Hôm nay,  

Triết Học Trong Thời Đại Trí Tuệ Nhân Tạo AI

20/09/202400:00:00(Xem: 2068)

Triet hoc Ai
Khó lòng phủ nhận rằng những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã và đang giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn; nhưng đôi khi cũng khiến chúng ta thấy lo lắng và sợ hãi. (Nguồn: pixabay.com)

Tự cổ chí kim, những hiểu biết và phát triển mới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật thường khiến chúng ta vừa thấy thú vị và ấn tượng, vừa thấy lo lắng, sợ hãi. Mới đây, OpenAI đã dự đoán rằng trong vòng 10 năm tới sẽ xuất hiện “siêu trí tuệ nhân tạo” (Artificial superintelligence).
Để chuẩn bị, hãng này đang tập trung xây dựng một đội ngũ chuyên gia mới, và dành 20% tài nguyên điện toán của mình để đảm bảo rằng các hệ thống AI sẽ hoạt động phù hợp và tôn trọng các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức của con người.
 
Có vẻ như họ không muốn kịch bản bộ phim khoa học viễn tưởng The Terminator (1984) của James Cameron bước ra đời thực (đáng ngại hơn là nhân vật Kẻ hủy diệt của Arnold Schwarzenegger được gửi về quá khứ từ năm 2029). OpenAI đang kêu gọi các nhà nghiên cứu và kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực máy học (machine-learning) cùng tham gia tìm cách giải quyết vấn đề này.
 
Vậy liệu các triết gia có thể đóng góp được gì không? Và nói chung, triết học có vai trò gì trong thời đại công nghệ hiện đại và tiên tiến?
 
Để trả lời câu hỏi này, cần nhấn mạnh một điều rằng triết học đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của AI từ những ngày đầu. Một trong những thành công đầu tiên của AI là chương trình máy tính Logic Theorist năm 1956, được tạo ra bởi Allen Newell và Herbert Simon. Logic Theorist được giao nhiệm vụ chứng minh các định lý dựa trên những mệnh đề luận lý từ Principia Mathematica, tác phẩm xuất bản năm 1910 của các triết gia Alfred North Whitehead và Bertrand Russell nhằm tái cấu trúc toàn bộ toán học dựa trên nền tảng logic học.
 
Thật vậy, khi mới bắt đầu, AI đã tập trung rất nhiều vào lô-gic học, do chịu ảnh hưởng lớn từ những cuộc tranh luận và nghiên cứu của các nhà toán học và triết gia. Một bước tiến quan trọng là đóng góp của triết gia người Đức Gottlob Frege trong việc phát triển logic học hiện đại vào cuối thế kỷ 19. Frege đã đưa ra những khái niệm mới về việc sử dụng các biến số có thể định lượng được, thay vì các đối tượng cụ thể như con người. Nhờ đó, thay vì chỉ nói “Joe Biden là tổng thống” (Joe Biden is president), chúng ta có thể diễn đạt một cách hệ thống hơn như “có một X tồn tại, mà X đó là tổng thống” (there exists an X such that X is president); trong đó, chữ “có tồn tại” (there exist) là một định lượng từ (quantifier), và “X” là một biến số (variable).
 
Ngoài ra, trong những năm 1930, nhà lô-gic học người Áo Kurt Gödel và nhà lô-gic học người Ba Lan Alfred Tarski cũng đã có những đóng góp quan trọng vào lô-gic học. Gödel với các định lý về sự hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh (Theorems of completeness and incompleteness), cho thấy những gì có thể chứng minh trong một hệ thống logic là có giới hạn. Tarski thì với khái niệm về “sự không thể định nghĩa của chân lý” (the indefinability of truth), chỉ ra rằng khái niệm “chân lý” (hay sự thật) trong bất kỳ hệ thống nào không thể được định nghĩa bên trong chính hệ thống đó. Thí dụ như chân lý trong hệ thống số học không thể được định nghĩa trong chính hệ thống số học. Tức là không thể sử dụng các quy tắc và định lý của hệ thống để xác định chính xác một chân lý trong bản thân hệ thống đó.
 
Đến năm 1963, những ý tưởng này đã được Alan Turing sử dụng để phát triển khái niệm máy tính, đặt nền tảng cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI).
 
