Hôm nay,  

Triết Học Trong Thời Đại Trí Tuệ Nhân Tạo AI

20/09/202400:00:00(Xem: 2108)

Triet hoc Ai
Khó lòng phủ nhận rằng những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật đã và đang giúp cho cuộc sống của chúng ta tốt đẹp hơn; nhưng đôi khi cũng khiến chúng ta thấy lo lắng và sợ hãi. (Nguồn: pixabay.com)

Tự cổ chí kim, những hiểu biết và phát triển mới trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật thường khiến chúng ta vừa thấy thú vị và ấn tượng, vừa thấy lo lắng, sợ hãi. Mới đây, OpenAI đã dự đoán rằng trong vòng 10 năm tới sẽ xuất hiện “siêu trí tuệ nhân tạo” (Artificial superintelligence).
Để chuẩn bị, hãng này đang tập trung xây dựng một đội ngũ chuyên gia mới, và dành 20% tài nguyên điện toán của mình để đảm bảo rằng các hệ thống AI sẽ hoạt động phù hợp và tôn trọng các tiêu chuẩn và nguyên tắc đạo đức của con người.
 
Có vẻ như họ không muốn kịch bản bộ phim khoa học viễn tưởng The Terminator (1984) của James Cameron bước ra đời thực (đáng ngại hơn là nhân vật Kẻ hủy diệt của Arnold Schwarzenegger được gửi về quá khứ từ năm 2029). OpenAI đang kêu gọi các nhà nghiên cứu và kỹ sư hàng đầu trong lĩnh vực máy học (machine-learning) cùng tham gia tìm cách giải quyết vấn đề này.
 
Vậy liệu các triết gia có thể đóng góp được gì không? Và nói chung, triết học có vai trò gì trong thời đại công nghệ hiện đại và tiên tiến?
 
Để trả lời câu hỏi này, cần nhấn mạnh một điều rằng triết học đã đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của AI từ những ngày đầu. Một trong những thành công đầu tiên của AI là chương trình máy tính Logic Theorist năm 1956, được tạo ra bởi Allen Newell và Herbert Simon. Logic Theorist được giao nhiệm vụ chứng minh các định lý dựa trên những mệnh đề luận lý từ Principia Mathematica, tác phẩm xuất bản năm 1910 của các triết gia Alfred North Whitehead và Bertrand Russell nhằm tái cấu trúc toàn bộ toán học dựa trên nền tảng logic học.
 
Thật vậy, khi mới bắt đầu, AI đã tập trung rất nhiều vào lô-gic học, do chịu ảnh hưởng lớn từ những cuộc tranh luận và nghiên cứu của các nhà toán học và triết gia. Một bước tiến quan trọng là đóng góp của triết gia người Đức Gottlob Frege trong việc phát triển logic học hiện đại vào cuối thế kỷ 19. Frege đã đưa ra những khái niệm mới về việc sử dụng các biến số có thể định lượng được, thay vì các đối tượng cụ thể như con người. Nhờ đó, thay vì chỉ nói “Joe Biden là tổng thống” (Joe Biden is president), chúng ta có thể diễn đạt một cách hệ thống hơn như “có một X tồn tại, mà X đó là tổng thống” (there exists an X such that X is president); trong đó, chữ “có tồn tại” (there exist) là một định lượng từ (quantifier), và “X” là một biến số (variable).
 
Ngoài ra, trong những năm 1930, nhà lô-gic học người Áo Kurt Gödel và nhà lô-gic học người Ba Lan Alfred Tarski cũng đã có những đóng góp quan trọng vào lô-gic học. Gödel với các định lý về sự hoàn chỉnh và không hoàn chỉnh (Theorems of completeness and incompleteness), cho thấy những gì có thể chứng minh trong một hệ thống logic là có giới hạn. Tarski thì với khái niệm về “sự không thể định nghĩa của chân lý” (the indefinability of truth), chỉ ra rằng khái niệm “chân lý” (hay sự thật) trong bất kỳ hệ thống nào không thể được định nghĩa bên trong chính hệ thống đó. Thí dụ như chân lý trong hệ thống số học không thể được định nghĩa trong chính hệ thống số học. Tức là không thể sử dụng các quy tắc và định lý của hệ thống để xác định chính xác một chân lý trong bản thân hệ thống đó.
 
Đến năm 1963, những ý tưởng này đã được Alan Turing sử dụng để phát triển khái niệm máy tính, đặt nền tảng cho sự phát triển của trí tuệ nhân tạo (AI).
 
Có thể nói AI “đời đầu” đã phụ thuộc nhiều vào triết học và lô-gic học cấp cao, nhưng đến “đời thứ hai” (dựa trên công nghệ deep learning) thì AI không còn dựa vào triết học và lô-gic học quá nhiều, mà phụ thuộc vào các thành tựu kỹ thuật liên quan đến vấn đề làm việc với khối lượng dữ liệu khổng lồ.
 
