Hôm nay,  

Chính phủ Trump giải mật tài liệu chống Trung Quốc sớm 28 năm

16/01/202114:33:00(Xem: 3082)
blank

Đào Văn

Chính phủ Trump giải mật tài liệu chống Trung Quốc  sớm 28 năm

Vào ngày 31 tháng 12 năm 2018, TT Trump ký ban hành đạo luật  tái bảo đảm an ninh vùng Ấn Độ Thái Bình Dương, Asia Reassurance Initiative Act (ARIA) nhằm "Thiết lập một chiến lược đa diện  của Hoa Kỳ   tăng cường  an ninh, lợi ích kinh tế và giá trị của Hoa Kỳ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương". Qua đạo  luật ARIA khẳng định lại sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với Đài Loan - khuyến khích việc đi lại của các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ tới Đài Loan, phù hợp với Đạo luật Du lịch Đài Loan đã được ban hành thành luật vào năm 2018. Hai ngày sau khi ban hành luật  ARIA, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lên tiếng nhấn mạnh rằng vấn đề Đài Loan là vấn đề nội bộ của Trung Quốc và không cho phép sự can thiệp từ bên ngoài.
Ngoài việc ban hành luật ARIA  phủ tổng thống còn soạn ra văn kiện điều hành chính sách về vùng này, được xếp loại mật  chỉ được công khai sau 30 năm. Nhưng văn kiện này lại được cố vấn phủ tổng thống phổ biến sớm  28 năm. Theo bản văn ngày 12 tháng 1 năm 2021, Cố vấn An ninh Quốc gia Robert C. O’Brien cho biết việc giải mật  sách lược của Mỹ về vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương, nhằm  hướng dẫn chiến lược tổng thể trong suốt 3 năm thực hiện Chiến lược An ninh Quốc gia trong khu vực kinh tế và đông dân nhất thế giới.  Xin  tóm lược trích đoạn nội dung tài liệu "Khung chiến lược Hoa Kỳ về Ấn Độ-Thái Bình Dương- United States Strategic Framework for the Indo-Pacific":
"Nền  An ninh và thịnh vượng  của Mỹ phụ thuộc vào sự  tự do và cởi mở tiếp cận với khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, khu vực này sẽ vẫn là động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ, của khu vực và của toàn cầu. (trang 1/10)
 Các nước Đông Nam Á gắn kết chặt chẽ với nhau hơn về kinh doanh, an ninh và xã hội dân sự - bao gồm cả việc thông qua Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cần  được củng cố - và hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ và các đồng minh, cũng như các đối tác  để duy trì các nguyên tắc đã xác định ở trên.    Khu vực Đông Nam Á có khả năng kiểm soát các mối đe dọa khủng bố với sự hỗ trợ tối thiểu từ các quốc gia ngoài ASEAN.(trang 3/10)
[...]   Mục tiêu: 
Thúc đẩy và củng cố vai trò trung tâm của Đông Nam Á và ASEAN trong cấu trúc an ninh của khu vực, đồng thời khuyến khích các nước này cùng chung tiếng nói đối với các vấn đề chính.
 Hành động: Làm sâu sắc hơn mối quan hệ của chúng tôi với Singapore, Malaysia, Việt Nam và Indonesia.   Đề cao vai trò trung tâm của ASEAN như một thành phần cốt lõi của chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
 (Trang 9/10).
 
Sau đây là phản ứng  của các quốc gia  trong khu vực từ  phía Đông Á, Đông Nam Á đến Nam Á Châu về tài liệu trên:
 
* Á Châu Thời Báo - Việc giải mật  hầu như toàn bộ tài liệu " Khung chiến lược Hoa Kỳ năm 2018 về  Ấn Độ - Thái Bình Dương",   không  theo  tiêu chuẩn thông thường của Hoa Kỳ là giải mật sau 30 năm. Nhưng  việc công khai tài liệu mật lần này tại sao lại  không  áp dụng theo quy trình đó? Đừng mong đợi câu trả lời từ Trump hoặc từ Cố vấn An ninh Quốc gia Robert O’Brien.  Về mặt quân sự qua tài liệu, mọi thứ trở nên phức tạp hơn: Điều cấp thiết hiện nay là bằng mọi cách phải ngăn chặn Bắc Kinh trong toan  tính  “thống trị chuỗi đảo thứ nhất”- tức là vùng đảo từ quần đảo Nhật Bản đến Đài Loan cho đến tận miền bắc Philippines và Borneo. Và  “tính ưu việt” cũng nên được duy trì trong “khu vực xa hơn”.  Với chính phủ tân nhiệm, nhằm đối phó với Trung Quốc chắc chắn Biden-Harris sẽ chọn Kurt Campbell, nhân  vật trước đây  đã  đề xướng  chính sách  “xoay trục sang châu Á” (Pivot) vào thời  Barack Obama làm Tổng thống.
 
