Hôm nay,  

Toàn Văn: Thư Của Ht Quảng Độ Gửi 4 Lãnh Tụ Csvn

1/24/200000:00:00(View: 5124)
Liên Minh Việt Nam Tự Do xin được hân hạnh gởi đến quí vị toàn văn lá thư ngày 15/01/2000 của Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Viện Trưởng Viện Hóa Đạo thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, gởi cho những người lãnh đạo của nhà cầm quyền Hà Nội để yêu cầu trả tự do cho mọi tù nhân lương tâm và chính trị; giảm thuế cho nhân dân; phục hồi quyền hoạt động của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất; và hủy bỏ án tử hình.
Chúng tôi kêu gọi quí vị góp phần phổ biến rộng rãi lá thư này.
Paris ngày 22 tháng 1 năm 2000
Liên Minh Việt Nam Tự Do


Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Viện Hóa Đạo
PL.2543 Số 16 - VHĐ/VT
Sài Gòn, Ngày 15 tháng 1 năm 2000

Đồng kính gửi:
Ông Lê Khả Phiêu, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam
Ông Trần Đức Lương, Chủ tịch nước CHXHCNVN
Ông Phan Văn Khải, Thủ tướng Chính phủ CHXHCNVN;
và Ông Nông Đức Mạnh, Chủ tịch Quốc hội CHXHCNVN

Thưa quý Ngài,
Tôi còn nhớ rõ đầu năm 1946, lần đầu tiên đồng bào Phật giáo tổ chức lễ Giổ Tổ Hùng Vương. Nhân dịp này đồng thanh gửi bức điện tín cho đồng bào đang kháng chiến ở Nam Bộ: “Kính chúc và ủy lạo hết thảy các anh chị em nhất tâm dũng mãnh tinh tiến, kháng chiến đến cùng giành độc lập cho nước Việt Nam ta và thực hiện chủ nghĩa từ bi cứu thế cho các nước văn minh cùng biết”.
Tôi còn nhớ rõ tháng 4 năm 1946, “Việt Nam Phật Giáo Hội” được thành lập, với mục đích liên kết Phật giáo đồ cùng với đồng bào cả nước “chống ba thứ giặc là: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm”.
Tôi cũng còn nhớ hôm 30.8.1947, nhân ngày Rằm tháng Bảy âm lịch, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gủi Hội Phật Tử Việt Nam, trong có câu rằng: “Nước có độc lập, thì đạo Phật mới dễ mở mang. Bọn thực dân Pháp muốn cướp nước ta. Chúng đốt chùa chiền, phá tượng Phật, hành hạ Tăng Ni, tàn sát đạo hữu. Chúng hòng phá tan đạo Phật. Đức Phật là Đại Từ Bi, Cứu khổ Cứu nạn. Muốn cứu chúng sinh khỏi khổ nạn, Người phải hy sinh tranh đấu diệt lũ ác ma”.
Những điều tôi nhớ trên đây là những bằng chứng lịch sử còn ghi lại trên báo chí thời ấy, đặc biệt trên báo Cứu quốc. Nhắc lại mấy sự kiện này, ý tôi muốn nhấn mạnh đến ba điều. Thứ nhất là ý chí và tâm thành của quần chúng Phật tử đối với nền độc lập dân tộc và an lạc cho mỗi con người. Thứ hai là nhấn mạnh đến ngôn ngữ cùng hành động đặc thù của người Phật tử, thuật ngữ gọi là chính ngữ và chính trị kiến, thể hiện qua hành động xã hội và bảo vệ quốc gia trong việc dẹp ba thứ giặc: giặc đói, giặc dốt và giặc ngoại xâm. Thứ ba là hoàn cảnh của các tôn giáo nói chung. Phật giáo nói riêng, thời nạn ngoại xâm còn hoành phá quê hương.
