Hôm nay,  

Tại Sao Người Tạo Ra “Máy Phát Hiện Nói Dối” Lại Hối Hận Về Phát Minh Của Mình?

27/12/202400:00:00(Xem: 2650)

Tai sao
Máy phát hiện nói dối được cho là một công cụ vừa mang lại hy vọng lớn lao vừa gây ra nỗi đau sâu sắc. (Nguồn: Ảnh do trí tuệ nhân tạo (AI) tạo với sự hỗ trợ của Gemini từ Google)

Từ thời xa xưa, con người đã tìm cách phát hiện sự gian dối thông qua các phản ứng sinh lý của cơ thể. Ở TQ cổ đại, nghi phạm sẽ bị ép ngậm một miệng đầy gạo sống trong khi thẩm vấn, sau đó phải há miệng để kiểm tra. Nếu gạo trong miệng vẫn còn khô, thì tức là do miệng của nghi phạm bị khô, có thể là do căng thẳng, lo sợ – một dấu hiệu của tội lỗi. Trong một số trường hợp, dấu hiệu này đủ để dẫn đến án tử hình.
 
Quan niệm rằng việc nói dối có thể gây ra những phản ứng vật lý có thể quan sát được đã tồn tại trong suốt nhiều thế kỷ. Vào những năm 1920, khi Hoa Kỳ phải đối mặt với làn sóng tội phạm bùng nổ trong thời kỳ Cấm đoán (Prohibition). Trong thời kỳ này, các băng nhóm tội phạm buôn lậu rượu mọc lên như nấm sau mưa, chỉ riêng Chicago đã có 1,300 băng đảng. Một khoa học gia tin rằng mình đã tìm ra phương pháp khoa học để phát hiện kẻ nói dối
 
Để đối phó, nhiều sở cảnh sát đã sử dụng các biện pháp ép cung tàn bạo: đánh đập, đốt thuốc lá và dí lên người, hoặc không cho họ ngủ. Dù vi phạm Hiến pháp vì tính phi nhân đạo, các biện pháp này vẫn được áp dụng rộng rãi trên toàn quốc. Theo một phúc trình được thực hiện theo yêu cầu của Tổng thống Herbert Hoover, những biện pháp này tuy khiến nhiều người thú tội nhưng phần lớn là sai sự thật.
 
Giữa tình hình này, August Vollmer, cảnh sát trưởng của Sở Cảnh sát Berkeley ở California, đã đề ra mục tiêu cải cách ngành cảnh sát: sử dụng khoa học để thay thế những phương pháp thẩm vấn tàn bạo bằng cách tiếp cận chính xác và nhân văn hơn. Tầm nhìn của Vollmer khá hiện đại, ông bắt đầu tuyển dụng những người có trình độ học vấn từ cao đẳng, đại học trở lên để nâng cao tính chuyên nghiệp của lực lượng cảnh sát.
 
Trong số đó có John A. Larson, một tiến sĩ về sinh lý học từ Đại học California, Berkeley. Larson không chỉ là khoa học gia mà còn rất quan tâm đến công lý, rất hợp ý Vollmer. Năm 1920, Larson gia nhập lực lượng cảnh sát Berkeley, trở thành tân binh đầu tiên ở Hoa Kỳ có bằng tiến sĩ.
 
Larson và Vollmer nhanh chóng bị hấp dẫn bởi một ý tưởng mới: một thiết bị phát hiện nói dối do William Marston phát triển. Marston là một luật sư kiêm nhà tâm lý học, về sau nổi tiếng với việc sáng tạo nhân vật huyền thoại Wonder Woman và vũ khí “Lasso of Truth” (Thòng lòng Sự thật, hay Sợi dây Sự thật). Dù chỉ sử dụng thử nghiệm thiết bị này trong một số ít vụ án, nhưng ý tưởng của Marston đã truyền cảm hứng lớn cho Larson.
 
