Hôm nay,  

Nghĩ Về Hồ Chí Minh

1/7/200600:00:00(View: 6616)

Trong những lần được các ông "bạn dân" (phụ trách văn hoá phản động) theo dõi, tôi thường được họ đặt nhiều câu hỏi liên quan đến Hồ Chí Minh- vị chủ tịch nước đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, cả tò mò cũng như nghiêm túc. Cụ thể họ hỏi:

- Cậu nghĩ gì về Bác Hồ của chúng ta"

Biết rõ các khái niệm đã bị đánh tráo (như một nền văn học phản ánh sự thật bị biến thành văn hoá phản động để bọn người "cơm dân áo Đảng" cứ lẵng nhẵng theo từng bước như vậy), tôi bèn trả lời thẳng tưng dù không muốn để lại sự nghi ngờ, cũng như tạo cớ cho chúng làm phiền mình.

- Bác Hồ ư" Bác cũng là một người bằng da bằng thịt như mọi người bình thường chứ sao" Đã là người trần mắt thịt, dù tốt đến đâu cũng phải mắc vào một trong các thói xấu thế tục ở đời, làm sao có thể thần thánh hoá được" Nhân vô thập toàn, nếu có công với dân nước thì cũng là công 7 tội ba, còn như hai kẻ tội đồ dân tộc Lê Duẩn và Lê Đức Thọ chắc phải ngược lại: Công 3, tội 7, thậm chí công 1, tội 9.

Câu trả lời của tôi dường như không làm cho họ hài lòng, chắc chắn tôi phải trả giá đắt cho sự thật thà này. Nhưng thôi đường đi hay tối, nói dối hay cùng. Hẳn trước khi giăng bẫy bắt tôi, họ biết tôi là con cháu Trần Dần, luôn biết nghe "lời mẹ dặn":

Yêu ai cứ bảo rằng yêu,

Ghét ai cứ bảo rằng ghét

Dù ai ngon ngọt nuông chiều

Cũng không nói yêu thành ghét

Dù ai cầm dao dọa giết

Cũng không nói ghét thành yêu

Hơn nữa với ông Hồ khi ấy, họ không thể tìm được câu trả lời nào thích hợp hơn.

Kỳ thực hồi đó (2001) tôi chưa hề đọc cuốn "Đêm giữa ban ngày" của nhà văn Vũ Thư Hiên, cũng không hề biết vào internet đọc các tư liệu trái chiều, cho nên không biết tường tận về việc cụ Hồ lắm vợ, nhiều con, ăn vụng, giết càn, nên không có lòng căm thù sâu sắc như lúc này, khi chân tướng ông ta đã bộc lộ hoàn toàn. Lúc ấy, tôi chỉ tâm niệm một điều mà một nhà văn quân đội - vốn rất thân với tôi bộc lộ:

- Ông cụ chỉ là ngư dân, làm sao lại biến cụ thành vĩ nhân được" Hơn nữa bất cứ thời đại nào đẻ ra vĩ nhân cũng phải gánh chịu hậu quả của việc đẻ ra những vĩ nhân ấy. Dân Tộc Việt Nam không may sản sinh ra cụ Hồ thì tất nhiên việc gánh chịu mọi hậu quả của cụ là điều đương nhiên. Chỉ tiếc một điều: - một sai lầm của cụ cả dân tộc phải trả giá bằng vài chục năm. Xét cho cùng cụ Hồ nhà mình sai lầm nhiều quá. Sẽ đến lúc lịch sử phải phân định rạch ròi đúng, sai, công, tội, chứ không thể cứ "Hồ chủ tịch muôn năm" mãi được.

Khi đó là thời điểm đầu 90, tôi vẫn còn phải "ăn cơm rau vật nhau với trẻ", chứ không phải "tự mình ăn thịt mình" đánh vật với câu chữ như hiện tại, song những chuyện trong làng văn, làng báo Hà Nội tôi đều được biết, ấn tượng nhất là câu chuyện của một phóng viên trẻ trong lần tiếp cận với nhà báo Nhật. Trong khi các phóng viên Việt Nam gầy gò, ốm nhách, vây quanh anh chàng người nhật cao to đẹp trai mà ca tụng những tiến bộ vượt bậc của nước Nhật khi đó: - Cùng là nền minh cầm đũa mà kinh tế, văn hoá, khoa học, giáo dục... gi gỉ gì gi... cái gì cũng đều ở mức siêu cường quốc, nhất Đông Nam á, xin ngài giải thích.

