Hôm nay,  

Nộp Đơn Xin Nhập Tịch Không Cần Gia Hạn Thẻ Xanh

1/6/202300:00:00(View: 2482)

4.h. Di tru Le Minh Hai - Oct 2019
Lê Minh Hải

(Robert Mullins International)  Có hiệu lực từ ngày 12 tháng 12 năm 2022, Sở Di trú và Nhập tịch Hoa Kỳ (USCIS) đang cập nhật Hướng dẫn Chính sách của sở Di Trú cho phép Sở Di Trú tự động gia hạn hiệu lực của Thẻ Thường trú nhân (thường được gọi là Thẻ Xanh) cho những Thường trú nhân hợp pháp đã nộp đơn xin nhập tịch.

Bản cập nhật này dự kiến sẽ giúp ích cho những người nộp đơn xin nhập tịch mà bị thời gian chờ duyệt xét lâu hơn, do họ sẽ được gia hạn tình trạng thường trú nhân hợp pháp (LPR) và có thể không cần phải nộp Mẫu đơn I-90, Đơn xin đổi Thẻ Thường trú nhân (Thẻ Xanh). Những Thường trú nhân nộp đúng Mẫu N-400, Đơn xin Nhập tịch, có thể nhận được gia hạn này, cho dù là họ có nộp Mẫu đơn I-90 hay không. Sở Di Trú sẽ cập nhật bằng văn bản trên Receipt Notice - Thông báo nhận Mẫu N-400 để gia hạn Thẻ xanh lên đến 24 tháng cho những đương đơn này. Thông báo nhận có thể được xuất trình cùng với Thẻ Xanh đã hết hạn được xem như là bằng chứng cho Tình trạng được tiếp tục, cũng như là giấy tờ nhận dạng và giấy phép làm việc, theo Danh sách A của Giấy xác nhận việc đủ điều kiện làm việc (Mẫu I-9), nếu được xuất trình trước khi hết thời gian gia hạn 24 tháng được cung cấp trong thông báo.

Trước khi có sự thay đổi này, theo chính sách của Sở Di Trú, những đương đơn xin nhập tịch mà không nộp đơn trước ngày Thẻ xanh của họ hết hạn ít nhất sáu tháng, cần phải nộp Mẫu đơn I-90, Đơn xin đổi Thẻ Thường trú nhân (Thẻ Xanh), để duy trì giấy tờ hợp lệ tình trạng cư trú hợp pháp của họ. Những người nộp đơn đăng ký nhập tịch trước khi Thẻ Xanh hết hạn ít nhất sáu tháng, đủ điều kiện nhận con dấu ADIT (Alien Documentation, Identification, and Telecommunications) trong hộ chiếu của họ, con dấu này được xem như là bằng chứng tạm thời về tình trạng Thường trú nhân hợp pháp của họ. Chính sách này dựa trên mục tiêu duyệt xét là 180 ngày hoặc sáu tháng đối với Mẫu đơn N-400, điều này sẽ khiến việc nộp Mẫu đơn I-90 trở nên không cần thiết đối với những đương đơn nộp trước ngày hết hạn Thẻ xanh của họ ít nhất sáu tháng. Bản cập nhật chính sách này công nhận thời gian duyệt xét hiện tại của Sở Di Trú, đồng thời cải thiện sự linh hoạt và hiệu quả bằng cách làm giảm số lượng các cuộc hẹn đóng dấu ADIT tại các văn phòng Sở di trú địa phương và số lượng Mẫu I-90 được nộp, cho phép các nguồn lực này được tập trung vào việc duyệt xét các phúc lợi di trú khác.


