Hôm nay,  

Anh Hùng Đông A : Gươm Thiêng Hàm Tử

19/04/200900:00:00(Xem: 8048)

HỒI THỨ NĂM MƯƠI HAI<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

 

Văn nghệ thời Đông A

(tiep theo)

 

 

Quân dân đời Trần rất gần nhau. Người dân thấy đoàn người ngựa, gươm đao, giáp trụ sáng choang, hằng chục xe song mã qua sông; họ hướng mắt nhìn bằng vẻ thân thiết, rồi tránh sang vệ đường vẫy tay chào. Đám trai tráng còn bỏ công việc hàng quán, ra giúp quân, phụ mã phu đẩy những cỗ xe nặng nề.

 

Sứ đoàn đi sau đội Kị binh. Vũ Uy vương, Dã Tượng mặc quần áo nâu như nông dân. Tạ Quốc Ninh mặc như một nho sĩ. Vương phi mặc võ phục của đệ tử phái Mê linh. Người ngoài cuộc tưởng bốn người với đội hộ vệ là hai nhóm người khác nhau.

 

Những đứa trẻ chào mời khách thấy bốn người cỡi ngựïa thì ào tới nắm dây cương:

 

– Các ông ơi mua mía đi, mía ngọt lắm.

 

– Các chú ơi, mua bánh gai đi. Bánh gai Thiên trường vừa thơm vừa ngọt.

 

Cô bán bún chả tuổi khoảng hai chục, tay quạt, tay trở những xâu thịt:

 

– Mời khách quan xơi bún chả đi. Bún chả Thăng long thơm ngát, béo ngậy đi.

 

Một bà tuổi trên dưới bốn chục, ngồi trong quán đon đả:

 

– Chả rươi Thiên trường đi, rươi tươi làm với trần bì chính tông, thơm ngon tuyệt trần. Không ngon, không lấy tiền.

 

Ngay sát mé sông là một Quán văn với tấm bảng sơn son thiếp vàng có bẩy chữ:

Thiên Thư thính văn tụng phú quán,

(Quán sách trời, nơi đọc văn, tụng phú)

 

Nét chữ sắc như gươm. Trước quán bầy mươi cành đào, mấy chậu cúc Vạn thọ, mấy chậu quất trái vàng óng ánh, hai ba cái vại lớn thả cá chép vàng. Giữa quán có một bàn thờ giản dị, một bài vị với bẩy chữ:

Liệt tổ Đại Việt chi linh vị,

 

Cạnh bài vị, một lư hương, khói bốc nghi ngút. Trên bàn thờ bầy la liệt sách, có khổ lớn, có khổ nhỏ, có sách dầy, có sách mỏng. Trong quán có hốn hàng ghế, mỗi hàng năm ghế. Mỗi ghế ngồi được năm người. Khách khoảng gần trăm, đủ loại già, trẻ, nam nữ đang uống trà, nghe thầy đồ kể truyện.

 

Trên một vách ngang treo khá nhiều bút thiếp, vách đối diện treo hai cây cung của Mông cổ, một thanh đao, một thanh kiếm. Lại có chiếc sập, với năm nhạc công, một ca nhi ngồi chờ tấu nhạc.

 

Một trung niên nam tử, trang phục như nho sĩ, dường như là chủ quán, đứng trước cửa, tay cầm cành đào, hoa nở đỏ rực:

 

– Hoa đào Thụy khuê đây. Đào nở mừng chiến thắng Đông bộ đầu này. Mời quý khách vào quán trước xin xâm đầu năm, sau nghỉ chân, ngắm hoa, nghe thơ, thưởng thức âm nhạc.

 

Thấy sứ đoàn, anh ta mở to mắt nhìn, chau mày phỏng đoán, phân biệt xem bốn người là loại người nào" Nhưng dường như anh ta không đoán ra được.

 

Vương phi Ý Ninh thấy vui vui hỏi anh ta:

 

– Này anh! Anh mời chúng tôi mua hoa đào hay nghe âm nhạc" Anh cho biết cao danh quý tính đi!

 

Thấy một phụ nữ trẻ lưng đeo kiếm, mặc võ phục, anh ta trả lời với ngôn ngữ khách khí:

 

– Thưa phu nhân kẻ hèn này chỉ là một nho sinh, thì làm gì có danh mà cao, có tính mà quý. Xin phu nhân cứ gọi là Nho Lâm đi. Kính mời phu nhân vào quán xơi nước, trước nghe hát, sau mua đào.

