Hôm nay,  

Karine Jean-Pierre, ‘viên ngọc đen’ Haitian ở Tòa Bạch Ốc

25/10/202400:00:00(Xem: 664)

Karine--press
Thư ký báo chí Tòa Bạch ốc Karine Jean Pierre. (Karine Instagram)
 
Tháng Năm 2021, trên chiếc chuyên cơ Air Force One đến Atlanta, một nhân vật trở thành trung tâm của truyền thông với hàng loạt máy quay, máy ghi âm chung quanh cô. Đó là Karine Jean-Pierre, người phá vỡ trần kính, vượt qua rào cản màu da, sắc tộc, giới tính trong chính trường Mỹ, trở thành phụ nữ da đen LGBTQ+ đầu tiên tổ chức buổi họp báo tại Tòa Bạch Ốc.
 
Vài tháng sau, ngày 6/5/2022, một lần nữa cô lại làm nên lịch sử. Tổng Thống Joe Biden tuyên bố Karine Jean-Pierre là tân thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc, thay vị trí của Jen Psaki, người sẽ rời chức vụ ngày 13 Tháng Năm. Như thế, Karine Jean-Pierre là nữ thư ký báo chí đồng tính công khai đầu tiên và là người phụ nữ da đen thứ hai đảm nhận vai trò đứng sau bục phát biểu của các cuộc họp báo truyền thông từ Bạch Cung.
 
“Đây là một khoảnh khắc lịch sử và tôi không bao giờ quên. Tôi hiểu tầm quan trọng của vai trò này đối với mọi người, với nhiều cộng đồng khác nhau, tôi học hỏi từ họ trong suốt sự nghiệp của mình,” Karine phát biểu trong ngày cô trở thành thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc.
 
Tổng Thống Biden từng nói về người mà ông chọn thay thế cho Jen Psaki: “Từ lâu, Jill và tôi đã biết và tôn trọng tài năng của Karine. Cô ấy sẽ là tiếng nói mạnh mẽ của tôi và chính quyền hiện tại.”
 
Lịch sử vẫn chưa dừng lại. Ngày 7/10/2024, Karine Jean-Pierre trở thành cố vấn cấp cao của Tổng Thống Joe Biden – một sự kiện đầu tiên trong lịch sử. Chánh văn phòng của tổng thống, Jeff Zients, tuyên bố: “Kể từ ngày đầu tiên, Karine đã là một cố vấn tin cậy cho tổng thống và tất cả chúng tôi tại Tòa Bạch Ốc. Lời khuyên của cô ấy sẽ có giá trị cần thiết để hoàn thành nhiều việc nhất có thể cho người dân Mỹ trong những tháng tới.”
 
Karine Jean-Pierre không phải một “tân binh” của chính trường Hoa Kỳ và công việc ngoại giao báo chí. Cô từng là giám đốc chính trị khu vực Đông Nam của chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2008 và 2012 của Barack Obama. Tại đây, Karine đã gặp người bạn đời của cô, cựu ký giả truyền hình Suzanne Malveaux của CNN. Cuộc hôn nhân kéo dài một thập kỷ. Năm 2023, họ chia tay nhau. Cả hai có một con gái 9 tuổi mà hai người nhận nuôi năm 2014.

Karine--and-child
Karine và con gái nuôi Soleil. (Karine Instagram)
 
Con đường đến với chính trị của Karine bắt đầu khi cô còn là một thiếu niên. Karine bị cuốn hút bởi chính trị sau khi tốt nghiệp đại học. Cô tốt nghiệp cao học trường Columbia’s School of International and Public Affairs. Trong cuốn “Moving Forward” – cuốn hồi ký cô gọi là “Một câu chuyện của Hy Vọng, Chăm Chỉ, và Lời Hứa Với Nước Mỹ” – do Karine là tác giả, cô tiết lộ đã được truyền cảm hứng bởi cố dân biểu, luật sư, nhà giáo dục và chính trị gia Barbara Jordan. Bài phát biểu của bà Jordan tại Đại Hội Đảng Dân Chủ 1992 đã thu hút sự chú ý của cô, thay đổi hướng đi trong cuộc đời và sự nghiệp của cô.
 