Phát minh mang tên “polygraph”
 
Larson dành hàng giờ trong phòng thí nghiệm để chế tạo một thiết bị tinh vi hơn. Thiết bị này bao gồm băng đeo tay và dây đeo ngực kết nối với các máy đo nhịp tim, hô hấp và huyết áp. Thiết bị này đo cùng lúc nhịp tim, hô hấp và huyết áp khi nghi phạm bị thẩm vấn, liên tục ghi lại dữ liệu trên một tờ giấy quay bằng bút stylus. Larson tin rằng các dao động bất thường trên giấy sẽ tiết lộ lời nói dối, và người vận hành máy sẽ phân tích, diễn giải các chỉ số để đưa ra kết luận.
 
Mùa xuân năm 1921, Larson ra mắt phát minh mang tên “cardio-pneumo-psychogram,” sau này gọi là “polygraph” (máy phát hiện nói dối). Tờ San Francisco Examiner mô tả thiết bị này trông giống như sự kết hợp kỳ lạ của “máy thu thanh, ống nghe của bác sĩ, máy khoan của nha sĩ và bếp ga,” tất cả được lắp ráp trên một chiếc bàn gỗ dài. Tuy bề ngoài thô sơ, nhưng khả năng đo lường liên tục của thiết bị này vượt trội hơn hẳn so với các phương pháp trước đây nhằm theo dõi các phản ứng không tự chủ của cơ thể. Báo chí nhanh chóng tung hô đây là “máy bắt bài nói dối,” với những cái tít giật gân như: “Tất cả những kẻ dối trá, dù tinh vi đến đâu, đều sẽ bị vạch trần.
 
Sự thật phũ phàng và nỗi thất vọng của Larson
 
Dù được ca ngợi như vậy, Larson lại không hoàn toàn tin tưởng vào phát minh của mình. Trong các thử nghiệm, ông nhận thấy máy có tỷ lệ sai sót cao và ngày càng lo ngại về việc máy được chính thức sử dụng. Nhưng nhiều sở cảnh sát trên khắp nước Hoa Kỳ đã nhanh chóng áp dụng máy polygraph, bất chấp sự hoài nghi từ các thẩm phán.
 
Năm 1923, Tòa án Phúc thẩm Hoa Kỳ tại Quận Columbia đã ra phán quyết rằng kết quả từ máy phát hiện nói dối không được chấp nhận làm bằng chứng trước tòa, vì phương pháp này chưa được giới chuyên gia công nhận rộng rãi. Tuy nhiên, điều này không ngăn được các sở cảnh sát tiếp tục sử dụng máy “phát hiện nói dối.” Năm 1931, Larson chưng hửng khi biết một đồng nghiệp cũ ghi danh bằng sáng chế cho một phiên bản nâng cấp của ý tưởng mà chính ông đã tạo ra.
 
Dần dần, những cỗ máy polygraph hiện đại hơn với thiết kế gọn gàng hơn bắt đầu xuất hiện. Dù được cải tiến, các phiên bản này vẫn hoạt động dựa trên nguyên lý cơ bản mà Larson đã thiết lập. Những cỗ máy mới nhanh chóng được áp dụng rộng rãi, và hàng triệu người phải trải qua các bài kiểm tra nói dối trong nhiều tình huống khác nhau.
 
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ dùng máy này để loại bỏ những người bị nghi ngờ là các thành phần bất hảo hoặc là người đồng tính khỏi chính phủ liên bang. Kết quả là, nhiều người vô tội bị mất việc làm dù họ chẳng làm gì sai. Trớ trêu thay, một số người thực sự “bất hảo,” chẳng hạn như điệp viên khét tiếng Aldrich Ames, lại vượt qua được bài kiểm tra này một cách dễ dàng. 
 
Trong khi đó, Larson đã rời bỏ lĩnh vực này, theo học ngành y và trở thành bác sĩ tâm thần. Tuy nhiên, ông vẫn luôn ám ảnh và hối tiếc không nguôi về phát minh của mình. Larson gọi nó là “quái vật Frankenstein” – một thứ không thể kiểm soát hay tiêu diệt. 
 