blank

* Korea Thời  Báo -Tôi hoan nghênh sự lựa chọn ngôn ngữ của Biden, ngôn ngữ này dường như bao hàm phạm vi địa lý trong "Chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương" của Trump hơn là sự trở lại chính sách "xoay trục sang châu Á" (Pivot) của Obama. Đây là một quyết định hợp lý. Việc chấm dứt đột ngột một chính sách đã được tán thành trong nhiều năm qua sẽ làm suy yếu tính nhất quán trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Trong ngoại giao, thiếu nhất quán đồng nghĩa với việc làm mất lòng tin.Thế giới có muôn vàn thách thức, nhưng chính châu Á sẽ quyết định sự thành bại trong chính sách đối ngoại của chính quyền Biden. Cả khu vực đang chờ xem Hoa Kỳ  định hướng và thực hiện chính sách của mình như thế nào trong khu vực.  Nhân cuộc điện đàm với Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga và Thủ tướng Australia Scott Morrison, Tổng thống đắc cử Biden đã nhấn mạnh sự hợp tác vì một "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương an ninh và thịnh vượng," dường như đó là cụm từ đặc trưng chính sách châu Á của tân tổng thống.
 
* Nhóm nghiên cứu Ấn Độ - Tài liệu "khung chiến lược của Hoa Kỳ đối với vùng  Ấn Độ - Thái Bình Dương"  viết về  việc xây dựng tiềm năng  của Ấn Độ và coi nước này như một đối trọng với Trung Quốc. Chính sách   được chính quyền Trump cổ vũ, có sự thống nhất về mặt chiến lược  giữa  Ấn Độ  và Hoa Thịnh Đốn, hy vọng  rằng chính quyền Biden sẽ không thay đổi quá nhiều  chính sách này.  Tài liệu mới được giải mật của Hoa Kỳ  xác nhận  Ấn Độ đóng vai trò trung tâm trong chiến lược về chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Hoa Kỳ,  đảm bảo và   duy trì  sự lãnh đạo của Hoa Kỳ nhằm đối phó với Trung Quốc trong các lĩnh vực chiến lược, quân sự, ngoại giao và công nghệ.
 
* Radio quốc tế Đài Loan -Liên quan đến Đài Loan, tài liệu nói rằng Mỹ nên "Xây dựng và thực hiện  một chiến lược quốc phòng tạo khả năng, nhưng không giới hạn ở việc: (1) phủ nhận chủ quyền  trên không và trên biển thuộc toàn vùng  "chuỗi đảo thứ nhất" [*] hiện nay đang bị Trung Quốc đe dọa; (2 ) bảo vệ các quốc gia thuộc chuỗi đảo này  bao gồm cả Đài Loan; và (3) Kiểm soát tất cả các khu vực bên ngoài "chuỗi đảo thứ nhất”. Và  Mỹ nên "Cho phép Đài Loan phát triển một chiến lược có  khả năng phòng thủ hiệu quả nhằm  giúp đảm bảo an ninh, và khả năng đối đầu với Trung Quốc theo các điều kiện của riêng mình."
 
*  Đài Radio VOV -Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 14/1, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị đưa ra bình luận về tài liệu "Khung chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương" mà phía Mỹ mới  giải mật, người phát ngôn Lê Thị Thu Hằng nêu rõ:    “Lập trường nhất quán của Việt Nam là mong muốn và hoan nghênh các sáng kiến liên kết, kết nối ở khu vực, góp phần vào hòa bình, ổn định, hợp tác, phát triển của khu vực dựa trên luật lệ và tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng quyền và lợi ích chính đáng của tất cả các nước, bao gồm vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực đang định hình".
 
