Hôm nay,  

Báo Cs Nga Bôi Nhọ Dân Việt, Sứ Quán Csvn Im Lặng

12/6/200000:00:00(View: 6723)
LTS. Ngày 10-11-2000, báo "Người đoàn viên cộng sản Moskva" (gọi tắt là MK), tờ báo có ấn bản nhiều nhất tại Nga, đã đăng bài phóng sự "Nhánh mầu vàng của sông Moscow" của phóng viên Olga Grekova nói về cộng đồng Việt Nam ở Nga. Ngay sau cái tít trên là hai bức ảnh với chú thích: Tại các chợ Việt Nam, buôn bán rận rệp, heroin và phục vụ mãi dâm. Bài baó này có thể khởi lên làn sóng kỳ thị mới đối với dân Việt. Vẫn chưa thấy Sứ Quán VN có lời nào phản đối báo Nga về hành vi bôi nhọ này.

Bài báo có quá nhiều chi tiết không đúng sự thật, nhằm bôi nhọ người Việt. Chúng tôi (Lan Hương) xin dịch toàn bộ để các bạn được biết.

Nhánh mầu vàng của sông Moskva

Moskva như một thỏi nam châm cuốn hút mọi người từ khắp mọi nẻo trên hành tinh này. Một trong những cộng đồng đông đảo nhất đến lập nghiệp ở Moskva là cộng đồng người Việt. Hiện nay ở thủ đô nước Nga có hơn 50 ngàn người đại diện của một nước châu Á vừa bé vừa xa xôi này đang sinh sống bất hợp pháp. Và theo các dự báo con số này sẽ còn tăng lên nữa. Hay ít nhất cũng vì người Việt đã thành lập ở Moskva 17 khu chợ của mình và còn dự định tiếp tục mở thêm nữa.

Nhìn đến tận chân tơ kẽ tóc (dịch sát chữ là kiểm tra đến cả chấy, rận).
Con đường dẫn đến ốp "Xa lút -5", gần nhà ga Savelov, đầy bụi bặm.

-Kinh quá, quỷ ạ,-người lái xe chửi đổng. -Thế là lại phải rửa xe rồi.

Chúng tôi chẩy vào dòng xe con và chuyển động với tốc độ của rùa theo một con phố hẹp. Phía bên trái con đường có một bức tường mầu xám, còn bên phải là một tòa nhà hình hộp không được chăm nom gì. Đấy chính là khu chợ.

-Lên tầng hai, -nhân viên đội chống các vi phạm luật người tiêu dùng, cục nội vụ Moskva chỉ thị.

"Xa lút -5" nằm trong tòa nhà trước thuộc một nhà máy. Những bức tường long lở, những bậc thang mòn vẹt, các nhân viên bảo vệ còn ngái ngủ. Trên các mắc áo treo đầy các áo khoác, quần, váy rẻ tiền. Người mua hàng chưa đông lắm.

-Kiểm tra giấy tờ, -chúng tôi tiến lại gần một cô gái bán áo da.
-Bà chủ không có ở đây, tôi không biết gì hết, chỉ biết bán hàng thôi.
-Người ta dạy họ như vậy đấy, - Các nhân viên bộ nội vụ giải thích cho tôi như vậy. Đối với người Việt những cuộc kiểm tra như vậy cũng giống như các cuộc tập trận. Sự thành thạo của họ vào thời điểm đó làm bất cứ người cảnh sát đặc nhiệm nào cũng phải nghen tỵ. Loa phóng thanh thông báo xong cái tin ngán ngẩm này thì lập tức câm bặt. (Hệ thống loa truyền thanh, nhân tiện, -là một đặc trưng không thể thiếu của các chợ Việt nam). Chỉ sau vài giây, tất cả mọi người đã biết tin về cuộc kiểm tra của cảnh sát. Người bán hàng trong khoảnh khắc không còn để ý tới khách hàng nữa mà thoăn thoắt thu dọn hàng từ "giá bầy hàng". Các mắc áo đang treo đầy đồ bị ném tới tấp vào trong phòng bán hàng, cánh cửa các container được đóng lại rầm rầm. Sau năm phút những người bán hàng cuối cùng cũng đã đi khỏi chợ. Trong lúc đó, cảnh sát cũng đang vô vọng tìm tiếng nói chung với cô gái Việt Nam.

