Hôm nay,  

Sáu Lý Do Khiến Thuốc Men Ở Hoa Kỳ Đắt Đỏ

23/02/202400:00:00(Xem: 941)

thuoc

Hệ thống trung gian phức tạp và thiếu ràng buộc pháp lý đã góp phần khiến cho giá thuốc ở Hoa Kỳ cao chót vót. (Nguồn: pixabay.com)



Kế hoạch của Florida nhằm nhập cảng thuốc từ Canada để tiết kiệm chi phí đã được Cơ Quan Kiểm Soát Thực-Dược Phẩm (FDA) ‘bật đèn xanh’ trong tháng này. Và việc này cũng ‘hâm nóng’ lại chủ đề chi phí thuốc kê toa ở Hoa Kỳ.
 
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng giá thuốc ở Hoa Kỳ mắc hơn đáng kể so với giá thuốc ở các nước tân tiến khác. Năm 2018, giá thuốc ở Hoa Kỳ cao gần gấp đôi so với ở Pháp và Anh, ngay cả khi đã tính đến các khoản giảm giá mà các chương trình bảo hiểm y tế và chủ lao động Hoa Kỳ đã phải trả. Và dưới đây là sáu lý do vì sao thuốc men ở Hoa Kỳ lại đắt đỏ như vậy:
 
1. Thiếu cơ quan đàm phán chủ đạo giúp đàm phán giá thuốc một cách hiệu quả và quyết liệt để có mức giá thấp hơn
 
Các quốc gia tân tiến thường có một một cơ quan đàm phán chủ đạo duy nhất, thường là chính phủ, là cơ quan có thể quyết định chấp thuận hay từ chối một thỏa thuận nếu mức giá đề nghị từ công ty dược phẩm được coi là không hợp lý. Ở Hoa Kỳ, quá trình đàm phán về giá thuốc bị phân tán rời rạc giữa hàng ngàn chương trình bảo hiểm y tế, làm giảm sức mạnh đàm phán của bên mua.
 
Các quốc gia giàu có khác cũng thường tiến hành phân tích cẩn thận về lợi ích bổ sung mà một loại thuốc mới mang lại so với các loại thuốc đã có trên thị trường, và với mức giá nào. Nếu mức giá quá cao mà lợi ích quá thấp, họ sẵn sàng nói không với loại thuốc đó.
 
Stacie Dusetzina, chuyên gia về chính sách y tế tại Đại học Y Vanderbilt, cho biết: “Thiếu tính thống nhất trong đàm phán là lý do chính khiến chúng ta phải trả nhiều tiền cho thuốc men hơn các quốc gia khác – nhưng phần nào lý do cũng bởi vì chính chúng ta không sẵn sàng đàm phán mạnh mẽ hơn.”
 
Đạo Luật Giảm Lạm Phát (Inflation Reduction Act), được ban hành vào năm 2022, đã ủy quyền cho Medicare đàm phán trực tiếp với các công ty dược phẩm về giá cả của một số ít loại thuốc đã có mặt trên thị trường Hoa Kỳ nhiều năm. Các chuyên gia phân tích chính sách y tế cho rằng đó mới chỉ là bước khởi đầu, và cần có thẩm quyền đàm phán rộng rãi hơn để có tác động lớn hơn đối với giá thuốc nói chung.
 
Các công ty dược phẩm lập luận là ‘tiền nào của đó’: nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bệnh nhân ở Hoa Kỳ nhận được thuốc nhanh hơn và ít bị hạn chế bởi các quy định về bảo hiểm hơn so với ở các quốc gia khác.
 
2. Thiếu cơ chế kiểm soát giá cả
 
Một số quốc gia đặt ra giới hạn về mức giá họ sẽ trả cho các loại thuốc. Thí dụ, ở Pháp, có mức ngưỡng giới hạn đối với tăng trưởng doanh số bán hàng của các công ty dược phẩm: Nếu doanh số bán hàng vượt quá ngưỡng đó, chính phủ sẽ có quyền giảm giá.
 