* Tờ Hoa Nam Buổi Sáng,(Hồng Kông)- Ông Kurt Campbell, kiến trúc sư trưởng của  chính sách “ xoay trục  sang châu Á thời  cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, dự kiến sẽ chiếm một vị trí mới đối với các chính sách châu Á khi tổng thống đắc cử Joe Biden nhậm chức vào tuần tới. Mục tiêu của chiến lược là đầu tư và thúc đẩy hợp tác ở châu Á, đặc biệt là với Trung Quốc, về các vấn đề khác nhau, từ biến đổi khí hậu đến an ninh khu vực do Hoa Kỳ lãnh đạo.  Tuy nhiên chính sách trên  đã được Tổng thống Donald Trump thay thế bằng chính sách  Ấn Độ - Thái Bình Dương, liên quan đến việc đánh giá lại quan hệ đối tác với các nước Nam Á nhằm  kiềm chế ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực.

 * Tờ  The Diplomat, Nhật Bản -Về Tài liệu "Khung chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương" xác định “lợi ích hàng đầu” của Hoa Kỳ trong khu vực, "nhằm  nâng cao uy tín và hiệu quả của các liên minh của chúng ta; và duy trì ưu thế của Hoa Kỳ trong khu vực đồng thời bảo vệ các giá trị cốt lõi và quyền tự do của Hoa Kỳ tại quê nhà. " Như Ankit Panda, một cựu biên tập viên của The Diplomat, trên Twitter đã lưu ý  điều này tương đương với “một sự chắt lọc phi ngôn ngữ khá tốt về ý nghĩa thực sự của‘ trật tự quốc tế tự do ’ở châu Á.”  Sau đó là cam kết trong  khuôn khổ đối với “vai trò trung tâm” của ASEAN.  Xác định vị trí trung tâm của ASEAN là một khái niệm mơ hồ và đôi khi khó nắm bắt, một khái niệm mà Hoa Kỳ có thể sẽ luôn đấu tranh để khẳng định lại theo cách thức làm hài lòng các chính phủ trong khu vực. Trong quá khứ, sự can dự ngoại giao của chính quyền Trump với ASEAN còn rời rạc và chưa đạt được hiệu quả. Việc không cử đại diện cấp cao tham dự các hội nghị thượng đỉnh ngoại giao quan trọng như Hội nghị cấp cao Đông Á - và ngay cả vào năm 2020, qua các cuộc họp ảo đã không tham dự  - cũng không duy trì được  dù là tối thiểu nhất về vị trí trung tâm của ASEAN. Với thỏa thuận gần đây của Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, bao gồm Trung Quốc, ASEAN và năm quốc gia khác, Hoa Kỳ có thể  nhận thấy mình đang bị gạt ra ngoài  đối  với  hai hiệp ước thương mại tự do lớn của châu Á. Trong  tài liệu "Khung chiến lược của Mỹ tại khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương" cũng không đề cập đến Thái Lan và Philippines, dù cả hai đều là đồng minh  của Hoa Kỳ, mà chỉ đề cập đến Indonesia và Việt Nam, hai đối tác ngày càng quan trọng của Mỹ.
 
* Japan Thời Báo - Ông Campbell là tác giả của  chính xách " xoay trục" (The Pivot)  thời  chính quyền Obama nhằm tái cân bằng các nguồn lực của Hoa Kỳ tại  khu vực Châu Á - Thái Bình Dương trong bối cảnh một nước Trung Quốc  trên đà trỗi dậy. Nhưng kế sách  "xoay trục"  dưới thời chính phủ Obama cuối cùng không diễn ra như điều ông  Campbell mong đợi.   Michael Green, cố vấn an ninh quốc gia về châu Á của Tổng thống George W. Bush, người có quan hệ chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản, đã viết trong bài bình luận trên tạp chí Foreign Policy: “Việc bổ nhiệm Campbell sẽ nâng cao vị thế của chính quyền sắp tới ở châu Á.  Lập trường cứng rắn nhưng đầy sắc thái của Campbell về Bắc Kinh sẽ được hoan nghênh tại Tokyo, đặc biệt là phản ứng của ông ta đối với sự quyết đoán về khu vực  Biển Hoa Đông và Biển Đông.   Sự  lựa chọn  Campbell có thể giảm bớt một số lo ngại của một số quốc gia trong khu vực, đặc biệt là ở Nhật Bản. Euan Graham, thành viên cấp cao về An ninh Châu Á - Thái Bình Dương của Shangri-La thuộc Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế cho biết.
 
