Hôm nay,  

Tìm Hiểu Chiếu Khán Di Dân Và Không Di Dân

8/3/200200:00:00(View: 6454)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú RobInternational đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

TÌM HIỂU CHIẾU KHÁN DI DÂN VÀ KHÔNG DI DÂN,
NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 8-2002.

Chúng ta thường được nghe nói về chiếu khán di dân ( Immigrant Visas ) và chiếu khán không di dân ( Non-Immigrant Visas ). Thế nào là chiếu khán di dân và không di dân " Đây là hai danh từ pháp lý có ý nghĩa đặc trưng riêng biệt.
Chiêu khán không di dân:

Bất cứ người nào nộp đơn xin nhập cảnh vào Hoa Kỳ cũng được xem như là có ý định di dân. Do đó, trong trường hợp xin chiếu khán không di dân, chính người nộp đơn xin nhập cảnh có trách nhiệm chứng minh là mình đến Hoa Kỳ chỉ có tính cách tạm thời, chớ không muốn di dân. Đây là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với người nộp đơn xin nhập cảnh Hoa Kỳ, vì giới chức lãnh sự có toàn quyền bác khước nếu họ nhận thấy không chắc là người xin nhập cảnh sẽ rời khỏi Hoa Kỳ khi hết thời hạn cho lưu trú. Tóm lại nếu một người nộp đơn xin nhập cảnh không di dân vào Hoa Kỳ mà đương sự bị xem như có ý định di dân thì chắc chắn là đơn sẽ bị bác.

Chiếu khán không di dân chỉ cho phép người ngoại quốc đến Hoa Kỳ trong một thời gian nhất định và để thực hiện một mục đích nhất định.
Mục đích ở đây có thể là theo học chương trình Đại học hoặc hậu đại học, hay là đi làm việc cho một công ty hay cơ quan tại Hoa Kỳ.
Chiếu khán không di dân được đánh dấu bằng những chữ như B2, F1, H1B, vân ..vân.., mổi chữ chỉ một loại không di dân khác nhau.
Chiếu khán di dân:

Chiếu khán di dân ( immigrant visa ) là loại chiếu khán cấp cho người ngoại quốc nhập cảnh vào Hoa Kỳ để ở luôn tại đây với tư cách thường trú nhân.

Do đó thay vì chứng minh với giới chức lãnh sự là mình chỉ có ý định lưu trú một thời gian giới hạn như người không di dân, thì người xin chiếu khán di dân phải chứng minh là mình có đủ điều kiện của diện liên hệ gia đình và mình không có ở trong diện bị cấm nhập cảnh. Diện bị cấm nhập cảnh gồm có những người có án hình sự, có bệnh truyền nhiểm và có liên hệ đến hoạt động khủng bố.

Khi một người đến Hoa Kỳ theo theo chiếu khán di dân thì được xem như thường trú nhân và được cấp một cái Thẻ Thường Trú (Alien Registration Card) nhưng thường được gọi là Thẻ Xanh ( Green Card ). Gọi là Thẻ Xanh vì nguyên thủy thẻ này màu xanh. Mặc dù hiện nay thẻ mới không mang màu xanh mà màu hồng hồng, nhưng do thói quen nó vẩn được gọi là Thẻ Xanh.

Thường trú nhân được quyền đi làm để sinh sống, được tự do xuất ngoại, và được theo quy chế thường trú vô hạn định. Tuy nhiên thường trú nhân cũng có thể mất quy chế thường trú và không được hưởng một số quyền lợi của một công dân hoa Kỳ. Do đó nhiều thường trú nhân xin nhập tịch để trở thành công dân Hoa Kỳ. Phải có quy chế thường trú nhân trước rồi mới có thể xin nhập tịch được.
NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 8-2002.

A-Những diện luôn luôn có hiệu lực, gồm có : Diện IR-1 (Phối ngẫu)
IR-2 (Con độc thân dưới 21), IR-5 (Cha mẹ) của công dân Mỹ.

B- Ưu tiên F1-1: Xét đến ngày 01 tháng 07-1996 (tăng 12 tháng)

C- Ưu tiên 2A : Xét đến ngày 15 tháng 05-1997

D- Ưu tiên 2B : Xét đến ngày 08 tháng 12-1993

E- Ưu tiên F3 : Xét đến ngày 08 tháng 08-1996

F- Ưu tiên F4 : Xét đến ngày 01 tháng 07-1990

G- Diện tu sĩ tôn giáo : Diện SR : luôn luôn có hiệu lực .