Các công ty dược phẩm ở Hoa Kỳ đã tránh được những ràng buộc pháp lý về giá thuốc đối với những bệnh nhân được bảo hiểm thương mại chi trả và về giá niêm yết khi thuốc mới được đưa ra thị trường.
 
Michelle Mello, giáo sư về chính sách y tế và luật của Stanford cho biết: “Thuốc ở Hoa Kỳ đắt đỏ là vì chúng ta đã để họ tự do. Chúng ta đã tạo ra một hệ thống giá thuốc mà chỉ toàn là động cơ, không có phanh (thắng).”
 
3. Những động cơ tiêu cực
 
Các công ty dược phẩm không phải là bên duy nhất hưởng lợi từ giá thuốc cao. Bác sĩ, bệnh viện và hàng loạt đơn vị trung gian cũng được lời nhiều hơn khi chi phí thuốc tăng cao.
 
Một thí dụ điển hình: Theo chính sách của Medicare dành cho một số loại thuốc, bác sĩ phải thanh toán trước cho các loại thuốc được sử dụng truyền tĩnh mạch cho bệnh nhân tại phòng khám của mình, chẳng hạn như các loại thuốc hóa trị. Để bù đắp chi phí, họ gửi hóa đơn cho Medicare tính cả chi phí thuốc và tỷ lệ phần trăm của chi phí đó (do Medicare quy định). Hệ thống thanh toán này tạo ra động lực khiến bác sĩ chọn loại thuốc có giá cao hơn. Thí dụ: nếu một loại thuốc có giá 10,000 MK được áp dụng tỷ lệ Medicare là 6%, thì Medicare sẽ thanh toán 600 MK, nhiều hơn rất nhiều so với khoản phí 6 MK được thanh toán cho một loại thuốc có giá 100 MK.
 
Các chuyên gia cũng nhận thấy có động cơ không tích cực phát sinh từ các nhà kiểm soát quyền lợi nhà thuốc, hay P.B.M.s (pharmacy benefit managers). Họ thương lượng giá cả với nhà sản xuất và kiếm được nhiều tiền hơn khi giá thuốc cao hơn. Đôi khi, họ thậm chí còn yêu cầu bệnh nhân sử dụng thuốc có giá niêm yết cao hơn, dù có thuốc khác tương đương mà giá rẻ hơn. Điều này tạo ra động cơ sai lệch trong quá trình chọn lựa loại thuốc, và kết quả là làm tăng chi phí thuốc men của bệnh nhân.
 
4. Hệ thống rời rạc và phức tạp
 
Các nhà kiểm soát ngành dược phẩm thường than phiền rằng họ bị đổ lỗi một cách bất công vì giá thuốc cao trong khi các bên khác, bao gồm cả P.B.M.s và các công ty bảo hiểm, đang ngày càng hưởng lợi từ gánh nặng chi phí thuốc men của các bệnh nhân tự chi trả.
 
Alex Schriver, một viên chức tại Hiệp hội Nghiên Cứu và Sản Xuất Dược Phẩm Hoa Kỳ (PhRMA), cho biết: “Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất cho phép các bên trung gian, chẳng hạn như P.B.M.s, trục lợi từ thuốc mà không kiểm soát gì.”
 
Theo một nghiên cứu năm 2022 do PhRMA tài trợ, các nhà sản xuất chỉ được hưởng một nửa số tiền mà bệnh nhân chi trả cho các loại thuốc kê toa trước khi áp dụng giảm giá.
 
Hệ thống này phức tạp đến mức các bác sĩ và bệnh nhân rất khó mà xác định được chi phí thực sự sẽ là bao nhiêu khi chọn lựa các loại thuốc có vẻ giống nhau. Ngay cả các nhà nghiên cứu cũng gặp khó khăn khi phân tích hệ thống để xác định đâu là vấn đề nhằm tìm giải pháp phù hợp, đặc biệt là về những thỏa thuận phức tạp giữa các nhà sản xuất thuốc, bên trung gian và công ty bảo hiểm.
 