-Thế nào, chị xuất trình giấy tờ cho chúng tôi xem chứ"- họ hỏi gặng
-Không hiểu, -cô gái Việt nam ngọng nghịu. - Không biết nói…
Người Việt Nam trên thực tế biết tiếng Nga không tồi, ít nhất là ở mức độ sinh hoạt. Nhưng, khi nào cần thiết, họ đánh mất khả năng biết nói. Chính vì vậy trên khu chợ có cả các phiên dịch làm việc.
-Tôi sẽ viết bản giải trình,- Người cảnh sát nói với anh ta như vậy. -Còn anh hãy dịch cho cô ta hiểu, tôi viết có đúng không.
Cô gái Việt Nam phẩy tay và nói liến thoắng bằng tiếng Việt.
-Cô ta không muốn anh viết, -Người phiên dịch nói. -Cô ấy muốn tự làm.
-Cần phải viết bằng tiếng Nga. Còn cô ta lại không biết tiếng Nga, - Sự điềm đạm của người cảnh sát chỉ có thể ghen tỵ mà thôi.

Cuối cùng, tờ giải trình cũng đã hoàn thành. "Tôi tên là Trịnh Thị An, sống ở Moskva không có giấy tờ, bởi vì tôi đã đánh mất nó một tuần trước. Tôi xin hứa sẽ không bán quần áo không có giấy chứng nhận chất lượng nữa."

Giấy chứng nhận chất lượng quần áo đúng là không có, và cũng không thể có. Các đồ dùng mà người Việt tống cho khách hàng, được đưa từ châu Á sang nước Nga với một số lượng nhiều đến phát khùng. Những xưởng may lậu ở các nơi đó may những mảnh giẻ rách này, có lẽ, nhiều hơn tất cả thế giới còn lại. Và những người chủ của nó có một khái niệm thật mù mờ về tiêu chuẩn vệ sinh dịch tễ. Chẳng hạn, cách đây không lâu lực lượng vễ sinh dịch tễ khám phá ra một container chặt cứng đến tận nóc áo nhồi lông. Khi mở ra người ta thấy trong lớp lót, cùng với lông còn cả lũ rận và rệp đang sống rất hòa bình với nhau…Nước hoa và đồ dùng gia đình trong các chợ Việt Nam cũng có nhiều điều bất ngờ. Bột giặt "chính hiệu" có thể được làm từ bột mỳ, cát và bột giặt rẻ tiền. Bột giặt Tide và Ariel được sản xuất ngay trên khu vực chợ.

-Cách đây không lâu chúng tôi tịch thu một lô bột giặt, trong đó có thủy tinh vỡ và Soda,- một người cảnh sát kể.

Nửa tiếng sau khi cuộc kiểm tra bắt đầu, trên khu vực chợ có hơi cay bay ra. Có lẽ, dân cư ở đây quyết định đuổi nhanh nhóm cảnh sát đã làm hỏng buổi chợ của họ. Từ trong tòa nhà của họ những người phụ nữ có mang, những bà mẹ và trẻ em tràn ra - chính đây là những vị khách sinh sống ở thủ đô chẳng những không có hộ khẩu mà còn không có thứ giấy tờ nào. Trong trường hợp tốt nhất thì chỉ có người đứng đầu gia đình có hộ chiếu.

