Hôm nay,  

Hiệu Ứng Rashomon Và Khoa Học Về Cách Ký Ức Hình Thành Và Dao Động Trong Não

5/19/202300:00:00(View: 2788)
 
tri nho
Thực tế là trí nhớ của chúng ta chỉ có thể đọng lại được một phần nhỏ về các sự kiện và hiện tượng đang diễn ra bên trong và xung quanh mình tại bất kỳ thời điểm nào. Khi hồi tưởng lại, chúng ta lấy ra những mảnh nhỏ này và cố gắng tái tạo chúng thành một ‘thực tại’ tổng thể về những gì mà chúng ta tin rằng là ‘sự thật đã xảy ra.’ (Nguồn: pixabay.com)
 
Chúng ta là ký ức của chính mình… là một bảo tàng huyền ảo chứa những dáng hình chuyển động, những mảnh gương vụn vỡ chồng chất.” – Jorge Luis Borges
 
Đã đến lúc thôi lầm tưởng và chấp nhận rằng: sự tập trung chú ý của chúng ta chỉ có thể đọng lại được một phần nhỏ các sự kiện và hiện tượng đang diễn ra bên trong và xung quanh mình tại bất kỳ thời điểm nào. Hiểu rằng trí nhớ của chúng ta chỉ giữ lại một phần nhỏ những gì chúng ta đã tham dự trong những khoảnh khắc đã qua, lúc hồi tưởng lại, chúng ta lấy những mảnh nhỏ này và cố gắng tái tạo chúng thành một ‘thực tại’ tổng thể, rồi mang đi chiếu trong ‘rạp hát’ của tâm trí – một sân khấu mà trên đó, theo nhà thần kinh học Antonio Damasio đã quan sát được trong công trình nghiên cứu về ý thức, chúng ta thường “sử dụng tâm trí của mình để lấp liếm chứ không phải để khám phá sự thật.”
 
Chúng ta làm điều này, ở cấp độ cá nhân – từ trí nhớ có chọn lọc và bằng cách loại trừ tinh tế như vậy, chúng ta sáng tác ra câu chuyện làm nền tâm lý cho bản sắc của mình. Còn ở cấp độ văn hóa – chúng ta tạo ra cái được gọi là ‘lịch sử,’ là một ký ức được chọn lọc tập thể, trừ bỏ nhiều hơn là bao gồm những sự thật của quá khứ. Borges đã nắm bắt được điều này qua câu nói nổi tiếng “chúng ta là ký ức của chính mình… là một bảo tàng huyền ảo chứa những dáng hình chuyển động, những mảnh gương vụn vỡ chồng chất. ” (“We are our memory, we are that chimerical museum of shifting shapes, that pile of broken mirrors.” – Jorge Luis Borges).
 
Nhận thức được khả năng ảo tưởng của trí nhớ cũng chính là nhận ra bản chất khó nắm bắt, hay thay hình đổi dạng, của ngay cả những sự thật mà chúng ta đinh ninh rằng mình đang nắm vững trong tay.
 
Gần một thế kỷ sau khi Nietzsche khuyến cáo rằng cái mà chúng ta gọi là sự thật là “một loạt các phép ẩn dụ, hoán dụ và nhân hóa… một tổng thể các mối quan hệ của nhân loại đã được tăng cường, thuyên chuyển và tô điểm một cách thơ mộng và hùng hồn,” nhà làm phim vĩ đại người Nhật Bản Akira Kurosawa (23/3/1910 – 6/9/1998) đã mang đến một phép ẩn dụ tinh tế cho bản chất của sự thật thông qua ký ức trung gian khó nắm bắt trong bộ phim Rashomon năm 1950. Bộ phim Rashomon dựa trên truyện ngắn “In a Grove” của Ryunosuke Akutagawa. Đây là một phim kinh dị tâm lý-triết học, có nội dung về một vụ án mạng của một samurai, qua lời kể của bốn nhân chứng, mỗi người kể lại một thực tế hoàn toàn khác nhau, lời kể của mỗi người đều có vẻ đáng tin, khiến cho mọi người hoang mang không biết đâu mới là chân tướng sự thật.
 