PHẦN GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC:
Câu hỏi 1: Tôi có bằng BA về Arts đồng thời cũng có bằng Associate về Kỷ Thuật Cơ Khí (Engineering Technology) nhưng chưa có BS. Xin cho biết là tôi có thể xin chiếu khán không di dân loại H-1 để sang làm việc tại Hoa Kỳ, hoặc tôi có thể xin một công ty Hoa Kỳ bảo lãnh sang làm việc với tư cách chuyên gia (professional worker) hay không "

Đáp 1: Chiếu khán không di dân loại H-1B là loại chiếu khán thông thường nhất để cấp cho những người đến Hoa Kỳ làm việc theo diện chuyên gia (professionals). Điểm chính yếu của diện này là anh phải có học lực và kinh nghiệm tương đương với bằng BS trở lên về khoa học vi tính ( computer science ). Bạn phải nhờ một cơ quan chuyên môn có uy tín để xin đánh giá trị tương đương về bằng cấp và kinh nghiệm của anh so với cấp bằng đại học của Hoa Kỳ. Bạn có thể đạt tiêu chuẩn nếu bạn có thêm bằng BS về khoa học vi tính (computer science). Có lẻ bạn chỉ cần học thêm một năm nữa ở Đại học là bạn có bằng này và phần bạn đã học về Associate degree cộng với thời gian kinh nghiệm có thể đủ để bù vào một năm đại học còn thiếu.

Câu hỏi 2: Anh rể tôi đang du học ở Hoa Kỳ theo chiếu khán F-1 và cũng vừa tốt nghiệp trường College ở đây. Anh ấy đang tìm việc làm nhưng chưa tìm được. Anh ấy có giấy phép làm việc nhưng là loại làm việc thuộc chương trình huấn luyện thực tập. Xin cho biết là anh ấy có thể đi làm chổ nào cũng được hay là anh ấy phải đi làm những việc thuộc lãnh vực chuyên môn của mình vì anh ấy có bằng BS về Thảo Chương Vi tính ( Computer Programming ). Ngoài ra anh anh ấy có thể xin giấy phép đi làm việc thông thường (Work Permit) hay không "

Đáp 2: Mục đích của Thẻ làm việc là để đi làm lấy kinh nghiệm trong lãnh vực chuyên môn của mình. Không thấy Sở Di Trú thắc mắc về vấn đề loại việc làm gì khi cấp Thẻ làm việc. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện thời của người anh rể của bạn thì tốt hơn hết là anh ấy nên tìm việc làm trong lãnh vực chuyên môn của mình. Khi đã chọn huấn luyện thực tập, thì đương sự phải trở về nước để xin chiếu khán công việc tại tổng lãnh sự Hoa Kỳ tại Việt Nam.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, thứ Ba và thứ Sáu từ 6:00PM, Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, 1110AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 , Sacramento (916) 393-3388 hay qua Email: [email protected]