 

– À! Thì ra anh cũng thuộc hàng tao nhân, mặc khách đấy. Tôi hỏi anh câu này nhé: hoa đào là hoa đào, cứ xuân đến thì đào nở, tại sao anh bịa ra rằng hoa đào nở mừng chiến thắng Đông bộ đầu" Anh nói điêu rồi.

 

Tất cả khách trong quán thấy có cuộc trao đổi thanh nhã, đều im lặng hướng mắt ra ngoài theo dõi.

 

Nho Lâm chắp tay vái dài:

 

– Thưa phu nhân, mọi năm phải cuối tháng giêng thì đào mới nở. Thế mà hôm nay là ngày rằm, đào đã trổ hoa rực rỡ thế này đây! Như vậy là hoa nở để chào mừng chiến thắng, thực rõ ràng. Giá ba đồng một cành. Tôi không hề nói điêu.

 

Vương phi móc túi trao cho Nho Lâm ba đồng, rồi tiếp lấy cành đào:

 

– Ừ thì anh không nói điêu. Nhưng anh nói sai rồi. Đại Việt chúng ta chiến thắng bẩy trận: Thảo nguyên, Bình lệ nguyên, Phù lỗ, Cụ bản, Thăng long, Đông bộ đầu, Đồng văn. Trong đó Đông bộ đầu chỉ là một trận thôi. Vậy đào nở để mừng chiến thắng toàn quốc mới phải chứ!

 

Nho Lâm mỉm cười cố cãi:

 

– Dạ thưa phu nhân, trong bẩy trận, thì sáu trận lúc đầu ta thua, sau mới thắng. Chỉ duy trận Đông bộ đầu là ta toàn thắng mà không bại. Đây là Thăng long mà, Đông bộ đầu thuộc Thăng long nên thần sông Tô lịch, Thần hồ Tây, thần Trấn quốc sai đào nở sớm mừng chiến thắng Nam quốc sơn hà Nam đế cư đấy.Có phải không phu nhân" Còn một loại đào nở mừng chiến thắng toàn quốc nữa kia! Đó là đào Nguyên Phong.

 

Vũ Uy vương thấy Nho Lâm nói năng văn vẻ thì cùng vương phi, Tạ Quốc Ninh, Dã Tượng vào quán. Một tiểu đồng bưng nước mời khách, nó chỉ một ghế trống:

 

– Kính mời quý khách an tọa. Quý khách xơi nước muồng đi. Nước muồng vừa thơm, vừa dễ ngủ.

 

Vương phi thấy tiểàu đồng dễ thương qúa, phi tát yêu nó rồi tặng cho mười đồng tiền:

 

– Cô mừng tuổi cho con này! Trong quán con có những nước gì"

 

Tiểu đồng khoanh tay cúi đầu:

 

– Thưa cô có các loại nước sau đây: Nước vối hơi đắng ngủ ngon, dễ tiêu. Nước chè tươi tỉnh trí, lợi tiểu. Nước gạo rang với gừng khô ấm bụng. Nước pha con lấy trong giếng đấy. Chứ nước sông Hồng thì hôi, tanh lắm.

 

– Sao thế"

 

– Dạ cách đây hơn tháng, trong trận Đông bộ đầu, người ngựa Mông cổ bị quân ta giết, xác trôi dầy sông. Nước sông dơ bẩn, cho đến nay cũng chưa sạch.

 

Vương hỏi Nho Lâm:

 

– Đào Nguyên Phong nở mừng chiến thắng toàn quốc đâu" Nếu anh có loại đào đó đưa ra đây tôi xin mua hết!

 

– Xin khách quan giữ lời hứa nhá!

 

Cả quán cùng ồ lên một tiếng, theo dõi.

 

Nho Lâm phất tay. Tiếng nhạc vang lên. Một cô gái tuổi khoảng 17-18, áo cánh nâu, váy lụa đen cất tiếng hát. Cô có đôi môi hồng, làn da trắng mịn, ánh mắt sáng ngời, hai má lủng đồng tiền đỏ au. Tay cô cầm cặp chũm chọe, vừa hát vừa đánh, đầu gật gù, cái đuôi gà càng thêm duyên dáng. Cạnh cô, là năm nhạc công. Một người đàn ông đánh trống cái, một người khuya chiêng, một người kéo nhị, một người thổi sáo. Một người đàn bà trung niên bật trống cơm. Mọi người im lặng thưởng thức bản nhạc. Đó là bản nhạc chiến thắng mới được sáng tác ngay trong đêm vây Mông cổ tại Đông bộ đầu.

