Hôm nay,  

Số Phận Của Đồng Bào Tị Nạn Việt Nam...

03/11/202300:00:00(Xem: 3144)
 
so phan ti nan vn
(Quang cảnh buổi họp tại thành phố Seatte)
 
Số phận của đồng bào tị nạn Việt Nam… nằm trong tay người Việt tại hải ngoại. Nhưng có lẽ chính xác nhất là nằm trong tay cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ.
 
Tại sao tôi lại khẳng định như vậy? Bởi vì từ hàng chục năm qua, kể từ khi chính phủ Hoa Kỳ chấm dứt các chương trình định cư tổng quát người tị nạn tại Việt Nam vào năm 2008, thì hầu như Mỹ và các quốc gia trên thế giới chỉ thảng hoặc nhận cho định cư một số trường hợp đặc biệt, hoặc từ các nước tạm dung, hay trực tiếp từ Việt Nam mà thôi. Trong lúc đó chương trình “Bảo Lãnh Tư Nhân” tức Private Sponsorship, thì chỉ có duy nhất một quốc gia là Canada áp dụng và thực hiện. Nhưng với những đòi hỏi trách nhiệm rất cao và khó khăn, khiến cho ít người dám đứng ra bảo trợ.
 
Mãi cho đến đầu năm nay, 2023, sau những cố gắng mà chúng tôi cùng các thiện nguyện viên kiên trì vận động, đồng thời trực tiếp tham gia vào chương trình (bảo lãnh tư nhân) thử nghiệm, tức “pilot program”, với kết quả là hàng chục gia đình người tị nạn Afghanistan đã được các nhà bảo trợ Mỹ gốc Việt, như các nhóm Viet4Afghans tại TB Washington, nhóm thiện nguyện của luật sư Lan Cao hay của anh Sang Nguyễn tại Orange County v..v.., đứng ra bảo lãnh từ tháng 11, 2021. Họ đã chăm sóc nơi ăn, chốn ở, tìm kiếm công ăn việc làm một cách rất chu đáo, tận tình. Cá nhân tôi đã được mời tham dự cuộc thanh tra và duyệt xét tiến trình định cư nói trên tại thành phố Seattle, TB Washington vào ngày 8 tháng 12, 2022.
Tại đây chúng tôi đã có dịp tiếp xúc và gặp gỡ các viên chức lảnh đạo cũng như điều hành bộ phận tị nạn của bộ ngoại giao HK cùng nha định cư cả liên bang lẫn tiểu bang. Họ đã hết sức ca ngợi, ngưỡng mộ, và đánh giá đây là một chương trình thành công và mang nhiều ý nghĩa.
Rồi chỉ một tháng sau đó, ngày 19 thàng Giêng, 2023, thì ngoại trưởng HK, Antony Blinken đã chính thức công bố phát động và áp dụng kế hoạch bảo lãnh tư nhân đầu tiên của nước Mỹ.
 
Đây chính là cánh cửa hy vọng mở ra cho người Việt tị nạn. Chương trình Private Sponsorship được BNG Mỹ giao phó cho do cơ quan Welcome Corps (WC) điều hành mà điều kiện đòi hỏi chỉ bằng 1/4 so với Canada.
 
Cộng đồng người Việt tại hải ngoại đã tỏ ra vô cùng phấn khởi khi nhận được tin vui này. Đồng hương ở khắp nơi đã quy tụ lại để thành lập các "Nhóm 5 Người" tức "Group of 5" để bảo lãnh đồng bào tị nạn. Tuy nhiên trên thực tế, thì cho đến giờ này, hầu như chỉ có một vài nhóm người Việt nộp đơn xin bảo trợ. Một phần vì các tin tức đưa ra chưa được rõ ràng, mặt khác vì các thủ tục đòi hỏi quá mới mẻ và phức tạp khiến cho nhiều nhóm đã gặp trở ngại khi nộp đơn bảo lãnh.
 
Nhận thức được điều này, chúng tôi đã trực tiếp thảo luận với các viên chức lãnh đạo cơ quan Welcome Corps, đông thời làm việc trực tiếp với các chuyên viên định cư và trách nhiệm trong việc duyệt xét đơn xin bảo trợ. Và đã thông qua được những rào cản để các đơn xin bảo lãnh "Group of 5" của cộng đồng chúng ta được dễ dàng chấp thuận.
 
