Hôm nay,  

Swift, Vũ Khí Hạt Nhân Trong Tài Chánh

26/02/202215:44:00(Xem: 2732)

z 1 07 tanks ukriane gsd js

Trong vài ngày qua, đòn trừng phạt tài chánh nặng nề nhất là SWIFT, được xem như một vũ khí hạt nhân trong lãnh vực tài chánh, đang được Hoa Kỳ cùng phe đồng minh bàn luận xem có thể áp dụng lên Nga hay không? Có lẽ đây cũng là dịp để tìm hiểu thêm về SWIFT.

SWIFT là gì và vai trò cùng ảnh hưởng của nó ra sao?

SWIFT (The Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunications), tạm dịch là Cộng đồng Tài chánh Viễn Thông Liên Ngân Hàng Toàn Cầu ra đời năm 1973 tại Brussels, có tổng hành dinh tại Bỉ với khoảng 11 ngàn thành viên là ngân hàng cùng các tổ chức tài chánh thế giới.

SWIFT không phải là một cơ quan tài chánh hay ngân hàng trực tiếp giữ và luân chuyển tiền mà như tên gọi, là một hệ thống viễn thông sử dụng các tin nhắn được tiêu chuẩn hóa để cung cấp các lệnh trung gian trong việc giao dịch tài chánh thế giới. Nó được ví như một xương sống trong hệ thống tài chánh toàn cầu hiện đại và là một "mạng xã hội" của cộng đồng tài chánh không thể thiếu.

Trước khi SWIFT được thành lập và trở nên thông dụng trong thế giới tài chánh, việc thanh toán quốc tế được giao dịch qua hệ thống điện tín hay máy Fax truyền thống cho đến tận thập niên 80s, vừa thiếu an toàn và không bảo mật. Hiện nay, mỗi ngày SWIFT phát đi khoảng 42 triệu lệnh chuyển tiền, chi trả cho cá nhân hay các tập đoàn, doanh nghiệp tư nhân trên 200 quốc gia.

Được-mất trong việc trục xuất Nga khỏi SWIFT:

Khá nhiều ý kiến từ các chính khách cho đến giới chuyên gia tài chánh, truyền thông đang tranh luận xem liệu Hoa Kỳ và đồng minh có nên trục xuất Nga ra khỏi hệ thống giao dịch SWIFT như một biện pháp cấm vận và chế tài Nga trong cuộc xâm lấn Ukraine hiện nay hay không, bởi có những ảnh hưởng của biện pháp này.

Nga phụ thuộc khá nhiều vào SWIFT với khoảng hơn 300 ngân hàng và tập đoàn tài chánh hàng đầu sử dụng SWIFT, cũng như có người sử dụng cao hàng thứ nhì sau Mỹ khi hơn phân nửa các tổ chức tín dụng Nga sử dụng SWIFT. Trục xuất Nga khỏi SWIFT là cắt mạng "internet" về tài chánh, làm tê liệt các giao dịch, thanh toán của các tổ chức tài chánh của Nga với Châu Âu và thế giới, gây biến động và xáo trộn hệ thống tiền tệ và tài chánh của Nga.


Tuy nhiên không phải quốc gia đồng minh nào cũng sẵn sàng cho biện pháp này, kể cả Hoa Kỳ cũng chỉ xem nó như một đòn "vũ khí hạt nhân" đang còn cân nhắc, không chỉ lo ngại cho Hoa Kỳ mà vì chính những ảnh hưởng cho đồng minh tại Châu Âu.

Các quốc gia Châu Âu mua khí đốt, năng lượng và giao dịch làm ăn với Nga, nhất là Đức và Ý cần có những giao dịch tài chánh qua lại hai bên. Dù chiến tranh xảy ra, các hãng năng lượng của Nga vẫn đang cung cấp năng lượng, khí đốt cho Châu Âu, không thanh toán tiền được thì việc cung cấp này sẽ gián đoạn, tạo ra một khủng hoảng năng lượng tại Châu Âu và ảnh hưởng dây chuyền đến kinh tế thế giới. Đó là lý do phương Tây đã hăm dọa trục xuất Nga khỏi SWIFT hồi 2004 sau vụ xâm lấn Crimea nhưng đã không thực hiện.

Các nghị quyết giữa các dân biểu Cộng Hòa và Dân Chủ tại Quốc Hội cũng không thống nhất biện pháp này. Dự luật của Thượng Nghị Sĩ Bob Menendez thuộc đảng Dân Chủ tại Thượng Viện cùng các TNS Dân Chủ khác đề nghị cấm vận tài chánh có cả SWIFT nhưng dự luật của TNS Jim Risch phía Cộng Hòa lại không đụng đến SWIFT.