5. Chiêu trò với bằng sáng chế để giữ giá cao lâu hơn
 
Trên khắp thế giới, các công ty dược phẩm được cấp bằng sáng chế để được hưởng một khoảng thời gian độc quyền, mà các đối thủ cạnh tranh có loại thuốc tương đương với giá thấp hơn sẽ không thể tham gia thị trường trong thời gian đó. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, các công ty dược phẩm đã rất thành công trong việc tìm cách kéo dài thời kỳ độc quyền đó, thông qua các chiêu trò như sáng chế chồng sáng chế để bảo vệ những phát minh liên quan mật thiết đến loại thuốc họ đang muốn độc quyền.
 
Thí dụ, công ty dược phẩm AbbVie đã kéo dài thế độc quyền cho loại thuốc chống viêm nổi tiếng của họ, Humira, ở Hoa Kỳ lâu hơn 4 năm so với ở Châu Âu. Nhiều đơn ghi danh bằng sáng chế của AbbVie đã bị các cơ quan giám định bằng sáng chế của Châu Âu từ chối, hoặc tự họ rút đơn sau khi dính kiện cáo.
 
6. Giá thuốc sẽ còn đắt đỏ dài dài
 
Các nhà kiểm soát ngành dược phẩm thường cho rằng giá cả của sản phẩm phản ánh giá trị mà sản phẩm mang lại cho xã hội. Thí dụ, một lần chữa bệnh trị giá 3 triệu MK vẫn còn rất ‘nhẹ’ nếu nó giúp người ta không bị mất 10 triệu MK tiền viện phí và tiền lương.
 
Nhưng khi so sánh với các nguồn tài nguyên quý khác, sẽ thấy rằng mô hình này có thể đẩy giá cả tăng vọt ngoài tầm kiểm soát. Christopher Morten, một chuyên gia về luật dược phẩm tại Đại học Columbia, cho biết: “Nếu chúng ta cho phép các công ty cấp nước được tính phí toàn bộ giá trị của nước trong cuộc sống của chúng ta, xã hội sẽ nhanh chóng sụp đổ.”
 
Các công ty dược phẩm cũng cho biết giá thuốc cao là do chi phí thử nghiệm ngày càng tăng cũng như nhu cầu thu hồi các khoản đầu tư đắt đỏ vào các loại thuốc thử nghiệm thất bại. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu không tìm thấy mối quan hệ nào giữa số tiền mà các công ty dược phẩm chi cho nghiên cứu và mức giá mà họ tính cho các loại thuốc. Nhiều chuyên gia cho rằng thực tế là các công ty đặt giá thuốc của họ ở mức cao nhất mà thị trường có thể chấp nhận được.
 
