Hôm nay,  

Lần Đầu Csvn Thú Nhận Thua Trận Tết Mậu Thân ’68

16/07/199900:00:00(Xem: 5519)
WASHINGTON.- Theo một bài báo của ký giả Marcella Bombardieri đăng trên báo “Washington Post” thì hôm tháng rồi, một nhóm người Mỹ đã có một thắng lợi trong khôn khéo. Họ đã được nghe những nhân vật chính thức cao cấp của CSVN, lần đầu tiên, thừa nhận rằng CSVN đã thua trong trận Tết Mậu Thân, rằng họ đã phạm những lỗi lầm tai hại và làm cho cuộc chiến leo thang.
Phan Doãn Nam, một cựu nhân viên bộ Ngoại giao nói, “Chúng tôi không đúng 100 phần 100” khi ông nói về vụ Tết Mậu Thân, năm 1968 trong đó CSVN đã phóng ra một cuộc tổng tấn công gây cho họ nhiều thiệt hại nặng.
Theo ký giả Marcella Bombardieri thì sụ bình luận đơn giản đó chứa nhiều ý nghĩa. Trong khi các lỗi lầm của Hoa kỳ từ lâu vẫn còn là đề tài cho sự tự kiểm và thảo luận thì CSVN thường cho rằng họ luôn luôn thắng lợi. Những lời nói của ông Nam quan trọng về hai phương diện: thứ nhứt là sự thẳng thắn chưa từng thấy và thứ hai là nó đánh dấu sự khác biệt với lịch sử chính thức của Đảng cho rằng “vụ Tết Mậu Thân là một thắng lợi vĩ đại chưa từng có”.
Hơn thế nữa, trong 3 ngày nói chuyện, nhóm học giả Mỹ kia đã nghe được những nghĩa bóng mà người Mỹ đã không nhận thức được trong cuộc hòa đàm ở Ba lê cách đây 30 năm.
Ký giả nói trên cho biết rằng ông đã tới Việt nam cùng với một nhóm 5 học giả Hoa kỳ và một cựu đại tá của lục quân Mỹ để thảo luận với kẻ thù cũ trong bảy lần gặp gỡ với mục đích thử xem có những sự hiểu lầm nào thường ám ảnh trong dĩ vãng.
Theo ký giả Marcella Bombardieri thì năm 1967, Bắc Việt đã bỏ lở một cơ hội để nói chuyện hòa bình hồi mùa thu năm ấy khi Hoa kỳ sẳn sàng muốn nóI chuyện một cách nghiêm chỉnh: họ đã cắt đứt sáng kiến bí mật để đi tới kế hoạch hòa bình có cái tên là “PENNSYLVANIA”, vì họ đang chuẩn bị cuộc tổng tấn công Tết Mậu Thân mà họ nghĩ rằng họ sẽ thắng lợi vì tính cách bất thần của nó.
Theo ký giả Bombardieri thì chính trận đánh Tết Mậu Thân đó của Cộng sản Bắc Việt đã làm cho chiến tranh Việt nam kéo dài ra thêm, chứ không rút ngắn nó lại. Vì qua trận đánh đó Cộng sản đã làm cho phe diều hâu Mỹ mạnh hơn và đã giúp đưa ông Nixon vào Tòa Bạch Ốc. Đồng thời Bắc Việt cũng tiêu diệt đồng minh của họ ở miền Nam - Mặt trận Giải phóng quốc gia - và gây khó khăn cho chính phủ Saigon.