Đáp lại tất cả sự "ồ, à" trầm trồ thán phục, anh ta trả lời thật giản dị:

- Chúng tôi chỉ hơn các bạn ở một điểm thôi. Nếu Việt Nam cũng khắc phục được nhược điểm này,chắc chắn sẽ tiến như người Nhật chúng tôi.

Câu trả lời càng khiến cánh nhà báo an nam thóc mách. Tưởng gì chứ nếu chỉ là một điểm thì làm gì Việt Nam chẳng cố được. Việt Nam vốn bách chiến bách thắng mà. Đến Đế quốc khổng lồ như Mỹ, Pháp còn thắng được, huống hồ...

Thong thả nhìn ra khu vực lăng bác, nơi bát ngát trường thiên và mây trắng bao quanh, chàng phóng viên người Nhật hất nhẹ mái đầu, vui vẻ đáp:

- Đó là chúng tôi không làm theo di chúc của người đã khuất!

Thoạt đầu, đám phóng viên Việt Nam cười ồ, nhưng rồi câu trả lời chẳng khác gì mũi dùi nung đỏ xuyên thẳng vào tâm trí họ, khiến họ phải lảng ra xa, không dám so tài, đọ sức với anh chàng người Nhật vừa to cao về hình thể, lại cao đẹp về nhận thức ấy nữa.

Với tôi câu nói đó như vết gai cào trong ký ức, khiến tôi phải sớm có sự nhìn nhận lại bác Hồ của mình sớm hơn rất nhiều người Việt Nam trong bóng đêm nô lệ khác. Nhất là những chuyện "cải cách ruộng đất", "chỉnh huấn chỉnh quân", "văn nhân giai phẩm", "cải tạo công thương nghiệp" mà đại gia đình tôi không dưới 10 người bị dính (Bác ruột bị đàn áp, tra tấn dã man trong quân đội, ông bà bị quy sai địa chủ, bị đấu tố, xử bắn, anh chị em chúng tôi đều bị mắc mớ về thành phần lý lịch, phải bỏ Hà Nội đi tứ xứ mới hy vọng có công ăn việc làm, dù chỉ là nghề bình thường nhất là công nhân nhà nước). Tội ấy không ai khác là tội của ông Hồ.

Tôi không tin trong thời điểm ấy (1954-1965) ông Hồ đã bị cánh Duẩn, Thọ vô hiệu hoá. Người tinh ranh, xảo hoạt, lắm mưu, nhiều kế, - từng là một điệp viên có tài, nhà hoạt động ngoại giao nổi tiếng, bất chấp các thủ đoạn để đoạt được ngôi vị chủ tịch nước như ông lại dễ dàng để 2 tên đàn em hiếu chiến và hiếu sắc qua mặt. Chính vì thế, mọi việc như ký giấy dâng biển, dâng đất biên giới cho tàu mua súng ống đánh Mỹ 21 năm ròng, xua thanh niên trai tráng vào lò lửa chiến tranh... không ai khác ngoài ông.

Một mình ông định đoạt, một mình ông chuyên quyền trên vận mệnh dân tộc, trên số phận của gần 60 triệu dân. Hễ ai có ý khác là bị loại một cách vô cùng bí ẩn, tàn nhẫn (Phan Bội Châu, Lâm Đức Thụ, Huỳnh Thúc Kháng). Đến cả người vợ của ông - thuộc lớp lãnh đạo cùng thời là Nguyễn thị Minh Khai cũng bị ông làm lộ bí mật cùng chồng mới cưới là Lê Hồng Phong, và Trần Phú v.v... đến mức phải nhận án tử hình của nhà nước đại pháp.

Xuất thân từ gia đình khoa bảng truyền thống, cả đại gia đình tôi rất ghét sinh sát, đổ máu, vì thế khi ông Hồ ra lệnh phải chiến thắng bằng mọi giá, kể cả "tiêu thổ kháng chiến" trong thời kỳ chống Pháp hay "đốt cháy cả dãy trường Sơn" khi đánh nhau với Mỹ, nướng quân tới người lính cuối cùng thì tôi ớn, không phải vì sợ, mà vì coi đó là sự đối thoại ngu xuẩn và vô nghĩa nhất.

