Cao.
* Lời Yêu Cầu ngày 24-4-2000 của 3 người vợ kể trên gởi các cơ quan quốc tế nhân quyền về việc CS răn đe hù dọa tín đồ nhân chứng.
* Lời Xác Nhận ngày 24-4-2000 của Lê Hữu Hòa, Nguyễn Tấn Tèo và Trần Thị Thảo về việc CS đàn áp tín đồ huyện Thoại Sơn gởi các cơ quan QTNQ.
* Lời Xác Nhận của Nguyễn Duy Tâm, Nguyễn Ngọc Thanh, Bùi Văn Hiền, Trần Văn Nghĩa, Phạm Hoàng Lập, Trần Quang Quận, Lý Văn Du và Trần Thị Trầu Tươi về việc CS đàn áp đánh đập tín đồ tại Tổ Đình ngày 26- 12- 99.
* Tâm Thư 22-3-00 của tu sĩ Võ Thanh Liêm tức Nhựt Quang Minh phản đối sự đàn áp và đòi hỏi cho tự do tôn giáo PGHH.
* Tâm Thư Tuyệt Mệnh ngày 1-5-2000 của Đỗ Thị Bé Năm có chữ ký và dấu lăng tay gởi các tổ chức QTNQ và nhà cầm quyền cộng sản trung ương và địa phương.
* Tuyệt Mệnh Thư ngày 5-5-2000 của Trần Thị Em gởi các cơ quan tối cao của nhà nước CSVN yêu cầu trả tự do cho chồng bà.
8- Tín Đồ PGHH bị giam cầm khủng bố:
Rất nhiều tín đồ PGHH đã bị bắt giam, nhiều người đã chết trong tù hoặc chết vì đau ốm kiệt lực sau khi ra khỏi tù. Trường hợp ông Phan Bá Cầm, Tổng Bí Thư bị chết trong tù. Khi xác ông được mang về nhà thì thân nhân phát hiện những vết bầm đen phía dưới thân người ông.
Ông Trần Hữu Duyên, cán bộ VNDCXHD bị bắt 3 lần, tổng cộng gần 20 năm tù tại Phan Đăng Lưu và Hàm Tân với tội “có mưu toan lật đổ chính quyền”, mặc dù ông đã 80 tuổi. Ông được thả vào 31-8-1998 trong đợt thả trên 5000 tù nhân khác.
Hiện nay còn rất nhiều tù nhân tôn giáo và chánh trị PGHH còn đang bị giam cầm. Một số khác bị gài bẫy và bị bắt tại Cao Miên và bị nhốt biệt tích không tin tức, hiện chưa rõ danh tánh và tình trạng sức khỏe. Hầu hết là tín đồ đảng viên Việt Nam Dân Chủ Xã Hội Đảng bị mắc mưu vì quá nhiệt tình với tổ quốc. Họ đã sống kham khổ trong rừng sâu nước độc suốt mấy mươi năm.
Một trường hợp bị xử tử hình vì dám ra mặt chống trả chính sách của đảng muốn xóa bỏ Đạo PGHH. Ông Võ Văn Bồi, sinh năm 1964, người xã Hòa Lạc, huyện Phú Tân, bị nhà cầm quyền tỉnh An Giang xử án tử hình vào tháng 9-1998. Ông đã hoạt động từ lúc 12 tuổi cho đến ngày 11-10-1995 mới bị công an và bộ đội vây bắt. Ông Trần Đức Lương đã phê duyệt bản án tử hình lúc anh được 34 tuổi trong 2 phiên tòa ngày 14-3 và 20-7-1998.
Hiện nay chúng tôi chỉ tìm được 5 tù nhân đang bị giam trong tù trước năm 1999:
1- Bảy Ẩn, khoảng 65 tuổi, bị bắt khoảng 1990, giam tại trại Xuân Lộc Z-30 Hàm Tân.
2- Năm Kiếm, 50 tuổi, bị bắt khoảng 1990, trại Xuân Lộc Z-30 Hàm Tân.
3- Tu sĩ Lê Minh Triết, 55 tuổi, án tù 5 năm, bị giam từ 1990, tại Xuân Lộc, Hàm Tân.
4- Lê Văn Sơn, tù chung thân, 67 tuổi, giam từ 1985, tại trại 5 Thanh Hóa, áp huyết cao, thiếu dinh dưỡng, quê ở Bến Tre, cư sĩ PGHH.