Nửa sau thế kỷ 20, khi các chuyên gia nghiên cứu bắt đầu làm sáng tỏ những điểm yếu của trí nhớ, tên của bộ phim Rashomon được dùng để đặt cho tính không đáng tin cậy của lời kể của các nhân chứng. ‘Hiệu ứng Rashomon’ tạo ra một bầu nghi ngờ tăm tối và ám ảnh bao trùm lên sự hiểu biết cơ bản của chúng ta về thực tại – xét cho cùng, chúng ta chỉ tồn tại với tư cách là nhân chứng trong cuộc sống của chính mình.
 
Tất cả những rắc rối về tâm lý học này phát sinh từ hạ tầng cơ sở của sinh lý học thần kinh cơ bản về cách ký ức hình thành và dao động trong não. Nhà thần kinh học Oliver Sacks đã khám phá điều này trong về chứng rối loạn trí nhớ trong cuốn sách cổ điển “The Man Who Mistook HisWife For A Hat: And Other Clinical Tales”. Hoặc quý vị có thể xem khoa học gia y sinh người Nam Phi Catharine Young giải thích trong một tập TED-Ed có tên: “How memories form and how we lose them.” (https://www.themarginalian.org/2021/06/29/rashomon-effect-memory/)
 
Nếu cảm thấy hứng thú về những điều kỳ diệu của ký ức, quý vị có thể thử tìm đọc cuốn Neurocomic – một cuốn tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel) về cách thức hoạt động của trí óc; hay đọc bài viết “Chơi nhạc mang lại lợi ích cho bộ não hơn bất kỳ hoạt động nào khác” (https://www.themarginalian.org/2015/01/29/music-brain-ted-ed/); đọc lại các tác phẩm của Virginia Woolf để thấy cách ký ức chắp vá đời ta; xem ảnh của Sally Mann để thấy cách hình ảnh bóc tách ký ức thành những mảnh rời rạc; và đọc sách của nhà thần kinh học Suzanne Corkin để khám phá những bí ẩn kỳ diệu của ý thức trong trí nhớ.
 
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “How Memory Makes Us and Breaks Truth: The Rashomon Effect and the Science of How Memories Form and Falter in the Brain” của Maria Popova, được đăng trên trang themarginalian.org.
 

