Hôm nay,  

Nguyễn Đình Toàn, người gõ cửa ký ức

1/6/202217:52:00(View: 4509)

Nguyễn Đình Toàn, người gõ cửa ký ức

 

Trịnh Thanh Thủy

 

 

blankChân dung Nguyễn Đình Toàn

 

 

Là một người Việt ly hương, hình như ai cũng có đôi lúc nhớ quê, hình dung lại nơi mình từng sinh ra, quay quắt thương cái chốn mình đã đi về trong tháng ngày quá khứ. Chỉ cần một hình ảnh, một cơn mưa, một vạt nắng, một nhành hoa thơm ngái hương vị quê nhà là lòng người lại bồi hồi tưởng tiếc. Nhất là khi đọc một bài thơ, nghe một khúc nhạc, hát lên một ca từ sóng sánh những âm vang kỷ niệm xưa, ai mà không tự dưng nhè nhẹ mở toang cánh cửa ký ức của lòng mình. Tôi đã làm điều đó khi đọc các bài thơ trong tuyển tập "Thơ và ca từ" của tác giả Nguyễn Đình Toàn.
  

 Là một nhà văn, ông viết dưới nhiều dạng, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch nói, bút ký. Tác phẩm Áo mơ phai của ông đoạt Giải Văn học Nghệ thuật của Việt Nam Cộng hòa năm 1973. Ngoài ra ông còn là một thi sĩ kiêm xướng ngôn viên của đài phát thanh VTVN trước năm 1975. Chính ông đã phổ những bài thơ của mình thành những bài nhạc được nhiều người yêu thích. Người bạn rất thân lâu năm của ông là Thi sĩ Thành Tôn đã gom góp những bài thơ của ông thành một tập thơ in riêng tặng ông. Gần đây, bạn bè thương mến ông, đã chung lưng giúp ông thiết kế và xuất bản để đứa con tinh thần, tuyển tập "Thơ và Ca từ" được ra đời.

  

Cuốn "Thơ và Ca Từ" được Nhà sách Tự Lực, Culture Art Education Exchange Resource và Văn Học Press cùng hợp lực xuất bản. Bìa in trang nhã do Hoạ sĩ Đào Nguyên Dạ Thảo biên tập, dàn trang và thiết kế bìa. Ảnh chụp bìa trước của Nguyễn Đình Tri. Ảnh chụp bìa sau của Trịnh Thanh Thủy.      

 
blank

 Bìa sách "Thơ và Ca Từ"

 

  

Trong tuyển tập trên trăm bài thơ của ông, nỗi nhớ lúc nào cũng được tô đậm như chim nhớ bạn, nhớ bầy, như người nhớ hơi, nhớ hương. Trong một bài thơ hay nhạc của ông, người ta tìm ra được ít nhất là vài câu nổi trội trong lối dùng từ khác lạ, sáng hẳn lên với sáng tạo mà ông gọi là “nói một cách khác.” Ông tránh ước lệ, sáo ngữ, tránh dùng các từ Hán Việt, tránh lặp lại những gì người ta đã dùng quá nhiều như chiếc diêm quẹt đã bị quẹt nhiều quá rồi, không quẹt được nữa.

 

Chung quanh ta

Lá vàng đã

thành nến trong cây

Hay là thu hắt lại tình phai

từ mắt người

Anh hôn em ngoài phố khuya

Nơi ánh đèn chợt sáng

Chợt khuất đi

(Hà Nội một hôm nào)

 

hay

 

Cố thắp cho em một ngọn đèn
Dù lửa tàn trong anh
Không còn đủ khêu thêm đèn sáng
 
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Để dù trong tăm tối
Có mộng còn biết nơi tìm sang
 
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Rồi thả hồn bay lên
Nơi hẹn hò không tên gặp em
 
Cố thắp cho em một ngọn đèn
Để dù trong xa vắng
Em còn được cháy trong lòng anh

(Hãy Thắp Cho Nhau Một Ngọn Đèn)  

 

Nàng thơ, người nữ của ông lúc mờ, lúc tỏ, khi mờ nhạt, khi bùng lên toả sáng, đơm hương trong cái cõi ký ức mịt mù sương khói ấy. "Em" mong manh, lóng lánh, em xanh ngát xuân thì. Trong khi "Ta" thì rũ đau và buồn như lá khô mùa trở gió.

 

Ôi em là giọt sương
Long lanh đầu cành mai
Cho tim ta phút vui ở ngoài cuộc vui
Như hương lan thơm bay đầy thềm nắng mới
 
Từ kiếp đau nào xưa
Tình đã lăn tình đi
Trên môi em còn thấy
Trăm năm câu tình ghi
Trong cung đàn sầu ấy
Ta buồn như lá khô

(Sương Mai)

 

Em như trăng mòn

Chờ mùa đông sẽ tan

Ta yêu em như giòng nước

tối tăm buồn

Còn bao nhiêu tóc xanh

Để thắt cho tình

......................................

