Hôm nay,  

Chỉ Có Tánh Không Mới Đối Trị Được Tánh Người

04/08/200700:00:00(Xem: 38753)

Làm thế nào để sự sáng suốt không bị thói quen lấn áp hay nắm chủ quyền của thân tâm tạo ra những chuỗi suy nghĩ đưa đến lời nói hay hành động sai lầm"

Có biết bao người sáng suốt đã quên mình, có khi đã đi lạc hướng chỉ vì bị TÁNH hay THÓI QUEN dẫn đi một con đường khác, phát ra những lời nói khác hay những hành động khác mà họ đã quyết định không nói hay không làm.

Sự sáng suốt hay cái thấy ngay tức khắc, không qua quá trình lý luận của lục căn lục trần, hoặc đã qua khảo sát của lục căn lục trần; để hiểu biết và có hành động và suy nghĩ đúng, nhằm không tạo ra những hệ lụy, hệ luận dây chuyền gây xáo trộn nội tâm và ngoại cảnh trong đó có người xung quanh.

Có phải người tu tập phải đối phó với một chướng ngại lớn nhất trong đời mình đó là TÁNH"

Cái tánh gần như là thay vì cầm đũa tay phải, viết tay phải thì nay phải đổi sang cầm đũa và viết tay trái.
Thật khó khăn khi thay đổi tánh người, hay thói hư tật xấu.

Làm sao để đổi một tánh người một cách thật sự, chứ không phải đổi bên ngoài để làm cảnh, mà bên trong vẫn hậm hực, đè nén – còn được gọi là giả hình"

Tánh người dễ nhận thấy qua các cuộc va chạm từ tư tưởng lời nói hay hành động.

Khi ta còn có phản ứng thì “tánh không” vắng bóng. Chỉ có “tánh không” mới đối trị được TÁNH NGƯỜI. Tánh người phản ứng theo tiến trình hỉ nộ ái ố, thất tình lục dục. Cái tiến trình này lặp đi lặp lại hoài hoài sẽ trở nên TÁNH.

Tất cả con người đều sống với tiến trình này từ khi có trí khôn và biết cảm giác. Tánh phát triển theo gia đình, xã hội, vân vân... cộng với di truyền chủng (gene) của cha mẹ ông bà dòng họ.

Tiến trình trên được thực tập và tạo ra qua lục căn, các giác quan, và ăn sâu vào trí não, và các phản ứng của cơ năng, tức lục trần, để nhận biết theo mỗi cá nhân để tạo ra một bản chất của người đó.

Bản chất hay là tánh khó sửa nhất của một con người. Nhiều người tu rốt ráo, tưởng đã đạt được không tánh, đạt đạo, đi đến đích. Rốt cuộc lại rớt vì Tánh.

Sự thất bại của người tu học vì Tánh không phải là họ muốn đi ngược lại hay bị thoái hóa sụt lùi, mà chỉ vì trong một phút chốc thiếu sáng suốt. Như ngọn đèn bị tắt lúc ta bất cẩn hay thiếu dầu.

Người tu học phải luôn châm dầu cho ngọn đèn bằng nghị lực và sự cương quyết không lùi bước bởi Tánh cũ của mình. Tánh cũ chỉ là một tiến trình máy móc như một nhu liệu đã được cài sẵn trong bộ máy người của ta. Nó hoạt động một cách vô tư không phải thương hay ghét ai, mà nó nhận và ứng phó tự nhiên.

Nếu ta biết nhu liệu do ta cài đặt trong bộ máy người của ta một cách rõ ràng thì ta sẽ nhanh chóng nhận diện nó, và dĩ nhiên là ta không cho nó nắm tình hình để phát khởi tạo những hệ lụy cho ta và cho người quanh ta.