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thống đốc Florida Ron DeSantis đang lên kế hoạch tham gia cuộc đua vào Bạch Ốc vào giữa tháng 5/2023 trong bối cảnh lo ngại rằng Trump có thể sớm được coi là người Cộng Hòa dẫn đầu bất khả chiến bại.
Các luật sư của Proud Boys hôm Thứ Ba đã đổ lỗi cho Trump về vụ tấn công ngày 6 tháng 1/2021 vào Điện Capitol của Hoa Kỳ khi kết thúc các lập luận trong phiên tòa xét xử âm mưu nổi loạn của họ. Luật sư của Enrique Tarrio, người đứng đầu Proud Boys, nói các công tố viên liên bang đang cố gắng biến Tarrio thành "vật tế thần cho Trump và cho những người nắm quyền."
Tổng thống Biden hôm thứ Ba chính thức tuyên bố rằng ông sẽ tái tranh cử vào năm 2024, xin cử tri cho ông thêm thời gian để “hoàn thành công việc” mà ông đã bắt đầu khi tuyên thệ nhậm chức và gạt sang một bên những lo ngại của họ về việc kéo dài nhiệm kỳ của vị tổng thống cao niên nhất nước Mỹ trong bốn năm nữa.
Báo Washington Post loan tin rằng Hoa Kỳ đã yêu cầu Tổng cục Tình báo của Bộ Quốc phòng Ukraine (HUR) hoãn các cuộc tấn công "hàng loạt" chống lại Nga mà họ đã lên kế hoạch vào ngày 24/2/2023, cuộc tấn công kỷ niệm tròn 1 năm Nga xâm lược. Theo kế hoạch mật, Ukraine dự kiến lúc đó là tấn công Moscow và Novorossiysk, một thành phố ở Nga bên ngoài khu vực xung đột.
Trump sẽ chọn ai làm ứng viên Phó Tổng Thống cho cuộc đua 2024? Người đang "dẫn đầu danh sách ứng viên Phó Tổng Thống" là một "kẻ muốn phất cờ Liên quân Miền Nam [thời Nội chiến Mỹ]" có tên là Marjorie Taylor Greene, theo một cựu cố vấn Cộng Hòa trên đài MSNBC hôm thứ Bảy.
Latvia đã cam kết chuyển giao tất cả các hệ thống hỏa tiễn Stinger di động của mình cho Ukraine, theo báo LSM của Latvia đưa tin ngày 22/4, trích dẫn tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Inara Murniece tại một cuộc họp: “Latvia đã đáp ứng yêu cầu của Ukraine về các hệ thống phòng không và đã quyết định chuyển giao tất cả các hệ thống phòng không Stinger mà chúng tôi có cho Ukraine.
Độc chiêu của Cộng Hòa để thắng phiếu Dân Chủ: bất kể sở làm ở đâu, cử tri phải về phòng phiếu đã quy định gần nhà để đứng xếp hàng bầu phiếu, thay vì được bầu ở bất kỳ phòng phiếu nào trong quận. Các địa điểm bỏ phiếu trên toàn quận vào Ngày bầu cử sẽ bị cấm ở Texas theo dự luật được Thượng viện Texas thông qua vào thứ Năm 20/4/2023.
Chúng ta, ai cũng quen biết ít nhất một (hay nhiều) người luôn luôn đi trễ. Và bao giờ cũng thế, gần như có thể đoán trước những lý do họ sẽ nêu ra, hay tệ hơn nữa, họ chỉ đến trễ và tỉnh bơ như không có điều gì xảy ra, thậm chí còn tự cho rằng vì mình là người bận rộn, quan trọng, hay vì bất cứ lý do nào đó về bản thân, họ tự cho mình “quyền” đến sau người khác.
Một ngày, quý vị dành bao nhiêu thời gian để sử dụng điện thoại? Theo một báo cáo, một người trung bình dành khoảng 7 tiếng đồng hồ mỗi ngày với các loại thiết bị có kết nối Internet. Và con số đó sẽ còn cao hơn nếu họ làm việc chủ yếu với các loại máy tính. Hầu hết chúng ta đều đang sử dụng các thiết bị kỹ thuật số quá đà, dành quá nhiều thời gian để làm việc hoặc vui thú với điện thoại, máy tính bảng (tablet), máy tính xách tay (laptop) hoặc thậm chí là các thiết bị đeo VR. Chúng ta được cảnh báo là ngày càng ‘lậm’ công nghệ cùng với những mối nguy hiểm đối với sức khỏe thể chất và tinh thần.
Tôi ít khi nghĩ về cái chết của mình mà nghĩ nhiều hơn về những bài học sẽ để lại cho các con khi tôi qua đời. Các ý tưởng đến một cách tự nhiên. Nhưng gần như chắc chắn, tôi đã bị ảnh hưởng bởi video YouTube đã xem ở trường y khoa. “Bài giảng cuối cùng” của Randy Pausch (Đây cũng là một cuốn sách đã xuất bản). Ông qua đời vì căn bệnh ung thư tuyến tụy và đã nói bài giảng cuối đời với tư cách là giáo sư tại Carnegie Mellon cho các sinh viên, nhưng cũng là bài học để lại cho 3 người con của ông.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.