Hôm nay,  

Nguyễn Trọng Khôi: Đam Mê Và Sáng Tạo

07/07/202410:24:00(Xem: 2488)

 

Nguyễn Trọng Khôi: ĐAM MÊ VÀ SÁNG TẠO
 

Trương Vũ

 
Khi lần đầu tiên gặp một họa sĩ, tôi thường có khuynh hướng tìm vài nét tương đồng để liên tưởng đến một họa sĩ nổi tiếng nào đó thuộc những thế hệ trước. Với Nguyễn Trọng Khôi, tôi cũng làm như vậy nhưng trừ vài nét chung chung như được đào tạo ở trường ốc hay năng khiếu, tôi không tìm được gì đậc biệt. Nguyễn Trọng Khôi (NTK) không giống một họa sĩ nào khác.
 

Từ ngày quen biết NTK, khoảng giữa thập niên 80, đến nay, tôi luôn có cảm giác là với anh, không có một ngày nào không có hội họa. Rất đam mê, nhưng trong cái dam mê đó cái ý thức tự do rất lớn. Anh không tự ràng buộc vào một cách nhìn, một cách thấy, một quan điểm nghệ thuật nào nhất định. Anh vẽ tranh ấn tượng, trừu tượng, biểu hiện, chân dung, hình họa, v.v. Và, sử dụng tài tình nhiều chất liệu khác nhau như chì than, màu nước, sơn dầu, acrylic, hổn hợp.
 

Thời gian đầu, NTK vẽ nhiều tranh nặng nét hiện thực với khuynh hướng ấn tượng, Loạt tranh này được giới thưởng thức, sưu tầm ở hải ngoại ưa chuộng. Tuy nhiên, càng về sau, tranh của NTK khác đi nhiều, rất mới trong phong cách và quan niệm nghệ thuật. Mặc dầu vậy, cái đặc biệt nơi NTK là dù sau một thời gian lao vào trừu tượng với họa pháp tự do anh vẫn có thể trở lại vẽ tranh cổ điển với khả năng tự chế cao độ.
 

NTK nổi tiếng với tranh tĩnh vật. Tranh tĩnh vật dễ vẽ nhưng rất khó thành công, nghĩa là rất khó tạo nên một tác phẩm nghệ thuật cao. Đối tượng vẽ là những vật vô tri vô giác. Chúng đứng im, không động đậy, nhưng người vẽ phải tạo nên sự chuyển động, tạo nên sức sống, cái đẹp, và cả cái thông diệp nghệ thuật. Tranh vẽ những bình đất của NTK là một “signature” của anh. Khó có họa sĩ Việt Nam nào vượt qua. Vẽ bằng sơn dầu. Bố cục, ánh sáng, màu sắc phội trí rất điêu luyện. Tranh thường dùng nhiều màu đất (earth tones) nhưng thỉnh thoảng, trong một số bức, chêm vào những vàng, đỏ, xanh làm nổi bật lên rất tài tình dù nền màu nóng hay lạnh.
blank

              Still Life – Oil on Canvas


blank       Tĩnh vật Tây Bắc – Oil on Canvas

NTK vẽ chân dung bằng nhiều chất liệu khác nhau nhưng đa số bằng chì than và sơn dầu. Có vẻ như anh chịu nhiều ảnh hưỡng của Rembrandt trong bút pháp lẫn màu sắc. Dù có chịu ảnh hưởng hay không, NTK đạt một độ cao trong nghệ thuật vẽ chân dung. Rất có hồn, rất giống, biểu hiện cá tính của người mẫu. Và, tranh đẹp. Theo tôi, cái quan trọng nhất khi vẽ chân dung là sư chân thật. Không ít họa sĩ khi vẽ chân dung cố tạo nên một con người đẹp hơn, đài các hơn, phong sương hơn, hay với đàn ông thì có cá tính mạnh hơn. Người trong tranh trông rất hợp với một hình ảnh nào đó trong thi ca. Có thể gọi đây là tranh sáng tác nhưng không phải là tranh chân dung. Tranh chân dung phải giống người mẫu, cả vóc dáng, tâm hồn, lẫn cá tính. Giống theo bất cứ quan điểm nghệt thuật và cách nhìn nào của người vẽ, nhưng phải giống người mẫu. Không thể gán bức chân dung của người này cho người khác. Và tranh chân dung cũng không phải là caricature, phác họa chỉ dựa trên vài nét đặc biệt, Tôi cho rằng NTK là một họa sĩ vẽ chân dung đích thực và có tài. Thỉnh thoảng, anh phóng túng hơn trong cả màu sắc lẫn bút pháp, như trong chân dung Văn Cao, nhưng vẫn theo đúng những nguyên tắc căn bản cho tranh chân dung.

