Hôm nay,  

Lương Thế Huy Tự Ra Ứng Cử Quốc Hội CSVN Gây Chấn Động Khi Công Khai Mình Là Đồng Tính

4/30/202118:19:00(View: 6660)

Luong The Huy RFA
Ứng viên tự ứng cử đại biểu Quốc hội Lương Thế Huy và phần giới thiệu cá nhân. (nguồn: Đài RFA Tiếng Việt)

 

VIỆT NAM – Tại Việt Nam lần đầu tiên có một người tự ra ứng cử vào Quốc Hội CSVN và tự xưng là người đồng tính. Đó chính là ứng cử viên Lương Thế Huy chưa tới 40 tuổi đời và không phải là đảng viên cộng sản, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) tường thuật hôm 30 tháng 4 năm 2021. Bản tin Đài RFA cho biết thêm thông tin về việc này như sau.

Ứng cử viên Lương Thế Huy vừa tạo ra một chấn động (không biết lớn hay nhỏ, nhưng thực sự là chấn động) trong tiến trình bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân và đại biểu Quốc hội ở Việt Nam. Ông là người Sài Gòn, hiện đang làm việc và sinh sống ở Hà Nội, giữ cương vị lãnh đạo tổ chức phi chính phủ iSEE chuyên về hỗ trợ các cộng đồng thiểu số.

Chấn động là vì Lương Thế Huy công khai mình là người đồng tính nam, và là người tự ứng cử duy nhất HĐND TP Hà Nội đủ tiêu chuẩn đưa vào danh sách ứng cử.

Còn ở cấp đại biểu Quốc hội, trong cả nước, có 9 người tự ứng cử.

Những cái tên còn lại là ông Hoàng Văn Cường (Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân), ông Nguyễn Anh Trí (Chủ tịch Hội huyết học và truyền máu Việt Nam). Hai người này ở Hà Nội. TP.HCM có bà Ung Thị Xuân Hương (Phó ban nghiên cứu và đào tạo, Hội luật gia Việt Nam) và, ông Trương Trọng Nghĩa (Phó chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP.HCM). Cần Thơ có 1 người là ông Nguyễn Thiện Thức (Giám đốc điều hành Trung tâm dạy nghề Thành Phúc); Bắc Kạn có 1 người là ông Nguyễn Kim Hùng (Quyền Viện trưởng Viện Khoa học quản trị doanh nghiệp và kinh tế số Việt Nam); Nam Định có một người là bà Khương Thị Mai (Giám đốc điều hành Công ty TNHH nhôm Namsung Việt Nam); Sóc Trăng có một người là ông Trần Khắc Tâm (Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Sóc Trăng).

Trừ bốn người là bà Ung Thị Xuân Hương, ông Nguyễn Thiện Thức, ông Nguyễn Kim Hùng, ông Trần Khắc Tâm và bà Khương Thị Mai ít xuất hiện trên truyền thông, những người còn lại đều có lai lịch lẫy lừng trong sự nghiệp của họ và rất quen mặt trên truyền thông. Trong đó có đến 3 người hiện là đại biểu Quốc hội đương nhiệm (ông Cường, ông Trí, ông Nghĩa) và một người là đại biểu Quốc hội của khóa 13, cách đây 2 khóa.

Khả năng trúng cử của Lương Thế Huy ra sao khi được xếp cùng toàn những bậc cha chú cả về tuổi tác lẫn kinh nghiệm chính trường như thế kia?

Đầu tiên, thế mạnh của Lương Thế Huy là “lạ”.

Lạ nhất, dĩ nhiên là điểm công khai bản thân là người đồng tính.

Với tỷ lệ người LGBTQI+ chiếm đến  0,06-0,15% dân số (theo một nghiên cứu của tổ chức CARE)… trong dân số Việt Nam, có thể nói  trong bất cứ tổ chức lớn nào đều có mặt người LGBTQI+. Nhưng đó là LGBTQI+ ngầm, những người hoàn toàn không công khai xu hướng tính dục hay bản dạng giới, hoặc chỉ công khai với một số người rất hạn chế. Do vậy, sự có mặt của họ trong các tổ chức dân cử không mang ý nghĩa là tiếng nói bảo vệ quyền lợi của một cộng đồng thiểu số.

Việt Nam có thể được xem là một trong những nước có sự tiến bộ về nhận thức xã hội rất mau chóng đối với LGBT. So với cách đây một thập niên, xã hội đã hiểu biết, cởi mở và chấp nhận các cộng đồng thiểu số này hơn rất nhiều. Tuy nhiên, có những quyền con người cơ bản của người LGBT vẫn chưa được công nhận như quyền kết hôn đồng giới và quyền được luật pháp công nhận là người chuyển giới.

Chỉ khi được bảo hộ bằng nền tảng pháp luật thì người LGBT mới được bình đẳng hơn nữa về cơ hội học hành, việc làm, kết hôn, có con cái và thừa kế tài sản..v.v, giảm bớt sự kỳ thị.

Một đại biểu dân cử khẳng định một trong những kế hoạch hành động xuyên suốt của mình sẽ là trung gian tốt nhất để giúp phe kỳ thị và phe bị kỳ thị ngày càng hiểu rõ nhau hơn, qua đó thúc đẩy việc ra đời của các bộ luật kể trên, hay các bộ luật tương tự để bảo vệ quyền lợi của cộng đồng LGBT.