Lòng ta như dòng sông đêm

Chan hoà sóng ngân

Có môi em như nụ hoa trôi ngang

Ôi tấm gương mờ ám

(Trăng mòn)

 

Ông bắt đầu làm thơ từ hồi còn bé. Những ca từ trong nhạc khúc của ông nguyên thủy là những bài thơ. Chữ nghĩa được ông dùng giản đơn, tinh tế, cô đọng nhưng sâu sắc, sống động và gợi hình, gợi bóng. Trong văn chương, thi ca, âm nhạc, các giác quan đều được ông tận dụng, ngay cả đến khứu giác. Mùi vị xuất hiện và được trộn lẫn, nào là hương hoa, cây cỏ, mùi thực phẩm quyện vào nhau như một bức tranh sống, ba chiều.

Sống và lớn lên giữa thời tao loạn, tuổi trẻ, thân phận và niềm tin là những hoài nghi đắng chát. Thái độ bối rối, mất định hướng của triết thuyết hiện sinh đã ẩn hiện đâu đó trong thơ, nhạc của ông một thời.

  

Tôi còn trẻ, tôi không muốn bỏ ngang đời
nhưng cuộc đời đã làm tôi sợ hãi
và mặt trời không còn là vàng rơi châu vãi
người với người đã trở thành thiên tai
 
Tôi còn trẻ, tôi không muốn oán trách ai
dù tim tôi đã nhỏ máu thương đời
tôi không còn niềm tin nào cầm cho ấm tay
sống một ngày, sống ngày nào biết ngày ấy thôi 

(Sống Một Ngày)

 

Chiến tranh, tù đày, đâm chồi mọc rễ tầng tầng, lên số phận những người thua cuộc bất hạnh của một chế độ, một chủ nghĩa. Mưa tưới nước, bón nhựa nguyên, rải hạt giống buồn và thống khổ lên những chốn hoang vu, những trại cải tạo, nơi chôn bao tù nhân vô tội sau cuộc chiến.

 

Chiều đứng trên đồi cao

Ta thở dốc

Ta trông mây đục

Trông người người đen

Cây nôn ra rừng gió độc

Bùn lầy dốc mưa trơn

Có con phượng nào không

Cho ta cam phần chim nhỏ

Ta uống lệ riêng ta

Nuốt sầu thiên cổ

Mưa Long Giao mưa đỏ hồn ta

(Mưa Long Giao)

Hay

Một tuần trăng

Có bao nhiêu giòng lệ thương

Một tuần nhang

Biết bao nhiêu linh hồn vấn vương

Vài ngàn năm biết bao nhiêu là thịt xương

Vài chục năm

Với bao nhiêu là đạn bom

Khăn đất còn để tang

Gan núi còn cảm thương

(Một tuần trăng)

 

Hoặc

Tha phương

Ai tha phương cùng ta

Trên chiếc xe già lăn qua xác đạn

Với tâm hồn của người ly tán

Muốn quay về nhìn lại cố hương

(Trên chuyến xe trở lại)

 

Nói đến phần giai điệu của nhạc Nguyễn Đình Toàn, phần lớn người nghe đều tìm ra sự đồng cảm và nghe nhạc bằng cảm tính. Với phần nhạc lý và kỹ thuật nhạc sĩ Jazzy Dạ Lam đã chia sẻ một ít cảm nhận riêng tư của cô .

 

- Nhạc phẩm của Nguyễn Đình Toàn nổi trội ở phần ca từ. Ca từ nhạc của ông vốn dĩ từ thơ nên nó đậm chất thơ và đánh thẳng vào cảm xúc người nghe. Ngôn ngữ của ông sâu sắc và mới lạ nên phần giai điệu không cần quá cầu kỳ cũng đủ ru hồn người nghe bồng bềnh. Tỷ như có rất nhiều ca khúc hấp dẫn, lôi cuốn người nghe do ca từ chứ không phải do âm điệu đặc biệt của nó, tương tự nhạc của Leonard Cohen, hay Billy Joe. Ngoài một số bài được hoà âm phối khí với phong cách tươi mới, bay bổng và không kém phần hiện đại, dễ tiếp cận người nghe, các ca khúc của ông có đặc thù là dù giai điệu quen thuộc trong lối hành âm hay các motiv phát triển giai điệu, những nét giai điệu này không quá đặc sắc, vì có lẽ không chủ ý tạo sự bất ngờ, nhưng đủ mượt mà lôi cuốn, dẫn dắt người nghe đến vùng cảm xúc mà tác giả muốn. Đơn giản mà chạm đến trái tim người nghe. Như vậy cũng đủ gọi là tài tình.