Trong ba thứ giặc mà Phật giáo đồ cùng toàn dân đứng lên đạp đổ từ năm 1945, giặc ngoại xâm được thanh toán. Còn giặc đói, giặc dốt vẫn hoành hành như cũ. Đừng trách nhân dân và Phật giáo đồ lùi bước trước hai nạn giặc này, mà phải quy trách nhiệm cho các nhà lãnh đạo đất nước ngăn cản các thành phần dân tộc hoàn tất việc thanh toán giặc đói và giặc dốt.
Nghiêm trọng hơn, lời tiên liệu của Chủ tịch Hồ Chí Minh viết ngày Rằm tháng Bảy năm 1947 không xảy ra. Tuy nước có độc lập, nhưng đạo Phật không được mở mang. Từ trước tại miền Bắc, và sau năm 75 tại miền Nam, chùa chiền bị Đảng và Nhà nước chiếm dụng, tượng Phật bị phá hủy. Tăng Ni và Phật tử bị hành hạ, tù đày, tàn sát. Cả một chính sách từ hành xử đến luật pháp hòng phá tan đạo Phật. Bởi thế, từ 25 năm qua, các phong trào vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất, do Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang lãnh đạo chỉ thực thi điều mà Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh 53 năm trước: “Muốn cứu chúng sinh ra khỏi khổ nạn phải hy sinh tranh đấu”.
Nhân đây tôi cần đính chánh một ngộ nhận về danh xưng “Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất”, mà Đảng và các cơ quan công quyền thường mắc phải. Chữ “thống nhất” không hàm riêng nghĩa đen là cộng lại các tổ chức, hệ phái, cộng lại các cơ sở vùng miền mà lý do thời cuộc tạm phân chia. Nghĩa đen này, Phật giáo Việt Nam đã hoàn tất và nhất thống từ 2000 năm qua. Chữ “thống nhất” trong danh xưng Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, mang ý nghĩa rốt ráo và vô cùng hệ trọng. Vì nó bao hàm tính phát triển đặc thù, có một không hai của đạo Phật Việt Nam trên phương diện giáo lý giác ngộ và cứu khổ quần sinh, so với các nền Phật giáo trên thế giới. Trên mặt giáo lý, thống nhất là thống nhất hai phương hướng hành đạo Bắc tông và Nam tông, còn gọi là Đại thừa và Nguyên thủy. Sự thống nhất như thế, mới xảy ra lần đầu tại nước Việt Nam vào thập niên 60, do chính bằng lực trí tuệ của người Phật tử Việt Nam. Trên mặt dân tộc và xã hội, thống nhất là loại trừ lối phân biệt kỳ thị sai lầm, phi Phật giáo, thoát thai từ những khái niệm nhị biên quốc tế, để thống nhất giữa Đạo và Đời, giữa chư Tăng Ni với đại khối nam nữ Cư sĩ Phật tử. Thống nhất như thế là bước tiến mới trong tư tưởng và hành động đặc thù của đạo Phật Việt Nam. Không thống nhất theo quy trình này, tranh chấp sẽ tồn tại, căm thù còn chồng chất, lưỡng cực cứ phân chia, mà hậu quả khổ đau nhân dân phải gánh chịu.
Vì vậy, từ ngộ nhận trên mặt ngữ nghĩa đến lợi dụng quyền hành hủy bỏ chữ Thống nhất và ngăn cấm Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất sinh hoạt tín ngưỡng, là đi ngược lại sự tiến hóa về tư tưởng và hành thế của một tôn giáo có mặt từ 20 thế kỷ qua trên đất nước này, đồng lúc đi ngược sự tự do tín ngưỡng của quần chúng Phật tử Việt Nam.
Nhân dịp Tết Canh Thìn sắp đến, tôi có ba điều thỉnh nguyện xin được quý Ngài lưu tâm thực hiện:
Tết là mùa đại hoan hỉ, đại đoàn tụ của dân tộc. Theo truyền thống nhân hậu của nền văn hiến Việt, mà nhiều triều đại hoàn kim thường thực hiện trong quá khứ lịch sử. Đó là việc tha tù và giảm thuế. vậy tôi kêu gọi Đảng và Nhà nước trả tự do cho tất cả tù nhân vì lương thức và tù nhân chính trị, bị tù đày vì bất đồng chính kiến hoặc biểu tỏ ôn hòa tín ngưỡng hay tôn giáo của họ. Đặc biệt trả tự do cho Đại lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang. Xử lý thường vụ Viện Tăng Thống, năm nay 83 tuổi, bị giam cầm quản chế không lý do từ 18 năm qua.