Đã là bom đạn, chết chóc thì chỉ có phi nghĩa, làm gì có chính nghĩa" Cái chết nào chả làm đau lòng mọi người trong gia đình, xã hội" Đâu có phải chỉ có những cái chết được khoác danh nghĩa liệt sĩ mới là đáng chết, đáng tự hào, giúp gia đình có thể nguôi đi nỗi đau mất con trên trần thế"...Vốn đầy ngưỡng mộ Nguyễn Trường Tộ - nhà cải cách số 1 của Việt Nam, nhưng câu thơ của ông kêu gọi thanh niên, quả thật tôi không thể nào "xực" nổi:

Cơm xào thịt giặc mới ngon.

Canh chan máu thù thì lòng mới cam.

Những câu thơ sặc tanh mùi máu, đọc vào là muốn ói. Tiếc thay bác chúng ta lại rất đề cao truyền thống này để phát động một cuộc kháng chiến toàn diện toàn dân. Cho dù có ai khen cụ Hồ giỏi vì đã giải phóng đất nước, thu non sông về một mối, riêng tôi không khi nào đồng ý với cách này. Một sự ngu xuẩn và phi lý đối với cả hai phía, kẻ đi xâm lược và người bị xâm lược.

Rốt cục một nửa đất nước bị nửa kia lấn chiếm, nuốt sống thô bạo, áp đặt tréo ngoe khiến người bị giải vào trại cải tạo học tập, lao động không công cả chục năm trời, người phóng ra biển trên những con tàu ọp ẹp rách nát để làm mồi cho cá mập (Giá họ có cơ may được lên chiếc tàu buôn của Pháp như cụ Hồ, hẳn Miền Nam đã tràn ngập người miền Bắc và miền Trung rồi, vì số người vượt biển không chỉ tính bằng con số 2 hay 3 triệu mà vài chục triệu luôn).

Năm 2002, qua nhà văn Vũ Thư Hiên, biết rõ về cái chết của cô gái Nguyễn thị Xuân, trong tôi bùng lên lòng phẫn nộ, căm tức ông Hồ, chỉ một việc ông già 65 tuổi tìm mọi cách cưỡng đoạt cơ thể trẻ trung khỏe mạnh của cô gái bằng một phần ba tuổi mình (tuổi giữa ông và cháu) đã khiến tôi nghi ngờ về chất nhân đạo, nhân văn trong con người luôn tỏ ra hiền lành, đạo cốt đó. Cho dù rất ít người tin vào chi tiết này tôi vẫn cho đó là sự thật: Cô Xuân bị cưỡng ép, bị uống thuốc kích dục để chiều lòng con quỷ dâm dục trong lòng ông. Nếu không giữa tuổi đời 21 và một ông già 65, làm sao có thể đánh đồng chuyện ái ân, trai gái một cách tự nguyện, dâng hiến được"

Chính chi tiết này đã xoá sạch trong tôi lòng tôn kính bác- do sự nhồi sọ một chiều của nền giáo dục Việt Nam gây nên. Là con nhà dòng dõi, cả bố lẫn ông bà nội, ngoại đều được gọi là "túc nho" tôi biết - ở tuổi 65, đàn ông đã qua cái tuổi hưởng nguyệt xem hoa từ lâu lắm rồi. Thượng thư bộ lại Nguyễn Công Trứ (tương đương bộ trưởng bộ công an) nói bỡn:

15 tuổi hãy còn con nít

45 đã cút kít về già

Ngẫm ra tuổi hưởng nguyệt, xem hoa

Chỉ khoảng 30 năm là cùng kiệt

Thế mà phải bao nhiêu việc học, hiệc...

