Hôm nay,  

Kháng Nghị Đơn Nhập Tịch N-400 Bị Từ Chối

01/01/201000:00:00(Xem: 12503)

Kháng Nghị Đơn Nhập Tịch N-400 Bị Từ Chối

Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân.  Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495.
Thủ tục duyệt xét đơn xin nhập tịch có thể làm cho các đương đơn hoang mang và kể cả nguy hiểm nữa. Một người muốn nộp đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ phải hội đủ những yêu cầu cụ thể như sau để trở thành Công Dân Hoa Kỳ:
* Trước hết, đương đơn xin nhập tịch phải có Thẻ Xanh và phải xứng đáng với Thẻ Xanh này. Thí dụ, nếu một thường trú nhân được cấp Thẻ Xanh dựa trên những thông tin giả mạo, thì người này không được quyền hợp pháp sử dụng Thẻ Xanh này, vì thế không thể xin nhập tịch.
* Thứ hai, thường trú nhân phải từ 18 tuổi trở lên khi nộp đơn xin nhập tịch (N-400).
* Thứ ba, đương đơn phải cư ngụ liên tục ở Hoa Kỳ từ 3 đến 5 năm tuỳ theo hoàn cảnh đặc thù của từng người. Thời gian cư trú liên tục bị vi phạn nếu đương đơn xin nhập tịch đã sử dụng một thời gian ở nước ngoài nhiều hơn số lượng thời gian quy định.
* Thứ tư, đương đơn xin nhập tịch phải ở Hoa Kỳ ít nhất một nửa thời gian cư trú liên tục. Thí dụ: đương đơn được yêu cầu có 5 năm cư ngụ liên tục và không thể có hơn hai năm rưỡi ở nước ngoài trong 5 năm qua.
Một đòi hỏi quan trọng là đương đơn phải là một người có đạo đức tốt. Một vụ phạm pháp nhỏ có thể làm cho đương đơn không thể nhập tịch, và trong một số trường hợp, đương đơn đã từng phạm một tội ác nào đó có thể bị đặt trong tình trạng bị trục xuất. Việc nộp đơn xin quốc tịch bỗng nhiên trở thành phương tiện thông báo cho chính phủ về lý lịch phạm tội của đương đơn.
Tư cách đạo đức tốt được định nghĩa rất rộng rãi. Không trả tiền phụ cấp con cái, cờ bạc bất hợp pháp, nghiện rượu, sử dụng ma túy, không ghi danh nghĩa vụ quân sự và ngoại tình mới chỉ là một số tội có thể cấm nhiều người không thể xin nhập tịch.
Chính vì những đòi hỏi gắt gao về vấn đề đạo đức tốt, các đương đơn xin nhập tịch sẽ không ngạc nhiên nếu nhận được một lá thư từ chối và yêu cầu phải hồi âm trong 33 ngày. Nếu nhận được thư từ chối này, qúy vị phải hồi âm đúng hạn. Qúy vị phải hành động ngay và chính xác khi đưn xin nhập tịch bị từ chối.
Nếu đơn xin nhập tịch bị từ chối, đương đơn có thể xin một buổi điều trần mới bằng cách nộp mẫu đơn N-336. Trong buổi điều trần này, một nhân viên di trú khác, thường có nhiều kinh nghiệm hơn, sẽ duyệt lại đơn. Nhân viên di trú có thể chấp nhận những bằng chứng mới và có thể thực hiện một buổi phỏng vấn mới hoặc một buổi điều trần đơn giản hơn. Buổi điều trần thường xảy ra trong vòng sáu tháng kể từ nộp đơn N-336.
Quý vị không nên dự tính nộp đơn N-336 mà không tham khảo lần đầu tiên với một luật sự giàu kinh nghiệm. Vì đơn xin nhập tịch N-400 của qúy vị bị từ chối là do những chi tiết rất đặc thù. Luật sư sẽ điều tra kỹ lưỡng tất cả nhũng lý do bị từ chối và luật pháp sẽ phải duyệt xét lại. Đã nhiều lần xảy ra việc cơ quan di trú dựa vào những luật đã hết hiệu lực và giả định những điều không có bằng chứng cụ thể về hồ sơ của qúy vị. Vị luật sư sẽ biết cách thức chuẩn bị thủ tục kháng nghị và cung cấp những giấy tờ thích hợp để phản biện những lý do bị từ chối.
Nếu đơn N-336 xin điều trần của qúy vị không thành công, đương đơn xin nhập tịch có quyền xin tái duyệt xét ở tòa án liên bang ở quận hạt mình cư trú.
Bên cạnh quyền kháng nghị, đương đơn xin nhập tịch còn có quyền yêu cầu xin tiến hành thủ tục duyệt xét mà không bị trì hoãn vì những lý do không chính đáng. Nếu sở di trú USCIS chậm trễ quyết định đơn của qúy vị hơn 120 ngày sau cuộc phỏng vấn phần thi quốc tịch, qúy vị có thể xin tòa án giúp đỡ. Tòa liên bang này có thể ra quyết định về đơn của qúy vị hoặc ra lệnh cho sơ di trú phải có quyết định.