 

Tay bưng bát nước muồng nóng, vương lắng tai thưởng thức âm điệu hùng tráng. Khi thì như tiếng gươm, tiếng giáo chạm nhau choang choảng. Khi thì như muôn ngàn tiếng quân reo, ngựa hí. Khi thì rầm rập như vó ngựa phi. Tất cả cử tọa đều bị tiếng đàn, tiếng hát khiến máu trong người chạy rần rật. Rồi không ai làm chủ được mình, tay múa, chân dậm, hò hét theo. Công lực cao thâm, thần trí cực mạnh như Vũ Uy vương, vương phi, Tạ Quốc Ninh, Dã Tượng mà cũng hòa theo, hát với thanh âm hùng tráng.

 

Từ hồi thơ ấu vương từng được nghe đội nhạc Hoàng cung tấu, được nghe mẫu thân hát đủ mọi điệu hát dân gian cũng như cung đình. Vương còn được học xử dụng tất cả các nhạc khí Đại Việt, vì vậy vương nhận ra năm nghệ nhân đều là những người tài hoa khó kiếm.

 

Bản nhạc dứt, cô gái ngừng hát, ngừng múa, mồ hôi lấm tấm trên trán, sắc mặt đỏ tươi, càng tăng thêm vẻ đẹp của cô. Người người rừng rực như vừa uống một chung rượu.

 

Vương phi Ý Ninh hỏi:

 

– Này cô em! Bài hát vừa rồi rõ ràng là bài Đông bộ đầu trảm Thát đát (Giết Thát đát tại Đông bộ đầu). Sao nhịp điệu lại thay đổi đi khá nhiều vậy"

 

– Dạ, quả là bản nhạc đó, nhưng em đổi đi một chút cho thêm hùng khí.

 

Chợt vương phi Ý Ninh thấy sau chỗ cô gái ngồi có mấy chữ Nôm:

Thanh Ngoan, mười tám mùa xuân, tìm người cùng tát biển Đông.

 

Phi đưa mắt nhìn vương rồi dùng lăng không truyền ngữ nói với vương:

 

– Anh có chú ý giòng chữ không" Thì ra cô gái này tên Thanh Ngoan, 18 tuổi. Cô không phải con hát, mà ra đây tuyển phu.

 

Vương dùng Lăng không truyền ngữ hỏi lại:

 

– Sao em biết cô ấy tuyển phu"

 

– Anh không thấy sao" Cô ấy tìm người cùng tát biển Đông, chữ này lấy ý trong câu tục ngữ: Thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

 

– Anh chưa học chữ Nôm thành ra đọc không hết 12 chữ kia. Anh đọc được chữ thanh, còn chữ Ngoan thì nào có biết! Em thử hỏi xem cô ca nhi này có đúng tên Thanh Ngoan không" Biết đâu Thanh Ngoan là người khác, không có mặt ở đây thì sao"

 

Vương phi hỏi cô gái:

 

– Này cô em! Bây giờ em hát một bài nhẹ nhàng đi.

 

Cô gái đưa mắt cho ban nhạc, một người đánh trống mảnh, một người kéo nhị, một người thổi sáo, một người đánh đàn bầu. Người đàn bà vẫn bật trống cơm. Cô gái gõ phách, rồi cất tiếng hát. Mở đầu là bốn câu thơ lục bát, cô hát theo điệu ru em mượt mà. Hết bốn câu, cô đổi sang điệu hát rất lạ, rất êm dịu.

 

Bản nhạc hết, vương phi Ý Ninh hỏi:

 

– Em ơi! Bài hát vừa rồi theo điệu gì vậy" Tôi chưa từng nghe qua.

 

Cô gái nhoẻn miệng cười, đôi mắt có đuôi càng thêm duyên dáng:

 

– Thưa đó là điệu hát Xẩm đấy ạ.

 

Phi khen:

 

– À, xung quanh tôi người ta nói đến hát Xẩm hoài, bây giờ tôi mới được nghe <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />em hát. Emhát hay thực, bỏ xa các ca nhi mà tôi từng được nghe. Này em, hát Xẩm là điệu hát dành cho người nghèo, xin tiền. Em có nghèo đâu mà cũng hát Xẩm. Em đẹp lồ lộ, tươi thắm như hoa đào, hoa lý (mận)thì phải gọi là hát Đào hoa, hoa Lýhoa mới đúng.

 

Cô gái cười, ánh mắt lung linh như nước hồ thu, chắp tay vái vương phi:

 

– Thưa phu nhân, hát Xẩm là điệu hát dân gian, không biết ai là tác giả, có từ bao giờ. Thế nhưng người ta cứ phong cho Trương Chilà tác giả. Trương Chilà nhạc sĩ tài hoa thời vua Hùng. Nếu đúng như thế thì hát Xẩm có từ thời vua Hùng.