"Bà ấy là người phụ nữ da đen đầu tiên tham gia chính trị mà tôi từng chứng kiến. Trong thế giới những người xinh đẹp, bà thật quyến rũ với chuỗi ngọc trai quyến rũ trên cổ. Trông bà chân thật và đáng tin.” Karine viết trong cuốn hồi ký của cô.
 
Karine sinh ra ở Martinique, nước Pháp, sau khi cha mẹ của cô chạy khỏi Haiti. Năm cô 5 tuổi, cả gia đình di dân đến New York. Do đó không ngạc nhiên khi cố vấn cấp cao của Tổng Thống Thống Joe Biden thông thạo ba ngôn ngữ: Anh, Pháp và Creole Haiti.
 
Mặc dù cha của cô có bằng kỹ sư, nhưng khi đến New York, như bao gia đình di dân khác bắt đầu từ bước đầu tiên, ông trở thành người lái taxi. Mẹ của cô làm nghề chăm sóc sức khỏe tại nhà. Trong một buổi phỏng vấn với PBS, Karine nói về cha mẹ của mình: “Cha mẹ tôi đã đến đây vì một Giấc Mơ Mỹ mà vì nhiều yếu tố, họ chưa làm được. Họ vẫn sống bằng tiền lương cơ bản. Nhưng trong góc nhìn của cha mẹ tôi, vì con gái họ đã được học ở trường Columbia, đã vào làm việc cho Tòa Bạch Ốc, nên họ đã thực hiện được điều đó, Giấc Mơ Mỹ.”

Karine--graduated

Karine Jean Pierre và cha mẹ trong ngày tốt nghiệp. (Karine Instagram)

 
Cuộc đời của Karine cũng đã có lúc tưởng chừng như dưới đáy vực thẳm. Thời niên thiếu, cô từng bị một người anh họ lạm dụng tình dục. Không chịu nổi điều này, Karine đã từng tự tử. May mắn là cô được cứu. Hiện tại, cô vẫn thường tham dự các hội thảo nói về sức khỏe tâm thần, hy vọng cho những người khác biết rằng luôn “có một lối thoát.”
 
Khi trở thành thư ký báo chí Tòa Bạch Ốc, Karine Jean-Pierre vẫn giữ sự cởi mở về giới tính của mình, điều mà cô chưa bao giờ ngần ngại hay nghĩ rằng cần phải che giấu từ khi bước chân vào môi trường chính trị. Trong ngày National Coming Out Day năm 2022, năm đầu tiên cô là thư ký báo chí của chính quyền Tổng Thống Biden, Karine đã dành vài phút để trải lòng mình với truyền thông, thú nhận cô đã từng có nỗi sợ khi quyết định bước ra khỏi “tổ kén” của chính mình.
 
“Cũng như nhiều người trong cộng đồng LGBTQ+, sống thật với chính mình chưa bao giờ dễ dàng. Tôi lớn lên trong một gia đình Công giáo, truyền thống và bảo thủ. Trong gia đình của tôi, việc là một người đồng giới không phải là điều bạn có thể tự nhiên bày tỏ hoặc vui mừng. Tuy nhiên, gia đình của tôi đã chấp nhận tôi, và hiểu rằng người mà tôi yêu thương đã không ảnh hưởng việc tôi là một người như thế nào.”
 
Nhắc đến Karine Jean-Pierre, người ta sẽ nhớ ngay đến những đối đáp thông minh, chừng mực, nhưng cũng có những lúc gần như “đấu khẩu” với các phóng viên của truyền thông bảo thủ, ví dụ như Fox News. Không ít lần Karine phải “hứng” chỉ trích vì tránh những câu hỏi về các vấn đề đang gây tranh cãi và bước ra khỏi phòng họp báo. Năm 2023, cựu cố vấn cấp cao của Biden, Anita Dunn đã khởi xướng một cuộc chiến nhằm loại bỏ Karine Jean-Pierre, gọi cô là người phát ngôn không hiệu quả cho chính quyền Biden.
 
New York Post khi ấy đưa tin: “Karine không nắm được các vấn đề và cô ấy đọc (tài liệu) từng chữ một. Cô ấy không nắm bắt được tình hình và không dành thời gian để học hỏi.”
 