Hầu hết các đương đơn xin nhập tịch thường tự nộp mẫu đơn N-400 cho sở di trú mà không thảm khảo với luật sư để tiết kiệm tiền. Nhưng nếu đơn xin nhập tịch bị từ chối, qúy vị không nên tiếp tục không nhờ sự giúp đỡ của luật sư. Qúy vị nên tham vấn với luật sư để tìm hiểu lý do tại sao đơn của mình bị từ chối, tìm hiểu các luật lệ và dữ kiện có được áp dụng đúng đắn hay không, và tìm hiểu xem việc từ chối đơn xin nhập tịch có sẽ đưa đến việc bị trục xuất không. Chỉ có những luật sư nhiều kinh nghiệm mới có thể giúp qúy vị làm đúng và lượng định chính xác tình trạng của qúy vị.
Hỏi Đáp Di Trú
- Hỏi: Tôi có Thẻ Xanh 10 năm. Tôi vẫn kết hôn với người chồng đã bảo lãnh tôi và tôi đã ở Mỹ được 3 năm. Mới đây, đơn xin nhập tịch Hoa Kỳ của tôi bị từ chối vì thiếu những bằng chứng hôn nhân. Sở di trú nói trong thư từ chối rằng họ sẽ gửi cho tôi "Thông Báo Trình Diện" trong một buổi điều trần trục xuất trong tương lai. Làm sao việc này có thể xảy ra được"
- Đáp: Điều này xảy ra vì sở di trú nghi ngờ rằng mặc dù qúy vị có Thẻ Xanh 10 năm nhưng chỉ sống với nhau mới 3 năm. Có thể họ đã điều tra thêm và tìm ra những điều khác. Họ kết luận rằng cuộc hôn nhân này là giả tạo và chỉ vì mục đích di dân.
- Hỏi:  Tôi bị ba tội tiểu hình trong 5 năm vừa qua. Trước khi nộp đơn xin nhập tịch, tôi muốn thăm ông bà nội của tôi ở Việt Nam. Với tình trạng của tôi, qúy vị khuyên tôi phải làm sao"
- Đáp: Vấn đề ở đây là tội tiểu hình , đôi khi, không có nghĩa chỉ là tội tiểu hình theo những mục đích di trú. Tùy theo tội, qúy vị có thể phạm một tội về đạo đức xấu xa, hoặc những tội đại hình nghiêm trọng khác theo luật di trú và có thể không biết điều đó. Nếu qúy vị muốn du lịch ngoài Hoa Kỳ, qúy vị có thể gặp trở ngại khi tái nhập cảnh. Ở một vài nơi nhập cảnh, nhân viên di trú có thể nhìn việc tái nhập cảnh của qúy vị như là lần nhập cảnh đầu tiên. Nhân viên di trú ở những nơi khác có thể nhìn việc tái nhập cảnh như là việc trở về sau chuyến du lịch ngắn. Và tùy vào nơi tái nhập cảnh, qúy vị có thể bị câu lưu và nằm trong thủ tục bị trục xuất. Vì thế, qúy vị nên cẩn trọng và tìm hiểu hồ sơ hình sự của mình trước khi rời Hoa Kỳ đi du lịch.
- Hỏi: Đơn xin nhập tịch của vợ cũ tôi bị từ chối và mới đây sở di trú USCIS thẩm vấn tôi hai tiếng đồng hồ. Họ tra vấn tôi rất căng thẳng và muốn tôi ký tên trên một bản tự thú, nhưng tôi từ chối ký tên. Tôi và vợ cũ của tôi đã ly dị 5 năm rồi, sở di trú có quyền đối xử với tôi như vậy không"
- Đáp: Đúng, một nhân viên sở di trú có quyền điều tra đơn xin nhập tịch. Tuy nhiên, họ không có quyền quấy nhiễu qúy vị nếu qúy vị thông báo cho họ biết qúy vị muốn thuê một luật sư. Qúy vị có quyền từ chối và muốn tham vấn một luật sư. Tuy nhiên, khi qúy vị muốn hành xử quyền này, qúy vị có thể buộc chính phủ yêu cầu qúy vị ra trình diện trước một nhân viên di trú hoặc một vị chánh án di trú.  Nếu có luật sư, họ sẽ giải thích thủ tục phỏng vấn cho qúy vị hiểu rõ.
Quý độc giả muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM và sáng Chủ Nhật từ 11:00AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, và 106.3FM. Hoặc liên lạc với một văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933 , San Jose (408) 294-3888 (duy nhất tại đường số 1, không phải cạnh sở di trú đường Monterey), Oakland-San Francisco: (510) 533-8228, Sacramento (916) 393-3388 hay Email: [email protected].

