Hôm nay,  

Hội Đồng Hương Tổng Thanh Trì

15/01/200400:00:00(Xem: 11400)

Lấy tình yêu xứ sở quê hương, nhớ thương nơi mồ mả cha ông đã nằm xuống, nơi chôn rau cắt rốn nơi bà con ruột thịt cùng những bằng hữu còn lại tại quê nhà. Sự thành lập hội đồng hương Tổng Thanh Trì là để duy trì truyền thống, tương thân tương ái, tương trợ của bà con "hàng Tổng' Thanh Trì, để thắt chặt tình đoàn kết của bà con, đồng hương. Để nhớ lại những cổ tục tốt đẹp của Tổng Thanh Trì nơi riêng và những phong tục tập quán tốt đẹp của người Việt <"xml:namespace prefix = st1 ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:smarttags" />Namnói chung. Đồng thời cũng để con cháu sau này còn biết đến quê cha, đất tổ của ông bà, cha mẹ khuyến khích con cháu mai sau khi đất nước yên hàn đem khả năng học hỏi của mình về giúp quê hương. Hiện nay với những đóng góp của nhiều vị mạnh thường quân, hội đã gửi về quê nhà giúp xây dựng các lớp học, sửa chữa đường xá, cầu cống nhất là những nơi thờ phượng, chùa, đình, đền, nhà thờ vv…
Tôn chỉ và mục đích: Hội chủ trương phát huy tinh thần đạo đức phát huy và giữ gìn truyền thống dân tộc, đồng thời quy tụ tất cả những đồng hương và thân hữu sinh sống tại Tổng Thanh Trì hiện đang sống tại Hải ngoại.
Hội là một tổ chức bất vụ lợi, độc lập hợp pháp không tham gia với bất cứ đảng phái hay chính trị nào.


Hàng năm hội có cuộc họp mặt nhân dịp Tết âm lịch để tạo cho giới trẻ Tổng Thanh Trì có dịp quen biết, thông cảm và gần nhau nhiều hơn. Ngoài ra hội cũng tổ chức picnic ngoài trời mục đích tạo cho giới trẻ trong hội xích lại gần nhau vui chơi, ăn uống thể thao, văn nghệ vào dịp Hè hàng năm.
Cứ 4 năm hội sẽ bàn lại ban chấp hành. Ban chấp hành được bầu trực tiếp vào ngày đại hội cuối nhiệm kỳ và được bàn giao tân ban chấp hành trong vòng một tháng.
Điều kiện gia nhập hội:
Tất cả những người đủ 21 tuổi trở lên có liên hệ gốc gác Tổng Thanh Trì như sinh sống, chồng, vợ con cháu và đặc biệt thân hữu có cảm tình với Hội.
Nhiệm kỳ đương nhiệm 2002-2006:
Uûy ban tư vấn: Cụ Trần Trọng Hoàn, cụ Nguyễn Thế Huy, cụ bà Nguyễn Thị Lành, cụ và Vũ Thị Thơm, ông Vũ Huy Đồng.
Ban chấp hành:
Chủ tịch: ông Nguyễn Thế Hoạch
Phó nội vụ: ông Trần Thục Duệ
Phó ngoại vụ: ông Vũ Huy Thông
Thủ quỹ: bà Vũ Thúy Loan
Thư ký: anh Đoàn Công Phú
Uûy viên tổ chức: anh Trần Đức Lân và chị Nguyễn Thị Hoàng Lan.
Uûy viên liên lạc: anh Đoàn Đức Tế và chị Đoàn Thị Bích Lam.
Địa chỉ : P.O Box 2846
Fort Smith,. AR 72923
501-786-3320
(Đặc trách liên lạc Hội Đoàn: Nguyễn Ngọc Cường, Việt Báo, Tel: (714) 693-3270, Pager: (714) 435-5581)<"xml:namespace prefix = o ns = "urn:schemas-microsoft-com:office:office" />