* Cơ quan truyên thông ABC Úc Đại Lợi - Giáo sư Rory Medcalf, Hiệu trưởng Trường An ninh Quốc gia trực thuộc Đại học Quốc gia Australia, nói đây là tài liệu "vô cùng quan trọng" và việc giải mật sớm là diễn biến "khác thường".  "Tôi nghĩ rằng đây là tín hiệu  mà chính phủ  Mỹ muốn cho thấy tính liên tục trong quan hệ giữa Mỹ với Ấn Độ-Thái Bình Dương, bao gồm việc  kiềm chế  sự phát triển của Trung Quốc".  Ngôn ngữ của tài liệu "rất thẳng thắn với Trung Quốc", cho thấy Mỹ "không hoàn toàn muốn đối đầu nhưng rất cứng rắn".   Mục tiêu của Mỹ đối với Ấn Độ là "đẩy nhanh sự trỗi dậy của Ấn Độ để nước này đóng vai trò là nhà cung cấp an ninh", và "giúp giải quyết các thách thức tại châu lục như tranh chấp biên giới với Trung Quốc"- "Chiến lược này thiết lập một tiêu chuẩn rất cao cho sự thành công của Mỹ ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương - trong việc vừa giải giáp hạt nhân Triều Tiên, ngăn chặn Trung Quốc, đầu tư vào khu vực, khơi thông đầu tư tư nhân của Mỹ, gia tăng sức mạnh của các nền dân chủ", giáo sư Rory Medcalf thuộc Đại học Quốc gia Australia chia sẻ quan điểm.
Vấn đề "giải giáp hạt nhân Triều Tiên"  theo dư luận chỉ là chiêu bài, vì  phía  Mỹ   chưa muốn thực tâm đàm phán, bởi việc Triều Tiên sở hữu hạt nhân có hai mối đe dọa trực tiếp đối với Trung Quốc, và vừa làm cho  hai  nước Nhật, Đại Hàn sẽ còn cần Mỹ "giúp giải quyết các thách thức" qua việc  duy trì  quân đội Mỹ đồn trú tại hai nước này.  Việc  Trung quốc  xây nhiều đảo nhân tạo trên Biển Đông, nhưng Mỹ chỉ lên tiếng tố cáo  sau khi Trung quốc đã biến các đảo nhân tạo này thành căn cứ quân sự. Phải chăng Mỹ tạo ra "quả bom" thứ hai trong vùng để buộc các quốc gia lệ thuộc vào đường hàng hải quốc tế này phải nhờ Mỹ  "giúp giải quyết các thách thức"?
Đào Văn.
Ghi chú: [*] "Chuỗi đảo đầu tiên" bao gồm: quần đảo Kuril, quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, Đài Loan (Formosa), phía bắc Philippines và Borneo; từ bán đảo Kamchatka đến bán đảo Mã Lai.