 

Tạ hầu xen vào:

 

– Tuy đến nay sử sách không ghi rõ ràng, nhưng trong bộ Lĩnh Nam mật sử, phần Bắc bình vương thế gia chép rằng hồi niên thiếu, khi vương qua bến đò đi Cổ loa thì gặp một cặp vợ chồng hát Xẩm tên là Chu Thổ Quan. Như vậy hát Xẩm ít nhất có vào thời vua Trưng (39-43 sau Tây lịch).*

 

Ghi chú,

 

* Bắc bình vương Đào Kỳ là đại anh hùng trong cuộc khởi nghĩa của vua Trưng. Ngài lĩnh chức Đại tư mã tương đương với ngày nay là Tổng tư lệnh quân đội. Vương phi là Nguyễn Phương Dung lĩnh chức Tể tướng triều Lĩnh Nam. Hiện (2001) đền thờ hai vị còn tại Lộc hà, Hội phụ, Lê xá, Thị thôn thuộc Cổ loa Hà nội. Xin xem Anh hùng Lĩnh Nam, Động đình hồ ngoại sử, Cẩm khê di sự, cùng tác giả.

 

Dã Tượng thấy cô gái quá trẻ, xinh đẹp mà kiến thức rộng, chàng hỏi:

 

– Cô ơi, tại sao tại các con đò qua sông, trước các đền chùa, nhất là ngày mùa, tôi thấy người hát Xẩm đều nghèo, đi xin ăn. Mà ở đây cô cũng là Xẩm, vậy cô là Xẩm giầu, Xẩm đẹp sao" Cô đẹp thế kia mà đi hát Xẩm thì nên gọi là Xẩm tiên nga mới đúng.

 

– Anh đặt câu hỏi như vậy thì anh từng nghe hát Xẩm nhiều rồi. Em đâu phải Xẩm. Xẩm chỉ là một điệu hát thôi. Còn em, em biết hát tất cả các điệu hát Đại Việt như Quan họ, Đò đưa, Ả đào, Sa mạc. Lại còn hát Lý, hát chăn trâu.

 

Xuất thân là mục đồng chăn trâu, rồi thành tướng Ngưu binh, Dã Tượng thuộc hàng trăm bài hát nghêu, hát đồng, hát ghẹo, hát gọi, hát đố. Chàng rút ống sáo đeo trước ngực ra thổi theo điệu Hát Nghêu. Lập tức cô gái cất tiếng hát theo:

Hôm nay trời nắng, gió êm,

Cỡi trâu, gõ sừng, ấy a, ta quên nhọc nhằn.

 

Dã Tượng khen:

 

– Giọng cô tốt quá. Thế tôi hỏi cô câu này nghe: tại sao thì Xẩm hầu lại gồm tất cả các điệu Quan họ, Ả Đào, Hát lý, Hát trống quân"

 

– Anh ơi, Hát Xẩm là diệu hát dân gian . Vì vậy Hát Xẩm rất phong phú có thể dùng tất cả thể loại thơ văn biến ra. Như bài hát Đông bộ đầu giết Thát đát, từ nguyên tác em có thể biến thành điệu hát Xẩm, nhưng không còn hùng tráng nữa. Bây giờ em xin hát một bài hát Ả Đào, mời anh nghe.

 

Nàng phất tay, rồi gõ phách, các nhạc công cùng tấu nhạc hòa lẫn vào nhau, nàng cất tiếng hát:

 

Lĩnh-Nam là đất anh hùng,

Vua Bà ngự trị, một lòng thương dân.

Mê-linh khởi nghĩa,

Ánh trăng soi, lửa chiếu đến ngang trời.

Vua Bà cầm bảo kiếm, quyết một lời:

Thề đem sức, giúp đời dành tự chủ.

 

Nhân sinh tự cổ thùy vô tử,

Lưu thủ đan tâm chiếm hãn thanh.*

 

Khi đuổi giặc, rồi thì đất tổ thái bình,

Đem tất cả hùng tài dựng lại nước.

Tài không thiếu, đức cũng đủ, dư thừa phương lựơc,

Chỉ hiềm vì, thế nước đã suy vi,

Cẩm-khê sóng cả bốn bề,

Anh hùng gieo xuống, hồn về cõi tiên.

Nghìn năm lịch sử ghi tên.

 

 

* Người ta sinh ra, ai mà không phải chết, nhưng phải sao lưu chút lòng son với đời sau (thẻ tre).