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Gánh nặng xã hội bây giờ có nghĩa là gì, sau khi ông Trump rời nhiệm sở? Quy luật này trở lại năm 1999, vì vậy hiện nay các phúc lợi liên quan đến gánh nặng xã hội chỉ bao gồm trợ cấp an sinh xã hội (SSI), chương trình Hỗ trợ Tạm thời cho Gia đình Khó khăn (TANF), các chương trình “Trợ Giúp Tổng Quát" (General Assistance) và các chương trình (bao gồm cả Medicaid) hỗ trợ những người được chăm sóc dài hạn, như trong các viện dưỡng lão. hoặc các cơ sở chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Vì một số tiểu bang và thành phố đang nới lỏng các yêu cầu về đeo khẩu trang và các hạn chế liên quan đến dịch COVID-19, Sở di trú Hoa Kỳ nhắc nhở công chúng rằng họ sẽ tiếp tục thực thi chính sách dành cho khách thăm viếng của mình trong tất cả các cơ sở của Sở di trú USCIS. Điều này bao gồm yêu cầu tất cả khách thăm viếng từ 2 tuổi trở lên phải đeo khẩu trang khi ở trong các cơ sở của Sở di trú.
Hiện tại, do sự thỏa thuận giữa Tòa Bạch Ốc và Bộ Tư Pháp, quy luật mới sẽ bị ngưng thi hành trong khi chính quyền Biden tiếp tục xem xét lại quy luật này và sẽ quyết định những thay đổi nào sẽ được thực hiện. Tổng thống Joe Biden đã nói rằng quy luật mới cần được xem xét lại và các cơ quan nên đưa ra những bước cần được thực hiện để giảm bớt sự sợ hãi và hoang mang giữa các cộng đồng bị ảnh hưởng. Bắt đầu ngay lập tức, những người nộp đơn xin thẻ xanh ở bất kỳ tiểu bang nào cũng có thể nộp đơn của họ mà không sợ quy luật mới quay trở lại. Họ có thể sử dụng những đơn di trú từng được sử dụng cho quy luật cũ.
(Robert Mullins International) Tổng thống Joe Biden đã thu hồi Lệnh Ngưng Cấp Chiếu Khán (Visa) của ông Trump đã có hiệu lực từ tháng 4 năm 2020. Ông Biden nói rằng Lệnh Ngưng Cấp Chiếu Khán "không thúc đẩy lợi ích của Hoa Kỳ. Ngược lại, nó gây hại cho Hoa Kỳ, bằng cách ngăn cản một số thành viên gia đình của công dân Hoa Kỳ và thường trú nhân hợp pháp gia nhập gia đình của họ ở đây. Nó cũng gây hại cho các ngành công nghiệp sử dụng nhân tài từ khắp nơi trên thế giới ở Hoa Kỳ".
Vào ngày thứ Năm, 18 tháng 2 năm 2021 vừa qua, chính quyền Biden đã chính thức giới thiệu dự luật di trú quan trọng sẽ cho phép 11 triệu người không có giấy tờ hợp lệ trở thành công dân Hoa Kỳ. Dự luật này thể hiện cơ hội của Tổng thống Biden trong việc đưa ra những thay đổi lớn đối với một hệ thống mà cả hai đảng đều thấy cần phải cải tổ nhưng lại phân biệt rõ ràng về cách thực hiện việc cải tổ này.
Vào ngày 31 tháng 12 năm 2020 vừa qua, ông Trump đã gia hạn thời gian tạm hoãn cấp chiếu khán (visa) cho đến ngày 31 tháng 3. Người ta hy vọng rằng Tổng thống Biden sẽ sớm hủy bỏ việc đình chỉ này hơn là đợi đến ngày 31/3.
Ông Joe Biden đã tuyên thệ nhậm chức vào ngày thứ Tư, 20 tháng 1 năm 2021 với tư cách là tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ. Ông Biden, được bao quanh bởi gia đình, được Chánh án John Roberts tuyên thệ nhậm chức lúc 11:49 sáng tại Điện Capitol Hoa Kỳ. Ông Biden đã tuyên thệ trên cuốn Kinh thánh thuộc về Beau Biden, người con trai quá Trước bình minh ngày thứ Tư, ông Biden đã công bố trong Sổ Liên Bang một số lệnh hành pháp có hiệu lực ngay sau 12 giờ trưa. Chúng bao gồm việc yêu cầu phải đeo khẩu trang trên tòan quốcx, ngừng xây dựng bức tường biên giới phía Nam, thu hồi lệnh cấm đi lại của người Hồi giáo, nối lại tư cách thành viên với Tổ Chức Y Tế Thế giới, tái gia nhập Hiệp định Khí hậu Paris, gia hạn việc trục xuất và gia hạn việc tạm ngưng đòi tiền vay nợ của sinh viên. Ông cũng đã ký một lệnh duy trì chương trình DACA, đây là chương trình tạm hõan thi hành việc trục xuất những thanh thiếu niên đã đến Hoa Kỳ bất hợp pháp khi còn thơ ấu..
(Robert Mullins International) Tân chính quyền sắp tới sẽ tập trung vào việc giảm thời gian chờ đợi để được cấp quốc tịch Hoa Kỳ, sẽ cấp thẻ xanh ngay cho những người được chấp thuận chương trình DACA (tức chương trình tạm hõan trục xuất những người nhập cảnh bất hợp pháp khi còn thờ ấu) và bổ sung thêm chánh án di trú để giảm bớt tình trạng tồn đọng trong các tòa án.
Hiện tại, chương trình EB-5 đã được yêu cầu tăng vốn đầu tư kể từ ngày 21 tháng 11 năm 2019, từ 500.000 mỹ kim lên 900.000 mỹ kim trong vùng có tỷ lệ công việc làm đáng quan tâm (được gọi là vùng TEA) và từ 1 triệu mỹ kim tăng đến 1 triệu 8 ngàn mỹ kim trong khu vực không phải là vùng TEA, cộng với các yếu tố khác đã làm giảm nhu cầu xin chiếu khán (visa) đầu tư EB-5 trên toàn thế giới. Điều này sẽ dành số chiếu khán EB-5 nhiều hơn cho các nhà đầu tư ở các quốc gia như Việt Nam và do đó sẽ giảm thời gian chờ đợi.
Vào tháng 3 năm 2020 vừa qua, hàng triệu công dân Hoa Kỳ, thường trú nhân và người di dân đóng thuế đã bị loại khỏi các khoản trả tiền trực tiếp theo khỏan cứu trợ trước đây. Nhưng khỏan trợ giúp kích thích kinh tế mới nhất vì đại dịch corona sẽ bao gồm các khoản trả tiền trực tiếp lên đến 600 mỹ kim cho mỗi người lớn và trẻ em. Khỏan tiền cứu trợ vi khuẩn corona mới bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp lên đến 600 mỹ kim cho mỗi người lớn và trẻ em, bao gồm cả cho các gia đình có nhiều diện di dân khác nhau. Đạo luật CARES, được Quốc hội thông qua vào tháng 3, bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp lên đến 1.200 mỹ kim cho mỗi người lớn và 500 mỹ kim cho mỗi trẻ em và cho những cá nhân đã nộp thuế trong hai năm qua với số An sinh Xã hội.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.