Tuy nhiên, triết học vẫn đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của thế hệ AI thứ hai. Thí dụ, các mô hình ngôn ngữ lớn (large language models, LLM), chẳng hạn như mô hình của ChatGPT, có hàng tỷ hoặc thậm chí hàng ngàn tỷ tham số (parameters), được đào tạo trên các bộ dữ liệu khổng lồ (thường bao gồm phần lớn các dữ liệu trên Internet). Nhưng cốt lõi của các mô hình này là tìm kiếm, phân tích và học theo các khuôn mẫu của một ngôn ngữ (các quy luật hoặc khuynh hướng sử dụng ngôn ngữ đó). Ý tưởng này tương tự với quan điểm của triết gia người Áo Ludwig Wittgenstein vào giữa thế kỷ 20, cho rằng “ý nghĩa của một từ là cách từ đó được sử dụng trong ngôn ngữ đó.
 
Nhưng không chỉ lịch sử triết học mà cả triết học đương đại cũng quan trọng đối với AI và sự phát triển của AI. Liệu các mô hình LLM có thể thực sự hiểu được ngôn ngữ mà chúng đang thực hiện tác vụ không? Và liệu các mô hình LLM có thể phát triển đến mức có ý thức như con người không? Đây là những câu hỏi mang tính triết học sâu sắc.
 
Cho đến nay, khoa học vẫn chưa giải thích được làm thế nào ý thức có thể xuất hiện từ các tế bào trong bộ não của con người. Một số triết gia tin rằng vấn đề này quá phức tạp, chỉ riêng khoa học có thể sẽ chẳng bao giờ giải quyết dứt điểm, và có thể cần đến sự trợ giúp từ triết học.
 
Tương tự, chúng ta có thể đặt một câu hỏi khác: liệu AI có thể thực sự có khả năng sáng tạo không? Margaret Boden, một khoa học gia về nhận thức và triết gia về lĩnh vực AI, cho rằng AI có thể tạo ra các ý tưởng mới, nhưng sẽ gặp khó khăn trong việc đánh giá giá trị của những ý tưởng đó như con người.
 
Bà cũng dự đoán rằng chỉ có loại kiến trúc kết hợp (hybrid architecture) – sử dụng cả các phương pháp logic học và kỹ thuật học hỏi sâu sa từ dữ liệu – mới có thể phát triển thành trí tuệ nhân tạo tổng hợp (Artificial General Intelligence, AGI).
 
Quay trở lại với thông báo của OpenAI, khi được hỏi về vai trò của triết học trong thời đại AI, ChatGPT gợi ý rằng triết học, cùng với các lĩnh vực khác, “giúp đảm bảo rằng AI được phát triển và sử dụng phù hợp với các giá trị của con người.
 
Theo tinh thần này, nếu làm cho AI phù hợp với các giá trị và nguyên tắc của con người là vấn đề thực sự nghiêm trọng như OpenAI tin tưởng, thì chúng ta không chỉ cần các kỹ sư và công ty công nghệ để giải quyết vấn đề kỹ thuật, mà còn cần tới sự đóng góp của các nhà triết học, nhà khoa học xã hội, luật sư, các nhà quyết sách và những người khác.
 
Nhiều người đang lo ngại về quyền lực và ảnh hưởng ngày càng lớn của các công ty công nghệ, và tác động đối với nền dân chủ. Họ cho rằng cần có một cách suy nghĩ mới về AI, không chỉ tập trung xem xét các sản phẩm và dịch vụ AI mà còn cần tìm hiểu rõ về các hệ thống chính trị và kinh tế đang hỗ trợ sự phát triển của ngành công nghệ này. Thí dụ, luật sư người Anh Jamie Susskind cho rằng đã đến lúc xây dựng một “nền cộng hòa kỹ thuật số” – xây dựng các hệ thống chính trị và kinh tế hoàn toàn mới và khác biệt so với các hệ thống hiện nay, để giảm bớt ảnh hưởng quá lớn của các công ty công nghệ.
 
Chung quy là một câu hỏi ngắn gọn: AI sẽ ảnh hưởng đến triết học như thế nào? Lô-gic học nghiên cứu về hình thức trong triết học thật ra đã có từ thời Aristotle. Vào thế kỷ 17, triết gia người Đức Gottfried Leibniz từng dự đoán rằng một ngày nào đó chúng ta có thể tạo ra một “máy tính toán suy luận” – một công cụ hoặc phương pháp tính toán đặc biệt giúp chúng ta suy luận và tìm ra các câu trả lời cho các câu hỏi triết học và khoa học trong tương lai.
 