Trong thời gian qua, chúng tôi đã thành lập một đội ngũ tình nguyện viên đứng ra để hỗ trợ quý vị đồng hương nào gặp những khó khăn hay trở ngại trong việc hoàn thành thủ tục nộp đơn. Từ vấn đề tham gia một khóa huấn luyện trực tuyến để nhận được "Certificate of Training”, cho đến background check, hoặc hoàn tất the "Welcome Plan", tức kế hoạch định cư v..v…
 
Đồng hương chúng ta hãy nên tham gia ngay trong giai đoạn 1, tức Phase One, có tên là "Matching". Vì qua những cuộc vận động cả hành pháp lẫn lập pháp một cách tích cực của chúng tôi, cùng Phong Trào Việt Hưng và một số hội đoàn khác, liên tục từ 2019 cho đến nay. Kết quả là chính phủ Mỹ đã gia tăng tiếp nhận và phỏng vấn khá đông hồ sơ tị nạn của người Việt cho nên có rất nhiều triển vọng là ngay trong giai đoạn đầu, tức Phase 1 cơ quan Welcome Corps sẽ "match', có nghĩa là họ sẽ kết hợp các hồ sơ tị nạn người Việt cho các nhóm bảo trợ người Việt. Vì qua bản kế hoạch định cư (Welcome Plan), họ biết ngôn ngữ sử dụng cũng như văn hóa và phong tục, tập quán, cộng đồng địa phương v..v.., đều thích hợp với người Việt hơn là những người tị nạn thuộc chủng tộc khác. 
 
Ngoài ra việc nộp đơn bảo lãnh sớm cũng là điều chắc chắn để chúng ta trở thành những “Group of Five” đầu tiên của giai đoạn hai, tức là Phase 2 (Naming), mà theo đó thì người bảo trợ có thể chọn người tị nạn để bảo lãnh theo ý muốn của mình.
 
Vì những lý do trên chúng tôi xin tha thiết kêu gọi đồng hương người Việt ở khắp mọi nơi trên đất Mỹ hãy giang tay đón nhận đồng bào ruột thịt thiếu may mắn của chúng ta đang sống vất vưởng trên đất Thái và mòn mỏi đợi chờ từ nhiều năm qua để được đến bến bờ tự do. Cánh cửa cũng như cơ hội định cư đang mở rộng. Chỉ cần những cánh tay nhân ái đưa ra để bảo lãnh và dìu dắt họ trong 3 tháng đầu tiên. Và đó chính là lý do mà chúng tôi đã mạo muội khẳng định rằng, số phận của đồng bào tị nạn Việt Nam nằm trong tay của người Việt tại Hoa Kỳ.
 
Cho đến ngày hôm nay, 31 tháng 10, 2023, khi phổ biến bài viết này, thì chúng tôi được biết cơ quan WC mới chỉ vừa chấp thuận và certified cho “Nhóm 5 Người” Mỹ gốc Việt bảo trợ đầu tiên thuộc Phong Trào Việt Hưng ở Virginia. Nhóm thứ hai cũng đã hoàn tất mọi thủ tục và cũng sẽ được chứng nhận có tên là “Nhóm 100” của ông Phạm Công và bà Trần Kiều Nga ở Houston, Texas. Song song với quý nhà báo trợ có lòng nhân ái nói trên là nhóm “Hope for Refugees” ở Nam California do ông Bính Hả làm trưởng nhóm (group leader). Và tiếp theo đó sẽ là nhóm của Cộng Đồng Người Việt tại Houston do nha sĩ Chu Văn Cương cùng các nhóm khác do cô Đỗ Minh Tâm thành lập. Điểm đặc biệt là tất các nhóm nói trên đều sẵn sàng tham gia ngay trong giai đoạn đầu (Phase 1), và họ không những cam kết sẽ bảo trợ đồng bào ruột thịt của mình, mà còn sẵn lòng đón nhận các gia đình ti nạn thuộc chủng tộc khác nếu cần. Điều đáng lưu ý ở đây mà cơ quan WC cho chúng tôi biết là, mỗi “Nhóm 5 Người: (Group of 5), chỉ được bảo lãnh một gia đình (không phân biệt số thành viên). Sau khi người tị nạn đặt chân đến HK và các nhà bảo trợ hoàn tất tốt đẹp tiền trình định cư dựa theo kế hoạch dã đệ trình, và sau khi WC duyệt xét lại, nếu hội đủ mọi điều kiện thì họ mới cho phép nhóm đó tiếp tục bảo lãnh.
 
