Hôm nay,  

Điều Cần Nhớ Khi Xin Chiếu Khán Phi-di-dân (phần 1)

8/14/199900:00:00(View: 5604)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, chỉ có mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý độc giả nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Việc tín nhiệm các tin tức trong mục này hoàn toàn thuộc quyền tự do và trách nhiệm của quý độc giả.
Hiện nay số lượng các đơn xin chiếu khán phi di dân vào Hoa Kỳ càng ngày càng gia tăng. Chiếu khán phi di dân tức các chiếu khán xin vào Hoa Kỳ không phải để định cư luôn mà chỉ cư trú trong một thời gian có giới hạn và có một mục đích nhất định. Đó là chiếu khán thuộc các diện du lịch, du học, hội nghị, nghiên cứu, nghề nghiệp, tham quan thị trường, vân.. vân.. Xin lưu ý là chiếu khán của diện vị hôn thê/hôn phu cũng thuộc loại phi di dân, vì người vị hôn thê cũng đến Hoa Kỳ trong một gian nhất định là 90 ngày, với mục đích nhất định là kết hôn với người công dân Hoa Kỳ đứng bảo lãnh mình.
Tuy số đơn xin chiếu khán phi di dân gia tăng rất nhiều, nhưng trường hợp bị bác cũng không ít. Trong bài viết hôm nay, chúng tôi xin trình bày với quý vị những điểm chủ yếu cần lưu ý khi thiết lập hồ sơ phi di dân để có thể tránh được việc bác khước.

Ngoại trừ diện vị hôn thê/ hôn phu, khi nộp đơn xin chiếu khán phi di dân, xin lưu ý quý vị 10 điểm chủ yếu sau đây để giúp quý vị có thể tránh được việc hồ sơ bị bác khước :

1-CHỨNG MINH SỰ RÀNG BUỘC ĐỐI VỚI NƯỚC NHÀ:
Theo luật pháp Hoa Kỳ, những ngườI xin chiếu khán phi di dân được xem như có ý định ở lại Hoa Kỳ luôn, cho đến khi đương sự chứng minh được ngược lại, tức là không có ý định ở lại Hoa Kỳ mà sẽ trở về nước nhà sau thời gian lưu trú.
Chứng minh bằng cách nào"" Bằng cách xuất trình những giấy tờ, tài liệu chứng tỏ mình sẽ phải trở về nước vì có sự ràng buộc chặt chẽ với nước nhà.
Những thí dụ về ràng buộc như : tài chánh, công ăn việc làm, gia sản, cơ sở kinh doanh, di sản, liên hệ gia đình, vân.. vân.. Mỗi người có hoàn cảnh riêng nên việc chứng minh không nhất thiết giống nhau và cũng không có tiêu chuẩn đồng nhất cho mọi trường hợp.

2- HIỂU BIẾT VỀ ANH NGỮ :
Người xin chiếu khán phi di dân phải dự trù sẽ được phỏng vấn bằng Anh ngữ, chớ không phải bằng tiếng mẹ đẻ, và cũng không có thông dịch viên. Vì vậy đương sự cần phải thực tập về Anh văn đàm thoại và nên thực tập với một giáo sư người Mỹ thì tốt hơn. Nếu mục đích sang Hoa Kỳ là chỉ học Anh ngữ thì cần phải giải thích sự cần thiết hiểu biết Anh ngữ đối với hoàn cảnh của đương sự và đối với nước nhà.

3-CẦN TỰ LỰC TRONG VIỆC PHỎNG VẤN :
Khi đến gặp giới chức phỏng vấn, không nên dẫn theo cha mẹ, thân thuộc, hoặc những người quen biết mà mình cho rằng lanh lợi và rành rẽ thủ tục. Sự hiện diện của những người này có thể gây ấn tượng không thuận lợi đối với giới chức phỏng vấn, vì có thể họ nghĩ rằng đương sự không có khả năng để tự trình bày về hoàn cảnh của mình.

4-PHẢI BIẾT RÕ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HỌC VẤN HOẶC HUẤN NGHỆ MÀ MÌNH SẮP THEO ĐUỔI TẠI HOA KỲ VÀ SỰ LỢI ÍCH CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÓ ĐỐI VỚI NGHỀ NGHIỆP TƯƠNG LAI CỦA MÌNH
Nếu đương sự xin theo học một chương trình đặt biệt nào đó ở Hoa Kỳ mà không rỏ nội dung của chương trình và cũng không nói được lý do tại sao mình cần theo học chương trình đó thì có phần chắc là không thể thuyết phục giới chức phỏng vấn để họ tin rằng mình xin đi Hoa Kỳ để học chớ không phải để ở lại luôn. Ngoài ra cũng cần giải thích tại sao chương trình mình xin theo học có liên quan đến nghề nghiệp tương lai của mình khi mình trở về nước nhà.