Có thể nói AI “đời đầu” đã phụ thuộc nhiều vào triết học và lô-gic học cấp cao, nhưng đến “đời thứ hai” (dựa trên công nghệ deep learning) thì AI không còn dựa vào triết học và lô-gic học quá nhiều, mà phụ thuộc vào các thành tựu kỹ thuật liên quan đến vấn đề làm việc với khối lượng dữ liệu khổng lồ.
 
Tuy nhiên, triết học vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế hệ AI thứ hai. Thí dụ, các mô hình ngôn ngữ lớn (large language models, LLM), chẳng hạn như mô hình của ChatGPT, có hàng tỷ hoặc thậm chí hàng ngàn tỷ tham số (parameters), được đào tạo trên các bộ dữ liệu khổng lồ (thường bao gồm phần lớn các dữ liệu trên Internet). Nhưng cốt lõi của các mô hình này là tìm kiếm, phân tích và học theo các khuôn mẫu của một ngôn ngữ (các quy luật hoặc khuynh hướng sử dụng ngôn ngữ đó). Ý tưởng này tương tự với quan điểm của triết gia người Áo Ludwig Wittgenstein vào giữa thế kỷ 20, cho rằng “ý nghĩa của một từ là cách từ đó được sử dụng trong ngôn ngữ đó.
 
Nhưng không chỉ lịch sử triết học mà cả triết học đương đại cũng quan trọng đối với AI và sự phát triển của AI. Liệu các mô hình LLM có thể thực sự hiểu được ngôn ngữ mà chúng đang thực hiện tác vụ không? Và liệu các mô hình LLM có thể phát triển đến mức có ý thức như con người không? Đây là những câu hỏi mang tính triết học sâu sắc.
 
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa giải thích được làm thế nào ý thức có thể xuất hiện từ các tế bào trong bộ não của con người. Một số triết gia tin rằng vấn đề này quá phức tạp, chỉ riêng khoa học có thể sẽ chẳng bao giờ giải quyết dứt điểm, và có thể cần đến sự trợ giúp từ triết học.
 
Tương tự, chúng ta có thể đặt một câu hỏi khác: liệu AI có thể thực sự có khả năng sáng tạo không? Margaret Boden, một khoa học gia về nhận thức và triết gia về lĩnh vực AI, cho rằng AI có thể tạo ra các ý tưởng mới, nhưng sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá giá trị của những ý tưởng đó như con người.
 
Bà cũng dự đoán rằng chỉ có loại kiến trúc kết hợp (hybrid architecture) – sử dụng cả các phương pháp logic học và kỹ thuật học hỏi sâu sa từ dữ liệu – mới có thể phát triển thành trí tuệ nhân tạo tổng hợp (Artificial General Intelligence, AGI).
 
Quay trở lại với thông báo của OpenAI, khi được hỏi về vai trò của triết học trong thời đại AI, ChatGPT gợi ý rằng triết học, cùng với các lĩnh vực khác, “giúp đảm bảo rằng AI được phát triển và sử dụng phù hợp với các giá trị của con người.
 
Theo tinh thần này, nếu làm cho AI phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của con người là vấn đề thực sự nghiêm trọng như OpenAI tin tưởng, thì chúng ta không chỉ cần các kỹ sư và công ty công nghệ để giải quyết vấn đề kỹ thuật, mà còn cần tới sự đóng góp của các nhà triết học, nhà khoa học xã hội, luật sư, các nhà quyết sách và những người khác.
 
Nhiều người đang lo ngại về quyền lực và ảnh hưởng ngày càng lớn của các công ty công nghệ, và tác động đối với nền dân chủ. Họ cho rằng cần có một cách suy nghĩ mới về AI, không chỉ tập trung xem xét các sản phẩm và dịch vụ AI mà còn cần tìm hiểu rõ về các hệ thống chính trị và kinh tế đang hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghệ này. Thí dụ, luật sư người Anh Jamie Susskind cho rằng đã đến lúc xây dựng một “nền cộng hòa kỹ thuật số” – xây dựng các hệ thống chính trị và kinh tế hoàn toàn mới và khác biệt so với các hệ thống hiện nay, để giảm bớt ảnh hưởng quá lớn của các công ty công nghệ.
 