Năm 1988, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua luật cấm hầu hết các nhà tuyển dụng tư nhân sử dụng máy polygraph để kiểm tra nhân viên. Chỉ một số cơ quan chính phủ và cảnh sát vẫn được sử dụng thiết bị này trong các trường hợp điều tra đặc biệt.
 
Kristen Frederick-Frost, người phụ trách lĩnh vực khoa học hiện đại tại Bảo tàng Lịch sử Hoa Kỳ, nhận xét: “Đây là một công cụ vừa mang lại hy vọng lớn lao vừa gây ra nỗi đau sâu sắc.” Chiếc máy polygraph nguyên bản của Larson từng suýt bị Sở Cảnh sát Berkeley vứt bỏ vào những năm 1930, nhưng may thay đã được Vollmer quyết định giữ lại.
 
Đến năm 1976, chiếc máy được tặng cho Smithsonian. Nhưng trong nhiều thập niên, máy chỉ nằm im lìm trong kho, không được chú ý. Chỉ trong 5 năm trở lại đây, một nhóm bảy chuyên gia bảo tồn đã phục hồi chiếc máy, sửa chữa những bộ phận cao su và nhựa bị cứng, giòn và bám bụi, hư hỏng. Giờ đây, chiếc máy “bắt bài nói dối” đời đầu đã được phục hồi. Janice Stagnitto Ellis, người phụ trách bảo tồn giấy của bảo tàng, tự hào khẳng định: “Chiếc máy giờ đây không còn mang dáng vẻ của một món đồ cũ kỹ, bụi bặm và chẳng ai quan tâm nữa. Nó trông thật sống động.
 