Tuy nhiên, đã không có gì có thể làm chùn bước thư ký báo chí của Tòa Bạch Ốc. Cô vẫn xuất hiện trong không gian họp báo, hoàn thành trách nhiệm của mình, đó là thay mặt Tổng Thống Biden và chính quyền của ông trả lời cho báo chí những vấn đề thời sự. Với kinh nghiệm tham gia chính trị từ khi tốt nghiệp đại học, thời gian làm việc cho các chiến dịch tranh cử của cựu Tổng Thống Obama (2008, 2012) và Phó Tổng Thống Kamala Harris (2020), Karine đã đưa ra những câu trả lời “thỏa đáng” cho những câu hỏi mang hàm ý “gây hấn.”
 
Di dân luôn là vấn đề “khó nuốt” trong chính sách của các chính trị gia, hơn hết là chiến lược tranh cử của lưỡng đảng. Ngày 12/8/2024, Doocy của Fox News đặt câu hỏi trong cuộc họp báo: “Nếu Tổng Thống Biden đang làm tốt công việc của ông, thì vì sao họ cần có thêm nhiều cảnh sát biên phòng?”
 
Có lẽ phóng viên của Fox News đã không lường trước được câu trả lời sắc bén của Karine: “Bạn có biết vì sao phải như thế không? Vì đảng Cộng Hoà ở Quốc Hội. Bạn có biết ai nhúng tay vào việc này không? Donald Trump. Đã có một thỏa thuận về biên giới cho lưỡng đảng và đảng Cộng Hoà được lệnh không thông qua vì Trump lo sợ điều đó có lợi cho Tổng Thống Biden.”
 
Đây là sự thật mà nhiều thành viên của cả Dân Chủ lẫn Cộng Hòa đều xác nhận.
 
Ngày 13 Tháng Chín, phóng viên James Rosen của Newsmax, nhấn mạnh câu hỏi về tin đồn thất thiệt do Donald Trump đưa ra về “di dân Haitian ở Springfield, Ohio ăn thịt chó, mèo.” Phản ứng của Karine là: “Những lời nói vô căn cứ sai sự thật như thế đã làm cuộc sống của người dân gặp rất nhiều nguy hiểm. Tổng thống Biden chống lại việc đó.” Karine chuyển sang một ký giả khác, James Rosen vẫn tiếp tục lặp lại câu hỏi cũ. Kết quả là ông ta nhận được câu trả lời: “Điều này không thú vị chút nào. Không ai muốn nghe giọng nói của ông ở đây, thưa ông.”
 
Ngày 5 Tháng Mười, trong buổi họp báo, một câu hỏi được đưa ra: “Trump đang cáo buộc là chính quyền sử dụng tiền FEMA để ủng hộ những di dân không giấy tờ. Bà có ý kiến gì?”
 
Câu trả lời của Karine đơn giản nhưng mạnh mẽ: “Tờ Washington Post đã kiểm chứng và đăng tải sự thật của sự việc. Tiêu đề của bài báo là ‘Không, Biden Không Dùng Tiền Cứu Trợ FEMA Cho Di Dân. Nhưng Trump Đã Làm Điều Đó.’ Câu trả lời của tôi dừng ở đâu.”
 
Hôm 7 Tháng Mười vừa qua, khi ký giả của Fox News đặt câu hỏi về một sự việc liên quan đến Thống Đốc Florida DeSantis: “Chúng tôi được nghe rằng DeSantis từ chối cuộc gọi…”
 
Thư ký báo chí Karine trả lời: “Đó là điều mà thống đốc phải tự vấn với chính mình. Nếu tổng thống và phó tổng thống liên lạc để cung cấp sự hỗ trợ, thì có muốn trả lời chúng tôi hay không, đó là việc của thống đốc. Nhưng chúng tôi đang làm việc với giới chức tiểu bang và địa phương. Chúng tôi đang làm công việc cần thiết và thực hiện điều này rất nghiêm túc.”
 