blank

            Mrs. Mai Trần – Oil on Panel

blank            Nhạc sĩ Văn Cao ( dang dở). Oil on Canvas

 

Hình Họa của NTK có bố cục vững và hình ảnh nhân vật trong tranh nặng tính chân dung, khác với tranh hình họa của nhiều người trong nhóm họa sĩ trẻ Miền Nam trước 1975. Và cũng không có dáng dấp những phong cách thời thượng của hình họa trong tranh Picasso, Gauguin, hay Modigliani, cái cổ được kéo dài ra. Mỗi khuôn mặt trong tranh NTK chỉ hiện diện trong một bức tranh, khó thấy được sao chép lại cho một bức tranh khác. Và, càng không có chuyện người mẫu sống mãi mà không già từ thập niên này qua thập niên khác

 

blank

     Người phụ nữ bị ruồng bỏ - Oil on Canvas

 

Tôi thích nhất tranh Trừu Tượng và Biểu Hiện của NTK. Trong lãnh vực này, khả năng sáng tạo và làm mới của anh biểu lộ rõ. Chất liệu acrylic thường được sử dụng trong loại tranh này. Tuy có vẻ như NTK vẫn có khuynh hướng dùng nhiều màu đất, nhưng ở đây, anh dùng màu sắc phóng túng hơn. Tôi thích nhất bức The Last Autumn, màu sắc rực rỡ nhưng vẫn rất hài hòa và ấm áp, tương phản trong một không gian màu lạnh.

 

blank

       The last Autumn – Acrylic on Canvas

 

Tranh Biểu Hiện của NTK trang trải thông điệp của họa sĩ một cách nghệ thuật, tài tình, tự nhiên, không  gượng ép. Thông điệp thường nhắm vào sự hiu quạnh và nổi xót xa, cô đơn của con người. Kể cả, khi diễn đạt tình yêu và hạnh phúc. Nhưng quan trọng nhất, đây là những bức tranh đẹp, bất kể mang thông điệp nào. Tôi thích nhất bức Bà Mẹ Trẻ. Bức này được anh xếp vào cả hai loại tranh, Trừu Tượng và Biểu Hiện.


blank

              Bà mẹ trẻ - Acrylic on Canvas

 

Những Mãnh Vụn Trong Trật Tự Mới gồm một loạt những sáng tác thuộc nhóm Biểu Hiện, được cấu trúc dựa trên ý nghĩa của tên gọi. Những bức tranh này biểu hiện một cách nhìn mới về đời sống, về con người, liên kết những mãnh nhỏ khác nhau, tương đồng hay tương phản, để vẽ nên một bức tranh toàn diện.  Cái câu nói “trong họa có thơ” có thể áp dụng trong tranh Biểu Hiện của NTK.

 

blank

               Nhan sắc – Oil on Canvas

 

Bên cạnh hội họa, NTK là một nghệ sĩ có nhiều tài năng và đam mê khác. Hát hay, đờn hay, cả sáng tác nhạc. Anh giao tiếp rộng và là bạn tốt của rất nhiều văn nghệ sĩ, trí thức. Tôi tham dự khá nhiều gặp gỡ bạn bè chung với NTK. Lần gặp gỡ nào cũng để lại trong tôi ấn tượng tốt, khó quên. Tôi có cảm giác như cái đời sống ngoài hội họa nhưng khá năng động này của NTK đã ảnh hưỡng nhiều đến những sáng tác hội họa của anh. Những sáng tác đã tạo nên nhiều xúc cảm sâu đậm và gần với đời sống thực của con người.
 

Nguyễn Trọng Khôi tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Sài Gòn năm 1973. Trường ốc giúp anh vững vàng trong kỷ thuật và không phạm những lỗi lầm căn bản. Nhìn tranh NTK ta thấy điều đó. Nhưng chỉ có thế. Rời trường ốc, anh luôn tạo cho mình một lối đi riêng. Anh có một khả năng sáng tạo phong phú, luôn tìm tòi và luôn làm nên cái mới. Trong nghệ thuật, tham vọng là một đức tính. Tôi cho rằng NTK là một họa sĩ nhiều tham vọng.
 

Với tài năng, sự đam mê và tham vọng nghệ thuật, sự cống hiến cái mới của Nguyễn Trọng Khôi cho hội họa sẽ khó ngừng lại ở một thời điểm nào.