5- Nguyễn Văn Đào, tù chung thân, 50 tuổi, bị giam tại trại Z-30 Xuân Lộc, Hàm Tân.
Những người hiện còn đang bị giam sau khi cộng sản thành lập Ban Đại Diện PGHH vào tháng 5-1999 đến nay:
Trương Văn Thức (Thánh Địa, Phú Tân, tỉnh AG), Châu Lang (Châu Thành, tỉnh ĐT), Trần Văn Bé Cao (Phú Tân, AG), Trần Nguyên Huởn (Chạo Mới, AG), Võ Văn Bửu (Chợ Mới, AG), Lê Văn Nhuộm (Thoại Sơn, AG), Võ Văn Liêm (Thoại Sơn, AG, 30 tháng tù), Nguyễn Văn Hoàng (Thoại Sơn, AG, 18 tháng tù), Trần Văn Điển (TS,AG,28 tháng tù). Võ Văn Hải (TS,AG, ( tháng tù). CS bắt thêm Nguyễn Văn Hòa nhân chứng tại Thoại Sơn.
9- Tín đồ PGHH biểu tình đòi trả tự do cho đồng đạo bị giam trái phép:
- Vào 8 giờ 30 sáng thứ tư 10-5-2000 (ngày VN), 78 tín đồ PGHH đã đến trước trụ sở công an tỉnh An Giang yêu cầu CS trả tự do cho 9 tín đồ đã bị trong hai lần tại Phú Tân và huyện Thoại Sơn. Số tín đồ trên đến từ 6 huyện: Huyện Phú Tân (Thánh Địa), huyện Chợ Mới và huyện Thoại Sơn thuộc tỉnh An Giang; huyện Hồng Ngự, thị xã Cao Lãnh và Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp.
Trong dịp này bà Đỗ Thị Bé Năm, vợ Nguyễn Châu Lang, đã trao “Tuyệt Mệnh Thơ” cho ban lãnh đạo CS tại đây.
- Để trấn áp tín đồ đòi hỏi cho tự do tôn giáo PGHH, CS địa phương đã gây sức ép về kinh tế đối với những thân nhân của những người bị bắt giam và đe dọa những nhân chứng đã ký đơn khiếu tố trong hai cuộc đàn áp.
Ông Trần Văn Tươi gởi thư ngày 11 tháng 5, 2000 khuyên tín đồ nên bình tĩnh sáng suốt, không đi đến những quyết định làm tổn hại đến sinh mạng, trái với đức hiếu sinh và lòng từ bi của Đức Phật và Đức Huỳnh Giáo Chủ.
Ngày 5-5-2000, bà Trần Thị Em, vợ Trương Văn Thức, gởi Tuyệt Mệnh Thơ cho công an tỉnh An Giang yêu cầu thả tự do cho chồng bà.
10- CSVN xử án nặng tín đồ vô tội:
- Ngày 26 tháng 5, 2000, tại phiên tòa thuộc huyện Thoại Sơn, CS tuyên án những tín đồ bị đánh đập tại lễ giỗ ngày 11-3-2000 như sau: Võ Thanh Liêm 30 tháng tù; em là Võ Văn Hải 9 tháng; Nguyễn Văn Hoàng 18 tháng; Nguyễn Văn Điển 28 tháng. Trong ngày này CS bắt thêm nhân chứng viết thư xác nhận là đơn khiếu tố đúng sử thật là ông Nguyễn Văn Hòa.
- Anh Nguyễn Duy Tâm, một trong 27 nhân chứng gởi đơn khiếu tố việc CS đàn áp tín đồ tại Tổ Đình vào tháng 12-1999 đã bị xét nhà và CS tịch thu tất cả cờ và biểu ngữ đã dùng trong Đại Lễ Kỷ Niệm 60 năm và 8 cuộn băng ghi âm các buổi phát thanh về đài Á Châu Tự Do. Hiện anh đang bị CS theo dõi thật sát.