 

Tạ hầu cười:

 

– Cô ơi! Cô hát hay quá. Nhất là hai câu mưỡu cô lên cao đến như vậy, tôi chưa từng nghe qua. Điệu hát vừa rồi là điệu hát Ả Đào còn gọi là Ca trù. Còn nội dung bài hát là nói về cuộc khởi binh của vua Trưng. Đâu phải hát Xẩm"

 

Cô gái lại gõ phách, năm nhạc khí lại tấu lên, cô biến bài Ca trù thành điệu hát Xẩm.

 

Dã Tượng chắp tay xá cô gái:

 

– Tuổi cô còn trẻ, mà tài thì lại cao, nhất là cô làm chủ một tấm nhan sắc tươi như hoa, thanh thoát như cỏ non đầu xuân. Xin bái phục.

 

Vương phi Ý Ninh móc trong bọc ra một nén bạc, nắm lấy tay ca nhi, bỏ vào, mỉm cười:

 

– Chị biếu em đấy. Em hát hay, lại xinh đẹp thế này. Nếu chị là trai, chị quyết xung vào đội quân Bắc cương đánh giặc lập công. Đức vua ban cho chức tước gì chị cũng không nhận. Chị chỉ xin cưới em làm vợ thôi. Được làm chồng em, thì lệnh vua bảo chị xung vào trăm nghìn đao kiếm, vạn vạn mũi tên chị cũng sẵn sàng.

 

Nói rồi tay trái phi nâng cằm cô gái, tay phải sẽ tát yêu một cái.

 

Một nho sinh khá lớn tuổi ngồi trong hàng ghế đầu tiếp lời:

 

– Nhưng nay giặc bỏ chạy rồi, thì dù có muốn làm anh hùng giết giặc cũng không dễ. Tôi e phải sang Mông cổ tìm giặc.

 

Một trung niên nam tử mặc võ phục cấp Tá lĩnh xen vào:

 

– Biết đâu giặc bị thua chạy về, chúng sẽ kéo cả ổ sang trả thù thì sao"

 

Thấy Nho Lâm đang ngây người ra nhìn cử chỉ từ ái của phi. Vương hỏi y:

 

– Anh nói đào Nguyên Phong. Đâu" Đào mừng chiến thắng toàn quốc mang tên Nguyên Phong của anh đâu"

 

Anh ta chỉ vào hai má cô gái hây hây hồng:

 

– Thưa quan khách đây là hai chùm đào chiến thắng thời Nguyên Phong đấy ạ.

 

Anh ta lại chỉ vào vương phi :

 

– Hai chùm đào chiến thắng của phu nhân mới thực là đẹp. Tôi e xuất hết kho vàng thiên hạ cũng không mua được.

 

Tuy kiếm thuật thần thông, tuy được phong tước Hồng Đức, Trang Duệ, Vũ Thắng công chúa ; rồi trở thành vương phi, địa vị cực cao quý. Nhưng giữa Quán văn, được một nho sĩ ca tụng sắc đẹp của mình, phi cũng không dấu được nét hãnh diện, vẻ e thẹn. Người phi nóng bừng lên, càng tăng thêm vẻ diễm kiều. Phi hỏi cô gái :

 

– Em ! Em tên gì "

 

– Thưa phu nhân, em tên Thanh Ngoan.

 

– À thì ra em đến đây treo bảng tuyển phu đấy.

 

– Sao phu nhân biết"

 

Phi chỉ vào tấm bảng có 12 chữ Thanh Ngoan mười tám mùa Xuân tìm người cùng tát biển Đông:

 

– Thì chị đọc tấm bảng này chứ đâu!

 

Một người trang phục như thương gia hỏi phi:

 

– Trên tấm bảng này tôi chỉ đọc được có mấy chữ thanh, xuân, đông. Còn 9 chữ kia tôi không đọc được. Đó là những chữ gì vậy"

 

– À đấy là chữ Nôm. Toàn bảng là Thanh Ngoan 18 mùa Xuân tìm người tát biển Đông. Thanh, xuân, đônglà chữ Hán, còn lại 9 chữ là chữ Nôm.

 

– Chữ Nôm à" Tôi chưa từng học qua.