Chung quy là một câu hỏi ngắn gọn: AI sẽ ảnh hưởng đến triết học như thế nào? Lô-gic học nghiên cứu về hình thức trong triết học thật ra đã có từ thời Aristotle. Vào thế kỷ 17, triết gia người Đức Gottfried Leibniz từng dự đoán rằng một ngày nào đó chúng ta có thể tạo ra một “máy tính toán suy luận” – một công cụ hoặc phương pháp tính toán đặc biệt giúp chúng ta suy luận và tìm ra các câu trả lời cho các câu hỏi triết học và khoa học trong tương lai.
 
Giờ đây, có lẽ chúng ta đang dần hiện thực hóa tầm nhìn về “triết học tính toán” (computational philosophy, hay còn gọi là triết học kỹ thuật số), trong đó các giả định (giả thuyết) được mã hóa vào trong hệ thống máy tính, để các công cụ tính toán suy ra kết quả/hệ quả. Điều này giúp chúng ta xác định xem các kết quả/hệ quả có phù hợp với các giả định đã được đặt ra hay không, và hoàn toàn dựa trên các dữ liệu cụ thể và thực tế.
 
Thí dụ, dự án PolyGraphs mô phỏng các tác động của việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, và phân tích những thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta hình thành quan điểm của mình.
 
Có thể nói, những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã đặt ra cho các triết gia rất nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và suy ngẫm. Và không chỉ đặt ra vấn đề, AI cũng có thể đã giúp họ tìm ra câu trả lời cho một số vấn đề.

