Hôm nay,  

Thảo Luận về Tuồng Kim Vân Kiều Tại Viện Việt Học, Quận Cam

26/10/202122:28:00(Xem: 2075)

 

 
blank

Từ phải, GS Nguyễn Văn Sâm, và MC Kim Ngân (Giám đốc Viện Việt Học)

 

WESTMINSTER (VB/PTH) --- Hy hữu. Hôm Thứ Bảy 23/10/2021, ngày đầu tiên Viện Việt Học mở cửa lại sau một năm rưỡi đại dịch, cũng là một buổi thảo luận sôi nổi về “Tuồng Kim Vân Kiều” – tác phẩm mới ấn hành của Giáo sư Nguyễn Văn Sâm. Tác phẩm mới phát hành có tên chính thức là: “Tuồng Kim Vân Kiều: Truyện Kiều ở Nam Kỳ Lục Tỉnh – Toàn bộ ba hồi với chữ Nôm” do Nguyễn Văn Sâm phiên âm và giới thiệu, Nguyễn Hiền Tâm bổ chính.
 

Mở đầu, người MC là bà Kim Ngân, Giám Đốc Viện Việt Học, cho biết rằng hôm Thứ Bảy 23/10/2021 cũng là buổi giới thiệu sách đầu tiên kể từ đại dịch. Sau một thời gian dài văn phòng Viện Việt Học đóng cửa vì lệnh giãn cách, bà cho biết một số viên chức trong Viện Việt Học vẫn làm việc hàng ngày và liên lạc thường xuyên cho các dự án của Viện.
 

Giáo sư Nguyễn Văn Sâm nói rằng ông hân hạnh khi thấy bất ngờ có đông người tới tham dự, trong đó đa số là bạn văn và bạn ngoài đời, như thế cũng cho biết vẫn còn nhiều người quan tâm về Việt học. GS Sâm nói rằng “Tuồng Kim Vân Kiều” là một phó phẩm từ Truyện Kiều của Nguyễn Du, nhưng không có nghĩa phó phẩm là những gì hoàn toàn dựa vào bản chính, vì có khi tự phó phẩm lại có một đời sống riêng, và có khi xuất sắc hơn bản chính, như trường hợp bản chính “Kim Vân Kiều Truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân thời nhà Minh, Trung Quốc, thua xa khi so với phó phẩm Truyện Kiều do Nguyễn Du mô phỏng, viết lại, sáng tác thành thể thơ độc đáo của Việt Nam.

 
blank

Bìa tác phẩm “Tuồng Kim Vân Kiều”
 

GS Nguyễn Văn Sâm dẫn ra một thí dụ, như phở có nguồn gốc từ Hà Nội, khi vào Nam có phở Sài Gòn đã thấy khác rồi, ra hải ngoại lại có phó phẩm là phở vùng Quận Cam hay phở khu vực Bolsa, thì phở trong VN khôngt hể nào so sánh nổi. Và cũng nhờ món phở vùng Quận Cam mà quốc tế mới biết tới món ăn này.
 

GS Nguyễn Văn Sâm cho biết tác phẩm “Tuồng Kim Vân Kiều” khi phiên âm là dựa vào bản chép tay của ông Cao Đảnh Hưng (1924-1999) chép lại năm 1942 từ một bản khác trước đó. Nghĩa là, đây là độc bản. GS Sâm nói rằng một ông Tiến sĩ, Trưởng Ban Hán Nôm Đại Học An Giang, đã chụp lại và gửi tới GS Nguyễn Văn Sâm để tác phẩm được phiên âm, chú giải, và phát hành. GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng ông làm công việc cực nhọc và hứng thú này nhằm in để lưu thế, hoàn toàn không có ý thương mãi.
 