Việc gia hạn sẽ áp dụng cho tất cả những đương đơn nộp Mẫu N-400 vào hoặc sau ngày 12 tháng 12 năm 2022. Những Thường trú nhân đã nộp đơn xin nhập quốc tịch trước ngày 12 tháng 12 sẽ không nhận được Thông báo Biên nhận Mẫu N-400 cùng với phần gia hạn. Nếu Thẻ xanh của họ hết hạn, thông thường họ vẫn phải nộp Mẫu đơn I-90 hoặc nhận dấu ADIT trong hộ chiếu để duy trì bằng chứng hợp lệ cho tình trạng thường trú nhân hợp pháp của họ. Những thường trú nhân bị mất Thẻ Xanh nói chung vẫn phải nộp Mẫu đơn I-90, ngay cả khi họ đã nộp đơn xin nhập quốc tịch và được gia hạn tự động theo chính sách cập nhật này. Điều này là vì những người không phải là công dân bắt buộc phải mang theo bằng chứng giấy tờ đăng ký tuỳ thân của họ, chẳng hạn như Thẻ xanh và bất kỳ bằng chứng nào về việc gia hạn, nếu không có thể bị truy tố hình sự theo Điều luật di trú INA 264(e). Những đương đơn cần đóng dấu ADIT có thể yêu cầu một cuộc hẹn tại Văn phòng địa phương của Sở di trú, bằng cách liên hệ với Trung tâm Liên hệ của Sở Di Trú.

Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Sacramento (916) 393-3388   Email: [email protected] Hoặc www.facebook.com/rmiodp