Thái độ của các dân biểu Hoa Kỳ trong vụ Nga tấn công Ukraine xem ra quyết liệt hơn so với phía Cộng Hòa không đồng nhất quan điểm về Nga, mất đi thái độ "diều hâu" vốn được xem là truyền thống của đảng Cộng Hòa. Dân biểu Marjorie Taylor Greene phía Cộng Hòa còn ra nghị quyết đòi cách chức Tổng Thống Biden vì "đã hăm dọa gây chiến với nước Nga hạt nhân". Cũng vậy, trong khi phía Cộng Hòa khá đoàn kết trong sự chỉ trích việc đối phó với Nga và các biện pháp bị xem là yếu đuối của Tổng Thống Joe Biden cùng chính phủ Hoa Kỳ nhưng theo thăm dò của AP-NORC cho thấy, chỉ có 22% cử tri Cộng Hòa cho biết Hoa Kỳ nên đóng vai trò lãnh đạo phương Tây trong cuộc xung đột này.

Việc trừng phạt Nga là điều không thể nào phủ nhận, tuy nhiên SWIFT hay không SWIFT vẫn là lựa chọn cân nhắc trên bàn cờ. Chiều tối ngày thứ Bảy cuối tuần, Bạch Ốc cùng một số đồng minh vừa tuyên bố trục xuất một số ngân hàng của Nga ra khỏi SWIFT, chưa phải lệnh chế tài toàn phần. 

 

Không phải biện pháp chế tài hay chiến dịch quân sự nào từ Hoa Kỳ cũng dễ dàng được Quốc Hội và người dân Mỹ đồng thuận trước cuộc xung đột Ukraine và Nga hiện nay. Đây là một bài toán khó khăn và nhiều thách thức cho chính phủ Tổng Thống Joe Biden.

Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
Ngày 3 tháng 4, 2014 là ngày mất của nhà đấu tranh Ngô Văn Toại. Mời đọc lại bài phóng sự SV Ngô Vương Toại bị Việt Cộng bắn tại trường Văn Khoa SG hôm tổ chức đêm nhạc Trịnh Cộng Sơn - Khánh Ly tháng 12, năm 1967, Sài Gòn.
Theo thời gian, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, số lượng Tăng, Ni đến định cư ở Mỹ ngày càng đông, theo diện vượt biển và vượt biên tị nạn Cộng Sản (từ 1975 đến 1989), theo Chương Trình Ra Đi Trật Tự (Orderly Departure Program - ODP) và Chiến Dịch Nhân Đạo (The Humanitarian Operation - HO) (từ 1980 đến 1997), hay theo diện hỗ trợ sinh hoạt tôn giáo được các chùa, các tổ chức Phật Giáo ở Mỹ bảo lãnh kể từ đầu những năm đầu thiên niên kỷ thứ 3. Các vị Tăng, Ni này định cư ở Mỹ dù thuộc diện nào thì đều mang theo mình sứ mệnh hoằng dương Chánh Pháp của Đức Phật, duy trì và phát huy truyền thống văn hóa của Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam tại xứ người. Đây là động lực chính hình thành các cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ trải dài nửa thế kỷ qua.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành tâm điểm trong lĩnh vực khoa học căn bản (basic science), góp phần định hình những bước tiến mới của nhân loại. Điều này càng được khẳng định rõ ràng hơn qua các Giải Nobel Hóa học và Vật lý năm 2024 khi cả năm người đoạt giải đều có điểm chung: có liên quan đến AI.
Trong ba chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump liên tục cam kết rằng ông sẽ điều hành chính phủ liên bang như một công ty. Giữ đúng lời hứa, ngay khi tái đắc cử, Trump đã bổ nhiệm tỷ phú công nghệ Elon Musk đứng đầu một cơ quan mới thuộc nhánh hành pháp mang tên Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency, DOGE). Sáng kiến của Musk nhanh chóng tạo ra làn sóng cải tổ mạnh mẽ. DOGE đã lột chức, sa thải hoặc cho nghỉ việc hàng chục ngàn nhân viên liên bang, đồng thời tuyên bố đã phát hiện những khoản chi tiêu ngân sách lãng phí hoặc có dấu hiệu gian lận. Nhưng ngay cả khi những tuyên bố của Musk đang được chứng minh sai sự thật, việc tiết kiệm được 65 tỷ MK vẫn chỉ là một con số chiếm chưa đến 1% trong tổng ngân sách 6.75 ngàn tỷ MK mà chính phủ Hoa Kỳ đã chi tiêu trong năm 2024, và là một phần vô cùng nhỏ nhoi nếu so với tổng nợ công 36 ngàn tỷ MK.
Trong bài diễn văn thông điệp liên bang trước Quốc Hội vừa qua, tổng thống Donald Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ “will be woke no longer” – khẳng định quan điểm chống lại cái mà ông ta coi là sự thái quá của văn hóa “woke.” Tuyên bố này phản ánh lập trường của phe bảo thủ, những người cho rằng “wokeness” (sự thức tỉnh) là sự lệch lạc khỏi các giá trị truyền thống và nguyên tắc dựa trên năng lực. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần hiểu đúng về bối cảnh lịch sử của thuật ngữ “woke” để không có những sai lầm khi gán cho nó ý nghĩa tiêu cực hoặc suy đồi.
Chỉ với 28 từ, một câu duy nhất trong Tu Chính Án 19 (19th Amendment) đã mở ra kỷ nguyên mới cho phụ nữ Hoa Kỳ. Được thông qua vào năm 1920, tu chính án này đã mang lại quyền bầu cử cho phụ nữ sau hơn một thế kỷ đấu tranh không ngừng. Trong Hiến pháp Hoa Kỳ, Điều I của Tu Chính Án 19 quy định: “Chính phủ liên bang và tiểu bang không được phép từ chối hay ngăn cản quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ vì lý do giới tính.” (Nguyên văn là “The right of citizens of the United States to vote shall not be denied or abridged by the United States or by any State on account of sex.”)
Trong bối cảnh chính quyền Trump đẩy mạnh chiến dịch loại bỏ các chương trình Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập (DEI), vai trò của phụ nữ trong lịch sử không chỉ là một chủ đề cần được khai thác mà còn là một chiến trường tranh đấu cho công lý và sự công nhận. Bất chấp sự ghi nhận hạn chế và thường xuyên bị lu mờ trong các tài liệu lịch sử, phụ nữ đã và đang đóng góp không thể phủ nhận vào dòng chảy của lịch sử thế giới. Các nhà sử học nữ, dẫu số lượng không nhiều và thường bị đánh giá thấp trong giới học thuật truyền thống, đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và đưa ra ánh sáng những câu chuyện về phụ nữ, từ đó mở rộng khung nhìn lịch sử và khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Tháng Lịch sử Phụ nữ diễn ra vào tháng Ba hàng năm, đây không chỉ là dịp để tôn vinh những thành tựu của phụ nữ mà còn là lúc để xem xét và đánh giá những thách thức, cũng như cơ hội mà lịch sử đã và đang mở ra cho nửa thế giới này.
Theo báo điện tử vnexpress.net, từ ngày USAID tái hoạt động tại Việt Nam, Mỹ đã hợp tác với Việt Nam để giải quyết các hậu quả do chiến tranh gây ra, bao gồm việc rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, tìm kiếm binh sĩ mất tích và xử lý chất độc da cam/dioxin. Từ năm 2019, USAID đã hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để xử lý khoảng 500.000 mét khối đất nhiễm dioxin tại căn cứ Không quân Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vào tháng Giêng năm 2024, Hoa Kỳ cam kết bổ sung thêm 130 triệu Mỹ kim, nâng tổng kinh phí cho việc làm sạch dioxin lên 430 triệu. Không rõ bây giờ USAID bị đóng băng, số bổ sung cam kết ấy có còn. Ngoài việc giúp giải quyết các hậu quả chiến tranh, USAID đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) và Hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ.
Elizabeth Eckford, một trong chín học sinh da đen tiên phong bước vào trường Trung học Little Rock Central năm 1957, đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ. Kể từ ngày khai trường lịch sử ấy đến nay, cuộc đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc ở Hoa Kỳ đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể, cho đến gần đây, Donald Trump lên nắm quyền và ra lệnh xóa bỏ toàn bộ chính sách Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập (DEI) trên khắp đất nước thúc đẩy sự gia tăng của các hành vi thù ghét trên toàn quốc, câu chuyện của Eckford càng trở nên cấp thiết. Việt Báo đăng lại câu chuyện lịch sử này như lời nhắc nhở quyền bình đẳng không thể bị xem là điều hiển nhiên, và cuộc đấu tranh cho công lý, bình đẳng vào lúc này thực sự cần thiết.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.