Hôm nay,  

Sợ Cả Tiếng Đàn Guitar

17/12/202122:27:00(Xem: 2889)

pdtrang
Khi tiếng khô khốc của cánh cửa nhà giam đóng sập lại

Vẫn có tiếng đàn văng vẳng

Bởi những dây đàn từ trái tim ấy

Vẫn ngân nga

 

*

 

Đất nước chúng tôi – kinh thánh và đàn guitar

Vẫn vang lên từ những xà lim đầy bóng tối

Nơi tình yêu từ đáy tim con người cất lên tiếng nói

Bằng những rung động dào dạt thiết tha 

Nơi cuộc đời giáng xuống con người vô vàn tai hoạ

Người ta đã đánh gãy chân chị

Người ta lăng mạ chị

Người ta làm nhục chị

Nhưng có lẽ chỉ chúng ta mới có khả năng làm nhục chính mình 

 

Chị không nhục và thế là cả một hệ thống cường quyền bị lăng nhục 

Họ điên cuồng truy bắt

Họ tống giam chị

Họ biến nhà tù thành nơi sống ý nghĩa nhất

Nơi có tuổi trẻ, nhiệt huyết và tình yêu

 

Nơi người ta giam nhốt Phan Kim Khánh, Trần Hoàng Phúc, Trịnh Bá Phương…

Nơi người ta còng tay Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thuỵ, Châu Văn Khảm…

Nơi con người nói với đất nước mình

Bằng tiếng nói thật thà của con tim

 

Ôi! Làm thế nào tình yêu đó lại chỉ có ở những xà lim

Mà nó không ở cùng trái tim anh, tim chị?

 

Phố ngoài kia cờ và hoa bay trong mộng mị 

Người chen chúc người 

Sao vẫn cô đơn

Ở ngoài kia không còn ai nói về quê hương

Ngoài những chiếc còi rỗng 

Những bài diễn văn dài thậm thượt

Của một thời đã qua rất lâu 

 

Ôi! Dân ta sống mỗi ngày và mơ về một đất nước ở đâu đâu

Dân ta đói và khát

Không phải gạo cơm

Dân ta đói và khát nhiều thứ khác

Như đêm dài đói những ban mai

 

Làm thế nào chúng ta có thể nói với con mình về một đất nước tương lai

Khi những phiên toà “Chuột” tiếp tục ném người  vào ngục tối

Làm thế nào cho tôi đừng gian dối

Với tâm hồn như trang giấy trắng thơ ngây!

 

Và thế là con thà chết ở eo biển Manche

Hay ở Grays trên chiếc xe bít bùng đông lạnh

Con thà chết cũng không chọn nơi này                                

Với “Chính trị bình dân” với “Phản kháng phi bạo lực”

Với “Báo cáo Đồng Tâm” với “Tội ác phải bị trừng phạt”

 

Ôi! Chúng ta quay lưng – Chúng ta ngoảnh mặt

khi tự do của chính  mình bị giẵm đạp

Nói gì đến nỗi đau của tha nhân

Chúng ta đi về chẳng hề bâng khuâng

Như những con sâu nằm êm trên lá nát

Mặc cho dân mình vật vã với oan sai

 

Chúng ta sống mỗi ngày không cần biết đến ngày mai

Chúng ta hoang mang

Chúng ta sợ hãi

 

Như lãnh đạo đất nước này – chúng đang sợ …

Sợ đám đông

Sợ người ngay 

Sợ lời nói thật

Và, sợ… cả tiếng đàn guitar

 

– Nguyệt Quỳnh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
máu trăng rằm loang mây nằm võng / người nhợt nhạt đi về bên cỏ cây / xõa tóc hoa râm hớp thời gian / từng ngụm hả hê từng lời buồn bã / từng ngụm kêu réo đất trời tháng hạ / nghe tiếng ve rì rầm gọi tên không ngừng...
Chuông báo hiệu giờ tan học. Cửa trường vừa mở, bọn nhóc chen chúc nhau để ùa ra cho nhanh . Nhưng thay vì như ong vỡ tổ để bay khắp nơi rồi nhanh nhẹn về nhà ăn cơm như mọi hôm, chúng lại tụm năm tụm bảy, và thì thầm to nhỏ với nhau...
Mới đó, Ba lìa đời đã bốn năm. Hai đứa con út của Ba, nay đã “già” hơn Ba, thuở Ba đi tù cải tạo năm 1975. Giờ đây, mỗi khi bầy con quây quần kể chuyện, nhắc đến Ba ngày xưa, như nhắc một ông cụ, dẫu lúc đó, Ba chưa bước hẳn vào tuổi tri thiên mệnh...
Lớn lên trong thời buổi chiến tranh, 16 tuổi mộng mơ, tôi và Bích Hợp là hai đứa bạn thân cùng xóm, cùng say mê nghe nhạc lính đến nỗi yêu lính và ao ước được là người yêu của lính. Nhưng biết tìm đâu ra chàng lính chiến để mà yêu?...
Ở những quốc gia có "Ngày Của Cha" (Father’s Day) vào ngày chủ nhật thứ ba của tháng 6, người ta đều nhớ đến thân phụ của mình (dù còn sinh tiền hay đã quá vãng). Với người Việt Nam, tháng 6 còn mang về hình ảnh hào hùng của Nguyễn Thái Học và các anh hùng Việt Nam Quốc Dân Đảng với những lời cuối "Việt Nam muôn năm"...
Người cha nào trên trái đất này đều thương con của mình, thương con hơn thương chính mình, và trong máu của người con có máu của người cha. Cha mẹ làm việc vất vả để nuôi con, cho con ăn học thành tài, lo cho con đầy đủ những gì con cần, vì thế những đứa trẻ được thương yêu, đùm bọc sẽ học nhanh hơn những đứa trẻ bản xứ...
xô ngã một rừng ký ức / tìm ra một nhánh cây xanh / thấy như mùa xuân vừa thức / đâu đây hoa lá dỗ dành...
Ngày Father’s Day năm nay, lần đầu tiên anh chị em chúng tôi thiếu vắng Ba. Tháng sáu Canada thời tiết đẹp, tôi ngồi bên vườn sau nhà, tưởng tượng bên nghĩa trang Moore ở thành phố Arlington, Texas, phong cảnh đẹp đẽ với những con đường trải sỏi dưới hàng cây Magnolia to cao xòe bóng mát, chắc đang nở những hoa trắng thơm hương tinh khiết và bên những ngôi mộ, là thảm cỏ xanh có ngọn nước phun lên mặt hồ tung bọt trắng xóa, Ba đang nghỉ ngơi trong không gian và thế giới êm đềm đó...
Ngày của Cha, con chào đời bằng tiếng khóc / Những đêm dài Cha lặng lẽ đưa nôi / Con ngủ say, nhoẻn miệng cười bé bỏng / Như thần tiên, chấp cánh giấc bình yên...
Bước vào rừng, khách thơ sẽ thấy thân nhiệt hạ xuống ngay lập tức. Cái nóng rát bỏng trên da không còn nữa. Và mùi hương rừng thoang thoảng vây quanh. Rừng có hương thơm sao? Có chứ! Bạn chẳng từng nghe nhà văn Sơn Nam với tập truyện nổi tiếng “Hương Rừng Cà Mau” đó sao. A! Có thể mùi cây tràm cây đước chỉ là mùi hương tượng trưng, nghiêng về tinh thần hơn là vật chất, nhưng ở đây, New Jersey, hương rừng có thể được nhận thức bằng khứu giác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.