Giờ đây, có lẽ chúng ta đang dần hiện thực hóa tầm nhìn về “triết học tính toán” (computational philosophy, hay còn gọi là triết học kỹ thuật số), trong đó các giả định (giả thuyết) được mã hóa vào trong hệ thống máy tính, để các công cụ tính toán suy ra kết quả/hệ quả. Điều này giúp chúng ta xác định xem các kết quả/hệ quả có phù hợp với các giả định đã được đặt ra hay không, và hoàn toàn dựa trên các dữ liệu cụ thể và thực tế.
 
Thí dụ, dự án PolyGraphs mô phỏng các tác động của việc chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, và phân tích những thông tin được chia sẻ trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng như thế nào đến cách chúng ta hình thành quan điểm của mình.
 
Có thể nói, những tiến bộ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) đã đặt ra cho các triết gia rất nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu và suy ngẫm. Và không chỉ đặt ra vấn đề, AI cũng có thể đã giúp họ tìm ra câu trả lời cho một số vấn đề.

Cung Đô biên dịch 
Nguồn: “Philosophy is crucial in the age of AI” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Để chấm dứt những tranh cãi pháp lý xoay quanh việc phá thai sẽ đòi hỏi phải đạt được sự đồng thuận về mặt đạo đức. Nếu có thể trình bày rõ ràng quan điểm đạo đức của chúng ta và thấu hiểu quan điểm của người khác, tất cả các bên sẽ tiến đến gần hơn với một thỏa thuận có nguyên tắc. Bài tổng hợp này dựa theo các chi tiết phỏng dịch từ bài viết đăng trên The Conversation của Nancy S. Jecker, Giáo sư Đạo đức Sinh học và Nhân văn, School of Medicine, University of Washington, đã nghiên cứu các vấn đề đạo đức trong y học và chính sách y tế, bao gồm cả việc phá thai; và các vấn đề liên quan đến quyết định lật ngược án lệ Roe v Wade cuối tuần qua của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
Roe kiện Wade (Roe v. Wade) là một vụ án dẫn đến một quyết định quan trọng được đưa ra bởi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vào năm 1973, Roe v. Wade làm cho việc phá thai được hợp pháp hóa ở Hoa Kỳ. Trong vụ kiện này, một phụ nữ tên là Norma McCorvey (lấy bút danh là Jane Roe) muốn phá thai ở tiểu bang Texas. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, luật của bang Texas không cho phép phá thai ngoại trừ việc cứu sống người mẹ. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết có lợi cho McCorvey và cho rằng luật của Texas không phù hợp với hiến pháp. Tòa án tuyên bố rằng việc quyết định phá thai của một người phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ nên được quyết định theo ý kiến cá nhân và bác sĩ. Theo Tối cao Pháp viện, mỗi người dân có “quyền về quyền riêng tư” cơ bản và quyền đó bảo vệ sự lựa chọn phá thai của một người.
Chiến tranh Nga xâm chiếm Ukraine được nhân danh một trong số lý do: Cuộc xử lý nội bộ, nghĩa là, chiếm lại vùng đất thuộc địa. Lập luận này khiến cho thế giới tự do dẫn đầu bởi Hoa Kỳ và Âu Châu đứng ra ngoài vòng chiến, dù hô hào chống đối và giúp đỡ vũ khí, nhưng thái độ này mặc nhiên chấp nhận sự xâm lăng vô lý đối với tự do của một dân tộc và quyền thống nhất lãnh thổ của một quốc gia. Nguyên nhân ngấm ngầm rõ rệt là nỗi sợ hãi dù gọi là cân nhắc: hành động trực tiếp của thế giới tự do tham gia vào trận chiến giúp Ukraine chống lại Nga sẽ dẫn đến chiến tranh nguyên tử, khi xảy ra, ngày đó là ngày tận thế. Những lý do còn lại chỉ là những cách diễn đạt bên ngoài, không chỉ là nghệ thuật chính trị, mà còn là tác động sinh tồn. Quên rằng: Ngày tận thế không chỉ là nỗi sợ tuyệt đối của thế giới tự do, mà thế giới cộng sản và độc tài cũng tuyệt đối kinh hãi không kém. Nếu hai bên cùng sợ tận xương tủy, vấn đề còn lại là ván bài xì tố?
