Hôm nay,  

Trọng Nghĩa: Đời Vẽ Tôi Trong Cuộc Tình...

09/01/200600:00:00(Xem: 3107)
wk_01092006_1

Đất trời chia tay ngày cuối của 2005 bằng một cơn mưa dai dẳng, nặng hạt...Tôi trải lòng chào đón 2006 cũng bằng cơn mưa ấy, và tình cờ thôi (dường như tình cờ lúc nào cũng mang đến sự thú vị!") tôi chọn cách ru mình bằng những bài tình ca Pháp do Trọng Nghĩa hát. Lòng cảm thấy bình yên và xốn xang đến lạ thường! Đây là một dịp hiếm quý được nghe nhạc Pháp trong cơn mưa, một cơn mưa cuối năm với một giọng hát dường như số mệnh chỉ để dành riêng cho loại nhạc ấy: Trọng Nghĩa và Tình Ca Nhạc Pháp.

Tôi luôn có thói quen sưu tầm và âm thầm ủng hộ những nghệ sĩ chân thành gieo mình vào nghệ thuật, về cái gọi là "lý tưởng" để hy sinh cả vật chất đời sống bình thường. Trọng Nghĩa nằm ở trong số đó. Tôi làm quen với đời sống âm nhạc của Trọng Nghĩa và Mộng Lan đầu tiên bằng albums Hoa Lan Giữa Tóc Thề (1996), Elle était belle (1997) tiếp theo là Trọng Nghĩa: Kỷ Niệm 30 Năm Tiếng Hát - Một Thoáng Paris (2000) và mới đây là Angélique (2005). Hầu như những bài tình ca Pháp đẹp đều được Trọng Nghĩa và Mộng Lan yêu thương mang vào những albums này mà phải nói tôi quý và gần gũi nhất với những Coupable, Après Toi, Main Dans La Main, Belle, Reviens và Angélique...

Tuy không phải là tiên phong, nhưng Trọng Nghĩa đã thổi được một luồng gió mát và đẹp vào phong trào đem dòng nhạc Pháp đến gần với khán thính giả Việt Nam. Giọng hát Trọng Nghĩa sao chân thành và gần gũi đến thế! Trọng Nghĩa dành trọn vẹn những cảm xúc thật với vốn kiến thức và tình yêu nhẹ nhàng với ngôn ngữ nhạc Pháp có trong đời sống. Anh dường như được sinh ra để hát nhạc Pháp vậy. Một nét mới khác ở Trọng Nghĩa là khi đã định hình, anh cống hiến thêm ở một khía cạnh khác, không dễ, trong âm nhạc bằng con đường tự đặt lời cho nhiều tác phẩm nổi tiếng anh trình bày, mở ngõ cho sự đa dạng trong lòng thưởng thức của mọi người. Những ca từ tiếng Việt do Trọng Nghĩa đặt đều rất sát nghĩa, sâu lắng, rất sáng và không thiếu chất văn hoa của ca từ nguyên thuỷ; giúp cho nhiều khán thính giả thành thạo hoặc không thành thạo ngôn ngữ Pháp (như tôi chẳng hạn) có cơ hội suy ngầm, thắc mắc và trải lòng nhiều hơn trên những vần điệu mà âm nhạc được ví làm điểm xuất phát.

Một tin vui cho cá nhân tôi và những ai đã từng quý mến giọng hát Trọng Nghĩa là vào Chủ Nhật, 8 tháng 1 tại Bleu Club (14160 Beach Boulevard) lúc 5:00 p.m. sẽ có một đêm thính phòng tình ca nhạc Pháp với giọng hát anh. Chương trình sẽ có thêm một giọng hát của một vị khách đặc biệt: ca sĩ Ngọc Thúy cùng với band nhạc The Friends với Vương Hương (piano), Luân Vũ (violin) và Nguyễn Thị Hậu (cello). Chiều nhạc thính phòng này dành cho tất cả mọi người và vé có bán tại Bích Thu Vân (714-897-4519) và Tú Quỳnh (714-531-4284). Sự tham dự đông đủ của quý khán thính giả chính là điều quan trọng nhất để làm nên sự thành công của chiều nhạc thính phòng này. Chúng ta cùng nhau rũ hết những vướng bận, lo toan ngoài song cửa một buổi chiều thôi, thả hồn vào một thế giới lịch lãm, nhẹ nhàng của chốn bình yên nhạc Pháp và giọng hát ấm, giàu cảm xúc chân thành của Trọng Nghĩa, không gian buổi chiều ấy sẽ đẹp như một bài thơ. Và hãy để tiếng hát ấy vẽ nên một cuộc tình đẹp mà đời trao tặng cho mọi người! Hãy thả hồn đi vào thế giới "lý tưởng" mà tâm hồn người nghệ sĩ ấy luôn trung thành với suốt hơn 30 năm qua.