Thế là cuộc kiểm tra bị phá hỏng. Nhưng "không có cái dở thì cũng không có được cái hay". Còn ở đâu bạn có thể nhìn thấy các gia đình Việt Nam trong tất cả vẻ mỹ miều và toàn thể như vậy"

Hãy thử mở hầu bao ra xem

Ở Moskva bây giờ có mười công xã Việt Nam. Mỗi công xã có những cái chợ của mình, có người thủ lĩnh của mình- ông ta thường làm giám đốc chợ luôn. Bạn có nhớ câu ngạn ngữ: "Ai cùng có phần" không" Ở đây cũng vậy:

Mỗi một công xã có một cái chợ của mình, mỗi người Việt Nam đều có một chỗ để bán hàng của mình. Những công xã lớn như "Sông Hồng", Sa lút có tới 4-5 chợ. Trong đó, nếu người Việt thuộc công xã, chẳng hạn "Sông Hồng", thì anh ta phải bán hàng trên chợ của "Sông Hồng".

Theo các tin nghiệp vụ, trong các công xã Việt nam vẫn thường xảy ra các cuộc thanh toán lẫn nhau. Nhưng chỉ có rất ít đến được tai cảnh sát. Chẳng hạn, vụ một cô gái Việt Nam bị một người đồng hương của cô ta giết tháng 4 năm nay ở ốp Xa lút 2 chỉ được biết đến nhờ tính mê tín của những người buôn bán ở đây. Họ đã tìm thấy một chiếc túi với cái xác không đầu của người phụ nữ. Họ đã tìm tất cả các khu lân cận, nhưng không thấy đầu nạn nhân đâu. Thế là buộc phải nhờ đến cảnh sát. Bởi vì người Việt Nam tin rằng không có gì đáng sợ hơn phải chôn một cái xác không đầu. Cái đầu nổi giận nhất định sẽ trả thù tất cả người quen và họ hàng của mình. Nói chung, những người Việt sống ở Moskva còn có những điều bí ẩn còn khinh khủng hơn nhiều.

Chẳng hạn, việc phân ra các đẳng cấp. Chuyện này hoàn toàn bí mật đối với người lạ. Người Việt chỉ có thể lập gia đình với người cùng đẳng cấp của mình. Hơn thế nữa, anh ta cũng không chia sẻ đồ ăn của mình với những người "hạ tiện" hơn, thậm chí không bắt tay họ. Người Việt kinh doanh ở Moskva thuộc đẳng cấp quý tộc, trong quá khứ là sinh viên các trường của Liên Xô. Bây giờ họ là giám đốc các chợ, các nhà doanh nghiệp nhập hàng vào Nga. Thu nhập của họ, những người biết chuyện này cho hay, có thể ngang bằng với thu nhập của các nhà tài phiệt của chúng ta. Nhân thể cũng nói thêm, những người Việt có giấy tờ hợp lệ chủ yếu thuộc tầng lớp quý tộc này: họ có cả hộ chiếu với hộ khẩu, cả giấy phép lao động.

Dân bán hàng thuộc tầng lớp "trung lưu". Họ không phải là người chủ cuộc sống của mình, nhưng cũng không phải là "đồ súc sinh run rẩy". Một số người thuê căn hộ, một số khác thì ở trong các ốp. Giám đốc các chợ thuê các căn phòng trong các ốp này chỉ chừng 10-15 "xanh". Nhưng dân bán hàng phải trả từ 150 đến 200 đô la. Thu nhập mỗi tháng của người bán hàng không dưới 700 đô la. Chính vì vậy, để không phải trả tiền phí phạm, trong mỗi căn phòng lèn chặt từ 8-10 người. Ngay cả mỗi căn phòng cũng được chia ra làm hai. Nhưng không phải theo chiều dọc, mà là theo chiều…ngang. Cũng giống y như người Nga mới say mê những chỗ ở có nhiều tầng. Nhưng chỉ có điều "chỗ ở" của người Việt rất thấp- độ chừng một mét rưỡi.

Những người vừa mới tới Moskva, kết hợp chỗ ở với chỗ để làm việc-những gian bán hàng ở chợ, với nhau. Sau một ngày làm việc những bịch hàng vứt vào một đống, và bắt đầu đời sống gia đình. Người Việt ngủ trên những cái chõng hẹp, được đóng từ các vật liệu sẵn có. Để tiết kiệm chỗ những cái chõng này lại được đóng thành 3-4 tầng, cái nọ nằm trên cái kia. Nhưng dù sao đó cũng chưa phải điều tồi tệ nhật.