Bắt đầu từ ngày 7/10, Karine Jean-Pierre sánh vai cùng những người tín cẩn hàng đầu của tổng thống như cố vấn cấp cao Mike Donilon, Steve Richetti và Bruce Reed. Một viên chức White House nói với ABC News rằng việc thăng chức của Karine cho thấy niềm tin mà Tổng Thống Biden dành cho cô, cũng như cam kết của ông trong việc tạo dựng một chính quyền đa dạng và liên thế hệ, cố vấn cho ông trong các quyết định của mình.Nhiệm vụ mới Karine Jean-Pierre có hiệu lực ngay lập tức. Cô cũng sẽ duy trì vị trí thư ký báo chí cho đến hết nhiệm kỳ của chính quyền Biden – là thư ký báo chí đầu tiên trong nhiều thập kỷ cùng giữ chức cố vấn cấp cao.
 
Câu chuyện của Karine Jean-Pierre, một người gốc Haiti, là một trong rất nhiều câu chuyện của “American Dreams” trên nước Mỹ – tuyệt nhiên không phải chuyện bịa đặt “di dân ăn thịt chó mèo.”

Kalynh Ngô
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hôm đó là thứ Năm và là một đêm hè bình thường tại thị trấn Brownsville, Tennessee. Sau một ngày làm việc ở tiệm giặt đồ Sunshine Laundromat, Elbert Williams, thành viên sáng lập của chi nhánh NAACP, trở về nhà như mọi khi. Cả nhà Williams cùng nghe trận quyền anh hạng nặng giữa Joe Louis và Arturo Godoy. Gần 10 giờ tối, khi họ chuẩn bị đi ngủ, thì bỗng có tiếng gõ cửa.
Trong cuộc bầu cử năm nay, cả Kamala Harris và Donald Trump đều đề ra các kế hoạch lớn như cắt giảm hoặc tăng thuế, cung cấp nhiều gói hỗ trợ cho người dân, thúc đẩy các chính sách quan trọng liên quan đến những vấn đề như quyền phá thai, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và viện trợ quân sự nước ngoài. Dù ai đắc cử, tất cả các kế hoạch này đều có một điểm chung: chỉ có thể thành hiện thực nếu được Quốc hội thông qua, bao gồm Thượng viện và Hạ viện.
Hiện nay, có khoảng 79 quốc gia trên thế giới vẫn đang thi hành các luật cấm báng bổ tôn giáo (blasphemy laws). Đặc biệt, ở một số quốc gia như Afghanistan, Brunei, Iran, Nigeria, Pakistan và Ả Rập Saudi, vi phạm các luật này có thể bị xử án tử hình. Hoa Kỳ dù không thuộc nhóm các quốc gia này, nhưng cũng có một lịch sử dài về các luật cấm báng bổ tôn giáo. Nhiều thuộc địa của Hoa Kỳ đã ban hành những quy định cấm báng bổ tôn giáo, và về sau chúng trở thành luật của tiểu bang. Mãi đến năm 1952, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ mới phán quyết rằng những lời lẽ xúc phạm, bất kính đối với một tôn giáo được coi là quyền tự do ngôn luận và được bảo vệ theo Hiến pháp. Tuy nhiên, quyền này không phải lúc nào cũng được bảo vệ một cách triệt để.
Từ trên cao nguyên Tây Tạng con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam qua tỉnh Vân Nam, tới Lào, Thái Lan, Kampuchia, rồi Việt Nam trước khi ra Biển Đông. May cho Miền Nam là có hồ lớn Tonle Sap ở Campuchia hút đi một phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông lại uốn khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam. Tới gần biên giới thì con sông chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con số 9 được coi là may mắn, vì vậy phải tìm ra cho được một nhánh nữa, tuy là rất nhỏ (dài khoảng 10 dậm) để cộng lại thành ra 9 nhánh, gọi là Cửu Long Giang. Dòng sông Chín Con Rồng uốn mình tưới nước cho vùng đồng bằng Nam Bộ mầu mỡ, phì nhiêu trở thành vựa lúa của cả nước. Người nông dân nơi đây chỉ cần trồng mỗi năm một vụ là cũng đủ ăn, lại còn dư thừa để tiếp tế ra Miền Bắc và xuất cảng