5-CẦN TRẢ LỜI NGẮN GỌN VÀ SÚC TÍCH :
Nên nhớ là số lượng đơn xin chiếu khán rất nhiều và giới chức phỏng vấn có rất ít thời giờ để tiến hành cuộc phỏng vấn vừa mau lẹ vừa hữu hiệu, cho nên chỉ tiếp xúc nội trong vài phút đầu là giới chức phỏng vấn có ngay ấn tượng ra sao để quyết định chấp thuận hay bác khước. Vì vậy rất kỵ nói > mà phải trả lời ngắn gọn và chính xác vào điểm người phỏng vấn muốn biết.

PHẦN GIẢI ĐÁP CÁC CÂU HỎI CỦA QUÝ VỊ :

Câu hỏi 1 : Em trai của tôi ở Việt Nam, năm nay 24 tuổi và có bằng Đại học về quản trị kinh doanh. Em tôi đang làm việc cho một hãng của Singapore có trụ sở ở Saigon. Em tôi muốn xin du học ở Hoa Kỳ, có thể được không"
Đáp : Có thể được. Nếu em của anh có thể thương lượng với hãng để xin một thơ giới thiệu hoặc giấy đồng ý đài thọ chi phí du học ở Hoa Kỳ và sẽ có việc làm khi trở về nước, thì đơn xin du học có rất nhiều hy vọng để được chấp nhận.