Có những người sẽ thật là hạnh phúc nếu được ngủ trên những cái chõng hẹp đó. Đó là những người Việt Nam "thấp cổ bé họng" -dân cửu vạn. Sinh ra trong đói nghèo và bị khinh rẻ, họ không thể có lấy một ở bình thường, và họ ngủ ở đâu tiện. Mùa đông, những người Việt "vô gia cư" này chiếm các đường ống thông gió chạy ngang qua trên mỗi tầng. Trong tòa nhà lạnh buốt, còn trong các đường ống lại ấm. Những người sinh sống trong các đừơng ống thường xuyên lây đủ thứ bệnh cho các đồng hương của mình: một người cửu vạn ốm chỉ cần một lần ngủ trong đường ống thông gió thế là virus được truyền cho tất cả dân cư trong chợ.

Nhân tiện nói về bệnh tật. Từ tháng 5 năm nay các công dân nước ngoài được kiểm tra sức khỏe nhờ quỹ thúc đẩy tình hình vệ sinh dịch tễ của dân Moskva. Theo số liệu của Quỹ này, trong số 2000 người nước ngoài, có 46 người bị bệnh lậu, sáu người bị """. Bệnh giang mai có tới 142 người chia sẻ với dân Moskva, còn giun sán có 56 người. Tai họa của người Việt Nam -bệnh lao, viêm niêm mạc và các bệnh nấm. Cứ ba người thì có một người mắc các bệnh này.
Một khu chợ đầy bọ chét

Cạnh metro "Tulskaya" dừng chân thêm một đứa con của những kẻ mưu lợi Việt Nam-Khu chợ có mái che "TOGI". Trước đây tòa nhà này thuộc nhà máy kéo sợi lâu đời nhất là Danilov.
-Khi chúng tôi đến khu chợ này lần đầu tiên, chúng tôi thật sự kinh hoảng-Bác sỹ vệ sinh quận phương Nam bà Patsalyuk nói.- Ở đây người ta vừa bán hàng vừa sinh sống vừa rán cá mòi. Chúng tôi đã buộc người Việt đi sống ở chỗ khác. Và bây giờ ở khu chợ người ta đã chấp hành các nguyên tắc vệ sinh dịch tễ.

Về chuyện tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh dịch tệ tôi đã hỏi chuyện một người bán hàng người Nga, làm thuê cho những người Việt Nam ở đây.

-Rất nhiều người Việt ở đây có sổ y bạ. Nhưng nếu chị biết được sự thật như thế nào thì…chấy, rận từ người họ bay ra. Tháng trước, đến một nửa phụ nữ chúng tôi ngồi ngãi đầu, chúng tôi đã phải gọi cả bác sỹ đến…

Mảnh đất dưới ánh nắng mặt trời chiếm được ở Moskva, người Việt rất quý trọng. Họ cố gắng để không cho bất cứ ai đến gần mình. Người nào đến gần sẽ được nhận một cú bạt tai ngay.

-Công ty chúng tôi thuê của ban giám đốc nhà máy Danilov một gian phòng để làm cửa hàng nằm cạnh khu chợ này,- bà Larisa N., một nhà doanh nghiệp kể- Nhưng chưa được nửa năm sau, ông Gaidai giám đốc điều hành của nhà máy tuyên bố với chúng tôi rằng: "Chúng tôi thì không có gì phản đối các chị, nhưng ban lãnh đạo chợ Việt Nam không muốn các chị kinh doanh cạnh họ".

Hai tháng sau gian hàng bị niêm phong. Quan chức quận Phương Nam và phường Donsk, nơi chúng tôi đến trình bầy cũng nói rằng họ không thể giúp đỡ chúng tôi được. Và họ khuyên chúng tôi hãy kiến nghị lên thị trưởng thành phố.

-Như vậy ai là chủ vùng đất này: nhà máy hay chợ"-những nhà kinh doanh thử phán đoán.