65 tuổi, cụ Hồ đã quá tuổi hưởng nguyệt xem hoa ấy cả 20 năm rồi, mà vẫn chết mê chết mệt vì gái thì quả là sự lạ. Nếu là người bình thường không ai thoát khỏi vòng quy luật. Sách nội kinh Trung Quốc (thế kỷ 14) nói rất rõ: Đại ý: Phụ nữ gắn với số 7, cuộc đời họ là một chuỗi dài những con số 7. Cụ thể 7 lần 1 là 7 -trẻ em bắt đầu thay răng, kết thúc giai đoạn ấu thơ. 7 lần 2 bằng 14 - xuất hiện thiên khí (khí huyết thiên nhiên lần đầu tiên) nói chính xác hơn là lần đầu có kinh nguyệt. 7 lần 3 bằng 21: Da trắng, tóc dài, mắt long lanh, bề ngoài tươi tắn, hấp dẫn... 7 lần 4 là 28, cơ thể đạt đến độ sung mãn nhất, gân cốt khỏe mạnh, sinh con đẹp nhất, không lo "gái non, con dại" hoặc "mái non, con yếu" như các giai đoạn từ 14-21... Khi sang giai đoạn 5, người phụ nữ chớm có tóc bạc, xuất hiện những nếp nhăn sâu đầu tiên. 7 lần 6 bằng 42, người phụ nữ bắt đầu sang bên kia đỉnh dốc cuộc đời, tỷ lệ sinh con dị tật chiếm nhiều nhất so với các giai đoạn có thể sinh con trước đây (từ 21-35). Cuối cùng là 7 lần 7 bằng 49. Thiên khí khô kiệt, kinh nguyệt không còn - người đàn bà ở vào độ tuổi "xế bóng mãn chiều", hoàn toàn chểnh mảng chuyện gối chăn.

Với đàn ông có đôi chút khác biệt. Cuộc đời họ gắn liền với số 8, là một chuỗi dài các số 8 liên tiếp nhau. Cụ thể: Bé trai 8 tuổi bắt đầu thay thế răng sữa bằng răng trưởng thành. 16 tuổi dạy thì, xương dài, tinh hoàn phát triển, nếu quan hệ với người khác giới có khả năng sinh con... 8 lần 3 bằng 24, tương ứng với tuổi 21 của phụ nữ, trẻ trung, tươi tắn, tuy không thuộc về phái đẹp nhưng cũng là một danh từ đẹp như nhận định của nhà cách mạng Phan Bội Châu trong thư kêu gọi thanh niên Việt Nam đứng lên đánh Pháp: "Làm trai - đó là một danh từ đẹp"... 8 lần 4 bằng 32, tuổi chín chắn về mọi mặt, cả về sức khoẻ, trình độ nhận thức, cũng là tuổi sinh con đẹp nhất...8 lần 5 bằng 40, chớm xuất hiện những vết nhăn và tóc bạc... cuối cùng tận cùng của số 8 là 8 lần 8 bằng 64 - lúc này tinh dương teo lại, dương vật không còn khả năng cử động, hoàn toàn thoát ly khỏi vũ điệu gối chăn..

Người đi ngoài quy luật tự nhiên hẳn là người có tính dục đặc biệt. Chính vì vậy mà không thể kết luận ông Hồ không vợ hoặc lần đầu quan hệ với phụ nữ được, cho dù có tâm niệm như bà Chúa thơ Nôm từng nói: "Vị gì một chút tẻo tèo teo" đi chăng nữa thì khi cái tẻo tèo teo hưng phấn, gây ham muốn đến đau nhức, ông Hồ không thể bỏ qua được cái tỏ tò to của mình, từ địa vị lãnh tụ, quan cách ông lập tức biến thành một kẻ "trái gió" ngay (nhìn bề ngoài tinh ranh, hai mắt với hai đồng tử đặt gần nhau như cáo, sói), sao tránh khỏi chuyện "lộn lèo" chị em được" Nhưng thôi, chuyện ấy chỉ là bản năng, do chúa trời ban cho loài người.

Với Chúa, cuộc đời con người - vốn chỉ là động vật cao cấp nên đầy hoang dã, trong tình yêu càng thể hiện sự hoang dã hơn, nên không ai chấp nhặt ông về chuyện lấy vợ, có con đàng hoàng. Chỉ lên án ông một trọng tội, đó là đã "ép liễu, nài hoa" "ái ân ta chỉ chút này mà thôi" (*) lại không chịu buông tha cho mẹ con người ta" cao chạy xa bay" ra khỏi phủ chủ tịch, ấp ủ, cưu mang nhau, mà vì chút sĩ diện và thói đạo đức giả, muốn là cha già dân tộc nên ông ta đã hành xử vô cùng độc địa: Chơi hoa rồi lại bẻ cành đem chôn.

