Hôm nay,  

Dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh

10/31/201400:00:00(View: 3870)

Nhiều năm qua, người Việt Nam ở Quận Cam bước vào tháng 11 với tâm tình hướng về quê hương, mở đầu là Thánh Lễ cầu nguyện cho linh hồn cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm, và các chiến sĩ đã hy sinh cho lý tưởng quốc gia. Tháng 11 năm nay có lẽ cũng đến theo ước lệ như thế, nhưng đặc biệt hơn với một chương trình văn nghệ “Hát Cho Quê Hương” của dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh.

Dân Việt ở Quận Cam chưa bao giờ nghe đến tên Nguyễn Hồng Anh nếu không theo dõi sinh hoạt của người Việt ở "miệt dưới". NHA là người Úc gốc Việt, đến Melbourne năm 1981, là một thuyền nhân. Hành trang đem theo chỉ là một tập nhạc gồm 20 bài anh đã sáng tác rải rác từ năm 1976, trong những ngày lênh đênh giữa đại dương mênh mông đi tìm sự sống trong cái chết, và trong thời gian anh tạm trú ở trại tị nạn Galang, Nam Dương. Lòng yêu quê mẹ đã thôi thúc Nguyễn Hồng Anh mạnh dạn bước vào cộng đồng của dân bản xứ, ngay khi đặt chân đến Úc, qua sự trình bày những nhạc phẩm của mình, như lời tâm sự của kẻ tha hương. Anh đã lôi kéo được sự chú ý của người Úc. Trên trang báo địa phương, người đọc bắt gặp hình ảnh một thanh niên trẻ, ôm cây đàn Tây-ban-cầm với hàng tít lớn: “Anh ready to be singing success.” (Trích The News. Aug. 12, 1981)

Định mệnh đã không đặt anh lên sân khấu của nghệ thuật thứ bảy nên sau bốn năm làm việc, năm 1985, khi dành dụm được số vốn nho nhỏ, NHA khởi sự nghề làm báo và cho ra đời tờ TiVi Tuần San. Cho đến nay, sau ngót ba mươi năm say mê kinh doanh, anh đã trở thành nhà báo chuyên nghiệp và là một thương gia thành công, khi đưa TiVi Tuần San tới chỗ đứng vững vàng trong thương trường. Thành qủa của tim và óc của anh đã được chính quyền Úc ghi nhận. Độc giả có thể xem thêm tin tức trên trang: www.tivituansan.com.au.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Nhưng thời gian và sự bận bịu của nghề báo không làm mòn mỏi con người NHA. Anh đã chán nghề làm báo chưa? Điều đó không ai rõ. Chỉ biết là những năm sau này, anh sáng tác trở lại thật nhiều và bất ngờ xuất hiện trong các chương trình văn nghệ ở Úc. Người viết bài này nghĩ rằng có lẽ anh đa tài. Tuy nhiên trong một lần trao đổi, người viết đã được nghe anh NHA tâm tình:


- “Tôi có nhiều đam mê đi theo từng giai đoạn của cuộc đời. Hát và sáng tác nhạc là một trong những đam mê đó!”

Chỉ có lạ một điều là ở vào tuổi mùa thu, sức sáng tác của anh bỗng nhiên bừng lên, thật phong phú, thật dồi dào. NHA đã tặng cho đời những bông hoa qúy nở muộn trong dòng nhạc mới, đầy cảm xúc của êm ái và sôi nổi. Đi đôi với tình riêng, anh dành một chỗ đặc biệt trong tim cho quê hương Việt Nam. Anh đã hát to lên, qua một số nhạc phẩm, ước vọng lớn cho hòa bình thật sự, trong thực trạng hiện tại của đất nước. Những cảm thức này được thể hiện trong các CD: Của Hồi Môn – Như Người Việt Nam – Hòa Bình Lừa Dối.

Người viết bài này không đi sâu vào việc thẩm định dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, nhưng dành việc này cho khán thính giả, vì sự rung động và cảm nhận trong âm nhạc, tùy thuộc rất nhiều vào chiều hướng thẩm nhạc và tâm tình của giới thưởng ngoạn. Tuy nhiên tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam” sẽ là món quà của dân Việt ở Quận Cam thân ái dành cho một tâm hồn nghệ sĩ nhiều đam mê và sống trọn tình cho những đam mê đó.

blank
Nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh.

Khán giả tham dự sẽ được nghe một số nhạc phẩm tiêu biểu cho dòng nhạc Nguyễn Hồng Anh, qua các giọng hát được yêu mến trình bày: Như Người Việt Nam – Giấc Mơ Bên Sông – Everybody Wanna Go Away/Tình Có Lúc Xa – Ai Ra Xứ Người – Vũ Điệu Thuyền Nhân – Chiều Viễn Xứ Chiều Nhớ Quê Hương – Đêm Đại Dương – Nhớ Nhớ Thương Thương – Từ Bạch Đằng Đến Biển Đông – Hòa Bình Lừa Dối – Của Hồi Môn – Đường Về Quê – Tình Mê – Dư Hương – Chuyện Của Tôi – Dòng Máu Việt Nam…. Và nhiều nữa!

Trong ước vọng được chia sẻ với đồng hương tại Mỹ tài năng và tâm tình hát cho chính mình và cho quê hương của nhạc sĩ Nguyễn Hồng Anh, ban tổ chức trang trọng kính mời quý vị tới tham dự chương trình “Tình Ca Hát Cho Việt Nam”, ngày Thứ Bảy, 8 tháng 11, từ 1-4 giờ chiều tại Hội Trường Việt Báo. Địa chỉ: 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683. Vào cửa tự do.