 

 

Sách "Thơ và Ca từ Nguyễn Đình Toàn" có thể mua ở:

  

Nhà Sách Tự Lực

14318 Brookhust St

Garden Grove, CA 92843

 

Mua sách từ xa xin liên lạc với nhà sách Tự Lực

Tel: (888) 204-7749 hay (714) 676-8310

email mua sách [email protected]

 

Trịnh Thanh Thủy

 

 

 

 



Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Beyond and Impossible là hai món thịt chay, làm bằng rau, củ và đậu và ngũ cốc sản xuất tại Hoa Kỳ. / Beyond and Impossible products are Plant-based meats made in the USA.
Trong dịp Tết này, hãy cùng gia đình đến thăm Casa Romantica, một bảo tàng bất vụ lợi với nhiều chương trình văn hóa cho mọi lứa tuổi, tại thành phố San Clemente, Quận Cam, California. Bảo tàng nằm trong một khung cảnh đẹp, lịch sử, đầy không khí trong lành, nhìn ra biển.
Thời đó, có những lời thầy dạy như, “Thư trung hữu nữ nhan như ngọc, Thư trung tự hữu hoàng kim ốc.” Trong sách có thiếu nữ khuôn mặt đẹp như ngọc, tự trong sách cũng có ngôi nhà bằng vàng. Đó chỉ là một kiểu nói tượng trưng thôi. Bời vì thời đó, mở sách ra đọc là để theo dõi Trương Vô Kỵ với Kiều Phong, chẳng hơi đâu mà bận tâm với các cô Chu Chỉ Nhược và A Châu. Thế thì, nói gì tới nhà vàng. Mà, hình như, các ông chủ nhà khổng lồ chẳng mấy người quan tâm về sách vở. Ra hải ngoại, dĩ nhiên là có bận tâm khác. Thêm nữa, thời gian, mỗi tuổi, là mỗi làn sóng đời cuốn đi theo bận tâm mới. Chữ nghĩa nếu còn được quý trọng, hẳn là trong nước; còn ngoài này thì, có lẽ, thứ yếu thôi.
Trưởng Lão Hòa Thượng thượng Giác hạ Sỹ Thành Viên Hội Đồng Trưởng Lão Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già khất sĩ thế giới Tổng Vụ Phó Tổng Vụ Hoằng Pháp Hội Đồng Điều Hành Giáo Hội Phật Giáo Thống Nhất Hoa Kỳ Nguyên Trị Sự Trưởng Giáo Đoàn V. Khai Sơn Viện Chủ Tổ Đình Giác Lý tại Tiểu bang California, Hoa Kỳ. Đã thuận thế vô thường, thu thần thị tịch vào lúc 4:30 sáng ngày 05 tháng 1 năm 2022
Sáng sớm ngày lễ Giáng Sinh năm 2021, một lần nữa nhân loại lại chứng minh: sự khát khao hiểu biết đã vượt qua những khó khăn, trì trệ của đời sống, để có thể khám phá tương lai, để con người có thể chinh phục những gì cao cả hơn là những khác biệt, mâu thuẫn trên mặt đất. Viễn vọng kính không gian James Webb từ Europe’s Spaceport ở French Guiana đã được phi thuyền Ariane 5 thành công đưa lên không gian, để theo dõi và thu thập tài liệu trong vũ trụ. Đây là một đài quan sát không gian phức tạp và mạnh nhất thế giới để trả lời những câu hỏi về hành tinh, ngân hà, và cánh cửa sau cùng: Black hole. Lịch sử thiên văn từng chứng minh với viễn vọng kính không gian Hubble, đã được đưa lên cao cách mặt đất 340 dặm để thăm dò tạo hóa vào tháng Tư năm 1990. Những khám phá mới về không gian, tinh tú, ngân hà trong những thập niên qua, hầu hết, đều liên quan đến viễn vọng kính này. (Nội dung tác phẩm Brief Answers to Big Questions của Stephen Hawking, giải thích những công dụng và lợi ích
Hôm nay, ngày 6/1/2022 là tròn một năm ngày bạo loạn 6/1/2021 bùng nổ, khi người ủng hộ Trump tràn ngập tòa nhà Quốc Hội, đập phá, truy lùng các dân cử, với lời hăm dọa treo cổ Phó Tổng Thống Mike Pence vì vị này làm nghi thức xác nhận phiếu đại cử tri để công nhận chính thức Joe Biden thắng cử Tổng Thống trong bầu cử tháng 11/2020. Nhiều sự kiện sẽ thực hiện tại thủ đô Washington DC. Độc giả có thể mở TV ra xem các bản tin trực tiếp truyền hình. Nếu trễ, có thể xem lại trên YouTube.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.