Ai cũng có ít nhất một cuộc tình mà đời vẽ cho. Lắng nghe Trọng Nghĩa hát, đồng nghĩa với việc thưởng thức bức tranh mà cuộc đời vẽ riêng cho anh, cho người anh yêu và cho những người yêu thương anh.

Ngoài trời, mưa vẫn nặng hạt... Trọng Nghĩa trong bài hát "L_ amour Existe Encore" vẫn đang cao trào...Tôi mong sao Chủ Nhật đến thật nhanh để tôi được gần gũi với "bức tranh" ấy hơn ./.

Lê Hương Văn
1/1/2006

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Giáo sư Nguyễn Ngọc Huy qua đời vào ngày 28 tháng 7, 1990 bước đường hoạt động tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ tự do thực sự.
cô Nguyễn Quang Hồng Ân được phép ở lại Đức quốc vì lý do học vấn. Thân phụ cô Hồng Ân là ông Nguyễn Quang Hồng Nhân, từng bị tù 20 năm vì hoạt động đòi nhân quyền, cùng với vợ (thân mẫu cô Hồng Ân) đã bị Sở Di Trú Đức Quốc từ chối đơn xin tỵ nạn chính trị và đã trục xuất về Việt Nam.
Đêm văn nghệ kỷ niệm 40 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân 20-7-1979 Geneva / 20-7-2019 California sẽ diễn ra tại Hội trường Việt Báo 14841 Moran St , Westminster, California 92843 vào tối Thứ Bảy 20/7/2019 trình diễn đúng 8 giờ tối. VÀO CỬA TỰ DO.
cuốn sách không chỉ khiến ta phải ưu tư về đời người, không chỉ làm ta ngưỡng mộ, rung cảm về một cá nhân, một Con Người, một đồng bào máu thịt, cuốn sách còn cho ta những cảm nhận vô cùng sống động tới mức như được sống hoặc được sống lại với một thế hệ thanh niên của dân tộc Việt Nam
chúng con xin cung kính gửi lá thư tri ân này đến Trưởng Lão Đại Sư Garchen Rinpoche, chư Tôn đức, quý Tăng và quý Ni, quý vị Mạnh thường quân, Bảo trợ viên, Tình nguyện viên và toàn thể đại chúng tham dự tại Fountain Valley, CA cũng như trên toàn thế giới qua đường truyền trực tiếp
Bài này sẽ viết về Thiền, phần lớn sẽ ghi về một số lời dạy của Đức Phật trong thiền pháp Thiền Tông, còn gọi là Thiền Đông Độ, hay Thiền Đạt Ma, hay Thiền Tổ Sư, và riêng tại Việt Nam còn gọi là Thiền Trúc Lâm.
Hôm đó, anh em cầm bút ở địa phương Mộng Lệ, theo hẹn hò vào lúc 6 PM, cũng sẽ “dàn quân” tới một quán ăn nhằm đón chào nhà thơ Trần Mộng Tú đi cùng phu quân từ Seatle mát mẻ sang thăm Bắc Mỹ đứng gió đôi ngày
Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông do nhà thầu Trung Cộng thực hiện, cũng như rất nhiều dự án khác của Việt Nam, nhà thầu Trung Cộng luôn luôn có những trò gian manh, xảo trá, ma giáo giống nhau, đó là chậm tiến độ, đội vốn, công nghệ lạc hậu, vật liệu rẻ tiền nên không bảo đảm được chất lượng theo tiêu chuẩn.
Tối Thứ Bảy 20-7-2019 tại Hội trường Việt Báo trên đường Moran St sẽ có đêm kỷ niệm 40 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân- VÀO CỬA TỰ DO, kính mời quí đồng hương tham dự.
Nhìn những khuôn mặt trẻ dấn thân tranh đấu cho quê hương, đất nước, từ quốc nội đến hải ngoại, xuất hiện trong buổi họp mặt ngày 10 tháng 6 vừa qua tại Sydney, Úc Châu. Đứng trên sân khấu, tôi có nói đùa với luật sư Lưu Tường Quang, một nhân sĩ lão thành, đã dầy công hoạt động và đóng góp không nhỏ vào việc xây dựng tổ chức cộng đồng người Việt tỵ nạn lớn mạnh tại quốc gia này một câu là: “Có lẽ đã đến lúc chúng ta có thể yên tâm để về hưu đươc rồi anh nhỉ”?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.