Câu hỏi 2 : Tôi có người em gái đã có bằng Anh Văn ở Việt Nam. Vậy khi xin du học Hoa Kỳ, em tôi có cần phải xin học Anh Văn (ESL) ở San Jose State University trước tiên, hay có thể xin học thẳng vào chương trình chuyên khoa được không"
Đáp : Nếu em gái anh có bằng Anh Văn TOEFL với số điểm từ 500 trở lên thì có thể xin thẳng vào chương trình chuyên môn dành cho du học sinh ngoại quốc. Tuy nhiên em gái anh cũng cần có căn bản vửng chắc về kiến thức tổng quát và cần phải nộp đầy đủ các học bạ từ trung học đến đại học (kèm theo bản dịch ra Anh ngữ) để trường xét xem có đủ tiêu chuẩn để vào thẳng chương trình chuyên khoa hay không.
Thông thường thì nên xin học ESL trước, mặc dù đã có khả năng về Anh ngữ, vì sau một thời gian học ESL ở Hoa Kỳ, du học sinh sẽ có nhiều lựa chọn hơn về môn chuyên khoa thích hợp với sở trường của mình.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM đến 7:30PM và 11:30AM-12PM mỗi trưa Chủ Nhật, trên hai làn sóng 1430AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất, tại Nam California: (714) 890-9933, Bắc California: (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 hay qua Email: [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Theo báo điện tử vnexpress.net, từ ngày USAID tái hoạt động tại Việt Nam, Mỹ đã hợp tác với Việt Nam để giải quyết các hậu quả do chiến tranh gây ra, bao gồm việc rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, tìm kiếm binh sĩ mất tích và xử lý chất độc da cam/dioxin. Từ năm 2019, USAID đã hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để xử lý khoảng 500.000 mét khối đất nhiễm dioxin tại căn cứ Không quân Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vào tháng Giêng năm 2024, Hoa Kỳ cam kết bổ sung thêm 130 triệu Mỹ kim, nâng tổng kinh phí cho việc làm sạch dioxin lên 430 triệu. Không rõ bây giờ USAID bị đóng băng, số bổ sung cam kết ấy có còn. Ngoài việc giúp giải quyết các hậu quả chiến tranh, USAID đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) và Hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ.
Elizabeth Eckford, một trong chín học sinh da đen tiên phong bước vào trường Trung học Little Rock Central năm 1957, đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ. Kể từ ngày khai trường lịch sử ấy đến nay, cuộc đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc ở Hoa Kỳ đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể, cho đến gần đây, Donald Trump lên nắm quyền và ra lệnh xóa bỏ toàn bộ chính sách Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập (DEI) trên khắp đất nước thúc đẩy sự gia tăng của các hành vi thù ghét trên toàn quốc, câu chuyện của Eckford càng trở nên cấp thiết. Việt Báo đăng lại câu chuyện lịch sử này như lời nhắc nhở quyền bình đẳng không thể bị xem là điều hiển nhiên, và cuộc đấu tranh cho công lý, bình đẳng vào lúc này thực sự cần thiết.
Năm 1979, Steve cho xuất bản Indochina Newsletter là tài liệu liên quan đến các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam sau ngày 30/4/1975, sau đổi tên thành Indochina Journal, rồi Vietnam Journal. Tôi và vài người Việt nữa đã cùng làm việc với Steve trong việc phối kiểm tin tức liên quan đến tù nhân lương tâm và dịch nhiều tài liệu của các phong trào đòi tự do dân chủ tại Việt Nam sang tiếng Anh, như Cao trào Nhân bản của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Diễn đàn Tự do của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, các bài giảng về sám hối vào Mùa chay 1990 của linh mục Chân Tín, cũng như những tuyên cáo về tình trạng thiếu tự do tôn giáo của các Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát; của Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Mục tiêu ban đầu khi Tổng thống John F. Kennedy thành lập USAID trong cuộc chiến tranh lạnh với Nga vào năm 1961, nội các của ông không chỉ nhắm đến các viện trợ dân sự và nhân đạo mà còn mang mục đích sâu xa hơn: Đó là sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác sẽ bảo vệ cho nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Mục đích này vẫn không thay đổi sau hơn sáu thập niên hoạt động của USAID, qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Bởi lợi ích của nước Mỹ nằm khắp thế giới, những sự giúp đỡ, viện trợ trước mắt mang lại lợi ích chiến lược lâu dài cho nước Mỹ. Các nghiên cứu về USAID cho thấy quyền lực mềm của nước Mỹ do USAID đã mang lại thiện cảm về nước Mỹ, giúp hàng hóa, sản phẩm Mỹ được ưa chuộng tại các thị trường nội địa và gián tiếp giúp cho các tập đoàn Mỹ nhận được các hợp đồng kinh tế to lớn so với các đối thủ. Ngược lại, khi thiện cảm này bị mất đi, hay thậm chí bị ghét bỏ, làn sóng tẩy chay hàng Mỹ là lẽ đương nhiên. Những chương trình giáo dục, huấn nghệ cho trẻ em các nước chiến tranh
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
Một trong những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của Tổng thống Donald Trump là một đòn tấn công trực diện vào nguyên tắc hiến pháp lâu đời về quyền có quốc tịch theo nơi sinh (birthright citizenship). Quyền này được quy định trong Tu Chính Án Thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ, ghi rõ rằng bất kỳ ai sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ đều đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ, không phân biệt nguồn gốc hay tình trạng nhập cư của cha mẹ.
Trong hơn một thế kỷ qua, vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Greenland đã khiến hòn đảo này trở thành một trong những mục tiêu tham vọng của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh (Cold War). Nhưng các nhà lãnh đạo Greenland vẫn luôn kiên quyết từ chối những lời đề nghị này. Từ kế hoạch mua lại đất đến các cuộc đàm phán thiết lập căn cứ quân sự, Greenland đã trở thành một trong những hòn đảo được săn đón nhất trên thế giới.
Hơn năm thập niên đã trôi qua, tuần này hàng loạt các bài báo dòng chính Hoa Kỳ đã đưa ra nghi vấn Nick Út có thể không phải người chụp tấm ảnh biểu tượng cuộc chiến Việt Nam trên các tờ báo lớn Hoa Kỳ: Washington Post, Los Angeles Times, National Catholic Reporter, CBS News, BBC, Vanity Fair... Câu hỏi được chạy dòng tít lớn trên các báo là liệu Nick Út chụp tấm hình, hay một người khác tên là Nghệ Nguyen đã chụp tấm hình này?
Tết năm nay là Tết Ất Tỵ, người ta đón xuân con rắn rắn bò bò trườn trườn mình trên mặt đất, nó không có chân, nhưng lướt mình trong bụi cây, trong hang ổ ngóc ngách nơi rừng cây rậm rạp, nhất là ở các vùng nhiệt đới um tùm, rắn đang lò mò mang mùa xuân tới… rắn đang mang về mùa xuân Ất Tỵ! Hình ảnh con răn có người yêu thích, quấn quanh cổ, quanh người đi chơi, quảng cáo, bán thuốc sơn đông mãi võ, cũng có người ghét bỏ, rùng mình quay đi.
Nước ta có nhiều ngày Tết. Mỗi Tết có một ý nghĩa riêng, có đôi khi theo thói quen của Trung Hoa ngày xưa. Các lễ Tết gồm có: Tết Nguyên Đán ngày Mồng Một tháng Giêng, Tết Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3 , Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5, Tết Trung Thu ngày 15 tháng 8 và Tết Song Thập ngày 10 tháng 10.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.