Năm năm trước công ty TOGI ký hợp đồng với nhà máy Danilov để cùng hợp tác sản xuất các sản phẩm dệt và phát triển các mối giao lưu văn hóa giữa Nga và Việt Nam. Đấy hãy tự hiểu xem, ở đây ai là chủ…Nhân thể cũng nói thêm rằng ở các khu chợ khác tình hình còn ghê gớm hơn nữa.

Chẳng hạn chợ Sa lút -5, theo giấy tờ là một cái kho bán sỉ. Còn các khu chợ với cái tên chung là Sông Hồng được tính là các phân xưởng của một nhà máy.

-Tại sao chị đến Moskva" -tôi hỏi một chị phụ nữ trẻ người Việt Nam. Cô ta không trả lời ngay. Nhưng cũng không thể làm bộ không hiểu tiếng Nga được, trườc khi hỏi điều này tôi đã cố gắng vặn hỏi tại sao chiếc quần bò xanh đắt hơn quần bò đen tới 10 rúp. Cuối cùng cô gái nói rằng, ở quê hương của cô ấy không có việc làm, và để khỏi bị chết đói cô buộc phải sang Moskva.

Nhưng các Ủy ban đặc biệt của Nga lại nghĩ khác. Tất cả các chợ của Việt Nam không chỉ được dùng để buôn bán. Dân cư ở đó còn làm những việc có lợi nhuận hơn nhiều.

Cặn bã của xã hội
Trong các chợ có mái che và ốp ở có tất cả những gì mà người Việt yêu thích. Ở đó họ có cả hiệu thuốc, cả hiệu cắt tóc và hiệu sửa ô tô lậu của mình. Có cả những nơi để giải trí: Casino, vũ trường, nhà chứa. Năm nay trong các ốp "da vàng" cảnh sát đã khám phá ra hai nhà chứa làm việc dưới cái vỏ bọc quá bar. Ở đó người ta phục vụ khách nhhững món ăn dân tộc, hát karaoke, và theo yêu cầu - các cô gái bán hàng trên chợ sẽ phục vụ quý khách cả "dịch vụ tươi mát". Một lần đi khách như vậy giá chỉ có 100 rúp (tương đương 3,5 đô la-ND). Nhưng những nơi vui chơi này chỉ mở cửa phục vụ "người của mình". Người Việt rất hiếm khi dành ra những ngoại lệ cho "khách quý".

-Để mua chuộc, người ta đã mời tôi đến tắm hơi tại một quán tắm hơi tại chỗ họ, -người cảnh sát kể- Họ hứa chương trình giải trí có những mục phục vụ siêu cao cấp: các cô gái tốt nhất, rượu cô-nhắc, bể bơi.

Trong số 243 vụ tội phạm được khám phá ra trong năm nay do người nước ngoài gây ra, người Việt Nam chiếm 50 vụ. Điển hình là các vụ tàng trữ vũ khí: trong số bốn kho vũ khí tìm thấy trong năm 2000, hai kho thuộc về các công dân Việt Nam. Trong số những người bán ma túy bị phát hiện có 27 người Việt Nam (chiếm 36% số vụ người nước ngoài). Theo lời các bác sỹ, khám bệnh cho những người bán hàng trên chợ TOGI và LION, hầu như tất cả đều có dấu vết tiêm chích ven. Ma túy được bán ngay trong các hiệu thuốc trong khu chợ. Mỗi năm, số người Việt Nam đến Moskva đều tăng theo cấp số nhân. Theo số liệu của Cục vida và đăng ký thành phố, trong năm 1998 có 1503 người Việt Nam đăng ký, năm 1999 có 5266 người, năm 2000 đã có 10027 người đăng ký. Nhưng đó mới chỉ là những công dân ngoan ngoãn.

