Hôm nay,  

Lần Đầu Csvn Thú Nhận Thua Trận Tết Mậu Thân ’68

16/07/199900:00:00(Xem: 5518)
WASHINGTON.- Theo một bài báo của ký giả Marcella Bombardieri đăng trên báo “Washington Post” thì hôm tháng rồi, một nhóm người Mỹ đã có một thắng lợi trong khôn khéo. Họ đã được nghe những nhân vật chính thức cao cấp của CSVN, lần đầu tiên, thừa nhận rằng CSVN đã thua trong trận Tết Mậu Thân, rằng họ đã phạm những lỗi lầm tai hại và làm cho cuộc chiến leo thang.
Phan Doãn Nam, một cựu nhân viên bộ Ngoại giao nói, “Chúng tôi không đúng 100 phần 100” khi ông nói về vụ Tết Mậu Thân, năm 1968 trong đó CSVN đã phóng ra một cuộc tổng tấn công gây cho họ nhiều thiệt hại nặng.
Theo ký giả Marcella Bombardieri thì sụ bình luận đơn giản đó chứa nhiều ý nghĩa. Trong khi các lỗi lầm của Hoa kỳ từ lâu vẫn còn là đề tài cho sự tự kiểm và thảo luận thì CSVN thường cho rằng họ luôn luôn thắng lợi. Những lời nói của ông Nam quan trọng về hai phương diện: thứ nhứt là sự thẳng thắn chưa từng thấy và thứ hai là nó đánh dấu sự khác biệt với lịch sử chính thức của Đảng cho rằng “vụ Tết Mậu Thân là một thắng lợi vĩ đại chưa từng có”.
Hơn thế nữa, trong 3 ngày nói chuyện, nhóm học giả Mỹ kia đã nghe được những nghĩa bóng mà người Mỹ đã không nhận thức được trong cuộc hòa đàm ở Ba lê cách đây 30 năm.
Ký giả nói trên cho biết rằng ông đã tới Việt nam cùng với một nhóm 5 học giả Hoa kỳ và một cựu đại tá của lục quân Mỹ để thảo luận với kẻ thù cũ trong bảy lần gặp gỡ với mục đích thử xem có những sự hiểu lầm nào thường ám ảnh trong dĩ vãng.
Theo ký giả Marcella Bombardieri thì năm 1967, Bắc Việt đã bỏ lở một cơ hội để nói chuyện hòa bình hồi mùa thu năm ấy khi Hoa kỳ sẳn sàng muốn nóI chuyện một cách nghiêm chỉnh: họ đã cắt đứt sáng kiến bí mật để đi tới kế hoạch hòa bình có cái tên là “PENNSYLVANIA”, vì họ đang chuẩn bị cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân mà họ nghĩ rằng họ sẽ thắng lợi vì tính cách bất thần của nó.
Theo ký giả Bombardieri thì chính trận đánh Tết Mậu Thân đó của Cộng sản Bắc Việt đã làm cho chiến tranh Việt nam kéo dài ra thêm, chứ không rút ngắn nó lại. Vì qua trận đánh đó Cộng sản đã làm cho phe diều hâu Mỹ mạnh hơn và đã giúp đưa ông Nixon vào Tòa Bạch Ốc. Đồng thời Bắc Việt cũng tiêu diệt đồng minh của họ ở miền Nam - Mặt trận Giải phóng quốc gia - và gây khó khăn cho chính phủ Saigon.

