Hôm nay,  

Chiều Trên Đồng Lúa

11/29/200400:00:00(View: 6751)
Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Được kiến trúc bằng gỗ hiếm quý như tấm bình phong chắn phía trước đền thờ Thế Miếu, Hiển Lâm Các gồm 3 gian 2 chái. Ở hàng cột 3 dựng một dãy đố bản, giữa mỗi gian trổ một cửa vòm. Các hệ thống kèo, liên ba, đố bản được chạm nổi các hình rồng cách điệu hóa thành dây leo lá cuốn. Trên cửa giữa treo tấm hoành phi lớn với 3 chữ "Hiển Lâm Các" trong khung hình chạm 9 con rồng uốn lượn trong mây. Từ sân bước lên mặt nền bằng 2 hệ thống bậc cấp đá Thanh ở trước và sau, mỗi hệ thống có 9 bậc. Hai bên thành bậc cấp đắp hình rồng, ở giữa là lối đi dành riêng cho vua. Mặt nền lát gạch Bát Tràng, xây bó bằng gạch vồ, vôi vửa và trang trí bằng mảnh sành đắp nổi. Hiển Lâm Các được xây dựng trong 2 năm 1821 và 1822 dưới thời Minh Mạng.
Một góc thành phố Houston phản chiếu trong kính của cao ốc Enron trên đường Bagby. (Chụp ngày 26-9-2004)
Nơi tôn nghiêm nhất trong đại nội Huế là Thế Miếu, nơi các vua nhà Nguyễn thờ cúng tổ tiên. Năm 1804, Gia Long xây miếu Hoàng Khảo để thờ cha Nguyễn Phúc Luân. Gia Long mất, Minh Mạng nối ngôi, đã cho dời miếu Hoàng Khảo lấy chỗ xây Thế Miếu năm 1821 để thờ vua cha. Thế Miếu là tòa nhà kép theo kiểu "trùng thiềm, trùng lương" như Ðiện Thái Hòa. Nối với nhau bằng trần vỏ cua, tiền doanh có 11 gian và chính doanh có 9 gian. Hai doanh có chung một đường nhưng ngăn riêng từng thất -- tức là cùng một tòa nhà mà chia ra nhiều gian, mỗi gian thiết trí một án thờ giành cho một vị vua. Nền Thế Miếu cao, ngày xưa lát gạch men Bát Tràng màu vàng và lục. Các cột kèo, đòn tay, liên ba, đố bản đều sơn thếp nhưng màu sắc nay đã phai nhạt nhiều, chỉ có các khám thờ và án thờ còn giữ được màu sơn son thếp vàng như trong ảnh. Bộ mái trước kia lợp ngói ống men vàng (hoàng lưu ly) nay đã thay bằng ngói thường. Trên nóc nhà trước chắp bằng pháp lam ngũ sắc. Các bờ nóc, bờ quyết đều đắp hình rồng ...
Nhìn dạng lá cùng màu xanh của nó như thế nầy, làm sao khỏi bồi hồi nhớ về rừng núi miền đông Sài Gòn, nơi không những cung cấp những loài gỗ hiếm quý như cẩm, gõ, hồng đào cho ngành mộc, mà còn nuôi sống dân mình bằng các loài thú, đồng thời sản sinh cây buông (còn gọi là cây kè) với tán lá đặc biệt dai bền dùng để lợp mái, hay các búp lá non trải rộng ra làm vách nhà.
Ngược chiều rồi, quay lại đi thôi bạn! (Glen Rose, Texas)
Một góc thành phố Sài Gòn nhìn từ bến phà Thủ Thiêm (4-7-2004)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.