Muốn tìm hiểu thêm về PGHH, đọc và nghe băng giảng của Đức Huỳnh Giáo Chủ xin vào xem trang nhà http://hoahao.org và liên lạc qua e-mail: [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nga phụ thuộc khá nhiều vào SWIFT với khoảng hơn 300 ngân hàng và tập đoàn tài chánh hàng đầu sử dụng SWIFT, cũng như có người sử dụng cao hàng thứ nhì sau Mỹ khi hơn phân nửa các tổ chức tín dụng Nga sử dụng SWIFT. Trục xuất Nga khỏi SWIFT là cắt mạng "internet" về tài chánh, làm tê liệt các giao dịch, thanh toán của các tổ chức tài chánh của Nga với Châu Âu và thế giới, gây biến động và xáo trộn hệ thống tiền tệ và tài chánh của Nga.
Tô Vĩnh Diện là biểu tượng của anh dũng. Vì đã lấy thân mình ngáng cho khẩu đại bác nặng hai ngàn tấn không rơi xuống vực. Tuy nhiên sau giả tưởng Lê Văn Tám, dân Việt có quyền nghi hoặc: Có thật không hay chỉ là một tai nạn, một vấp ngã hay chính em bé Lê Văn Tám đã lớn lên rồi được cấp chứng minh thư tên là Tô Vĩnh Diện sinh năm 1928 ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa? Làm sao Triều đình Huế biết đặt những tên xã, huyện đậm chất Cách mạng như vậy vào năm 1928?
331 năm trước Công nguyên, ngay sau chiến thắng Gaugamèles khi tiến vào thành Babylone, đại đế Alexandre nói trước hàng quân: “Chiến thắng này cho vinh quang và tự do”. Võ Nguyên Giáp khó tuyên ngôn như vậy trước lịch sử, vì Điện Biên Phủ không đem đến tự do cho dân Việt mà ngược lại, áp đặt một chế độ tàn khốc. Tự do nào sau đấu tố phi nhân, sau Cải cách ruộng đất, nông dân chỉ có thể cày thuê cho hợp tác xã? Và tự do nào khi dân Bắc di cư rồi dân Nam chạy theo lính Cộng hòa mỗi một khi “giải phóng” vùng “tạm chiếm”? Võ Nguyên Giáp hẳn nhiên muốn giữ lại vế đầu của Alexandre đại đế: “Điện Biên Phủ là một chiến thắng vinh quang.” Tất nhiên và không ai chối cãi, vì lần đầu tiên da vàng chiến thắng da trắng và lần đầu tiên một thuộc địa thắng đế quốc. Nhưng phía sau tấm huân chương là vinh quang cay nghiệt: Đẩy cả một dân tộc vào chiến tranh, mục đích của Hồ Chí Minh là giành độc lập, thống nhất 3 kỳ, nhưng Hiệp định Genève chỉ cho Hồ Chí Minh Bắc kỳ, Nghệ Tĩnh và Quảng Bình,
Khi Tết gần kề, như hiện tại, các diễn đàn thân hữu thường thả cho nghe vài bản nhạc Xuân. Và cứ lập lại khoảng mươi bài quen thuộc, không đủ để khích động tình xuân đang khuấy động trong lòng người chờ đón Xuân. Nhân cơ hội này mình vào lục soạn, tìm thấy quá nhiều bản nhạc về Xuân. Cả một kho tàng văn học nghệ thuật của Miền Nam Việt Nam – loại nhạc Vàng mà CS muốn giết nhưng vẫn sống mạnh và làm thay đổi hướng cảm nhận tình quê hương và lòng người lan rộng từ Nam ra Bắc.
Xin mạn phép mở ngoặc ở đây giải thích ngắn gọn. Trước hết, Ca dao là " những câu thơ của dân gian Việt Nam được truyền miệng dưới dạng những câu hát không theo một điệu nhất định và thông thường được phổ biến theo thể thơ lục bát cho dễ nhớ và dễ thuộc ". Đặc biệt hơn chính ca dao đã để lại dấu vết rõ rệt nhất trong ngôn ngữ văn học Việt Nam. Trong đó phần lớn nội dung ca dao thể hiện tình yêu nam nữ. Ngoài ra còn có các nội dung khác như: quan hệ gia đình, các mối quan hệ phức tạp trong xã hội. Và tóm lại ca dao có thể được hiểu theo nghĩa ngắn gọn là những câu thơ dân gian được truyền miệng từ xưa do tổ tiên ta để lại.