Khi các cuộc thương thuyết hòa bình bắt đầu mấy tháng sau đó thì đôi bên đều bị quá nhiều vết thương và đều ngờ vực để có thể tiến hành những cuộc thương thuyết có hiệu quả nếu nó được tiến hành một năm trước đó dưới chiếc dù của sáng kiến PENNSYLVANIA. Phần lớn các sự thiệt hại về chiến tranh Việt nam đã xảy ra sau khi các cuộc thương thuyết hòa bình ở Paris bắt đầu.
Mặc dầu cộng sản đã bị thiệt hại từ 33.000 tới 58,000 quân trong trận đánh Tết Mậu Thân, nhưng đường lối chính thức của Hà nội là cho rằng trận đánh đó là một thắng lợi lớn vì nó bẻ gãy ý chí xâm lược của Hoa kỳ và chuẩn bị cho hòa bình.
Một trong những người có tham dự cuộc hòa đàm Paris, ông Nguyễn khắc Huỳnh, nói rằng một trong những chính sách ngoại giao của chúng tôi là tìm cách giúp đỡ cho các phần tử chủ hòa. Nhưng chúng tôi biết rằng trong một chừng mực nào đó, vụ tấn công Tết Mậu Thân tăng cường xu hướng hiếu chiến trong chính phủ Johnson. Về phần tướng CSVN Nguyễn đình Ước thì ông nói rằng: “Các mục tiêu lúc ban đầu của chúng tôi quá cao, và vì cuộc tấn công kéo dài trong các thành phố, sự thiệt hại của chúng tôi quá lớn.”
Quan điểm của tướng Trần văn Trà cũng tương tợ. Năm 1982, trong cuốn sách của ông “Kết thúc cuộc chiến 30 năm”, ông cũng cho rằng Hà nội đã đặt ra những yêu cầu quá sức của chúng tôi lúc bấy giờ. Hiện nay thì ký giả Bombardieri có thể thấy rằng những người đối thoại với ông cũng có những lời tuyên bố giống như vậy.
Tuy nhiên cho tới nay, ông Bombardieri vẫn biết rằng công sản khó lòng thú nhận hết cái giá mà họ đã trả cho chiến tranh. Khi ông theo học Việt Ngữ ở Saigon, ông rất lấy làm chán nản khi nghe các giảng sư của ông cứ giở giọng bám vào đường lối của Đảng mặc dầu rõ ràng là nó hết sức mâu thuẫn. Nhưng dù sai thì những người Việt nam đối thoại với ông hiện nay cũng đã cố gắng để chia xẻ các thông tin với ông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đã trót có dăm ba lời về nón cối, mũ cối, và dép râu nên (lỡ trớn) cũng xin được thưa luôn, đôi câu, về cái nón tai bèo...
Trận đánh tái chiếm cổ thành Quảng Trị kéo dài 81 ngày trong mùa Hè đỏ lửa 1972 là một trong những trận đánh dài và khốc liệt nhất trong chiến tranh Việt Nam. Trong tạp chí tháng Tư trên trang mạng khảo cứu lịch sử historynet năm nay, Thiếu Tướng hồi hưu John D. Howard, một sĩ quan West Point và cựu cố vấn tại chiến trường Việt Nam vào năm 1972 đã kể lại diễn biến toàn bộ chiến dịch và trận tái chiếm lịch sử này. Xin giới thiệu lại bài viết này nhân kỷ niệm 50 năm trận tái chiếm cổ thành kết thúc vào ngày 16 tháng 9 năm 1972...
Đảng Cộng sản Việt Nam (CSVN) đã “cạn kiệt” các vấn đề quốc kế dân sinh hay sao mà lại đem những chuyện cũ ra thảo luận tại Hội nghị Trung ương 6 vào tháng 10?
... nếu không có ngày 19/8/1945 thì chắc chắn đất nước đã rẽ sang một khúc quanh mới xán lạn hơn...
✱ Đại sứ Lodge và Tướng Westmoreland đã rời Việt Nam đi tham dự hội nghị tại Honolulu, trong khi lực lượng chính phủ,do Viên chỉ huy, chiếm Đà Nẵng vào sáng sớm Chủ nhật 15.5.1966 ✱ Đính bỏ chạy chạy đến Huế, cùng với Thi, Nhuận, một số tỉnh trưởng bất đồng chính kiến, và các Phật tử công khai tố cáo sự trở lại của quân đội chính phủ. ✱ Tướng Cao, không tha thiết đến việc chỉ huy quân đoàn, HĐTL đã ép buộc ông ta nhận nhiệm vụ - từ chối ra lệnh tấn công vào các chùa ở Đà Nẵng ✱ Cố vấn Mỹ đề xuất việc không tiếp tế cho lực lượng bất đồng chính kiến, một bước mà sau đó Tướng Viên nhiệt tình tán đồng ✱ Người Mỹ cố gắng thuyết phục Thi và Đính bằng cách đổ lỗi cho các phần tử cực đoan Phật giáo trong Phong trào Đấu tranh, đặc biệt là Trí Quang ✱ CIA: Trí Quang đã thừa nhận khi lánh nạn tại Đại sứ quán Mỹ việc lập kế hoạch ... nhưng phủ nhận việc cố tình xúi giục vụ bạo động xảy ra vào ngày 8 tháng 5, 1963 dẫn đến cái chết của 8 người...
Ông Quý Hải (nói riêng) và những người CSVN (nói chung) xem chừng khó mà hiểu được điều giản dị này: “Chỉ cần làm chết một người khi người ấy không vũ khí phòng thân cũng đủ để trở thành tội ác.”
Trước thềm Hội nghị Trung ương 6, tháng 10/2022, bàn về “Tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa X) về tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn còn nhức đầu với công tác “phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực”, và “chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, "tự diễn biến", "tự chuyển hoá" trong nội bộ”...
Phải cần thêm bao nhiêu dân oan, bao nhiêu mảnh đời bầm dập, và bao nhiêu gia đình nông dân tan nát nữa để cái nhà nước hiện hành có thể “hoàn thiện CNXH ở Việt Nam vào cuối thế kỷ này”?
Nếu không “có vấn đề” thì tại sao phải bảo vệ Đảng, nhưng bảo vệ để làm gì?
Những người vợ tù bây giờ đã cùng chồng tích cực nhận lãnh vai trò “tác nhân,” thay vì chỉ nhẫn nhục “cam chịu lịch sử” như lớp người đi trước, dù họ vẫn bị đe dọa và sách nhiễu thường xuyên...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.