Nói như thế, có nghĩa là nếu muốn giúp đồng bào được có cơ hội định cư, thì cộng đồng người Việt tại HK phải có một con số người bảo trợ đông đảo, để thành lập nhiều “Group of 5”, đồng thời phải chuẩn bị nộp đơn bảo lãnh ngay từ bây giờ. Cánh cửa tự do đang rộng mở, nhưng cơ hội định cư của đồng bào chúng ta hoàn toàn tùy thuộc và năm trong tay cộng đồng người Việt tại hải ngoại.
Gần đây, chúng tôi có đợc được bản tin của một tổ chức người Việt, cho biết là họ đã thành lập được khoảng từ 60 đến 100 nhóm bảo trợ. Nếu quả đúng như vậy thì thật là đại phước cho đồng bào tị nạn bất hạnh của chúng ta, đang mòn mỏi đợi chờ ngày đêm trên đất Thái.
 
Kính xin quý Linh Mục lãnh đạo Liên Đoàn Công Giáo VN, quý Hòa Thượng, Thượng Tọa trụ trì các ngôi Chùa đông đảo Phật Tử ở khắp nơi trên đất Mỹ, các Thánh Thất Cao Đài, Hòa Hảo... Quý vị lãnh đạo các tổ chức Cộng Đồng Người Việt Liên Bang, cũng như Tiểu Bang, quý hội đoàn tương trợ, ái hữu... Xin hãy xót thương và đoái hoài đến hoàn cảnh cùng tương lai đồng bào ruột thịt của minh mà tổ chức các “Nhóm 5 Người” để bảo lãnh cho họ, vì số phận của họ đang nằm trong tay của chúng ta. Và nếu cần đến sự hỗ trợ của chúng tôi, xin liên lạc qua dịa chỉ email: [email protected]
 
Chân thành cảm tạ và xin ơn trên ban phước lành cho toàn thể quý vị,
Nam Lộc Nguyễn
 