Nước ta có luật lệ và tôn trọng luật pháp rất sớm. Khi Mã Viện đến xâm chiếm nước ta, đầu thế kỷ thứ nhất sau Tây lịch, đã điều tấu về vua Tàu rằng “luật của người Việt, so sánh với luật Hán hơn 10 điều”. Bộ “Quốc triều Hình luật” dưới đời Lê, vào thế kỷ 15, được các nhà luật học Âu Mỹ khen là một “hệ thống luật pháp tiến bộ so với những quan niệm pháp luật phương Tây cận đại”. Tinh thần nhân đạo và trọng người tài rất cao trong bộ Quốc triều hình luật. Điều 3, đề ra 8 điều được nghị xét giảm tội, đáng kể là nghị hiền, là những người có đức hạnh lớn, và nghị năng, là những người có tài năng lớn. Điều 16 quy định những người từ 70 tuổi trở lên, 15 tuổi trở xuống cùng những người bị phế tật, phạm từ tội lưu trở xuống đều được miễn giảm và cho chuộc bằng tiền.
Thế mà ở thời đại văn minh tân tiến đầu thế kỷ 21 này, tại nước ta người bị tù tội trên tuổi 70 hay trẻ em dưới 15 tuổi bị giam nhốt quá đông trong các nhà tù và trại cải tạo. Nhiều trường hợp không được xét xử hoặc xét xử bất minh, phi luật pháp.
Ngoài ra, không thể quên rằng tám mươi phần trăm dân số nước ta là nông dân, hiện đang lâm cảnh đói khổ cùng cực, vì kinh tế suy sụp, vì sưu cao thuế nặng chồng chất. Tôi xin quý Ngài nhân dịp Tết ban bố việc giảm thuế cho nhân dân được nhờ.
Trên đây là thỉnh nguyện thứ nhất.
Thỉnh nguyện thứ hai, yêu cầu Đảng và Nhà nước để cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất phục hồi quyền sinh hoạt tự do. Ngoài lý do tôn giáo của một Giáo hội dân lập nhằm hướng dẫn tu học cho quần chúng Phật tử, còn là lý do cứu nguy cấp thiết để chận đứng các chủ trương mê tín, tệ nạn xã hội, và suy thoái đạo đức đang hoành hành nước ta, đặc biệt trong thế hệ trẻ. Tiềm lực và hiệu lực của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là một thực tế lịch sử, trên mặt quốc gia cũng như quốc tế, có thể đóng góp hữu hiệu cho việc tái thiết đất nước trên các lãnh vực văn hóa, giáo dục, xã hội, kinh tế.
Tôn giáo là thực tại thiêng liêng của con người. Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất là nền tảng đạo lý, chứ không là hội đoàn thường tình được lập lên hay xóa bỏ như một công cụ nhất thời của chính trị.
Thỉnh nguyện thứ ba, yêu cầu Đảng và Nhà nước noi gương các nước văn minh trên thế giới bãi bỏ án tử hình.
Đành rằng nền pháp trị phải có những án lệnh để răn đe. Nhưng án tử hình không là thượng sách để chữa trị các tệ đoan xã hội. Thượng sách chính là sự ngăn ngừa bằng giáo dục và đức trị. Từ mấy năm qua, trung bình mỗi năm có từ 60 đến 100 án tử hình. Điều thấy rõ, là không nhờ các án tử hình răn đe này, mà nạn tham nhũng, nạn buôn xì ke ma túy, cướp của, giết người được giảm thiểu. Thế thì phải tìm căn do từ gốc mà chữa trị. Việc gốc phải nhờ đến đạo lý và giáo dục. Đạo lý không phô bày qua hình thức, như hiện nay dàn dựng qua các lễ hội gọi là truyền thống nghi ngút khói hương và áo quần sặc sỡ, cốt thu hút khách du lịch đồng thời phát triển dị đoan mê tín như một chính sách ngu dân. Đạo lý phải là sự phát triển tự do của những nền tín ngưỡng lâu đời dung hòa với nếp sống văn minh hiện đại. Giáo dục không thể chìm đắm như hiện nay trong mục tiêu duy ngã vụ lợi và chủ nghĩa kim tiền, biểu thị cho ý thức hệ chà đạp nhân phẩm.