 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Hai năm qua rất khó khăn cho các trường hợp ưu tiên gia đình (diện F), đặc biệt là những đương đơn ở hải ngoại. Các lãnh sự quán vẫn đang vật lộn để giải quyết các công việc tồn đọng do đại dịch gây ra và ngày đáo hạn chiếu khán vẫn giữ nguyên trong hơn một năm. Ngoài ra, bất kỳ chiếu khán gia đình nào không được sử dụng trong một năm tài khoá sẽ được chuyển sang cho giới hạn hạn ngạch dựa trên việc làm trong năm tài khoá tiếp theo. Những chiếu khán gia đình chưa sử dụng đó không dành sẵn cho những đương đơn gia đình trong năm tài khoá mới bắt đầu vào ngày 1 tháng 10 này
Số liệu thống kê mới nhất của Bộ Ngoại giao cho thấy lượng di dân từ Việt Nam đã giảm đáng kể. Đây là kết quả của đại dịch và các chính sách chống nhập cư của chính quyền trước ông Biden. Tuy nhiên, Tổng Lãnh sự quán Hoa Kỳ tại Sài Gòn đang cố gắng hết sức để giảm lượng hồ sơ tồn đọng và duyệt xét hồ sơ nhanh nhất càng sớm càng tốt. Vẫn còn thời gian chờ đợi cho các cuộc phỏng vấn xin visa nhưng sự chờ đợi chắc chắn đang giảm xuống.
Ngày 26 tháng 9: Người dân California hiện có thể nhận được thẻ ID của tiểu bang, bất kể tình trạng di trú như thế nào, theo luật do Thống đốc Gavin Newsom ký vào ngày 23 tháng 9. Thống đốc Newsom cho biết ông tự hào thông báo luật này để hỗ trợ thêm cho cộng đồng người di dân của chúng ta.
Thông tin này dựa vào bản báo cáo của Trung Tâm Chiếu Khán Quốc Gia (NVC). Kể từ tháng 3 năm 2020, đại dịch COVID-19 đã ảnh hưởng đáng kể đến khả năng duyệt xét đơn xin chiếu khán nhập cư của Bộ Ngoại giao. Các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ đang làm việc để tiếp tục các dịch vụ chiếu khán thông thường càng nhanh càng tốt. Tuy nhiên, đại dịch tiếp tục ảnh hưởng nghiêm trọng đến số lượng chiếu khán mà các đại sứ quán và lãnh sự quán có thể xét duyệt. Vào những thời điểm khác nhau, quá trình duyệt xét của lãnh sự bị chậm lại hoặc tạm dừng vì các lệnh đóng cửa tại địa phương và toàn quốc; việc hạn chế đi lại; các quy định về kiểm dịch của nước sở tại; và nỗ lực của các đại sứ quán và lãnh sự quán Hoa Kỳ để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19.
Chương trình DACA đã tới lui tại các tòa án kể từ khi nó bắt đầu vào năm 2012. Một luật DACA mới đã được ban hành vào cuối tháng Tám. Ông Biden hy vọng sẽ tiếp tục DACA vì nó bảo vệ những người nhập cư đến Mỹ bất hợp pháp khi còn thơ ấu.
(Robert Mullins International) Vào ngày 24 tháng 8, một nhóm vận động trong lĩnh vực EB-5 đã đạt được thỏa thuận với Sở Di Trú Hoa kỳ. Thỏa thuận khẳng định cho các Trung tâm vùng đã được chuẩn thuận trước đây sẽ duy trì trạng thái uỷ quyền của họ và không cần xin lại quy chế Trung tâm vùng. Tất cả các Trung tâm vùng, bao gồm những trung tâm đã được chuẩn thuận trước tháng 3 năm 2022, vẫn phải nộp Mẫu đơn I-956 mới và phí nộp đơn $ 17,795 trước ngày 29 tháng 12 năm 2022. Các trung tâm vùng không cần phải đợi đơn I-956 chấp thuận. Họ có thể hoạt động ngay sau khi họ nộp đơn I-956.
Một cặp vợ chồng được mời đến phỏng vấn - đặc biệt là những cuộc phỏng vấn lần thứ hai - vì Sở di trú cảm thấy có một số lý do nào đó để họ tin rằng hai người này có cuộc hôn nhân giả tạo. Vì thế, nhân viên di trú sẽ không có vẻ thân thiện, không giúp đỡ và sẽ đưa ra những câu hỏi được chuẩn bị có thể làm cho cặp vợ chồng có những câu trả lời mâu thuẫn nhau.
Giả định rằng có một mối tình chân thật nào đó, cả hai người đều biết rằng ngày hết hạn chiếu khán du lịch hoặc du học đã gần kề, vì thế họ không màng đến việc cần có thời gian dài quen biết nhau. Tuy nhiên, nhân viên Sở di trú lại rất quan tâm về việc này.
Kết hôn ở Việt Nam hoặc đợi kết hôn sau khi hôn phu-thê đến Hoa Kỳ, cách nào tốt hơn? Đây là thắc mắc chung của nhiều người trước khi chọn xúc tiến một loại hồ sơ bảo lãnh. Nhưng câu trả lời không dựa vào yếu tố tổng quát, mà còn tùy thuộc vào hoàn cảnh của cá nhân liên hệ. Hồ sơ diện vợ chồng thường được Tòa lãnh sự tin tưởng hơn. Với diện hôn phu - thê, lãnh sự sẽ có thể muốn biết lý do chánh đáng nào hai người lại chọn cách không kết hôn ở Việt Nam?
Nên bảo lãnh diện vợ - chồng hay hôn phu - thê? Bảo lãnh diện vợ - chồng không bảo đảm là hồ sơ sẽ được Lảnh sự dễ dàng chấp thuận, nhưng hồ sơ này sẽ dễ gây ấn tượng tốt đối với nhân viên lãnh sự hơn là hồ sơ hôn phu - thê. Bảo lãnh vợ - chồng thường đòi hỏi người bảo lãnh phải có ít nhất hai chuyến đi Việt Nam - một chuyến đi để gặp mặt trực tiếp và chuyến đi thứ hai để kết hôn. Đôi khi người bảo lãnh cần phải đi chuyến thứ ba chỉ để ký giấy hôn thú vì không đủ thời gian hoàn tất thủ tục xin hôn thú rất nhiêu khê trong lần thứ hai về Việt Nam. Đó là lý do tại sao một số người chọn bảo lãnh diện hôn phu - thê.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.