Khi các tiểu bang đã hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa cho mục đích y khoa và giảm căng thẳng, và luật liên bang bây giờ cũng cho phép bán các sản phẩm chiết xuất từ cây gai dầu, thì cần sa và các hậu quả liên hệ được chú ý và nghiên cứu kỹ càng hơn. Sau đây là một số phân tích từ các nhà nghiên cứu, những người đã theo dõi sự phát triển của cần sa gần đây do trang The Conversation tổng hợp.
Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, Học Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh ISW đã liên tiếp đưa ra các bản đánh giá về cuộc chiến Ukraine và Nga hiện nay. ISW là một tổ chức think-tank phi đảng phái và phi lợi nhuận uy tín có trụ sở tại Washington, DC, quy tụ nhiều cựu tướng lãnh, viên chức cao cấp chính phủ và các học giả để cung cấp các nghiên cứu giá trị về quân sự và đối ngoại quốc tế qua các nghiên cứu, số liệu và phân tích đáng tin cậy. Các nghiên cứu của ISW cũng giúp cho chính phủ Hoa Kỳ có thêm nguồn cố vấn quan trọng trong các chiến dịch quân sự và đối phó với các nguy cơ liên quan đến an ninh quốc gia.
Nếu có ai nói với tôi, là một người có trái tim thú vật. Có lẽ tôi sẽ nỗi giận hoặc mặc cảm buồn rầu. Đây là một câu chửi. Ngụ ý tôi là một loại người giả hình, trong lòng đầy mưu toan ác độc, như một con thú không có nhân tính, ăn thịt luôn đồng loại. Tôi là một súc sinh. Ông Dasvid Bennett, Sr. là súc sinh? Ông là người có tim thú vật. Tim một con heo. Sự tưởng tượng của con người vô cùng tận. Nhiều sự tưởng tượng sau một thời gian trở thành thực tế. Ví dụ: Năm 1870, khi con người còn xa lạ với những chiếc tàu ngầm hữu hiệu, có khả năng lặn xuống biển sâu và đi lại như tàu trên mặt nước, nhà văn pháp Jules Verne đã xuất bản một cuốn truyện “Hai Mươi Ngàn Dặm Dưới Đáy Biển”, cho đến nay vẫn còn nổi tiếng. Hàng tỷ độc giả đã say mê khả năng tưởng tượng kỳ thú của tác giả. Một cuộc phiêu lưu dưới đáy biển sâu, hiểm nguy, gặp nhiều quái vật và vượt qua lắm trở ngại. Vào đầu thế kỷ 20, con người mới thực sự có chiếc tàu ngầm tương đương với chiếc tàu Jules Verne.
Về cơ bản, thực hành Phật giáo là sự rèn luyện trong hòa bình – và đạo đức Phật giáo đóng vai trò bảo vệ nền hòa bình này. Khi cảm giác thoải mái, hài hòa và bình tĩnh ngày càng sâu sắc với việc thực hành, chúng ta bắt đầu hiểu những lựa chọn đạo đức tác động đến trải nghiệm hòa bình của chúng ta như thế nào và chúng ta thấy rằng năm giới luật Phật giáo bảo vệ hạnh phúc của chúng ta.
Sự đóng góp của các tôn giáo vào nền văn hóa hòa bình là một chủ đề phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu bằng óc phân tích. Sự phức tạp của các cuộc xung đột đã biến thành lĩnh vực bạo lực lớn hơn, đỉnh điểm là chiến tranh, một hiện tượng phổ biến. Giáo điều tôn giáo và cách tiếp cận theo chủ nghĩa chính thống đã gây ra những kết quả xấu xí nhất cho trái đất. Bất chấp tất cả những phát triển khoa học và công nghệ, sự chuyên chế của chiến tranh và chủ nghĩa tôn giáo chính thống vẫn không suy giảm.
Tôi đề nghị các bạn có khả năng dịch cứ dịch, thời gian sẽ loại bỏ những gì không đúng, không phù hợp, nhưng không cần phải chỉ trích nhau về bản dịch. Nếu thấy dịch không “đúng” theo ý mình, thì mình dịch một bản khác, “đúng” hơn, để người đọc giám định và học hỏi. Có câu, “chỉ trích là rẻ tiền, hành động là đầu tư.” Người đọc có trình độ đều có thể nhìn thấy: hành động vạch lá tìm sâu, lòng tỵ hiềm, và bóng tối âm u trong lời chỉ trích thiếu hiểu biết. Thay vì mất thời giờ vạch cỏ tìm gai, sao không trồng cây hoa, cây ăn trái?
Nga phụ thuộc khá nhiều vào SWIFT với khoảng hơn 300 ngân hàng và tập đoàn tài chánh hàng đầu sử dụng SWIFT, cũng như có người sử dụng cao hàng thứ nhì sau Mỹ khi hơn phân nửa các tổ chức tín dụng Nga sử dụng SWIFT. Trục xuất Nga khỏi SWIFT là cắt mạng "internet" về tài chánh, làm tê liệt các giao dịch, thanh toán của các tổ chức tài chánh của Nga với Châu Âu và thế giới, gây biến động và xáo trộn hệ thống tiền tệ và tài chánh của Nga.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.