Hai ngàn năm trăm năm trước, Đức Phật từng dạy qua nhiều bộ kinh, rằng “sự nghèo khổ là mẹ đẻ của vô luân và tội ác, như trộm cướp giết người”. Nên Đức Phật chỉ bày cho Phật tử cách làm ăn kinh tế, cách chi tiêu và tiết kiệm, tạo lập sự thành công, thịnh vượng trong xã hội làm phương tiện hoằng pháp, cứu cấp nhân dân.
Từ các thập kỷ 50 đến 80, Đảng và Nhà nước dựa vào viện trợ của phe Xã Hội Chủ Nghĩa mà sống. Nay khối Xã Hội Chủ Nghĩa ấy tan vỡ, Đảng và Nhà nước phải dựa vào khối tư bản Âu Mỹ. Việc thế sự như thế là chuyện bình thường. Nhưng điều quan tâm là đại đa số quần chúng cứ phải kéo dài sự hy sinh trên năm thập kỷ qua mà không thấy sinh lộ cho một đời sống no ấm và tự do. Hy sinh thân mạng và tài sản để giữ nước dưới các triều đại dân tộc Lý, Trần, Lê, nhân dân không oán than mà còn tích cực tham gia. Nhưng hy sinh dưới chế độ công an trị, dưới chế độ không tôn trọng nhân quyền và chính sách khủng bố nhân danh “đấu tranh giai cấp” thì chẳng còn ai thông cảm được.
Hoàn cảnh hiện nay là miếng đất mầu mở cho nạn tham nhũng, ma túy, trộm cắp, giết người phát triển. Có tuyên hàng trăm, hàng ngàn án tử hình cũng không thể giải quyết hoặc làm thối chí kẻ gây tội.
Điều 6 trong bản Công ước quốc tế về các Quyền dân sự và chính trị của Liên Hiệp Quốc, mà Việt Nam ký kết tham gia, có ghi rõ “Mỗi người đều có quyền được sống với sự sống vốn có. Quyền này được pháp luật bảo vệ. Không ai được phép độc đoán tước đoạt mạng sống của bất cứ người nào”. Tiếc thay, Việt Nam chưa chịu ký kết tham gia nghị định thư số 2 liên hệ công ước nói trên và có hiệu lực từ ngày 11.7.1991, qua đó điều 7 quy định: “Không còn ai (thuộc các quốc gia ký nghị định thư) bị tử hình. Quốc gia sẽ dùng mọi biện pháp để bãi bỏ án tử hình trên lãnh thổ mình”.
Vì vậy tôi mong mỏi quý Ngài sớm lấy quyết định bãi bỏ án tử hình. Đối với hiện trạng ở nước ta, án tử hình mang trong nó hai mầm mống nguy hại, phi nhân bản. Bất sát, không giết người, là tinh túy của nền đạo lý Đông Phương. Cho nên, lưu án tử hình là thất nhân tâm và đi ngược đạo lý truyền thống. Lại nữa, trong một quốc gia chưa tôn trọng pháp quyền, chưa chấp nhận tam quyền phân lập như nước ta, việc xử án bất minh dẫn đến hành động giết người vô tội hay không đúng tội. Cho nên, lưu án tử hình là gây nhân không tốt làm gia tăng hậu quả của tội ác.
Lời ngay thật đầu năm của kẻ tu hành, mong các Ngài lưu tâm giải quyết, để nước Việt bắt kịp kỷ nguyên mới của thế giới năm 2000. Một thế giới vừa thủ tiêu xong thế lưỡng cực phân tranh, khiến cho nhìn đâu cũng chỉ thấy kẻ thù phải thanh toán, tàn sát, thay vì đón nhận tứ hải giai huynh đệ, hay tay bắt mặt mừng với người cùng nòi giống phải cưu mang.