Theo đánh giá của cảnh sát, số người sống bất hợp pháp phải trên 50 ngàn người. Khi mở ra những khu chợ ở đây người Việt Nam đã dùng một mũi tên bắn chết hai con thỏ. Việc buôn bán mang lại lợi nhuận không nhỏ- đó là một. Lợi nhuận chạy thẳng vào túi những ông chủ chợ- đó là thứ hai. Một người không muốn nói tên đã cho biết một sự kiện thế này: nếu thu được số tiền thuế từ các khu chợ Việt Nam đủ để tăng thêm 50 xu lương hưu cho các cụ già ở Moskva. Nhưng để có thể thu được số thuế từ những hoạt động chui này cần phải hợp pháp hóa việc kinh doanh của họ. Vậy phải làm thế nào"

- Chúng tôi không thể biết, thậm chí có bao nhiêu người đang sống bất hợp pháp ở thủ đô,- phó phòng quản lý lao động người nước ngoài thuộc cục di trú Moskva, ông Troitsky cho biết.- Trong năm ngoái cục chúng tôi đã đề nghị đăng ký cho người nước ngoài một năm. Chúng tôi muốn để họ mang lại ít tiền cho công quỹ thành phố, nên bắt họ nộp 30 mức lương tối thiểu để đăng ký hộ khẩu. Nhưng Cục vida và đăng ký hộ khẩu thành phố không ủng hộ ý kiến này của chúng tôi.

-Trước tiên chúng ta hãy thực hiện đúng luật lệ đã, -Trưởng cục vida thành phố Moskva, ông Ivanov nói. -Và luật lệ viết rằng: Để mời một người từ nước ngoài sang làm việc, người lãnh đạo công ty phải nhận giấy phép của thành phố Moskva. Và chúng tôi không nhìn thấy nhu cầu phải hợp thức hóa cho những người tự động đến thành phố và sinh sống bất hợp pháp, chỉ để đếm họ và nhờ thế nhận một ít tiền.

Đúng là như vậy. Giả sử người ta đăng ký hộ khẩu cho tất cả những người bất hợp pháp trong vòng một năm. Ngân sách thành phố nhận được chút cơm thừa từ bữa ăn quý tộc, còn những người khách sau một năm lại nằm ngoài vòng pháp luật. Họ chỉ có nhiều thêm lên mà thôi: Nghe tin Moskva đăng ký được hộ khẩu, những người sống bất hợp pháp sẽ kéo đến từ khắp mọi ngóc ngách. Nói chung…tình hình hiện nay họ cũng thấy hài lòng rồi.

-Cần phải chụp ảnh các chợ à", Thế thì phải khen thưởng chị đích đáng,- anh thợ ảnh của tòa soạn nói với tôi như vậy.-Tôi nói nghiêm túc đấy. Ở đó họ có thể đánh chứ chẳng chơi. Khoảng bốn năm trước tôi cũng đã định làm một việc tương tự. Tôi tiến đến gần một quầy bán hàng và lấy ống kính ra. Ngay lúc đó trước mặt tôi hiện ngay ra một thanh niên lực lưỡng. Anh ta đứng và nhìn không chớp mắt. Thì tôi cũng nhìn lại . Khi đó anh ta tiến sát lại gần tôi, hé mở chiếc áo bành tô của mình- vừa đủ để một mình tôi nhìn thấy. - và ở trong đó là một khẩu súng đáng gờm…