Hoàng Sa (Paracel Archipelago) là một quần đảo gồm khoảng trên 100 đảo nhỏ trên Thái Bình Dương (Biển Đông), giữa kinh tuyến 111 và 113 độ Đông, và vĩ tuyến 15 đến 17 độ Bắc, ngang với vùng bờ biển từ tỉnh Quảng Trị đến tỉnh Quảng Ngãi. Quần đảo nầy gồm hai nhóm: Nhóm phía tây là Nguyệt Thiềm (hay Trăng Khuyết) (Crescent group) và nhóm phía đông bắc là An Vĩnh (Amphitrite group). Trong lịch sử, nhiều tài liệu chứng tỏ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa trên Biển Đông thuộc chủ quyền nước Việt. Có thể trước hoặc trong thơi Hiên Vương Nguyễn Phúc Tần (cầm quyền ở miền nam sông Gianh từ 1659-1687), chúa Nguyễn lập đội Hoàng Sa, nhiệm vụ ra vào hàng năm theo mùa gió, nhằm kiểm soát và khai thác tài nguyên ở quần đảo nầy. Từ thời nhà Nguyễn, hàng năm, triều đình gởi thuyền ra Hoàng Sa thăm dò rồi trở về. Năm 1835 vua Minh Mạng sai thuyền chở gạch đá, đến xây đền trên đảo Bàn Than (thuộc Hoàng Sa), dựng bia để ghi dấu, gieo hạt trồng cây.
Từ lần xuất bản đầu tiên và duy nhất năm 2001, cuốn sách đã tuyệt bản này là nguồn tư liệu vô giá về một giai đoạn dày đặc biến động của lịch sử Việt Nam thế kỷ 20. Đọc lại những ghi chép của nhà thơ Trần Dần (1926-1997) về thời kì Cải cách Ruộng đất và Nhân văn-Giai phẩm, tôi vẫn kinh ngạc bởi sự thành thực tận cùng, thành thực đến tàn nhẫn khắc nghiệt, của ông với chính bản thân mình. Cuộc vật lộn của ông với thời đại không phải chỉ là một bi kịch từ vị thế nạn nhân mà đa tầng, đa diện hơn nhiều: Ông cũng là một tác nhân và trước hết là một chứng nhân lỗi lạc, với một khả năng quan sát, phân tích, ghi nhận, diễn đạt hiếm có và một lí tưởng sục sôi cháy bỏng với nghệ thuật văn chương.
Lời người dịch: Một trong những câu hỏi mình luôn gặp phải là mọi người đều muốn "hiểu" một tác phẩm, một bản nhạc cổ điển, một tác phẩm điêu khắc, một bức tranh trừu tượng,... Và dù có giải thích rằng chúng ta không cần hiểu thì mọi người vẫn luôn băn khoăn. Một tác phẩm nghệ thuật thường vốn không mang nhiều nội dung ngoài vẻ đẹp của nó, trong âm nhạc là giai điệu (lời hát chỉ là một phần rất phụ), trong tạo hình thì là đường nét và bố cục. Và chúng ta nên thưởng thức nghệ thuật bằng cái nguyên sơ của một đứa trẻ. Thật trớ trêu khi càng có nhiều tri thức, chúng ta lại càng khó tiếp thu nghệ thuật vì suy nghĩ quá nhiều. Tác phẩm của Susan Sontag đã được dịch ra tiếng Việt thì có "Bàn về nhiếp ảnh" do Trịnh Lữ dịch. Một quyển sách mà mọi người yêu nhiếp ảnh hay chỉ thích xem ảnh cũng nên đọc. Và bài tiểu luận "Chống diễn giải" này mình cho rằng với những người nào muốn thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật, hay luôn trăn trở về việc để "hiểu" nghệ thuật thì cũng nên đọc. Vừa để c
LTS: Bài viết sau của cụ bà Đinh Thanh Trang kể về một số kinh nghiệm dùng thuốc Nam, thuốc ta chữa bệnh sau khi bệnh viện và thuốc Tây bế tắc
(Fasting For Physical Rejuvenation)       Mặc dù sự cần thiết của Nhịn Ăn đã được chúng tôi nói đến từ nhiều năm qua.Nhưng cho đến nay vẫn còn nhiều người chưa biết Nhịn Ăn cách nào"Có lợi ích gì"Có hại gì không"
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.