Chỉ riêng việc cô Xuân bị đập bằng búa cao su cho lỏng óc đến chết không để lại xây sát gì (ngoài một vết rạn trên hộp sọ có nước nhờn chảy ra) đã chứng tỏ sự độc ác của triều đình cộng sản ngay từ những ngày đầu tiên giành chế độ. Thay vì đánh phụ nữ bằng cành hoa thì ông dùng búa tạ, rồi chối bỏ cả đứa con của mình là Nguyễn Tất Trung, như một đứa con hoang, một giọt máu thừa. Đến mức Trung phải chịu cảnh mồ côi, không mẹ, không cha. Lúc bé ở với Chu Văn Tấn, lên 3, 4 tuổi về nhà Nguyễn thị Định, 9 tuổi, bố đẻ chết lại về với Vũ Kỳ và đổi từ họ Nguyễn thành họ Vũ, như ông đã từng đổi Họ Nguyễn thành họ Hồ vậy.

Rất tiếc 85% người dân Việt Nam không biết đến những việc làm đồi bại này nên không những ra sức ca ngợi bác: Nào là người ái quốc, ái dân, nào chịu hy sinh gian khổ để giải phóng dân tộc, mà còn chửi mắng lại những người cố chui ra khỏi ngôi nhà ma quái của cộng sản để tìm kiếm những tư liệu xác thực khác đã được nước ngoài công bố. Quả là đầu thì to mà não không bằng chim sẻ. Nếu yêu nước, thương dân làm gì có chuyện "máu chảy đầu rơi" suốt thời kỳ ông trị vì đất nước cơ chứ"

Cho dù cải cách ruộng đất ông đã nhận ra sai lầm thì làm sao ông có thể kéo dân tộc bé nhỏ, yếu ớt này từ cơn chấn thương tinh thần này đến cơn chấn thương tinh thần khác" Còn số nợ khổng lồ hàng chục tỉ USA do Nga xô và Trung cộng mua súng đạn, vũ khí trang bị cho anh em hai miền diệt lẫn nhau của ông nữa" Sự chịu đựng nào cũng chỉ có giới hạn, ông yếu ớt lại kiêu căng, không những hành binh sĩ nhược, còn kéo theo cả chục triệu cái chết của người dân thường trong cái gọi là "thời đại Hồ Chí Minh" kể từ 1930 đến nay.

Giờ chiến tranh qua đi gần 31 năm rồi, vết thương trên cơ thể đất nước vẫn còn rỉ máu, hàng triệu người lũ lượt bỏ nước ra đi. Mất bao hiền tài, nguyên khí quốc gia, còn để lại số nợ khổng lồ bắt 83 triệu người Việt è cổ gánh tiếp. Tất cả chỉ để thoả mãn cho tính tự cao, tự đại, kiêu ngạo cộng sản của ông. Bán tài sản, vay tiền, dùng người Việt đánh người Việt nhưng lại rêu rao với thế giới rằng: Chúng tôi tự lực tự cường đánh thắng giặc Mỹ xâm lược mà không cần kéo theo bất kỳ một quốc gia nào... Có là gan hùm, gan đá, độc ác, siêu nhân mới có thể tổ chức được cuộc chiến tranh cỡ lớn này, dìm tất cả dân tộc trong lò lửa chiến tranh, trong đói nghèo, lạc hậu, trong bao nỗi nhọc nhằn mưu sinh của thời hậu chiến, khiến ba mươi năm sau không ngẩng đầu sánh vai với bất kỳ ai được, kể cả Lào, Căm phu Chia.

Lẽ ra người ta phải quên ông luôn, vì cái tội của ông gây ra cho đất nước thì người ta lại dựng xác ông lên mà gán cho ông những điều hoang tưởng thông qua cái gọi là "tư tưởng Hồ Chí Minh".

Trong khi kiến thức của ông chỉ có một nhúm trong đầu, mọi ấn phẩm, tài liệu,từ địa hạt thơ văn đến lĩnh vực hành chính, cần điều hành, "sửa đổi lề lối làm việc" toàn phải vay mượn, chắp vá, cắt đầu,thêm đuôi, quái thai dị dạng. Thử hỏi một thằng bé thất học như ông:10 tuổi còn chịu cảnh đói lả, rét run vì mẹ chết, cha đi lang thang, 11 tuổi mới được vào học lớp đồng ấu, 17 tuổi lại vất vưởng lang thang đi tìm cha, cứu đói, thì sự học được bao lăm" Tư tưởng cho mình không đủ, sao có tư tưởng để người khác noi theo" Làm tớ thằng dại khổ là vậy, bất hạnh chất chồng bất hạnh. Không biết bao giờ Đảng cộng sản mới chịu gạt bỏ hình tượng gian hùng, đốn mạt của ông để cho người dân được mở mày mở mặt đây.