 

Nho Lâm giảng giải:

 

– Thời Lĩnh Nam về trước, người Việt mình có chữ Khoa đẩu, tượng thanh. Sau khi Mã Viện chiếm Lĩnh Nam, triều Hán sai thu tất cả sách viết bằng chữ Khoa đẩu gồm mấy vạn bộ: kinh, sử, tử, tập, lại cấm dân chúng học chữ Khoa đẩu. Thế là bao nhiêu văn minh, văn học, kinh điển Việt không còn nữa. Hiện nay trong nước không ai đọc được chữ này nữa. Gần đây các thức giả chế ra chữ mới gọi là chữ Nam, đọc trại đi thành chữ Nôm. Chữ Nôm dùng chữ Hán ghép lại mà thành. Hiện các khóa sinh đều thi nhau học, nhưng chữ Nôm chưa có cấu trúc đầy đủ. Đã có rất nhiều danh tác bằng chữ Nôm.

 

Thanh Ngoan góp ý:

 

– Thưa quý khách, em nghĩ chữ Nôm phải có ít ra mấy trăm năm. Vì sử từng nói đến Bố Cái đại vương. Đại, vươnglà chữ Hán. Còn bố là chỉ cha, cái để chỉ mẹ là tiếng Việt. Lại nữa bài hát Ả Đào vừa rồi bằng chữ Nôm, được làm vào thời vua Lý Thái tổ (1010 - 1028). Vậy thì vào thời này chữ Nôm phải thịnh lắm rồi.

 

Dã Tượng trở lại với lời rao bán hoa đào. Chàng chỉ vào cành đào cắm trong bình, nở đỏ tươi hỏi Nho Lâm :

 

– Dĩ nhiên nhánh đào trên má Thanh Ngoan thì đẹp hơn cành đào này rồi. Nhưng sao anh lại bảo đào trên má thím tôi với đào trên má Thanh Ngoan là đào chiến thắng Nguyên Phong " Nguyên Phong là tên của đức vua mà.

 

– Này quan khách ơi ! Nếu như các trận vừa rồi ta bại hết, thì các bà, các cô sợ xanh mặt ra, sao má có thể nở hoa " Vì ta toàn thắng các bà các cô mới vui. Vui thì má đỏ au lên, tươi thắm hơn bao giờ cả. Còn tại sao danh sĩ trên toàn quốc gọi giai nhân mùa xuân này là đào Nguyên Phong " Thưa quan khách, giai nhân khắp trời Nam mình, hỏi ai không là con của đức vua "

 

Anh ta chỉ vào mấy thiếu nữ ngồi trong quán:

 

– Các cô này đều là con đức hoàng đế Nguyên Phong cả đấy!

 

Vũ Uy vương mỉm cười, móc túi trao cho anh ta một lượng bạc, rồi chỉ vào cành đào lớn nhất :

 

– Giỏi ! Tôi xin mua cành đào Đông bộ đầu này.

 

Dã Tượng chỉ vào ca nhi Thanh Ngoan:

 

– Tôi muốn mua hai cành đào trên má giai nhân này, anh bán bao nhiêu "

 

Tất cả cử tọa cùng cười ồ lên.

 

Một người đàn bà dường như trên sáu mươi tuổi nói với Dã Tượng:

 

– Cành đào này nghìn vàng chưa dễ mua được. Cậu về đúc nhà vàng đi rồi rước giai nhân cũng chưa muộn.

 

Thấy một thiếu niên thân thể hùng vỹ, nét mặt xạm đen, nhưng khôi ngô, hỏi câu đó, tim Thanh Ngoan đập thình thịch, muốn nghẹt thở. Nàng e thẹn cúi đầu xuống, đôi má đỏ rực lên, trông càng đẹp hơn. Nàng ước thầm:

 

– Giả như mình được làm vợ người này thì không uổng tấm hồng nhan.

 

– Hai cành đào trên má Thanh Nga này đẹp nhất Thăng long đấy cậu ạ.

 

Nho Lâm nói với Dã Tượng : Kẻ phàm phu tục tử thì nghìn vàng cũng không bán. Còn người nào muốn rước hai cành đào trên má Thanh Nga phải thuộc loại ba cóba không.

 

Tạ Quốc Ninh bật lên tiếng la lớn :

 

– Thì ra cô Thanh Ngara Quán văn này để tuyển phu đấy. Hèn gì quán mang tên Thiên Thư. Chữ Thiên Thư lấy trong bài thơ đánh Tống của ngài Thái úy Lý Thường Kiệt thời Anh vũ Chiêuthắng (1075-1076). Tiệt nhiên định phận tại Thiên thư. Tên quán đã có ý nghĩa chiến thắng, mà tên giai nhân còn có ý nghĩa hơn. Trong lịch sử ca nhạc của Đại Việt, kể từ đời Lý đến nay người ta thường lấy nghệ danh khởi đầu bằng chữ Thúy, Thanh, Hồng, Huyền. Quán văn phường Tây hồ có Thanh Hương, Thanh Hoài, Thanh Thúy, Hồng Yến. Quán văn Thụy khê, Thụy hương có Thúy Hoa, Thúy Uyên, Thanh Thanh. Đó là những danh kỹ đời nay. Tôi biết từ xưa đến giờ ít ra mười người lấy nghệ danh là Thanh Nga. Mà Thanh Nga nào cũng khiến cho các danh sĩ thầm yêu, trộm nhớ. Nếu bây giờ cô tuyển được một đấng anh hùng cùng tát biển Đông thì trăm năm sau, nghìn năm sau không thiếu danh kỹ lấy tên Thanh Nga.