Nguyên Hòa biên dịch
Nguồn: “Six Reasons Drug Prices Are So High in the U.S.” được đăng trên trang NYTimes.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thái Lan trên đà trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân bình đẳng. Hạ viện đã bỏ phiếu ủng hộ dự luật hôn nhân đồng giới với tỷ lệ áp đảo, với 400 người ủng hộ việc thông qua và chỉ 10 người phản đối trong lần đọc cuối cùng vào thứ Tư. Nếu dự luật có hiệu lực, Thái Lan sẽ là quốc gia châu Á thứ ba hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính.
Một phần lớn của cây cầu Francis Scott Key ở Baltimore đã bị sập sau khi một chiếc tàu lớn va chạm vào lúc 1:30 giờ sáng Thứ Ba, và nhiều xe đang chạy trên cầu rơi xuống nước. Nhà chức trách đang cố gắng giải cứu ít nhất 7 người. Một tàu lớn đâm vào cầu, bốc cháy trước khi chìm khiến nhiều xe rơi xuống sông Patapsco, theo video đăng trên X.
Hai giải xổ số khổng lồ, một sẽ xổ vào đêm nay và một sẽ xổ vào đêm mai. Không ai trúng giải độc đắc Mega Millions hoặc Powerball trong các kỳ quay gần đây nhất của hai giải xổ số này và tổng số tiền cộng lại hiện ở mức gần 2 tỷ USD. NBC News đưa tin giải độc đắc Mega Millions đã tăng lên 1,1 tỷ USD và Powerball lên 800 triệu USD.
Biển Đông: Bộ Quốc phòng Trung Quốc hôm Chủ nhật kêu gọi Philippines đừng thực hiện bất kỳ hành động "khiêu khích" nào và tuyên bố rằng TQ sẽ bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình: “Nếu Philippines liên tục thách thức điểm mấu chốt của Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp cứng rắn và quyết đoán để bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ cũng như quyền và lợi ích hàng hải của mình”.
Chính phủ liên bang Hoa Kỳ rơi vào tình trạng đóng cửa một phần sau khi Hạ viện thông qua dự luật chi tiêu trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, nhưng Quốc hội đã không thông qua kịp thời để duy trì hoạt động của một số bộ, ngành. Việc đóng cửa dự kiến sẽ diễn ra trong thời gian ngắn và có ít hoặc không có tác động gì khi các nhà lãnh đạo Thượng viện thông báo rằng họ đã đồng ý bỏ phiếu về gói tài trợ vào sáng sớm thứ Bảy.
Một thị trấn nhỏ ở Bờ Đông của tiểu bang Maryland đã đình chỉ toàn bộ lực lượng cảnh sát trong khi chờ kết quả điều tra của các công tố viên tiểu bang, một quyết định phần lớn không giải thích được khiến người dân bị sốc, hoài nghi và lo lắng. Với việc Sở Cảnh sát Ridgely tạm thời không còn tồn tại, các cơ quan an toàn công cộng khác đã đồng ý lấp đầy khoảng trống. Nhưng cư dân của thị trấn lịch sử với khoảng 1.600 người này lo ngại về thời gian phản ứng nếu họ cần hỗ trợ.
Thượng viện và Hạ viện Hoa Kỳ hôm thứ Năm đã công bố dự luật chi tiêu trị giá 1,2 nghìn tỷ USD, đã được Bạch Ốc và Quốc hội đồng thuận, đồng thời được lập ra để duy trì hoạt động của chính phủ cho đến tháng 9/2024.
Sản xuất chậm để tăng chất lượng. Giám đốc tài chính (CFO) của Công ty Boeing Brian West tiết lộ hôm thứ Tư rằng nhà sản xuất phi cơ sẽ hạn chế sản xuất mẫu 737 trong vài tháng tới để "củng cố" chất lượng của mẫu này. Phát biểu tại Hội nghị Công nghiệp Toàn cầu của Bank of America (BofA) ở London, West giải thích điều đó có nghĩa là Boeing sẽ không sản xuất 38 chiếc phi cơ 737 như thường lệ. Ngoài ra, ông khẳng định Boeing sẽ không “vội vàng” hay “đi quá nhanh” với quy trình kiểm tra chất lượng.
Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Lloyd Austin hôm thứ Ba tuyên bố rằng Hoa Kỳ "sẽ không để Ukraine thất bại" trong việc tự bảo vệ khỏi xâm chiếm của Nga. "Liên minh này sẽ không để Ukraine thất bại. Và thế giới tự do sẽ không để Ukraine thất bại", Austin nói tại căn cứ không quân Rammstein ở Đức trước khi cuộc họp trực tiếp lần thứ 20 của Nhóm Liên hệ Quốc phòng Ukraine bắt đầu.
Theo một cuộc khảo sát quốc gia mới đượ Thăm dò do Quỹ Hành động Tiến bộ (Progress Action Fund) của đảng Dân chủ công bố, do công ty Public Policy Polling thực hiện, cho thấy Biden dẫn trước Trump với tỷ lệ 46% đến 45% trong khi 9% riêng biệt cho biết họ không chắc chắn. Bởi vì cuộc thăm dò nằm trong phạm vi sai số cộng hoặc trừ 3,4 điểm phần trăm của cuộc khảo sát, nên hai người đang huề nhau về mặt thống kê.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.