(Olga Grekova)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
COVID-19 một lần nữa hoành hành khắp Hoa Kỳ, nhưng đã không còn nhuốm màu chết chóc như thuở ban đầu, một phần là do nhiều người đã có một số mức độ miễn dịch nhờ tiêm chủng hoặc đã bị nhiễm trước đó, nhưng cũng bởi vì chúng ta hiện đã có một kho công cụ để điều trị. Các kháng thể đơn dòng (Monoclonal antibodies) là kháng thể đầu tiên xuất hiện, trước đó, chúng được coi là tuyến phòng thủ đầu tiên chống lại COVID-19. Khi đại dịch bùng phát, Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã cấp phép cho 4 kháng thể đơn dòng để điều trị COVID-19 và một kháng thể đơn dòng để giúp ngăn ngừa bệnh ở những người không thể tiêm phòng.
Để chấm dứt những tranh cãi pháp lý xoay quanh việc phá thai sẽ đòi hỏi phải đạt được sự đồng thuận về mặt đạo đức. Nếu có thể trình bày rõ ràng quan điểm đạo đức của chúng ta và thấu hiểu quan điểm của người khác, tất cả các bên sẽ tiến đến gần hơn với một thỏa thuận có nguyên tắc. Bài tổng hợp này dựa theo các chi tiết phỏng dịch từ bài viết đăng trên The Conversation của Nancy S. Jecker, Giáo sư Đạo đức Sinh học và Nhân văn, School of Medicine, University of Washington, đã nghiên cứu các vấn đề đạo đức trong y học và chính sách y tế, bao gồm cả việc phá thai; và các vấn đề liên quan đến quyết định lật ngược án lệ Roe v Wade cuối tuần qua của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.
Roe kiện Wade (Roe v. Wade) là một vụ án dẫn đến một quyết định quan trọng được đưa ra bởi Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ vào năm 1973, Roe v. Wade làm cho việc phá thai được hợp pháp hóa ở Hoa Kỳ. Trong vụ kiện này, một phụ nữ tên là Norma McCorvey (lấy bút danh là Jane Roe) muốn phá thai ở tiểu bang Texas. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, luật của bang Texas không cho phép phá thai ngoại trừ việc cứu sống người mẹ. Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ đã ra phán quyết có lợi cho McCorvey và cho rằng luật của Texas không phù hợp với hiến pháp. Tòa án tuyên bố rằng việc quyết định phá thai của một người phụ nữ trong ba tháng đầu của thai kỳ nên được quyết định theo ý kiến cá nhân và bác sĩ. Theo Tối cao Pháp viện, mỗi người dân có “quyền về quyền riêng tư” cơ bản và quyền đó bảo vệ sự lựa chọn phá thai của một người.
Chiến tranh Nga xâm chiếm Ukraine được nhân danh một trong số lý do: Cuộc xử lý nội bộ, nghĩa là, chiếm lại vùng đất thuộc địa. Lập luận này khiến cho thế giới tự do dẫn đầu bởi Hoa Kỳ và Âu Châu đứng ra ngoài vòng chiến, dù hô hào chống đối và giúp đỡ vũ khí, nhưng thái độ này mặc nhiên chấp nhận sự xâm lăng vô lý đối với tự do của một dân tộc và quyền thống nhất lãnh thổ của một quốc gia. Nguyên nhân ngấm ngầm rõ rệt là nỗi sợ hãi dù gọi là cân nhắc: hành động trực tiếp của thế giới tự do tham gia vào trận chiến giúp Ukraine chống lại Nga sẽ dẫn đến chiến tranh nguyên tử, khi xảy ra, ngày đó là ngày tận thế. Những lý do còn lại chỉ là những cách diễn đạt bên ngoài, không chỉ là nghệ thuật chính trị, mà còn là tác động sinh tồn. Quên rằng: Ngày tận thế không chỉ là nỗi sợ tuyệt đối của thế giới tự do, mà thế giới cộng sản và độc tài cũng tuyệt đối kinh hãi không kém. Nếu hai bên cùng sợ tận xương tủy, vấn đề còn lại là ván bài xì tố?