Trân trọng kính chào quý Ngài.
Viện trưởng Viện Hóa Đạo Sa môn Thích Quảng Độ (ấn ký)

Bản sao:
- Kính gởi Viện Tăng Thống để kính thẩm tường
- Văn phòng II Viện Hóa Đạo GHPGVNTN tại Hoa Kỳ để thẩm tường
- Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế tại Paris để phổ biến
- Lưu hồ sơ

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
John Andrew Jackson vừa chào đời đã mang phận nô lệ, và được định sẵn là sẽ dành trọn kiếp sống tủi nhục trên những cánh đồng bông vải ở Nam Carolina. Nhưng, không cúi đầu trước số phận, Jackson đã thoát khỏi cảnh nô dịch, trở thành một diễn giả và văn nhân có ảnh hưởng lớn đến phong trào bãi nô. Ông cũng là nguồn cảm hứng cho tác phẩm kinh điển Uncle Tom's Cabin (Túp Lều của Chú Tom) của Harriet Beecher Stowe, xuất bản năm 1852. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về chế độ nô lệ này được nhiều sử gia đánh giá là đã góp phần thúc đẩy cuộc Nội chiến của Hoa Kỳ.
(Little Saigon-VB) - Để đánh dấu 70 năm cuộc di cư Bắc Nam hậu Hội nghị Geneva; và cùng nhìn lại sự kiện Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam dưới thời VNDCCH với tác động, hệ lụy trên cả nước đối với quốc gia, dân tộc Việt, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt, Trung Tâm Việt Nam ĐH Texas Tech, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ ĐH Oregon phối hợp tổ chức Triển Lãm Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt và Cuộc Di Cư 1954: Hai Biến Cố Thay Đổi Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại vào hai ngày: Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8: Cải cách ruộng đất và đấu tranh giai cấp ở miền Bắc Việt Nam, 1953-1957; Chủ nhật, ngày 18 tháng 8: Cuộc di cư của gần 1 triệu người từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954 tại Bowers Museum 2002 N. Main St, Santa Ana, CA 92706.
Ở Hy Lạp thời cổ đại, Thế vận hội Olympics không chỉ là sự kiện để các vận động viên thể hiện sức mạnh và tài năng, mà còn là dịp để những tâm hồn thi ca tỏa sáng – họ sẽ mang những vầng thơ của mình xướng lên trước đám đông khán giả đang háo hức. Và thời đó, các vận động viên cũng thường cậy nhờ những thi sĩ nổi tiếng sáng tác những bài thơ ca ngợi chiến thắng vinh quang của mình. Sau đó, những bài thơ này sẽ được các dàn hợp xướng biểu diễn trong các buổi lễ long trọng. Có một thời văn-võ đã song hành với nhau như thế.
Kể từ khi thượng nghị sĩ JD Vance được chỉ định làm ứng viên phó tổng thống của Donald Trump, các nhà bình luận đã xem xét lại cuốn hồi ký “Hillbilly Elegy” năm 2016 của Vance để tìm hiểu về bối cảnh chính trị hiện nay của Hoa Kỳ. Tám năm trước, Vance là người không bao giờ chấp nhận Trump (Never-Trumper), từng so sánh chủ nghĩa Trump (Trumpism) với “heroin văn hóa,” trong một bài viết trên tạp chí The Atlantic. Tuy nhiên, cuốn hồi ký của Vance là một tài liệu quan trọng để giải thích tại sao chính trị Hoa Kỳ ngày nay lại chuyển hướng ủng hộ Trump.
Từ khi Julius Caesar lìa đời với câu “Et tu, Brute?” (xin tạm dịch: “Cả ngươi nữa sao, Brutus?”), các vụ ám sát chính trị đã không phải là chuyện gì hiếm có. Nhưng liệu với sự phát triển của xã hội thời hiện đại, số lượng các vụ ám sát chính trị có giảm bớt hay không? Liệu vụ ám sát bất thành cựu Tổng thống Donald Trump có phải là một sự kiện ngoại lệ trong các nền dân chủ hiện đại?