Với Nguyễn Trọng Khôi, chúng ta luôn chờ đợi và đón nhận.

  

Trương Vũ

(Trương Hồng Sơn, D.Sc.)

24 tháng 6, 2024

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Luật sư biện hộ cho đây là do bệnh tâm thần gây nên. Có cách nào khác để giải thích cuộc mưu sát kỳ lạ này không?
Ông Bà Ly là tên mà gia đình chúng tôi nhắc đến người bảo trợ ở thành phố Perth khi nói chuyện với nhau, gọi bằng tiếng Việt cho dễ và thân mật. Tên thật của ông bà là Colin Russell và Meg Leith. Gia đình chúng tôi được chấp nhận cho đi định cư ở Úc và đến Perth, thủ phủ của tiểu bang Tây Úc vào mùa đông năm 1980...
Thơ của Quảng Tánh Trần Cầm & Nguyễn Hàn Chung
Buổi sáng cuối tuần, tôi vừa mở facebook thấy liền mấy cái friend requests trong đó có một tên khiến tôi phải dừng lại: BS Hoàng Hùng. Cái tên rất đặc biệt khó quên cho dù bao nhiêu năm đã trôi qua. Tôi liền vào xem profile, và đúng như trí nhớ của tôi, đó chính là người đã từng “thoáng qua đời tôi”...
Thuở xưa, theo lệ thường, những cô gái được tuyển vào cung bao giờ cũng phải được các vị nữ quan hoặc các viên thái giám dạy dỗ qua một hai khóa về lễ nghi để biết phép tắc cư xử trong cung, để ôn lại bổn phận người đàn bà, v.v... Một phụ nữ từ dân giả được tuyển vào cung, dần leo lên tới địa vị quốc mẫu lẽ nào lại không trải qua những khóa giáo dục đó? Khi đã được giáo dục mà không chịu theo phép tắc, hành động vượt lễ nghi đến nỗi gây tai tiếng trong dân gian thì khó ai chấp nhận được. Những động lực thúc đẩy mấy người “đàn bà yếu đuối” ấy dám đạp đổ cả lễ nghi của triều đình thường là tình yêu, tình dục, lòng tham... Liệt kê những phụ nữ này vào hạng “lộng hành phép nước” chắc hẳn không oan!
Anh - một tình yêu khái niệm | Chiều nhuốm chiều | Em nhuốm anh...
Mẹ tôi kể rằng ngày mẹ tôi còn thơ ấu, ở tận miền quê xa xôi, huyện Đông Anh hay Đông An gì đó thuộc tỉnh Thái Bình của bà, có một cây nhãn cổ thụ, cành lá sum suê râm mát, cây nhãn ngự trị nguyên một góc vườn lớn, độc lập, thoải mái, không chung đụng với một cây nào khác...
Tháng ba lại về, mùa xuân đang ngấp nghé bên thềm. Tuần trước những nụ hoa đào còn bé như hạt tiêu, ấy vậy mà giờ này lớn bằng đầu ngón út, những nụ hoa chi chít trên cành, có một số đã nở sớm phơn phớt sắc hồng trong nắng vàng ban mai dưới bầu trời xanh biếc...
Anh Bông vừa ung dung nhâm nhi ly cà phê buổi sáng nơi chiếc bàn ăn gần cửa sổ vừa ngắm mây trời trong xanh và cành hoa mới nở rung rinh trong gió ngoài vườn sau, thấy bóng vợ thấp thoáng từ phòng ngủ bước ra anh Bông lên tiếng:
Ngày Xuân Phân là ngày chính giữa của mùa Xuân theo âm lịch và cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân ở Bắc bán cầu theo dương lịch (Vernal Equinox). Trong ngày này, thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, nói cách khác là âm dương cân bằng. Nhờ thế vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, hoa sẽ dâng hương cho niệm xuân tình. Trong một ngày lập xuân nhiều thế kỷ trước, Sư Huyền Quang [?] ngẫu nhiên bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ bên song liền viết bài “Xuân Nhật Tức Sự”. Bài thơ tả người thiếu nữ đang thêu thùa, bỗng chim hoàng oanh líu lo từ lùm tử kinh bên ngoài khiến nàng ngừng mũi kim. Không tiếng lời vì xuân tràn trong ngỏ ý, ngoại cảnh cũng như tâm tư. Nói lời gì cũng bằng thừa khi mạch mới tràn dâng. Nụ đang chúm, không chỉ hoa, nụ còn là môi bung cánh sen, đỏ hường xuân thắm. Bởi vì bây giờ đã sang xuân. Xuân đang thì...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.