Cung Đô biên dịch 
Nguồn: “Philosophy is crucial in the age of AI” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày biến cố lịch sử 30/4/75, 50 năm trôi qua, đã có không biết bao nhiêu sách vở nói về cái ngày bi thương đó của dân tộc Việt Nam, nhưng có lẽ không gì trung thực và sống động cho bằng chính những bản tường trình trên báo chí vào đúng thời điểm đó từ những phóng viên chiến trường tận mắt chứng kiến thảm cảnh chưa từng có bao giờ của hàng trăm ngàn người, dân cũng như quân, liều mình xông vào cõi chết để tìm cái sống. Năm 2025, đánh dấu 50 năm biến động lịch sử đó, Việt Báo hân hạnh được đăng tải loạt bài viết của ký giả Đinh Từ Thức ghi lại chi tiết từng ngày, đôi khi từng giờ, những điều xảy ra trong mấy tuần lễ trước và sau ngày 30/4/75 để chúng ta có cơ hội cùng sống lại những giờ khắc bi thảm và kinh hoàng ấy đã xảy ra như thế nào.
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
Ngày 3 tháng 4, 2014 là ngày mất của nhà đấu tranh Ngô Văn Toại. Mời đọc lại bài phóng sự SV Ngô Vương Toại bị Việt Cộng bắn tại trường Văn Khoa SG hôm tổ chức đêm nhạc Trịnh Cộng Sơn - Khánh Ly tháng 12, năm 1967, Sài Gòn.
Theo thời gian, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, số lượng Tăng, Ni đến định cư ở Mỹ ngày càng đông, theo diện vượt biển và vượt biên tị nạn Cộng Sản (từ 1975 đến 1989), theo Chương Trình Ra Đi Trật Tự (Orderly Departure Program - ODP) và Chiến Dịch Nhân Đạo (The Humanitarian Operation - HO) (từ 1980 đến 1997), hay theo diện hỗ trợ sinh hoạt tôn giáo được các chùa, các tổ chức Phật Giáo ở Mỹ bảo lãnh kể từ đầu những năm đầu thiên niên kỷ thứ 3. Các vị Tăng, Ni này định cư ở Mỹ dù thuộc diện nào thì đều mang theo mình sứ mệnh hoằng dương Chánh Pháp của Đức Phật, duy trì và phát huy truyền thống văn hóa của Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam tại xứ người. Đây là động lực chính hình thành các cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ trải dài nửa thế kỷ qua.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành tâm điểm trong lĩnh vực khoa học căn bản (basic science), góp phần định hình những bước tiến mới của nhân loại. Điều này càng được khẳng định rõ ràng hơn qua các Giải Nobel Hóa học và Vật lý năm 2024 khi cả năm người đoạt giải đều có điểm chung: có liên quan đến AI.
Trong ba chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump liên tục cam kết rằng ông sẽ điều hành chính phủ liên bang như một công ty. Giữ đúng lời hứa, ngay khi tái đắc cử, Trump đã bổ nhiệm tỷ phú công nghệ Elon Musk đứng đầu một cơ quan mới thuộc nhánh hành pháp mang tên Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency, DOGE). Sáng kiến của Musk nhanh chóng tạo ra làn sóng cải tổ mạnh mẽ. DOGE đã lột chức, sa thải hoặc cho nghỉ việc hàng chục ngàn nhân viên liên bang, đồng thời tuyên bố đã phát hiện những khoản chi tiêu ngân sách lãng phí hoặc có dấu hiệu gian lận. Nhưng ngay cả khi những tuyên bố của Musk đang được chứng minh sai sự thật, việc tiết kiệm được 65 tỷ MK vẫn chỉ là một con số chiếm chưa đến 1% trong tổng ngân sách 6.75 ngàn tỷ MK mà chính phủ Hoa Kỳ đã chi tiêu trong năm 2024, và là một phần vô cùng nhỏ nhoi nếu so với tổng nợ công 36 ngàn tỷ MK.
Trong bài diễn văn thông điệp liên bang trước Quốc Hội vừa qua, tổng thống Donald Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ “will be woke no longer” – khẳng định quan điểm chống lại cái mà ông ta coi là sự thái quá của văn hóa “woke.” Tuyên bố này phản ánh lập trường của phe bảo thủ, những người cho rằng “wokeness” (sự thức tỉnh) là sự lệch lạc khỏi các giá trị truyền thống và nguyên tắc dựa trên năng lực. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần hiểu đúng về bối cảnh lịch sử của thuật ngữ “woke” để không có những sai lầm khi gán cho nó ý nghĩa tiêu cực hoặc suy đồi.
Chỉ với 28 từ, một câu duy nhất trong Tu Chính Án 19 (19th Amendment) đã mở ra kỷ nguyên mới cho phụ nữ Hoa Kỳ. Được thông qua vào năm 1920, tu chính án này đã mang lại quyền bầu cử cho phụ nữ sau hơn một thế kỷ đấu tranh không ngừng. Trong Hiến pháp Hoa Kỳ, Điều I của Tu Chính Án 19 quy định: “Chính phủ liên bang và tiểu bang không được phép từ chối hay ngăn cản quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ vì lý do giới tính.” (Nguyên văn là “The right of citizens of the United States to vote shall not be denied or abridged by the United States or by any State on account of sex.”)
Trong bối cảnh chính quyền Trump đẩy mạnh chiến dịch loại bỏ các chương trình Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập (DEI), vai trò của phụ nữ trong lịch sử không chỉ là một chủ đề cần được khai thác mà còn là một chiến trường tranh đấu cho công lý và sự công nhận. Bất chấp sự ghi nhận hạn chế và thường xuyên bị lu mờ trong các tài liệu lịch sử, phụ nữ đã và đang đóng góp không thể phủ nhận vào dòng chảy của lịch sử thế giới. Các nhà sử học nữ, dẫu số lượng không nhiều và thường bị đánh giá thấp trong giới học thuật truyền thống, đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và đưa ra ánh sáng những câu chuyện về phụ nữ, từ đó mở rộng khung nhìn lịch sử và khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Tháng Lịch sử Phụ nữ diễn ra vào tháng Ba hàng năm, đây không chỉ là dịp để tôn vinh những thành tựu của phụ nữ mà còn là lúc để xem xét và đánh giá những thách thức, cũng như cơ hội mà lịch sử đã và đang mở ra cho nửa thế giới này.
Theo báo điện tử vnexpress.net, từ ngày USAID tái hoạt động tại Việt Nam, Mỹ đã hợp tác với Việt Nam để giải quyết các hậu quả do chiến tranh gây ra, bao gồm việc rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, tìm kiếm binh sĩ mất tích và xử lý chất độc da cam/dioxin. Từ năm 2019, USAID đã hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để xử lý khoảng 500.000 mét khối đất nhiễm dioxin tại căn cứ Không quân Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vào tháng Giêng năm 2024, Hoa Kỳ cam kết bổ sung thêm 130 triệu Mỹ kim, nâng tổng kinh phí cho việc làm sạch dioxin lên 430 triệu. Không rõ bây giờ USAID bị đóng băng, số bổ sung cam kết ấy có còn. Ngoài việc giúp giải quyết các hậu quả chiến tranh, USAID đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) và Hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.