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một người di dân đang cố gắng khuyến khích nửa triệu người theo dõi TikTok của mình để ‘xâm chiếm’ các ngôi nhà ở Mỹ. Anh ta đang đưa ra lời khuyên cho những người di dân về cách sống ở Hoa kỳ bằng cách tận dụng các luật lệ bảo vệ cho những người chiếm hữu.
Khi vận động tranh cử ở Iowa vào tháng 9 năm ngoái, cựu Tổng thống Donald Trump đã hứa hẹn với cử tri rằng nếu tái đắc cử, ông sẽ thực hiện một chiến dịch trục xuất di dân lớn nhất trong lịch sử Hoa Kỳ, dựa theo mô hình của Eisenhower. Lời hứa hẹn này đã được Trump đưa ra trong chiến dịch tranh cử năm 2016, và nay đang được lặp lại tại các cuộc vận động tranh cử trên khắp đất nước. Chiến dịch mà Trump đang đề cập đến có tên là Operation Wetback. Đây là một chiến dịch được triển khai với các biện pháp quân sự, do chính quyền Eisenhower khởi xướng vào mùa hè năm 1954. Mục tiêu của Chiến dịch Wetback là chấm dứt tình trạng nhập cư trái phép ồ ạt thông qua việc trục xuất hàng trăm ngàn di dân người Mexico. “Wetback” là một từ lóng mang tính xúc phạm, thường được dùng để miêu tả di dân Mexico vượt biên sang Hoa Kỳ qua con sông Rio Grande. Từ này có ý nghĩa phỉ báng và kỳ thị đối với người Mexico.
Lý do việc di dân gây nhiều tranh cãi là do cách nó ảnh hưởng đến bạn như thế nào, tùy thuộc vào bạn là ai
Phần Lan được vinh danh là quốc gia hạnh phúc nhất thế giới trong sáu năm liên tiếp, theo World Happiness Report năm 2023. Báo cáo này cho rằng lối sống hạnh phúc của người Phần Lan là kết quả của sự ổn định xã hội và phúc lợi xã hội.
Nhập cư đã trở thành một vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử năm 2024 và là một thách thức lớn ở một số thành phố của Hoa Kỳ. Trong nhiều năm qua, chiến tranh và xung đột vũ trang, đàn áp bạo lực và nghèo đói cùng cực đã khiến hàng triệu người trên toàn thế giới phải di dời và đẩy hàng nghìn người đến Hoa Kỳ để tìm kiếm sự bảo vệ, chủ yếu là ở biên giới Mỹ-Mexico.
Thường trú nhân, còn được gọi là người có thẻ xanh, có đặc quyền sống và làm việc lâu dài tại Hoa Kỳ. Tuy nhiên, có nhiều hình thức làm mất tư cách thường trú nhân. Một số hành động nhất định có thể dẫn đến việc bị trục xuất và mất tư cách thường trú nhân.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) cho biết số lượng chiếu khán di dân tồn đọng đã giảm 4%, từ 338,256 trong tháng 1 xuống còn 326,415 trong tháng 2 năm nay. Số người được lên lịch phỏng vấn cho thẻ xanh cũng tăng lên – 48,117 trong tháng 2, so với 42,151 cuộc phỏng vấn trong tháng 1.
Vào ngày 07 tháng 3, Tổng thống Biden đã có bài phát biểu Liên bang thường niên lần thứ ba tại Quốc hội. Ông nói rằng ông chưa bao giờ coi những người di dân là xấu xa hay đầu độc máu của đất nước chúng ta, mặc dù Tổng thống tiền nhiệm; tuyên bố đó là những gì đang xảy ra. Làm thế nào để giải quyết cuộc khủng hoảng di dân ở biên giới Hoa Kỳ-Mexico? Ông Biden không muốn sử dụng mệnh lệnh hành pháp. Ông muốn Quốc hội đưa ra những cải tổ di trú hiệu quả để giải quyết vấn đề biên giới.
Theo FOX News, tính đến tháng 1 năm 2024, hơn 7,2 triệu người di dân đã vượt biên trái phép vào Hoa Kỳ qua biên giới Tây Nam dưới thời chính quyền của Tổng thống Joe Biden. Nhưng con số đó chỉ có nghĩa là có 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp đã bị Lực lượng Tuần tra Biên giới Hoa Kỳ bắt giữ. Một nửa số người di dân đó đã bị đưa trở lại biên giới Hoa Kỳ-Mexico. Vì vậy, con số 7,2 triệu không có nghĩa là có thêm 7,2 triệu người di dân bất hợp pháp vào Hoa kỳ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.