Hôm nay,  

Tỉnh lẻ

18/08/202215:54:00(Xem: 2479)

Tùy bút

Phuban_ThaiTuan
Tranh Thái Tuấn.



Tỉnh lẻ? Ngày xưa hai tiếng tỉnh lẻ buồn như… chấu cắn. Đường đi ổ gà, ổ voi lổn nhổn, ánh đèn đêm vàng vọt thưa thớt. Những mảng tối của sợ sệt, của mặc cảm, dân “nhà quê”, dân “tỉnh lẻ”…

Tỉnh lẻ trong ký ức của người đi xa là êm đềm, yên tĩnh, là loanh quanh hết phố chỉ trong vài ba chục phút. “Đi dăm phút đã về chốn cũ” (thơ Vũ Hữu Định). Có khi là tiếng vó ngựa khua lốc cốc trên đường chiều, hay tù mù khói một chuyến “xe lam”, “xe đò” về muộn…

Tỉnh lẻ cũng có khi là những con đường gầy, nhỏ, rợp lá me bay, đan kín bởi lá keo, lá điệp, thảng hoặc cơn gió tung xoay tít cánh hoa sao, từng đàn học sinh lũ lượt kéo nhau về trên chiếc xe đạp, mặc cho những tiếng cười cuống quít theo những vạt áo trắng bay, những mái tóc dài đen nhánh, thơm hương chanh, hương bưởi… Là những căn nhà nhỏ, nép mình bên giàn hoa ti-gôn đỏ hồng, hay những cây bông sứ, hoa trắng thơm đến si mê.


Người đi xa nhớ về tỉnh lẻ, có thể là ngôi trường, căn phố, con đường hoặc một bóng hình, con trai, con gái?


Tỉnh lẻ ngày nay, nhiều nơi đã biến thành thị xã, thành phố, là đô thị loại 2, loại 3… Đường sá mở rộng, phố cũ thay bằng phố mới, không còn loanh quanh mà có khi còn lạc lối? Đi cả buổi hỏi thăm mãi mới tìm được nhà người quen. Tỉnh lẻ đổi thay diện mạo, áo mới, và tình người dường như cũng phôi pha ít nhiều? Tính toán, so đo hơn thiệt trong lời ăn tiếng nói, trong mua bán tranh giành bởi hai tiếng “thị trường” khắc nghiệt, so sánh thì cũng như “chiến trường”, mạnh được, yếu thua, nhạt phai tình hàng xóm, láng giềng ngày xửa ngày xưa.


Nhân tài tỉnh lẻ, cũng lắm người, lắm nghề, đủ các lĩnh vực, song dường như còn “nằm trong lá ủ”, chưa được phát lộ? Thầy giáo, bác sĩ, kỹ sư, và các văn nghệ sĩ tỉnh lẻ luôn thiệt thòi khi so sánh với thành phố, với thủ đô, phần bụt chùa nhà không thiêng, phần tâm lý “tự ti” mà chấp nhận? Hay dân ta vốn trọng cái nhún nhường, khiêm tốn, trong khi chưa biết “mèo nào cắn mỉu nào”, cứ nhún xuống cho nó lành? Còn muốn kiếm tìm “danh lợi xênh xang” ắt phải đi xa tới thành phố, thủ đô mà thi thố tài năng, bon chen, cạnh tranh cùng người người?


Người nhà quê tất thua người “kẻ chợ”, dân tỉnh lẻ, phải chịu kém dân thành phố, lẽ đời vốn vậy. Biết đến khi nào cái ranh giới thị phi ấy được xóa bỏ? Và người ta tự hào vỗ ngực: “Tôi là dân tỉnh lẻ”.

 

Trần Hoàng Vy

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
ngày trở lại em nhớ trăng cổ độ / giọt mưa chiều thấm áo mỏng lạnh vai / bến sông xưa còn ghi dấu miệt mài / hình ảnh cũ buồn như thơ sót lại...
Trong Stories to tell, Charles Williams viết: “Những hình chụp gia đình có thể xem như tài liệu văn hóa vì chúng ghi lại những sự kiện thành hình cuộc sống của gia đình.” Có nghĩa là một loại tiểu sử không có chữ nhưng có minh chứng về đời sống lúc tấm ảnh được ghi nhận. Nhưng, có lẽ, nhận xét này chỉ đúng trong một số nền văn hóa; ở một số khác, có khi ngược lại, vì ở quê tôi, khi chụp hình gia đình, thường được dàn dựng ở những nơi có hậu trường đẹp đẽ, giàu sang, nhưng không thuộc về mình, chỉ mượn chụp cho oai. Tôi vẫn còn tấm hình đứng bên cạnh chiếc xe thể thao “xì gà” màu xám bạc như phi thuyền của ông khách lạ. Nhiều bạn mới quen lé mắt vì tưởng tôi là chủ nhân chiếc xe đua. Người ta nói, một tấm hình có thể thay thế được cả ngàn chữ. Không biết những tấm hình ngày nay, nói thật hay nói nói dối?
Mùa hè năm nay, thời tiết Edmonton bỗng dưng “super hot” vì một tin tức “nóng, sốt, dẻo”: Đức Giáo Hoàng, Pope Francis ghé thăm Canada những ngày cuối tháng Bảy, và điểm dừng chân đầu tiên là thành phố Edmonton bé nhỏ của tôi. Ngài sẽ làm duy nhất một thánh lễ ngoài trời tại The Commonwealth Stadium, nơi có sức chứa 65 ngàn người, hỏi sao hổng “hot”?
Tôi là út trong một gia đình có năm anh chị em. Năm tôi lên chín, cha qua đời. Năm ấy mẹ vừa bốn mươi sáu tuổi. Tôi quấn quít bên mẹ và người chị thứ ba nhiều nhất, kể cả những năm lên học trường huyện...
Trong lần về nước đầu tiên, năm 1996, tôi ở Hà Nội ba tuần, gặp gỡ khá nhiều người cầm bút ở đó, từ Dương Tường đến Trần Quốc Vượng, từ Hoàng Ngọc Hiến đến Đỗ Lai Thuý, từ Phong Lê đến Văn Tâm, từ Lê Đạt đến Dương Thu Hương, từ Trần Dần đến Hoàng Cầm, từ Nguyễn Huệ Chi đến Bảo Ninh. Nhưng có cảm giác thân nhất là hai người: Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Xuân Nguyên...
Một chị bạn mở cuộc thăm dò ý kiến những đôi uyên ương cao niên. Hỏi, trong túp lều tranh có bao nhiêu trái tim vàng xin ông Tơ bà Nguyệt xe thêm kiếp nữa...
Thú thật, tôi cũng là... khách khá thường xuyên nơi Tòa! Với đủ “tội danh”, đậu xe quá giờ, quẹo đường cấm, cầm phone texting trên xe, nhưng có lần nhớ mãi, là trong vòng hai tuần tôi có... ba giấy phạt cùng một địa điểm, chỉ là ngày giờ khác nhau...
Đừng bắt đĩa dầu hao từng dan díu phải xa anh / thiếu nó anh lụn bấc khô tim lấy gì để sáng / trẻ trai nữa đâu mà sóng / mưa xưa cào xước mặt khuya rồi...
Chiến thắng bản thân là chiến thắng hiển hách nhất – Platon.
mặt trời lấm lem sau cuộc rượt đuổi / cơn ác mộng đứt nối chưa kết thúc / những vết máu còn tươi rói loang lỗ chỗ / trên chiếc áo khoác xám tro xếp gấp nhầu nhĩ / vật vờ dưới đám mây bất định treo trên đầu...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.