Khi các cuộc thương thuyết hòa bình bắt đầu mấy tháng sau đó thì đôi bên đều bị quá nhiều vết thương và đều ngờ vực để có thể tiến hành những cuộc thương thuyết có hiệu quả nếu nó được tiến hành một năm trước đó dưới chiếc dù của sáng kiến PENNSYLVANIA. Phần lớn các sự thiệt hại về chiến tranh Việt nam đã xảy ra sau khi các cuộc thương thuyết hòa bình ở Paris bắt đầu.
Mặc dầu cộng sản đã bị thiệt hại từ 33.000 tới 58,000 quân trong trận đánh Tết Mậu Thân, nhưng đường lối chính thức của Hà nội là cho rằng trận đánh đó là một thắng lợi lớn vì nó bẻ gãy ý chí xâm lược của Hoa kỳ và chuẩn bị cho hòa bình.
Một trong những người có tham dự cuộc hòa đàm Paris, ông Nguyễn khắc Huỳnh, nói rằng một trong những chính sách ngoại giao của chúng tôi là tìm cách giúp đỡ cho các phần tử chủ hòa. Nhưng chúng tôi biết rằng trong một chừng mực nào đó, vụ tấn công Tết Mậu Thân tăng cường xu hướng hiếu chiến trong chính phủ Johnson. Về phần tướng CSVN Nguyễn đình Ước thì ông nói rằng: “Các mục tiêu lúc ban đầu của chúng tôi quá cao, và vì cuộc tấn công kéo dài trong các thành phố, sự thiệt hại của chúng tôi quá lớn.”
Quan điểm của tướng Trần văn Trà cũng tương tợ. Năm 1982, trong cuốn sách của ông “Kết thúc cuộc chiến 30 năm”, ông cũng cho rằng Hà nội đã đặt ra những yêu cầu quá sức của chúng tôi lúc bấy giờ. Hiện nay thì ký giả Bombardieri có thể thấy rằng những người đối thoại với ông cũng có những lời tuyên bố giống như vậy.
Tuy nhiên cho tới nay, ông Bombardieri vẫn biết rằng công sản khó lòng thú nhận hết cái giá mà họ đã trả cho chiến tranh. Khi ông theo học Việt Ngữ ở Saigon, ông rất lấy làm chán nản khi nghe các giảng sư của ông cứ giở giọng bám vào đường lối của Đảng mặc dầu rõ ràng là nó hết sức mâu thuẫn. Nhưng dù sai thì những người Việt nam đối thoại với ông hiện nay cũng đã cố gắng để chia xẻ các thông tin với ông.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chung cuộc, may thay, ông Trường Chinh cũng đã cứu được chính mình. Ông qua đời vì tai nạn chứ không phải vì bị đầu độc – như rất nhiều đồng chí khác...
Tôi thì tin rằng công luận sẽ đỡ phẫn nộ (đôi phần) nếu mọi người hiểu ra rằng không riêng gì ông Phạm Sỹ Quý mà tất cả quan chức của chế độ hiện hành cùng ở trong tâm trạng bất an của những kẻ đang nhấp nhổm trên con tầu vét tốc hành. Họ đều vội vã, hối hả, giành giật thu vén nên còn tâm trí đâu mà nghĩ đến nhân cách hay danh dự, nói chi đến những chuyện xa xỉ như thời tiết, khí hậu, hay quân bình sinh thái...
Sau 7 ngày gọi là “làm việc khẩn trương, nghiêm túc và đầy tinh thần trách nhiệm”, Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XIII của CSVN đã bế mạc què quặt ngày 09/10/2022. “Què quặt” vì không có gì mới, toàn những vấn đề cũ đã thất bại trong nhiều năm được lặp lại...
Thảo nào mà ở Việt Nam người ta ưa chế giễu thầy bói, thầy cúng, thầy đồ, thầy pháp, thầy mo, thầy tu, thầy địa lý, thầy phong thủy... và cả thầy thuốc nữa nhưng thầy cãi thì không. Ở đất nước này giới luật sư được tôn trọng, và họ quả xứng đáng...
Tuy là một nhà văn danh tiếng nhưng Bá Dương, xem chừng, không được đồng bào/đồng chủng quí mến (hay yêu thích) gì cho lắm. Chả những thế, ông còn bị nhà nước Trung Hoa Dân Quốc bắt giam gần cả chục năm luôn!
Càng sống lâu, đảng Cộng sản Việt Nam càng chứng minh đã tàn lụi tư tưởng và cạn kiệt đường lối xây dựng đất nước và chỉnh đốn đảng. Bắng chứng này xuất hiện tại Hội nghị Trung ương 6/XIII ngày 03/10/2022, qua phát biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và 5 nội dung thảo luận...
Mọi cuộc cách mạng luôn luôn có cái giá riêng của nó. Riêng cái thứ cách mạng (thổ tả) của những người cộng sản Việt Nam thì đòi hỏi mọi người đều phải trả cái giá (hơi) quá mắc mà thành quả – xem ra – không có gì, ngoài tộc ác!
Lâu nay ta thường nghe nói thanh niên là rường cột của Quốc gia, nhưng tuổi trẻ Việt Nam thời Cộng sản đã xuống cấp trên mọi phương diện từ thể chất đến tinh thần và từ gia đình ra xã hội. Vậy đâu là nguyên nhân?
Rõ ràng toàn là những đòi hỏi quá đáng và … quá quắt. Ngay đến bác Hồ mà còn không bảo vệ được cả vợ lẫn con, bác Tôn cũng chỉ có mỗi một việc làm là… sửa xe đạp cho nó qua ngày đoạn tháng thì bác Quang biết làm sao hơn và làm gì khác được?
Truyện dài chống tham nhũng, lãng phí ở Việt Nam đã được thi hành từ Trung ương xuống địa phương, nhưng tham nhũng cứ trơ ra là vì sao? Thắc mắc này không phải đến thời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng mới có mà từ khuya lắm rồi, ít nhất cũng từ khóa đảng VII thời ông Đỗ Mười làm Tổng Bí thư (28 tháng 6 năm 1991 - 26 tháng 12 năm 1997). Nhưng tại sao tình trạng này cứ kéo dài mãi và không có dấu hiệu suy giảm mà còn biến chứng, lan nhanh mặc dù nhà nước đã tung ra nhiều biện pháp phòng ngừa và chữa trị...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.