Giờ G sắp điểm rồi. Thế hệ Hồ chí Minh 4, 5 (sau Tôn Đức Thắng, Võ Chí Công, Lê Duẩn, Lê Đức Anh) đang chờ hiệu lệnh của quan thầy Trung Hoa là bán đất, dâng biển cho họ (như ngày xưa cụ Hồ đã từng bắt nhân dân nộp vàng để ủng hộ cho... kháng chiến Trung Quốc, thông qua việc hối lộ tướng giặc Vân Nam).

Nếu tất cả 83 triệu dân Việt Nam của năm 2006 này đều là cháu ngoan của bác, hẳn con cháu bác phải tập nói tiếng tàu: "tỉ hà ma nị", đâm đầu lấy ngô hết thôi. Trang sử vàng của Việt Nam sẽ vĩnh viễn chấm dứt, hình búa liềm trên nền cờ đỏ hiện nguyên hình là liếm bùa... trung cộng. Từ quan tướng đến dân thường cứ lẽo đẽo đi theo nước láng giềng vĩ đại cho đến khi diệt chủng mới thôi.

Tội này muôn sự tại cha.

Vì cha nước mất mà nhà cũng tan

Tội này làm khổ con dân

Đau thương, hụt hẫng, nghèo nàn... tha hương

Ngàn đời oán hận còn vương...

Cụ Hồ lộng kiếng (**), muôn phương vui vầy...

Đất thiêng Tây Hồ 1-1-2006

Nguyễn Thái Hoàng

* Thơ Nguyễn Du:

Liệu mà cao chạy xa bay

ái ân ta có ngần này mà thôi

** Cách chơi chữ của bà con Miền Nam: Lộng kiếng là liệng cống.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Trong số người Việt, thế hệ thứ nhất có 29% học xong cử nhân hay cao hơn. Thế hệ sinh ra lớn lên tại Hoa Kỳ con số này là 59%. Như thế có thể lý giải là phụ huynh không có cơ hội học cao nhưng khuyến khích con theo đuổi đường học vấn cho tương lai.
Khi các chuyên gia quan ngại về mối quan hệ của giới trẻ với thông tin trực tuyến, họ thường cho rằng giới trẻ tuổi không hiểu biết về phương tiện truyền thông như những người lớn tuổi hơn. Nhưng công trình nghiên cứu dân tộc học do Jigsaw – cơ sở công nghệ của Google - thực hiện lại tiết lộ một thực tế phức tạp và tinh tế hơn: Thế hệ Z, thường được hiểu là những người sinh sau năm 1997 và trước năm 2012, đã phát triển các chiến lược khác biệt rõ rệt để đánh giá thông tin trực tuyến, những chiến lược sẽ khiến bất kỳ ai trên 30 tuổi trở nên bối rối. Họ không tiếp thu thông tin như những người lớn tuổi hơn bằng cách đầu tiên đọc tiêu đề và sau đó là nội dung.
Người Việt Nam không ai xa lạ với từ ‘Gulag’ - trại tù lao động khổ sai khét tiếng của Liên Bang Xô Viết. Ước tính trong khoảng hai thập niên từ 1930-1953, nơi đây giam giữ khoảng 4 triệu tù nhân; 1.5 triệu đã chết trong tù hay sau khi được thả một thời gian ngắn. Gulag từng được xem là địa ngục trần gian, là biểu tượng cho sự tàn bạo của nhà tù cộng sản. Trong những ngày cuối tháng 6, khi mà người dân Mỹ chuẩn bị pháo hoa đón mừng Lễ Độc Lập, cái tên Gulag được sử dụng khi nói đến một nhà tù mới được hình thành ở Florida. Nhà tù này có tên gọi là Alligator Alcatraz. Trong một bài viết được đăng trên trang mạng Amrican Community Media ngày 30/06/2025, nhà báo Laszlo Bartus đã cảnh báo rằng nó sẽ là nhà tù vô nhân đạo nhất thế giới.
Trong hơn bảy mươi năm qua, quan hệ giữa Hoa Kỳ và Iran đã trải qua nhiều bước ngoặt – từ một liên minh chiến lược thời Chiến tranh Lạnh, đến một trong những nước đối đầu gay gắt và kéo dài nhất của thời đại hậu thuộc địa. Bản tóm lược dưới đây ghi lại những cột mốc chính từ năm 1953 đến 2025, nhằm cung cấp một cái nhìn toàn diện về diễn biến phức tạp của quan hệ Hoa Kỳ–Iran trong bối cảnh biến động địa chính trị toàn cầu.
Tháng 5 vừa qua, một chuyến bay từ Johannesburg, Nam Phi đã đáp xuống phi trường Quốc tế Dulles, Hoa Kỳ. Trên phi cơ là khoảng 50 công dân Nam Phi da trắng thuộc cộng đồng Afrikaner. Những người này cho biết sinh kế của họ đang bị đe dọa nghiêm trọng do xã hội ngày càng “kỳ thị người da trắng.” Cách mô tả tình hình Nam Phi như vậy ngay lập tức nhận được sự hưởng ứng mạnh mẽ từ các nhà bình luận cánh hữu có ảnh hưởng ở Mỹ như Tucker Carlson, Charlie Kirk, và Stephen Miller.
Hãy tưởng tượng bạn là một người thợ mỏ khai thác đồng tại Đông Nam Âu Châu vào năm 3,900 trước Công Nguyên. Mỗi ngày, bạn phải gồng mình kéo từng tảng quặng qua những đường hầm chật hẹp và ngột ngạt. Cuộc sống cứ thế trôi qua trong nỗi mỏi mệt rã rời và sự đơn điệu không hồi kết. Nhưng rồi một chiều nọ, điều kỳ lạ xảy ra: một anh bạn đồng nghiệp xuất hiện với một thứ trông thật lạ mắt, và anh ta thản nhiên kéo theo đống quặng gấp ba lần trọng lượng cơ thể mình – chỉ trong một chuyến đi.
Làn sóng tranh luận dữ dội đang diễn ra xoay quanh câu hỏi: liệu những gì đang xảy ra tại Gaza kể từ tháng 10 năm 2023 có phải là hành vi diệt chủng hay không? Vấn đề này đã được đưa ra trước Tòa Án Quốc Tế (International Court of Justice, ICJ), Nam Phi đệ đơn kiện Israel, cáo buộc quốc gia này đã phạm tội diệt chủng. Phiên tòa bắt đầu từ tháng 12 năm 2023, nhưng đến nay ICJ vẫn chưa đưa ra phán quyết cuối cùng.
Ngày 27/5 vừa qua, trên mạng xã hội, nhiều người đã đăng lời chúc mừng sinh nhật gửi tới tù nhân Phạm Đoan Trang. Trước đó vài tuần, một tù nhân nổi tiếng khác là Trịnh Bá Phương đã bị khởi tố thêm tội danh "tuyên truyền chống Nhà nước" khi đang ở tù. Những dòng tin này nhắc nhở rằng tự do, dân chủ, nhân quyền vẫn còn là những vấn đề nhức nhối tại Việt Nam, 50 năm sau khi cuộc chiến kết thúc.
Sáng thứ Bẩy ngày 24 tháng 5 vừa qua, trong buổi lễ tốt nghiệp tại vận động trường Michie của Học Viện Quân Sự Hoa Kỳ ở West Point, khi chuẩn tướng Rogelio Garcia, chỉ huy trưởng Học Viện, tuyên bố giải tán khóa 2025, hàng ngàn chiếc mũ képi trắng được các học viên của khóa tung lên trời. Tiếng reo hò tở mở từ các tân thiếu úy đang đứng dưới sân cỏ và thân nhân của họ trên khán đài tạo nên một quang cảnh với âm thanh vừa đẹp mắt, vừa tưng bừng, vừa cảm động.
Đoàn Viết Hoạt sanh năm 1942 tại Nam định. Năm 1954 theo gia đình di cư vào Nam. Năm 1965 tốt nghiệp Đại học Sư phạm Sàigòn ban Anh Văn. Năm 1966 lập gia đình với chị Trần Thị Thức, một nữ sinh viên trong phong trào sinh viên Saigon lúc bấy giờ. Năm 1967 ĐVHoạt du học Hoa Kỳ về môn Tổ Chức và Quản Trị Đại Học tại Đại học Florida State (FSU), Tallahassee, Florida. Năm 1971, đậu Ph.D. về Giáo Dục. Sau đó, Đoàn Viết Hoạt trở về nước giữ chức vụ Phụ tá Viện trưởng tại Viện Đại học Vạn Hạnh cho đến 30 tháng Tư, 1975.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.