Nhà thơ Đặng Phú Phong hỏi về tác giả “Tuồng Kim Vân Kiều” là ai. GS Nguyễn Văn Sâm trả lời rằng không biết, vì chỉ biết là cụ Cảo Đảnh Hưng chép tay năm 1942 từ một bản trước đó, không thấy ghi tác giả, nhưng có thể suy đoán rằng tác phẩm “Tuồng Kim Vân Kiều” là của chung, của thời đại, cũng như Bích Câu Kỳ Ngộ, và vì là tuồng, tức là có đời sống  trên sân khấu để làm vui cho những di dân khai phá phương Nam, cho nên có thể có tác giả tập thể trong thời gian dài.
 

Nhà báo Hoa Thế Nhân nói rằng 95% tác phẩm Việt Nam là mô phỏng theo văn học Trung Quốc. GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng Truyện Kiều của Nguyễn Du đã có đời sống riêng, có giá trị văn học cao hơn bản gốc của Thanh Tâm Tài Nhân, và Nguyễn Du ngay từ khi mới sáng tác lại, cho nhiều chuyển biến khác.

 blank

Anh Minh Phương (đứng, trái) và MC Kim Ngân (đứng, phải)

 

Nhà báo Văn Lan hỏi rằng Tuồng Kim Vân Kiều đã từng diễn trên sân khấu nào chưa. GS Nguyễn Văn Sâm nói là không thấy tài liệu nào ghi là tuồng này từng được diễn, vì các cụ ngày xưa không bận tâm ghi rằng tuồng này đã diễn ở đâu và mấy lần, chỉ biết rằng tuồng Hoàng Tử Cảnh Đi Tây là có diễn ở sân khấu vì sách có ghi là có lên sân khấu, nhưng nếu Tuồng Kim Vân Kiều đã có lên sân khấu thì bây giờ không thấy tài liệu nào xác minh.
 

Giáo sư Đào Trung Đạo nêu ý kiến rằng đồng ý với GS Nguyễn Văn Sâm, vì càng ngày càng thấy tác giả không quan trọng, vì điều quan trọng không phải là ai viết nhưng là cái gì được viết, được chép vào văn bản; do vậy, hành vi viết mới là văn chương, chứ không phải tác giả.
 

Nhà thơ Đặng Phú Phong nói, tác phẩm nhìn từ nhiều phía mới có giá trị.
 

Nhà báo Phan Tấn Hải góp ý rằng đối với nghệ thuật sân khấu, tác giả nhiều khi bị bỏ quên, thí dụ như khi chúng ta vào YouTube, tìm xem chèo cổ “Thị Mầu Lên Chùa” thì có rất nhiều phó bản tùy nghệ sĩ, tùy thời đại.

 
blank

Nhà văn Ngự Thuyết (trái) và GS Nguyễn Văn Sâm
 

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng nghệ thuật sân khấu như tuồng phần lớn là nhu cầu giải trí, thời đó (thời xuất hiện Tuồng Kim Vân Kiều) lại không có vọng cổ, không có Internet, nhưng giới lưu dân ưa thích tuồng vì lời dễ hiểu, trong khi lời viết theo thể thơ lại khó hiểu đối với lưu dân; nếu biết thêm về tác giả thì hay hơn, nhưng không biết thì coi như con mồ côi.
 

Giáo sư Nguyễn Văn Sâm cũng nói Giáo sư cảm ơn anh Minh Phương đã giúp ấn hành tác phẩm  “Tuồng Kim Vân Kiều,” cũng như Giáo sư gửi lời cảm ơn nhiều góp sức từ nhiều người khác, như vị Tiến sĩ Hán Nôm ở Đại Học An Giang, như bạn trẻ Nguyễn Thụy Đan, một dự tuyển Tiến sĩ tại Hoa Kỳ, và đặc biệt là “người phụ nữ đã giúp tôi hầu hết mọi chuyện đời thường” (ám chỉ nhà văn Ngọc Ánh, tức là phu nhân của GS Nguyễn Văn Sâm).
 