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thượng nghị sĩ Bernie Sanders (Độc lập-Vt.) hôm thứ Tư đã giới thiệu một dự luật nhằm thiết lập một tuần làm việc tiêu chuẩn 4 ngày ở Hoa Kỳ mà không bị cắt giảm lương. Dự luật, trong khoảng thời gian bốn năm, sẽ hạ ngưỡng yêu cầu trả lương làm thêm giờ, từ 40 giờ xuống còn 32 giờ/tuần. Nó sẽ yêu cầu trả lương làm thêm giờ ở mức gấp 1,5 lần mức lương thông thường của một công nhân cho những ngày làm việc dài hơn 8 giờ và nó sẽ yêu cầu trả lương làm thêm giờ gấp đôi mức lương thông thường của một công nhân cho những ngày làm việc dài hơn 12 giờ.
Chính thức đủ phiếu đại biểu. Cựu Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump trong bài phát biểu sau khi được Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (RNC) chính thức đề cử đã ăn mừng những chiến thắng gần đây của ông, đặc biệt là vào Siêu Thứ Ba ngày 12 tháng 3/2024, nơi những con số chưa từng có đã đảm bảo cho ông được đề cử làm ứng cử viên tổng thống Đảng Cộng hòa.
Mấy ngày qua, một vụ án mạng đã gây bàng hoàng và xúc động cho rất nhiều người: Đó là hai nữ sinh Lớp 11 và Lớp 12 Tỉnh Gia Lai vì tranh luận trên Facebook đã hẹn nhau, trước cổng trường để giải quyết vấn đề. Mỗi bên có một “băng” đi theo, rồi tranh cãi, rồi không kiềm chế được. Cô nữ sinh Lớp 12 đã rút con dao thủ sẵn trong người, đâm chết cô bạn Lớp 11...
Một giải Oscar cho phim tài liệu xuất sắc nhất, trao cho những người tử thủ một thành phố ở Ukraine. Đúng ra, là phim tài liệu từ Ukraine, tại một thành phố bị quân Nga bao vây. Đạo diễn đằng sau phim “20 Days in Mariupol” (20 Ngày tại Mariupol) đánh dấu chiến thắng giải Oscar của bộ phim tài liệu bằng một bài phát biểu trang trọng, nói rằng ông ước mình “không bao giờ” phải làm bộ phim về cuộc chiến của Nga chống lại Ukraine.
Xin mời bạn tới tham dự Lễ Bế Giảng Lớp Thư Pháp Hương Việt - Khóa 1, sẽ tổ chức tại một nhà hàng Quận Cam vào Chủ Nhật này. Lớp thư pháp này do Thầy Thích Nhuận Tâm hướng dẫn đã hoàn tất, và đã tạo ra một nhóm thư pháp tại Little Saigon, những người sẵn sàng viết trong các Hội Tết và các sự kiện văn hóa tương lai.
GIẢI OSCAR 2024. Chiều nay, bạn hãy mở TV ra xem: Lễ trao giải Oscar 2024 đang tưng bừng với những hình ảnh đẹp nhất trong làng phim. Lễ trao giải Oscar thường niên lần thứ 96, dự kiến phát sóng vào hôm nay, Chủ Nhật, ngày 10 tháng 3, sẽ phát sóng trên kênh ABC ở Hoa Kỳ bắt đầu lúc 7 giờ tối giờ Miền Đông, tức 3 giờ chiều giờ Caliofrnia (xin nhớ là giờ mới, vì đêm qua là đổi giờ). Tuy nhiên, trước một hay 2 giờ sẽ có các cuộc phỏng vấn bên lề ở nhiều đài TV.
Hôm qua là Ngày Quốc Tế Phụ Nữ. Phụ nữ trên khắp châu Mỹ Latinh đã làm cho ngợp màu tím trên đường phố thành phố của họ hôm thứ Sáu 8/3/2024 để kỷ niệm Ngày Quốc tế Phụ nữ vào thời điểm những người ủng hộ quyền giới tính trong khu vực đang chứng kiến cả những bước tiến lịch sử lẫn những thất bại lớn.
Một chuyến bay của United Airlines bị rơi bánh xe khi cất cánh tại Phi trường San Francisco đã hạ cánh an toàn xuống Phi trường Quốc tế Los Angeles vào chiều thứ Năm 7/3/2024. Phi cơ ban đầu dự định đến Nhật Bản nhưng phải hạ cánh khẩn cấp sau khi một bánh xe rơi khỏi chiếc Boeing 777-200. Một số xe hơi dưới một bãi đậu xe gần phi trường San Francisco đã bị vỏ xe phi cơ rơi trúng, trong đó có một xe hơi đang đậu bị vỡ cửa sổ phía sau xe.
Có nên lo ngại rằng thanh thiếu niên sẽ bị ảnh hưởng xấu bởi một số loại sách, như những nỗ lực cấm sách vẫn thường rao ra rả khắp nơi? Trong hơn một thập niên và qua hàng trăm cuộc phỏng vấn, nhóm các giáo sư về giáo dục Peter Johnston và Gay Ivey đã nghiên cứu về kinh nghiệm đọc sách của thanh thiếu niên khi họ được tự do tiếp cận với các tác phẩm văn học dành cho giới trẻ. Và kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc đọc những cuốn sách này không chỉ không gây hại mà còn mang lại nhiều lợi ích.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.