Đôi khi, nhiều người sẽ cảm thấy áp lực vì bị ép buộc phải chọn một căn tính, một bản dạng (identity) thay vì được sống với tất cả các bản sắc thuộc về bản thân. Kamala Harris là một thí dụ dễ hiểu cho tình cảnh phức tạp của những người mang dòng máu đa sắc tộc.
Năm 1868, nhà khảo cổ người Đức Heinrich Schliemann đến Ithaca, Hy Lạp với mong muốn tìm ra thành Troy, dựa trên những mô tả trong thi tập hùng sử ca Iliad của thi hào Homer. Nhiều nhà sử học thời đó cho rằng Iliad chỉ là câu chuyện huyền thoại, nhưng Schliemann tin rằng bản trường ca có thể dẫn dắt ông đến với những thành phố cổ đại đã biến mất trong lịch sử.
Kể từ khi quay lại cầm quyền vào ba năm trước, Taliban đã áp đặt nhiều luật lệ hà khắc, xâm phạm nghiêm trọng quyền tự do và nhân quyền, đặc biệt nhắm vào phụ nữ và trẻ em gái. Tuy nhiên, luật “suy đồi và đức hạnh” (vice and virtue) mới được ban hành còn quá đáng hơn, đưa sự đàn áp này lên đỉnh cao. Đây là một trong những quy định khắc nghiệt nhất mà Taliban từng ban hành, nhằm kiểm soát và đàn áp hoàn toàn quyền của phụ nữ.
Nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng, kể cả của những tác giả lừng danh như Mark Twain, Harriet Beecher Stowe, và William Shakespeare, đều đã từng bị cấm trong các trường học ở Hoa Kỳ vì bị các nhà hữu trách cho là có nội dung gây tranh cãi, tục tĩu, khiêu dâm hoặc không phù hợp. Một trong những cái tên đáng chú ý là Judy Blume, nữ tác giả của cuốn sách “Are You There God? It's Me, Margaret” (Chúa ơi Người có đó không? Là con, Margaret) năm 1970, từng bị phản đối và bị cấm ở nhiều trường học trên toàn Hoa Kỳ vì nói về tuổi dậy thì của phái nữ và các vấn đề tôn giáo.
Bầu không khí chính trị trên thế giới hiện nay đang nóng bỏng vì khuynh hướng độc tài, cực đoan, chia rẽ, hận thù và cuồng vọng không thua kém gì bầu khí quyển của địa cầu đang nóng dần lên do khí thải nhà kính gây ra. Cả hai đều do con người tạo ra và đều là thảm họa cho nhân loại! Nhưng thảm họa này không phải là điều không thể giải quyết được, bởi lẽ những gì do con người gây ra cũng đều có thể do con người ngăn chận và hóa giải được. Cụ thể là hàng chục năm qua, Liên Hiệp Quốc đã nỗ lực kêu gọi, bằng các nghị quyết, các quốc gia cố gắng thực hiện các biện pháp giảm khí thải nhà kính, với các chính sách cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch, gia tăng sản lượng xe chạy bằng điện năng, v.v… Dù kết quả chưa đạt được mức yêu cầu, nhưng cũng đã gây được ý thức và thể hiện quyết tâm của cộng đồng thế giới trong việc giải quyết thảm họa của khí thải nhà kính.
Hãng giày Nike từng dự định ra mắt mẫu giày thể thao đặc biệt với tên gọi Air Max 1 Quick Strike Fourth of July nhân dịp kỷ niệm Ngày Độc Lập. Trên mẫu giày này có in biểu tượng quốc kỳ ban đầu của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ với 13 ngôi sao xếp thành vòng tròn – còn gọi là cờ Betsy Ross. Tuy nhiên, bất ngờ thay, trước khi sản phẩm được bày bán, Nike đã rút mẫu giày này khỏi thị trường sau khi nhận được lời khuyên từ đại sứ thương hiệu và cầu thủ NFL Colin Kaepernick, cho rằng biểu tượng này mang tính xúc phạm vì có liên quan đến thời kỳ đen tối của Hoa Kỳ. Sự việc này đã làm dấy lên cuộc tranh cãi nảy lửa với nhiều ý kiến trái chiều.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.