Nhà văn Ngự Thuyết góp ý, rằng Nguyễn Du viết Truyện Kiều là sáng tạo, không mô phỏng, chính Nguyễn Du đặt tên tác phẩm mới là Đoạn Trường Tân Thanh, rồi các học giả đời sau gọi tắt là Truyện Kiều cho gọn, trong khi Thanh Tâm Tài Nhân viết theo kiểu có chương hồi, thì Nguyễn Du làm thơ một mạch, không chương hồi, và sáng tác thành văn bản mới, rất mới…
 

Nhà báo Phan Tấn Hải góp ý rằng, Tuồng Kim Vân Kiều mà GS Nguyễn Văn Sâm phiên âm thì cũng giống như làm phim Hollywood lấy tiểu thuyết rồi chuyển thành phim, không thể nói phim hay hơn tiểu thuyết hay ngược lại, vi còn tùy và cũng vì khác thể loại, như cam với táo.
 

MC Kim Ngân góp ý, nói rằng phải chi có nhiều cuộc thảo luận về Truyện Kiều, vì có nhiều bạn trẻ thắc mắc và quan tâm về Truyện Kiều với Nguyễn Du, thậm chí có một em nói rằng có cách nào để em đó chụp hình đẹp như cô Kiều.
 

GS Nguyễn Văn Sâm nói rằng trong khi phiên âm Tuồng Kim Vân Kiều, Giáo sư đã ghi thêm vài trăm chữ Nôm, như thế sẽ giúp cho những người làm tự điển đời sau đỡ mất công, phiên âm không khó nhưng chú giải mới khó, viết thành chữ Nôm mới khó.
 

Anh Minh Phương nói rằng anh sẽ giúp Viện Việt Học làm Tự Điển Chữ Nôm. Nhà báo Phan Tấn Hải nói rằng in sách giấy thì tốn tiền, lại khó phổ biến, nên đưa lên mạng thành Tự Điển Chữ Nôm online thì người Việt khắp thế giới tiếp cận được, có lợi vô củng.

 blank

Toàn cảnh hội trường
 

Nhà báo Văn Lan nói rằng Giáo sư Nguyễn Văn Sâm có muốn dựng thành tuồng trên sân khấu hay không, vì Viện Việt Học và thân hữu hẳn là có nhiều nghệ sĩ sẵn sàng đóng vai trên sân khấu tuồng.

Giáo sư Nguyễn Văn Sâm nói là không có thì giờ, vì giáo sư đang phiên âm nhiều tuồng khác cần phổ biến, như Tuổng Nhị Độ Mai…

Tham dự buổi giới thiệu sách và thảo luận có nhiều người trong giới trí thức và văn nghệ sĩ, như GS Phạm Lệ Hương, GS Đào Trung Đạo, GS Cao Minh Châu (Giải Khuyến Học), Ngự Thuyết, Thành Tôn, Phạm Phú Minh, Phan Thanh Tâm, Phạm Gia Cổn, Trịnh Y Thư, Cung Tích Biền, Nguyễn Thanh Huy, Thân Trọng Mẫn, ca sĩ Thu Vàng, vân vân.
 

Cũng nên thêm rằng, trong Thư Mời của Viện Việt Học, có kèm lời GS Nguyễn Văn Sâm nói về tuồng:

“Tuồng vốn là biến thể của truyện thơ, biến thể để phù hợp với trình độ thưởng thức của người bình dân vào thời tác phẩm xuất hiện. Người dân thế kỷ 19 trong Nam không thể nào hiểu hết cái hay của truyện Kiều, do văn chương quá uyên bác của nguyên tác và nhứt là không thể trình diễn được -- Tuồng hát bội lúc đó là bộ môn văn nghệ nổi bật nhứt do hoàn cảnh sanh hoạt của dân chúng --  Ở Miền Bắc cũng có hai tuồng Kiều, nhưng mang sắc thái của miền ngoài. Bản chúng ta có đây chứa đựng một kho tàng về từ ngữ, về cách nói chuyện đặc trưng Nam Bộ vô cùng quý báu khó lòng tìm thấy ở các tác phẩm thuộc thể loại khác. Đọc thầm hay ê a đồng thời nhớ lại những câu tương ứng trong Đoạn Trường Tân Thanh tôi nghĩ là một hạnh phúc tuyệt diệu của người thích văn nghệ...”