Khi các tiểu bang đã hợp pháp hóa việc sử dụng cần sa cho mục đích y khoa và giảm căng thẳng, và luật liên bang bây giờ cũng cho phép bán các sản phẩm chiết xuất từ cây gai dầu, thì cần sa và các hậu quả liên hệ được chú ý và nghiên cứu kỹ càng hơn. Sau đây là một số phân tích từ các nhà nghiên cứu, những người đã theo dõi sự phát triển của cần sa gần đây do trang The Conversation tổng hợp.
Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, Học Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh ISW đã liên tiếp đưa ra các bản đánh giá về cuộc chiến Ukraine và Nga hiện nay. ISW là một tổ chức think-tank phi đảng phái và phi lợi nhuận uy tín có trụ sở tại Washington, DC, quy tụ nhiều cựu tướng lãnh, viên chức cao cấp chính phủ và các học giả để cung cấp các nghiên cứu giá trị về quân sự và đối ngoại quốc tế qua các nghiên cứu, số liệu và phân tích đáng tin cậy. Các nghiên cứu của ISW cũng giúp cho chính phủ Hoa Kỳ có thêm nguồn cố vấn quan trọng trong các chiến dịch quân sự và đối phó với các nguy cơ liên quan đến an ninh quốc gia.
Nếu có ai nói với tôi, là một người có trái tim thú vật. Có lẽ tôi sẽ nỗi giận hoặc mặc cảm buồn rầu. Đây là một câu chửi. Ngụ ý tôi là một loại người giả hình, trong lòng đầy mưu toan ác độc, như một con thú không có nhân tính, ăn thịt luôn đồng loại. Tôi là một súc sinh. Ông Dasvid Bennett, Sr. là súc sinh? Ông là người có tim thú vật. Tim một con heo. Sự tưởng tượng của con người vô cùng tận. Nhiều sự tưởng tượng sau một thời gian trở thành thực tế. Ví dụ: Năm 1870, khi con người còn xa lạ với những chiếc tàu ngầm hữu hiệu, có khả năng lặn xuống biển sâu và đi lại như tàu trên mặt nước, nhà văn pháp Jules Verne đã xuất bản một cuốn truyện “Hai Mươi Ngàn Dặm Dưới Đáy Biển”, cho đến nay vẫn còn nổi tiếng. Hàng tỷ độc giả đã say mê khả năng tưởng tượng kỳ thú của tác giả. Một cuộc phiêu lưu dưới đáy biển sâu, hiểm nguy, gặp nhiều quái vật và vượt qua lắm trở ngại. Vào đầu thế kỷ 20, con người mới thực sự có chiếc tàu ngầm tương đương với chiếc tàu Jules Verne.
Về cơ bản, thực hành Phật giáo là sự rèn luyện trong hòa bình – và đạo đức Phật giáo đóng vai trò bảo vệ nền hòa bình này. Khi cảm giác thoải mái, hài hòa và bình tĩnh ngày càng sâu sắc với việc thực hành, chúng ta bắt đầu hiểu những lựa chọn đạo đức tác động đến trải nghiệm hòa bình của chúng ta như thế nào và chúng ta thấy rằng năm giới luật Phật giáo bảo vệ hạnh phúc của chúng ta.
Sự đóng góp của các tôn giáo vào nền văn hóa hòa bình là một chủ đề phức tạp, đòi hỏi sự nghiên cứu bằng óc phân tích. Sự phức tạp của các cuộc xung đột đã biến thành lĩnh vực bạo lực lớn hơn, đỉnh điểm là chiến tranh, một hiện tượng phổ biến. Giáo điều tôn giáo và cách tiếp cận theo chủ nghĩa chính thống đã gây ra những kết quả xấu xí nhất cho trái đất. Bất chấp tất cả những phát triển khoa học và công nghệ, sự chuyên chế của chiến tranh và chủ nghĩa tôn giáo chính thống vẫn không suy giảm.
Tôi đề nghị các bạn có khả năng dịch cứ dịch, thời gian sẽ loại bỏ những gì không đúng, không phù hợp, nhưng không cần phải chỉ trích nhau về bản dịch. Nếu thấy dịch không “đúng” theo ý mình, thì mình dịch một bản khác, “đúng” hơn, để người đọc giám định và học hỏi. Có câu, “chỉ trích là rẻ tiền, hành động là đầu tư.” Người đọc có trình độ đều có thể nhìn thấy: hành động vạch lá tìm sâu, lòng tỵ hiềm, và bóng tối âm u trong lời chỉ trích thiếu hiểu biết. Thay vì mất thời giờ vạch cỏ tìm gai, sao không trồng cây hoa, cây ăn trái?
DB Derek Trần: Tôi làm tất cả để bảo vệ cộng đồng mình trong vấn đề di trú

NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.