 

Nói đến đó trong lòng hầu lại quặn đau, tưởng nhớ lại năm trước hầu từng đến Quán văn Tô lịch dự tuyển phu của đệ nhất danh kỹ Hoàng Hoa, rồi nàng trở thành vợ của hầu. Giữa lúc vợ chồng đang hưởng tuần trăng mật, tình yêu mặn nồng, dạt dào thì Mông cổ tràn vào Thăng long. Hoàng Hoa bị chúng bắt đi mất, cho đến nay vẫn không có tin tức gì.

 

Nho Lâm chỉ vào mấy thiếu niên trẻ, trong đó có viên Tá lĩnh:

 

– Bẩy vị này cũng đã ứng tuyển, nhưng không đủ điều kiện đấy.

 

Qua đối đáp của Tạ Quốc Ninh với Nho Lâm, Vũ Uy vương chợt nhớ lại truyện tình của phụ hoàng với vương mẫu. Trước kia, người Thăng long thường khinh khi những nghệ nhân, gọi họ là bọn xướng ca vô loài. Nhưng từ sau khi vương mẫu gặp phụ hoàng, rồi tiến cung, thì những người hát rong không còn bị coi rẻ nữa. Họ kết nhau lại thành phường, lập ra những Quán văn. Trên toàn quốc, các trấn, các phủ, danh sĩ thi nhau lập Quán văn. Một luồng gió Văn học, Văn nghệ như trăm hoa đua nở. Chủ quán thường là nho sĩ, hoặc các thầy đồ. Họ mượn những thiếu nữ xinh đẹp, hằng ngày đọc sách cho khách nghe. Văn nhân, danh sĩ thường đến các Quán văn nghe thiếu nữ đọc sách. Họ còn cùng nhau xướng họa thi phú, cùng đàm đạo thế sự, nghe hát. Những cô gái có nhan sắc đua nhau đi học hát, đến các Quán văn đọc sách, ca hát cho khách nghe, với ước mong tìm được người có văn học làm chồng. Nhiều cô treo bảng tuyển phu. Rất nhiều cô gái thuộc hàng dân dã, nhờ Quán văn mà một sáng, một chiều trở thành phu nhân, hay vợ những học sinh trường Quốc tử giám. Từ đấy Quán văn mọc lên khắp các phường, nghiễm nhiên trở thành nơi để các giai nhân tuyển phu. Cô bé Thanh Ngoannày không phải ca nhi bình thường, mà là người có lý lịch hẳn hoi, ra đây tuyển phu.

 

Tạ hầu hỏi lại Nho Lâm :

 

– Này anh ! Anh ra điều kiện tuyển phu cho Thanh Nga là ba có, ba không. Thế ba có là có gì " Ba không là ba không gì "

 

– Thưa quý khách! Trước hết hãy nói ba không. Một là không có vợ. Hai là không bệnh tật. Ba là không trốn việc xung quân giữ nước.

 

Hầu mỉm cười gật đầu:

 

– Hay! Trong đoàn của tôi, thì tôi đã có vợ, hơn nữa nhiều vợ; lại có nhiều con, nhiều cháu. Thế thì tôi bị loại rồi. Tiếc quá, cô đẹp thế này, để tôi nhận cô là cháu nội, rồi dẫn lên Bắc cương gả cho một anh hùng bình Mông. Cô biết không, trong trận vừa qua, tại Bắc cương có hơn vạn trai tráng được đức vua khen thưởng đã lập công giết giặc đấy. Cô tha hồ mà chọn. Người xưa nói:

Trai khôn tìm vợ chợ đông,

Gái khôn tìm chồng giữa chốn ba quân.

 

Lập tức Thanh Ngoan biến hai câu ca dao thành điệu hát Trống quân. Tất cả khách trong Quán văn cùng vỗ tay tán thưởng.

 

Hầu nhìn Vũ Uy vương, rồi chỉ vương phi:

 

– Vị này vừa cưới vợ xong. Như vậy cũng bị loại mất rồi.