Thay mặt Ban Tổ Chức

Trịnh Kim Dung

October 8, 2014

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Không phải một bài viết về xương rồng mà về mối quan hệ chồng vợ trong cuộc sống hiện đại nơi xứ người. Gọi là truyện ngắn cũng được mà tùy bút, tản mạn cũng chẳng sai. Mời quý độc giả đọc một bài viết dễ thương, dễ đọc, duyên dáng, dí dỏm của tác giả Hoàng Quân. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Ở Âu châu gần đây bỗng nổi lên phong trào đòi xóa bỏ giới tính trong ngôn ngữ thường ngày và cả trong giấy tờ như căn cước. Vấn đề trở nên căng thẳng khi bộ từ điển danh tiếng Robert thay thế đại danh từ «il» và «elle» bằng một từ mới, «ile», trung tính, phi Nam phi Nữ, và từ đấy nổ ra một vụ tranh cãi kịch liệt. Phe cấp tiến nhiệt liệt tán thành, bảo đây là cơ hội cho chúng ta xóa bỏ giai cấp và tính kỳ thị nơi con người. Phe bảo thủ như Tổng trưởng Giáo dục Pháp bảo, «Không nên nhồi nặn tiếng Pháp như vậy dù với những lý do nào đi nữa». Phần lớn chúng ta đứng ngoài trố mắt tự hỏi: Giữa mùa đại dịch COVID-19, bộ mấy người hết chuyện làm rồi hay sao mà toàn nói ba chuyện ruồi bu như vậy? Việt Báo hân hạnh giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn thị Cỏ May về vấn đề này, một bài viết bẩy phần thông tin ba phần phiếm luận.
Một bài phiếm luận thú vị của một tác giả sống bên Đức Quốc. Những điều tủn mủn tầm thường của cuộc sống đôi khi lại định đoạt cho hạnh phúc của mình. Việt Báo hân hạnh giới thiệu.
Thơ ba dòng là một thứ “hố đen” trong vũ trụ thơ. Đó là thứ “thơ còn lại” sau khi thiêu rụi những rườm rà, những quy cách, những lối mòn của những đường lối thơ đã trở nên chán ngắt mà, trong đó, nổi bật nhất, là sự mượt mà du dương của chủ nghĩa lãng mạn. Thơ ba dòng, do đó, là thơ để nghĩ hơn là để ngân nga như những nhạc điệu êm tai và, trong tương tác với người đọc, như là một thứ thơ đã nén chặt, nó sẽ bùng nổ theo những liên tưởng và suy tưởng không ngờ.
Mời nghe Alexandra Huỳnh đọc bài thơ Di Sản (Inheritance) "live" trên đài truyền hình LX News. Nữ sinh gốc Việt Alexandra Huynh, tên Việt là Thụy An, 18 tuổi, trong buổi chung kết đêm Thứ Năm 20/5/2021 vừa qua đã thắng giải: "2021 National Youth Poet Laureate -- Nhà Thơ Khôi Nguyên Giới Trẻ Quốc Gia 2021". Huynh trả lời phỏng vấn AP đêm Thứ Năm qua điện thoại từ nhà, rằng thơ đối với cô là phương tiện để tự bày tỏ và để giúp công lý xã hội. Cô nói “Tiếng Việt tự nó đã là một tiếng nói giàu chất thơ. Trong sinh hoạt văn hóa của người Việt người ta đã nói thành thơ trong cuộc sống hằng ngày.” Cô cho hay là đã tập viết những lời thơ phổ nhạc từ khi mới 7 tuổi; đặc biệt là sau những lần đọc thơ trước công chúng thì lại càng cảm thấy sức mạnh của chữ nghĩa có tác động tích cực lên tâm lý và tinh thần đại chúng. Alexandra Huynh căn bản sáng tác thơ bằng tiếng Anh nhưng luôn nuôi hy vọng là sẽ có tác phẩm thơ ra đời và sẽ được chuyển ngữ sang “tiếng Mẹ đẻ”, ngôn ngữ Việt Nam.
Trong mọi hoàn cảnh Anh vẫn không ngừng hoạt động, Anh vẫn cứ đứng ở ngoài nắng - chữ của Mai Thảo. Với tôi, Nhật Tiến - Én Nhanh Nhẹn RS, vẫn cứ mãi là một Tráng Sinh Lên Đường
Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu tên thật là Nguyễn Khắc Hiếu, sinh ngày 8 tháng 5 năm 1888 (tức ngày 29 tháng 4 năm Mậu Tý), tại làng Khê Thượng, huyện Bất Bạt, tỉnh Sơn Tây, nơi có núi Tản sông Đà. Thân sinh ông là Nguyễn Danh Kế, đỗ Cử nhân, từng giữ chức Ngự sử trong kinh. Mẹ là Lưu Thị Hiền, cũng có sách ghi là đào Nghiêm, vốn là một đào hát, nổi tiếng tài sắc, giỏi văn thơ.
“Tất cả đều là khói sóng trên sông cả”. Chuyên buột miệng với tiếng thở dài. “Mất mát, tan biến không thể nào tìm lại được”. Vũ đứng dậy, bứt rứt. “Bỗng nhiên mà thấy nhớ nhà ghê! Nhớ dòng sông cũ.
Một bức biếm họa của họa sĩ Ricardo Caté đang gây sôi nổi trong giới trẻ Việt Nam và nhiều nước. Họa sĩ Caté là người Mỹ gốc da đỏ duy nhất trong nghề vẽ biếm họa có tranh đăng từ 2006 trên một nhật báo dòng chính
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.