Hình ảnh của súng trường bán tự động AR-15 xuất hiện khắp nơi trong đời sống công cộng của nước Mỹ: các nghị sĩ Cộng hòa đeo những chiếc huy hiệu hình AR-15. Cờ Liên minh bay với hình bóng của một khẩu AR-15 và dòng chữ "come and take it" bên ngoài Điện Capitol trong cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1. Chúng cũng được sử dụng để kêu gọi các biện pháp an toàn súng nghiêm ngặt hơn.Vào thứ Bảy vừa qua, khẩu AR-15 xuất hiện trên chính trường Mỹ theo một cách khác – là vũ khí được sử dụng trong vụ ám sát cựu tổng thống Donald Trump.
Campuchia có kế hoạch xây dựng kênh đào Funan Techo Canal (FTC) dài 180 km (110 dặm) từ thủ đô đến bờ biển trên Vịnh Thái Lan, một dự án trị giá 1,7 tỷ USD nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc vận chuyển hàng hóa qua các cảng ở Việt Nam. Nhưng bài phân tích này kết luận rằng kế hoạch FTC không khả thi về mặt tài chính, sẽ có tác động môi trường nghiêm trọng và sẽ làm tình trạng khan hiếm nước ở hai nước hạ lưu thêm khắc nghiệt khi mực nước sông Mekong đã hạ xuống cực kỳ thấp dưới kỷ lục thấp nhiều năm liền rồi. Lập luận của chính phủ Campuchia rằng kênh đào sẽ làm cho vận tải hàng hóa rẻ hơn là điều không thế có, tính toán sơ bộ của tác giả cho thấy cước phí vận chuyển hàng hóa qua kênh này sẽ cao hơn so với qua các cảng ở Việt Nam để đến các nước có Mậu dịch nhiều nhất với Campuchia.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 2022, ngay trước khi xâm chiếm Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh, nơi ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký một văn bản ca ngợi mối quan hệ đối tác “không giới hạn”. Hơn hai năm kể từ ngày đó, Trung Quốc đã từ chối lên án cuộc xâm lược và giúp Nga nhận được trang thiết bị, từ các động cơ máy cho đến máy bay không người lái, những thứ rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh.
Khi đọc truyện cổ thế giới, chúng ta thường gặp một số cổ tích, trong đó chim quạ cũng biết nói, cũng giao tiếp với người. Những chuyện như thế rất là bình thường trong quan điểm Phật giáo, đặc biệt là trong các truyện Bản sinh (Jātaka) ghi lại các kiếp tiền thân của Đức Phật. Tất cả chúng sanh được tin là những vị Phật và Bồ-tát sẽ thành. Nơi đó, chữ “chúng sinh” có nghĩa là người và thú, là chim, khỉ, ngựa, cá, voi, cọp… Quan niệm đó cũng là cội nguồn của hạnh ăn chay, tránh ăn thịt. Thực tế, Đức Phật cho ăn thịt với điều kiện là Tam tịnh nhục: Kinh Jivaka Sutta ghi rằng, “Thịt có ba trường hợp không nên dùng, khi nhìn thấy, nghe thấy hoặc khi nghi ngờ (có một con vật đã bị giết cho mình ăn)…” Về sau, Phật giáo Đại thừa đưa ra quan điểm ăn chay tuyệt đối. Nghĩa là, loài vật với người là bình đẳng, như là chúng sinh.
Vòm nhiệt (heat dome) là hiện tượng thời tiết khi có một vùng áp suất cao trong khí quyển giữ chặt nhiệt lại trong một khu vực. Để dễ hiểu hơn, quý vị có thể hình dung Vòm nhiệt giống như một cái nắp vung khổng lồ đậy kín cả một khu vực, không cho không khí nóng thoát ra. Không khí nóng bị ứ đọng lại một chỗ (trời đứng gió), không thể thoát ra ngoài, sẽ làm cho khu vực đó trở nên nóng hầm hập.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.