Tóm lại, biết rõ ta thì trăm trận trăm thắng. Nếu không biết rõ bộ máy người của ta thì có lúc bất ngờ ta sẽ chết, sẽ thân bại danh liệt vì nó đứng lên nắm chủ quyền điều khiển ta.

Khi nhìn ta rõ hơn ắt ta sẽ nhìn người rõ hơn. Đó là câu “Biết Ta, Biết Người.”
27-7-2006  

trich http:// nguyenhuynhmai.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Muốn giữ vẹn đạo làm con thì bất cứ ai hễ là con người thì cũng phải lo tròn chữ HIẾU. Đặc biệt, trong nền luân lý Đông phương nói chung và Việt nam nói riêng, chữ Hiếu được xem là trọng yếu. Như chúng ta đều biết, Hiếu là tình cảm yêu thương tha thiết đậm đà, thiêng liêng cao quý của con cái
Những sự xúc động, những tình cảm vui buồn bởi cách cư xử đối với nhau khó mà cảm nhận rõ ràng trong những lúc bình thường chưa có biến cố gì, hoặc nếu có thì chỉ sơ sơ thôi, thì cái tình thương yêu, lòng hiếu thảo, điều ân nghĩa, cùng mọi sự ăn năn, hối hận đối với người thân như cha mẹ, vợ chồng, con cháu, họ hàng, bạn bè v...v… ít
Khu vực tôi ở có một con đường hai hàng thông cổ thụ, tàn lá giao nhau như lọng che, vừa tạo nét đặc thù, vừa luôn luôn cho bóng mát. Tôi lò dò mua căn nhà ở đây cũng vì cái lọng che lồng lộng giữa không gian, thoảng hương thông ngan ngát này. Có lẽ cũng vì con đường đẹp và râm mát nên rất nhiều người đi bộ chọn đi ngang đây. Tôi nghĩ
Tháng bảy hằng năm là ngày giổ của mẹ và năm nào cũng vậy, cứ đến ngày này ở Phan Thiết, cả gia đình xa gần tụ họp về căn nhà cũ, để cùng ôn lại quảng đời cơ cực của mẹ mà khóc. Riêng tôi, đời tên lính già biệt xứ, không nhà, mất nước, từ lâu chỉ còn biết rửa mặt bằng lệ mắt, để thay cho lòng hối hận của một đứa con
Ni-sư Chân Phước, vị nữ tu mà tôi yêu quý như mẫu thân, là một người tài hoa nhưng rất khiêm nhường, trầm lặng. Ni-sư là tác giả tập thơ “Đường Về”,
Đây là câu kết bài thơ không đề của Liên Ẩn Thiền Sư. Nội dung bài thơ rất đơn giản, ngôn từ mộc mạc, thân thương như những lời nhắc nhở của thầy với trò, của cha mẹ với con cái, của bằng hữu với thân quen .... tùy người đọc đứng ở góc độ nào cũng cảm nhận được năng lượng truyền từ đối tượng mình. Bài thơ chỉ có thế
Suốt chặng đường đời, trong chúng ta, biết bao lần đã cất bước đi về   Đông, tạt qua Tây, xuống Nam, lên Bắc; chúng ta đi vì đủ mọi lý do, vì nhu cầu, vì hoàn cảnh, vì sự đẩy đưa của tình thế, vì cả sự tò mò, mạo hiểm ...... Nhưng chúng ta được sinh ra, rồi đến và đi như mơ, cõi ta-bà là một giấc mơ dài, là một cơn đại mộng
- Thời còn cắp sách đến trường trung học, tôi mê nhất cuốn tiểu thuyết dã sử Tiêu Sơn Tráng Sĩ của Khái Hưng
Có một vấn đề vô cùng quan trọng và cũng hết sức gần gủi với nếp sống đạo đức luân lý
Là truyền nhân dòng Thiền Vân Môn Trung Hoa từ Thiền Sư Phật Nguyên, Thầy Trí Châu hiện đang hoằng pháp ở Quận Cam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.