@Tài liệu tham khảo:
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sở Di Trú Hoa kỳ đã có động thái đe dọa là sẽ bắt đầu từ chối đơn I-526 nếu Quốc hội không tái ủy quyền chương trình EB-5 Trung tâm vùng vào ngày 11 tháng 3, 2022 tới đây. Điều này nghe có vẻ bất công, nhưng nó có thể là một cách để thúc đẩy Quốc hội thực hiện việc tái ủy quyền.
(Robert Mullins International) Dự luật Phân bổ ngân sách Omnibus và bất kỳ dự luật nào khác đang chờ xem xét tại Quốc hội, hiện giờ sẽ chỉ đứng ở vị trí phụ. Ngay bây giờ, trọng tâm ưu tiên của Quốc hội là làm thế nào để cung cấp cho Tổng thống Biden mọi thứ mà ông ấy cần để đáp lại hành động gây hấn của Nga. Tất cả các ưu tiên khác có thể bị trì hoãn, bao gồm cả các đề xuất di trú có thể được kèm vào trong Dự luật Phân bổ ngân sách Omnibus, trong đó có chương trình trung tâm vùng EB-5.
(Robert Mullins International) Ngày 18/2/2022 Thượng viện đã thông qua Nghị quyết tài trợ ngân sách ngắn hạn, ngăn chặn việc đóng cửa một phần của chính phủ cho đến ngày 11 tháng 3, 2022. Nghị quyết tiếp tục tài trợ ngân sách của Chính phủ Hoa Kỳ đến ngày 11 tháng 3 và chương trình trung tâm vùng EB5 (Regional Center) một lần nữa không được đưa vào Nghị quyết tiếp tục.
(Robert Mullins International) Tuần này, Sở di Trú Hoa Kỳ đã công bố lời Tuyên bố sứ mệnh mới. Lời tuyên bố mới bổ túc các từ ‘tôn trọng’ và ‘hoan nghênh’. Đây là những từ đã thiếu của chính quyền Nhà Trắng trước đây, khi chính phủ kiên quyết chống đối người di dân. Lời tuyên bố mới nhấn mạnh rằng, Hoa Kỳ "là một quốc gia của sự hoan nghênh và có khả thi" đối với những người di dân, và nói rõ Hoa Kỳ là "một quốc gia của những người di dân." Chính quyền trước luôn cố gắng hạ bớt những đóng góp quý giá mà những người di dân đã đóng góp cho Hoa Kỳ. Nhưng thực tế là Hoa Kỳ đã, đang và sẽ tiếp tục là một Quốc gia của những người di dân.
(Robert Mullins International) Vào năm 2020, khi ông Biden đang vận động tranh cử tổng thống, ông đã đưa ra rất nhiều lời hứa về Di Trú, bao gồm mở ra các con đường hợp pháp hóa cho hàng triệu người nhập cư không có giấy tờ. Trong năm đầu tiên nắm quyền, ông đã nhận ra rằng rất là khó khăn, hoặc bất khả thi để hoàn thành một số lời hứa của mình. Những người ủng hộ Tổng thống Biden, đề cập đến những thành tựu về di trú của ông như: Bảo vệ nhiều người di dân khỏi bị trục xuất, chấm dứt giam cầm gia đình (giam cầm cha mẹ cùng con nhỏ), nâng hạn mức người tị nạn và mở rộng tình trạng bảo vệ lưu trú tạm thời. Tuy vậy, ông cũng đã trục xuất hàng trăm nghìn người nhập cư bất hợp pháp vào đất nước này.
Vào tháng 6 năm 2021, Tòa án phúc thẩm liên bang Hoa Kỳ Khu vực thứ 9 đã hủy bỏ các mức đầu tư gia tăng được đưa ra trong chính quyền Trump. Do đó, khoản đầu tư cần thiết hiện thời là 500.000 Mỹ kim cho các nhà đầu tư tạo ra mười việc làm trong Khu vực Việc làm Mục tiêu (TEA).
Du học sinh F-1 được yêu cầu phải có ý định rời Hoa Kỳ khi kết thúc chương trình học của họ. Họ cũng được yêu cầu phải trình nơi cư trú ở nước ngoài khi nộp đơn xin chiếu khán du học. Nhưng họ có thể sẽ không có bằng chứng về quyền sở hữu tài sản và công việc làm.
Kể từ ngày 29 tháng 11, những người nhập cư không phải là mối nguy hiểm đối với Hoa Kỳ sẽ không thể bị trục xuất. Không người nhập cư không có giấy tờ nào có thể bị trục xuất chỉ vì không có giấy tờ hợp pháp để ở lại Hoa Kỳ. Các nỗ lực của chính quyền Biden sẽ chỉ tập trung vào việc trục xuất những người nhập cư không có giấy tờ mà những người này gây ra mối đe dọa đối với an ninh quốc gia, an toàn công cộng, an ninh biên giới và những người gần đây đã vượt biên mà không có ràng buộc gia đình ở Mỹ.
Tình trạng đại dịch Covid-19 tại Việt Nam bùng phát đã khiến Tỏa Tổng Lãnh Sự tại Sài Gòn đã phải đóng cửa, hủy bỏ rất nhiều lịch phỏng vấn các hồ sơ diện di dân và phi di dân. Điều này càng làm cho số hồ sơ đã hoàn tất tại Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC) tại Hoa Kỳ tiếp tục phải chờ đợi vì chưa thể được NVC xếp lịch phỏng vấn và chuyển hồ sơ cho Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn. Đây là một trong những nguyên nhân đưa đến việc lịch cấp chiếu khán di dân tháng 10 và tháng 11 không thay đổi. Các nhà phân tích ước tính tình trạng lịch cấp chiếu khán sẽ tiếp tục dậm chân tại chỗ trong nhiều tháng tới, cho đến khi bộ ngoại giao giải quyết hết số lượng trên 400 ngàn hô sơ tồn đọng trên thế giới.
Hỏi: Tôi đang ở Hoa Kỳ theo chiếu khán công việc/du lịch B1 / B2. Tôi có thể nộp đơn xin chiếu khán EB-3 như thế nào? Hỏi: Có ít phức tạp hơn không nếu tôi có được giấy phép làm việc OPT thông qua chiếu khán sinh viên F1 của mình không?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.