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 1954, phần đông dân làng thuộc xứ Đông Chu phải đứt ruột từ giã nơi chôn rau cắt rốn, mồ mã cha ông, bạn hữu để di cư vào Nam để được tự do giữ đạo. Sau vài chục năm sống tại miền Nam, những vị cao niên luôn mong ước cho màu mỡ đời sống đã tạm yên, thì rồi lại bồng bế nhau bỏ mọi kinh doanh, ruộng vườn
Năm 1975, phần đông dân làng Nam Hoàng đã vội vã bồng bế nhau di tản sang các nước tự do trên thế giới. Lần di tản này rời bỏ quê hương yêu dấu VN chứ không như cuộc di cư từ Bắc vào Nam năm 1954. Nam Bắc vẫn cũng là quê hương mình. Sau nhiều năm sống tại đất Mỹ vì không chịu nỗi sự lạnh lẽo gần như quanh năm
Sau bao nhiêu năm sống xa quê hương, mặc dù cuộc sống an bình và không phải lo ăn hàng ngày, lo ngày mai như khi còn sống tại miền Bắc Việt Nam . Với hai cuộc di cư và di tản đã làm tan nát nhiều cõi lòng, phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn, bỏ xóm làng mà đã bao đời ông bà, cha mẹ, cô bác, chú dì sống với những đồng lúa
Dù ở nơi đâu người dân Nam Thành hàng năm vẫn khắc sâu trong lòng không quên ngày lễ Kính Quan Thầy là Thánh Ca Giuse, trong dịp lễ họ cùng khuyến khích nhau tham dự Thánh Lễ tụ họp cầu nguyện cho chính họ cũng như mọi thành phần của Giáo xứ.Sau năm 1954 tại miền Nam nhiều đền Thánh Kính Thánh Giuse
Cây có cội, nước có nguồn, không ai muốn rời bỏ xóm cũ, làng xã mà mình được sinh ra, nơi có bao kỷ niệm, hình hài Tổ tiên, ông bà, cha mẹ thân bằng quyến thuộc đã bao đời sống tại đó. Vì hoàn cảnh đất nước nên năm 1954 đã bao gia đình đã phải bồng bế nhau từ Bắc vào Nam vì biết rằng CS không chấp nhận tôn giáo
Năm 1954 Việt Nam bị chia đôi Nam-Bắc đa số những người Bắc sống tại thành thị nhất là những tín hữu công giáo đã phải bỏ nơi chôn rau cắt rốn, nơi mồ mả tổ tiên, ông bà họ hàng thân thích đứt ruột bỏ miền Bắc để di cư vào Nam mục đích chính là để giữ đạo vì biết rằng CS sẽ không chấp thuận tôn giáo, cũng nghĩ rằng
Một trong những Trường Trung-Học Công Lập lớn trước đây tại Sàigòn, thủ-đô của nước Việt-nam Cộng-hòa, là TRƯỜNG PETRUS TRƯƠNG VĨNH-KÝ. Sau ngày đen tối 30 tháng 4 năm 1975, tại hải ngoại có nhiều Hội Ái Hữu được thành lập. Và trong bài này chúng tôi xin được giới thiệu
Năm 1954 cả triệu người Bắc phải đứt ruột từ giã nơi chôn rau cắt rốn, mồ mả tổ tiên bạn bè thân hữu di cư vào miền Nam Việt Nam để được tự do giữ đạo. Sau vài chục năm sống ở miền Nam màu mỡ nhiều nơi ruộng đồng thẳng cánh cò bay, đời sống đã tạm yên chỉ nhờ đất nước thống nhất là lại trở về quê hương
Cây có cội nước có nguồn. Hoàn cảnh lịch sử Việt nam năm 1954 cả triệu người Bắc đã phải bỏ nơi chôn rau, cắt rốn, nơi mồ mả tổ tiên đã sinh sống đời nọ qua đời kia, vì muốn được tự do giữ đạo nên đã bồng bế nhau vượt qua bao nguy hiểm để vào miền Nam. Tưởng rằng cũng chỉ ít năm khi đất nước thống nhất thanh bình
Bùi Chu là vùng đất hẹp người đông, nằm giữa hạ lưu của sông Hồng ở phía Bắc, sông Vị Hoàng ở phía Tây, sông Đáy ở phía Nam và vịnh Bắc Việt ở phía Đông, tạo nên một hình tam giác. Diện tích vào khoảng từ 1,271 đến 1,350 cây số vuông tùy theo nguồn tài liệu. Giáo dân công giáo khoảng 350,000 người trong tổng số
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.