blank

Từ phải: GS Nguyễn Văn Sâm, nhà thơ Đặng Phú Phong, nhà văn Ngự Thuyết, GS Đào Trung Đạo

.

Sau đây là trích tiểu sử GS Nguyễn Văn Sâm từ trang nhà Viện Việt Học: Sanh tại Sài gòn, 1940. Từng dạy ở trường Nguyễn Đình Chiểu, Mỹ Tho, Pétrus Ký, Đại Học Văn Khoa (Sài gòn) và các trường Đại Học Vạn Hạnh, Cao Đài, Hoà Hảo, Cần Thơ.

Sang Mỹ từ năm 1979, vẫn sống bằng nghề dạy học. Viết cho Văn, Văn Học và các tạp chí Việt ngữ của người Việt.

Trước 1975 chuyên viết về biên khảo văn học. Đã in: Văn Học Nam Hà (1971, 1973), Văn Chương Tranh Đấu Miền Nam (1969), Văn Chương Nam Bộ và Cuộc Kháng Pháp (1972).

Qua Mỹ viết truyện ngắn vì những thôi thúc phải nói lên sự suy nghĩ của mình về quê hương và thân phận người Việt, ngay trên quê hương, hay lạc loài tha hương.

Đã in ở Mỹ: Câu Hò Vân Tiên (1985), Ngày Tháng Bồng Bềnh (1987), Khói Sóng Trên Sông (2000).

Gần đây, trở về gia tài cổ của dân tộc bằng cách phiên âm các tuồng hát bội, truyện thơ viết bằng chữ Nôm chưa từng được phiên âm mà nguyên bản hiện còn đang nằm trong các thư viện lớn ở Âu Châu: Tam Quốc Diễn Nghĩa, Lôi Phong Tháp, Sơn Hậu Diễn Truyện, Trương Ngáo v.v...

Thành viên Ban Biên Tập Tự Điển Chữ Nôm Trích Dẫn. Trưởng ban Văn chương, Viện Việt-Học. Hiện cư ngụ tại California, Hoa Kỳ.

 
blank

Hai vị giáo sư Viện Việt Học, từ phải: GS Phạm Lệ Hương, GS Nguyễn Văn Sâm
 

Tuồng Kim Vân Kiều in trên khổ lớn, dày 496 trang. Độc giả quan tâm có thể liên lạc tới GS Nguyễn Văn Sâm, theo thông tin ở trang 491:

samnguyen20002002@yahoo.com 

Telephone: (714) 332-9086.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sự nóng lên trong toàn cầu, chiến tranh và lạm phát: Thế giới dường như đang ở trong tình trạng khủng hoảng bất tận vào lúc này. Trong cuộc phỏng vấn, nhà tiên tri tai hoạ Nouriel Roubini xác định 10 "mối đe dọa nghiêm trọng" mà chúng ta đang phải đối mặt và cách đối phó...
Ngày tôi mới đi làm nội trú ở nhà thương Mỹ cách đây bốn mươi năm, một anh giáo sư trẻ có lẽ gốc Do Thái hỏi tôi từ đâu tới, và sau khi tôi trả lời là người Việt tỵ nạn, anh ta nhận xét tỉnh bơ với tôi rằng (tôi không nhớ rõ nguyên văn, chỉ ý đại khái): Nếu mình thọc tay vào cái hũ mật thì lúc rút tay ra ruồi hay kiến (?) sẽ bám vào theo tay mình. Có lẽ ý anh ta nói Mỹ rót nhúng tay vào Việt Nam và do đó lúc Mỹ rút ra thì đám tỵ nạn như tôi sẽ bám theo về Mỹ. Có thể tôi nhớ không chính xác vì lúc đó nghe tiếng Anh vẫn còn rất yếu, nhưng điều quan trọng là sau 40 năm tôi vẫn nhớ câu nói này, mặc dù lúc đó tôi chẳng phản ứng gì cả, và xem đó cũng như chuyện thường, cũng như những chuyện nho nhỏ khác mình gặp mỗi ngày làm bực mình nhưng mình nghĩ là do mình chưa quen với xã hội mới. Sau khi bị gán đủ thứ tên, thứ tội ở Việt Nam sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975 thì c
Trước khi nhập diệt, Đức Phật nói: "…- Này A Nan, và những ai, trong khi đi chiêm bái những Thánh tích mà từ trần với tâm thâm tín hoan hỷ, thời những vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung sẽ sanh cõi thiện thú, cảnh giới chư Thiên” (Trường Bộ Kinh 16.5)
Bác Sĩ Phạm Gia Cổn qua đời vào sáng Thứ Tư, 30/11/2022 tại bệnh viện MemorialCare Orange Coast Medical Center, Fountain Valley, hưởng thọ 80 tuổi. BS Phạm Gia Cổn là khuôn mặt rất quen thuộc trong sinh hoạt cộng đồng người Việt ở Little Saigon và hải ngoại. Giáo Sư tại Đại Học UCLA suốt 28 năm từ năm 1982 đến năm 2010. Anh từng là Chủ Tịch Hội Y Sĩ Việt Nam, Nam California...
Tổng thống Joe Biden cho biết vào sáng thứ Năm rằng ngôi sao bóng rổ WNBA và là vận động viên Thế Vận Brittney Griner đã được thả khỏi nhà tù ở Nga trong một cuộc trao đổi tù nhân một đổi một. Việc trao đổi có nghĩa là cựu TQLC Hoa Kỳ Paul Whelan không phải là một phần của thỏa thuận. Bạch Ốc cho biết cuộc trao đổi diễn ra ở Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất.
Bạn là người yêu thiên nhiên, mến thú vật, thích phong cảnh núi đồi hùng vĩ, biển, đảo, sông hồ, hãy ghé thăm Ecuador, Nam Mỹ, đất nước của thiên đường hoang dã...
Đức đã bắt giữ 25 người liên quan đến một âm mưu bạo lực cực hữu nhằm lật đổ chính phủ Đức hiện nay để dựng lên một chính phủ cực hữu. Hơn 3.000 cảnh sát đã tham gia các cuộc đột kích trên khắp 11 tiểu bang của Đức để bắt giữ các cá nhân có liên quan đến Reich Citizen, hay Reichsburger,
Nếu bạn là cư dân tiểu bang Georgia, xin nhớ rằng hôm nay, Thứ Ba 6/12/2022, là ngày bầu cử chung kết cho chức vụ Thượng nghị sĩ liên bang đại diện tiểu bang Georgia. Bạn sẽ chọn giữa 2 ứng cử viên: hoặc đương nhiệm TNS Raphael Warnock (Dân Chủ), hoặc Herschel Walker (Cộng Hòa).
Lachlan Murdoch, Giám đốc điều hành của Fox Corp., hôm nay (Thứ Hai 5/12/2022) ​​​​sẽ ra tòa để trả lời đơn kiện từ công ty máy bầu phiếu Dominion Voting Systems đòi Fox News bồi thường 1,6 tỷ đô la vì đã thổi phồng những lời bịa đặt của Trump sau bầu cử 2020 rằng các máy bầu của Dominion đã "tự động đổi phiếu bầu Trump thành phiếu bầu Biden" -- điều bịa đặt mà Dominion nói là gây thiệt hại hàng trăm triệu đô la cho Dominion.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.