Nguồn: “Why the Creator of One of the First ‘Lie Detectors’ Lived to Regret His Invention” được đăng trên trang Smithsonianmag.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong hơn bảy mươi năm qua, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đã trải qua nhiều bước ngoặt – từ một liên minh chiến lược thời Chiến tranh Lạnh, đến một trong những nước đối đầu gay gắt và kéo dài nhất của thời đại hậu thuộc địa. Bản tóm lược dưới đây ghi lại những cột mốc chính từ năm 1953 đến 2025, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về diễn biến phức tạp của quan hệ Hoa Kỳ–Iran trong bối cảnh biến động địa chính trị toàn cầu.
Tháng 5 vừa qua, một chuyến bay từ Johannesburg, Nam Phi đã đáp xuống phi trường Quốc tế Dulles, Hoa Kỳ. Trên phi cơ là khoảng 50 công dân Nam Phi da trắng thuộc cộng đồng Afrikaner. Những người này cho biết sinh kế của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng do xã hội ngày càng “kỳ thị người da trắng.” Cách mô tả tình hình Nam Phi như vậy ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các nhà bình luận cánh hữu có ảnh hưởng ở Mỹ như Tucker Carlson, Charlie Kirk, và Stephen Miller.
Hãy tưởng tượng bạn là một người thợ mỏ khai thác đồng tại Đông Nam Âu Châu vào năm 3,900 trước Công Nguyên. Mỗi ngày, bạn phải gồng mình kéo từng tảng quặng qua những đường hầm chật hẹp và ngột ngạt. Cuộc sống cứ thế trôi qua trong nỗi mỏi mệt rã rời và sự đơn điệu không hồi kết. Nhưng rồi một chiều nọ, điều kỳ lạ xảy ra: một anh bạn đồng nghiệp xuất hiện với một thứ trông thật lạ mắt, và anh ta thản nhiên kéo theo đống quặng gấp ba lần trọng lượng cơ thể mình – chỉ trong một chuyến đi.
Làn sóng tranh luận dữ dội đang diễn ra xoay quanh câu hỏi: liệu những gì đang xảy ra tại Gaza kể từ tháng 10 năm 2023 có phải là hành vi diệt chủng hay không? Vấn đề này đã được đưa ra trước Tòa Án Quốc Tế (International Court of Justice, ICJ), Nam Phi đệ đơn kiện Israel, cáo buộc quốc gia này đã phạm tội diệt chủng. Phiên tòa bắt đầu từ tháng 12 năm 2023, nhưng đến nay ICJ vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng.
Ngày 27/5 vừa qua, trên mạng xã hội, nhiều người đã đăng lời chúc mừng sinh nhật gửi tới tù nhân Phạm Đoan Trang. Trước đó vài tuần, một tù nhân nổi tiếng khác là Trịnh Bá Phương đã bị khởi tố thêm tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" khi đang ở tù. Những dòng tin này nhắc nhở rằng tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn là những vấn đề nhức nhối tại Việt Nam, 50 năm sau khi cuộc chiến kết thúc.
Sáng thứ Bẩy ngày 24 tháng 5 vừa qua, trong buổi lễ tốt nghiệp tại vận động trường Michie của Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ ở West Point, khi chuẩn tướng Rogelio Garcia, chỉ huy trưởng Học Viện, tuyên bố giải tán khóa 2025, hàng ngàn chiếc mũ képi trắng được các học viên của khóa tung lên trời. Tiếng reo hò tở mở từ các tân thiếu úy đang đứng dưới sân cỏ và thân nhân của họ trên khán đài tạo nên một quang cảnh với âm thanh vừa đẹp mắt, vừa tưng bừng, vừa cảm động.
Đoàn Viết Hoạt sanh năm 1942 tại Nam định. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam. Năm 1965 tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sàigòn ban Anh Văn. Năm 1966 lập gia đình với chị Trần Thị Thức, một nữ sinh viên trong phong trào sinh viên Saigon lúc bấy giờ. Năm 1967 ĐVHoạt du học Hoa Kỳ về môn Tổ Chức và Quản Trị Đại Học tại Đại học Florida State (FSU), Tallahassee, Florida. Năm 1971, đậu Ph.D. về Giáo Dục. Sau đó, Đoàn Viết Hoạt trở về nước giữ chức vụ Phụ tá Viện trưởng tại Viện Đại học Vạn Hạnh cho đến 30 tháng Tư, 1975.
Một cuộc triển lãm mới tại thành phố Philadelphia soi chiếu hành trình tiến hoá của sức khoẻ dinh dưỡng tại Hoa Kỳ qua một lăng kính độc đáo: căng-tin học đường. Mang tựa đề “Giờ Ăn Trưa: Lịch Sử Khoa Học Trên Khay Thức Ăn Học Đường,” cuộc triển lãm miễn phí tại Viện Lịch sử Khoa học Philadelphia trưng bày các bích chương, tài liệu, dụng cụ khoa học, sách dinh dưỡng và ảnh chụp để thuật lại câu chuyện về các bữa ăn tại trường học ở Mỹ.
Năm Tổng Thống Hoa Kỳ liên tiếp, thuộc cả hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã nhất quyết giúp nhân dân Miền Nam bảo vệ “tiền đồn của Thế Giới Tự Do.” Hành động mạnh mẽ nhất là ‘tự động’ mang nửa triệu quân vào để chiến đấu - mặc dù Chính phủ VNCH không yêu cầu. Rồi xây cất đường xá, xa lộ Biên Hòa, hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Sàigòn, và mấy chục phi trường lớn nhỏ, với những kho xưởng như Long Bình, Quy Nhơn, Phú Bài, tốn phí bao nhiêu nhân mạng, bao nhiêu tiền của để xây dựng một “tiền đồn của thế giới tự do”, ngăn chận Trung Cộng ở phía Nam
Nửa thế kỷ trước, nước Mỹ đã không tôn trọng lời cam kết giúp VNCH chiến đấu tới cùng trước làn sóng xâm lăng của Cộng Sản Thế Giới. Nhiều người, cả Việt lẫn Mỹ, cũng như dư luận thế giới, đã gọi đây là một sự phản bội đáng xấu hổ. Nhưng có học giả Mỹ đã khẳng định: “Sự phản bội của nước Mỹ đối với Nam Việt Nam là một trong những điều thông minh nhất mà nước tôi đã từng làm”.
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.