 

Thanh Ngoan được vương phi tỏ cử chỉ từ ái, nàng muốn kiếm lời đẹp để tạ lòng phi, mà chưa có dịp. Bây giờ nhân câu nói của Tạ Quốc Ninh, nàng xen vào:

 

– Kể ra trai năm thê bẩy thiếp là sự thường. Khách quan đây có thể tuyển thêm bốn thê nữa cho đủ năm, rồi tuyển bẩy bà nữa làm thiếp cũng cứ được đi. Nhưng đại phàm khi có chính thê rồi, mà chính thê già, xấu, thì mới tuyển thiếp. Phu nhân đây tuổi còn quá trẻ. Nhan sắc thì e người đẹp như Tể tướng Phương Dung thời vua Trưng cũng không hơn. Em nghĩ khách quan phải sủng ái phu nhân đến chết. Chết rồi còn sủng ái e cũng chưa đủ.

 

Quan khách vỗ tay hoan hô câu nói khéo léo của Thanh Ngoan.

 

Thanh Ngoan chỉ vào thanh kiếm của phi:

 

– Vả phu nhân trang phục thế này thì là đệ tử phái Mê linh, luôn đeo kiếm trên lưng, ắt kiếm thuật thần thông. Khi chính thất là kiếm khách thuộc đệ tử danh môn, hỏi cô gái nào có gan bằng trời cũng không dám làm thiếp của khách quan. Ai mà làm thiếp của khách quan này thì phải có một trăm cái đầu.

 

Vương phi Ý Ninh lại tát yêu Thanh Ngoan như tán thưởng câu nói ý nhị, rồi hỏi Nho Lâm:

 

– Anh đã ra điều kiện ba không. Vậy ba có là có gì"

 

– Một là phải có huân công trong trận bình Mông vừa qua.

 

Vương phi Ý Ninh tủm tỉm cười chỉ vào vương, Tạ Quốc Ninh với Dã Tượng:

 

– Ba vị này đều xung tên, đụt pháo; trăm phần chết, chỉ có một phần sống trong trận giặc vừa qua. Như vậy cả ba đều trúng cách

 

Phi lại hỏi :

 

– Hai gì"

 

– Hai là phải có sức khỏe. Mông cổ tuy đã bỏ chạy, nhưng rồi chúng sẽ sang báo thù. Người trượng phu của Ngoan phải khỏe để cầm Đao quất, Khiên mây đuổi giặc.

 

Dã Tượng thấy vui, vui chàng thắc mắc :

 

– Anh nói sức khỏe thì chung chung quá. Khỏe đến bậc nào kia chứ " Ví như vật ngã voi, đấm vỡ mười viên gạch hay múa Đao quất chẳng hạn.

 

– Cậu hỏi thực phải. Khi treo bảng tuyển phu cho Thanh Ngoan, tôi đã định rồi.

 

Anh ta chỉ cây cung Mông cổ treo trên vách :

 

– Muốn được làm chồng Thanh Ngoan, phải dương được cây cung kia.

 

Cung Mông cổ bằng thép, cánh cung to, dây cung bằng gân bò, phải người có nội lực thâm hậu mới dương nổi. Vương phi dùng Cầm long công phẩy tay một cái, cây cung rời vách bay lại phía Dã Tượng. Dã Tượng bắt lấy.

 

Cả quán cùng vỗ tay hoan hô thủ pháp của phi. Họ không thể ngờ một thiếu phụ 20 tuổi lại có nội lực siêu phàm như vậy. Phi chỉ Thanh Ngoan :

 

– Cháu dương cung cho Thanh Ngoan xem cháu có xứng đáng cùng nàng tát biển Đông không "

 

__________

 

Hồi này thuật đại cương về tình hình Văn nghệ thời Đông a, và sự phát triển của Hát Xẩm.

 

Khi tôi viết những dòng này, thì trong nước phong trào Hát Xẩm như hoa xuân rực nở. Tại khu phố cổ đi bộ Hà nội, những nghệ nhân danh tiếng dành ra chiều thứ năm, thứ bẩy cùng hát Xẩm cho du khách nghe.

 

Hát Xẩm chắc có từ lâu, đến đời Trần mới thực sự có căn bản, mà người có công đầu lại là một cặp đại anh hùng : Vũ Uy vương và vương phi Ý Ninh. Trước đời Trần thì Hát Xẩm chưa đành cho người mù. Trong những hồi sau, độc giả sẽ biết chi tiết tại sao các nghệ nhân hát Xẩm hầu hết đều mù.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.