Điểm mạnh thứ hai của Lương Thế Huy gồm một loạt các yếu tố khác: trẻ, ngoài Đảng, trên đại học, làm việc ở ngoài cả khối nhà nước lẫn doanh nghiệp, có kinh nghiệm làm việc trong môi trường quốc tế.

“Trẻ” (dưới 40 tuổi) và “ngoài Đảng” là hai yếu tố để xác định tỷ lệ đại biểu trong các tổ chức dân cử . Các yếu tố cơ cấu đáng kể còn lại là phụ nữ/ khối dân doanh/dân tộc thiểu số…

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Đảng CSVN đang họp hội nghị lần thứ 15 để bàn về các vấn đề quan trọng còn lại mà trong đó vấn đề nhân sự tứ trụ là then chốt trước Đại Hội Đảng lần thứ 13 sẽ diễn ra từ ngày 25 tháng 1 đến ngày 2 tháng 2 năm 2021, theo đó nhiều phân tích và dự đoán đã được đưa ra về nhân sự lãnh đạo của 4 chức vụ cao cấp nhất nước, gồm Tổng Bí Thư, Chủ Tịch Nước, Thủ Tướng và Chủ Tịch Quốc Hội, mà hầu hết đều đoán rằng ông Nguyễn Phú Trọng có khả năng sẽ ngồi lại ghế Tổng Bí Thư, ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ nắm Chủ Tịch Nước, ông Phạm Minh Chính giữ chức Thủ Tướng, và ông Vương Đình Huệ giữ chức Chủ Tịch Quốc Hội, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) và Đài BBC Tiếng Việt cho biết hôm Thứ Bảy, 16 tháng 1 năm 2021.
Nhà báo và Facebooker Trương Châu Hữu Danh chỉ vì viết lên sự thật đã bị công an tỉnh Cần Thơ cáo buộc “gây mất an toàn tại các trạm thu phí BOT, và xuyên tạc thông tin về nhiều lãnh đạo cấp tỉnh” qua 31 bài viết đăng trên Facebook của anh, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 15 tháng 1 năm 2021.
Tù nhân lương tâm Trần Huỳnh Duy Thức đang bị tù tại nhà tù số 6 Thanh Chương sau khi tuyệt thực hơn 50 ngày thì sức khỏe suy kiệt đến phải được đưa vào bệnh viện cấp cứu, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 14 tháng 1 năm 2021.
Hai người Việt có tên Manh Ngoc Nguyen và Dat Tat Ho bị tình nghi đem người bất hợp pháp từ Việt Nam vào Mỹ để làm nail ở New York và Long Island đã bị bắt và nếu bị kết án thì có thể ngồi tù tới 15 năm, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 13 tháng 1 năm 2021.
huyện nghe rất lạ đã xảy ra vài ngày nay tại Hà Nội: thay vì diễn tập quân đội, công an để bảo vệ an ninh cho người dân và sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước thì Đảng CSVN lại tổ chức diễn tập để bảo vệ cho chính Đảng trong các ngày Đại Hội 13 sắp tới, mà một trong những tình huống được giả định dựng ra là chống lại dân oan khiếu kiện vì nhà cửa và đất đai ruộng vườn bị đảng cướp mất, theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm 10 tháng 1 năm 2021.
Hôm nay, ngày 5.1.2021, liên quan đến việc kết án các nhà báo Việt Nam Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn, Đặc ủy Nhân quyền của Chính phủ Cộng hòa Liên bang Đức tại Bộ Ngoại giao, bà Bärbel Kofler phát biểu như sau: “Một lần nữa, các nhà hoạt động ở Việt Nam lại bị kết án tù dài hạn vì tranh đấu ôn hòa cho tự do báo chí và tự do bày tỏ ý kiến, cũng như thành lập các công đoàn tự do và độc lập. Chính phủ Việt Nam đang tiếp tục đường lối đàn áp xã hội dân sự cũng như quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do biểu tình.
Tòa Án CSVN đã kết án nặng nề 3 thành viên Hội Nhà Báo Độc Lập VN là ông Phạm Chí Dũng, Nguyễn Tường Thụy và Lê Hữu Minh Tuấn hôm 5 thang 1 năm 2021 đã khiến cho dư luật quốc tế bất bình mà cụ thể là Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới (RFS) và Ủy Ban Bảo Vệ Ký Giả (CPJ) đã lên án bán án này là “tàn nhẫn,” theo bản tin của Đài Á Châu Tự Do (RFA) cho biết hôm Thứ Ba, 5 tháng 1 năm 2020.
Hôm nay tôi rất bàng hoàng nhận tin nhà báo nổi tiếng Ts. Phạm Chí Dũng, Chủ tịch của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam (IJAVN), đã bị Tòa án Nhân dân TpHCM kết án 15 năm tù và thêm 3 năm quản thúc tại gia với cáo buộc „Tuyên truyền chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam“. Hai cộng sự viên của ông cũng bị tòa án này kết án tổng cộng 22 năm tù và 6 năm quản thúc tại gia. Đây là án tù cao nhất cho tới nay cho tội danh này đối với người bảo vệ nhân quyền ở Việt Nam.
Bộ y tế của Việt Nam đã dự trù đình chỉ hay hạn chế các chuyến bay sắp tới từ ít nhất 34 nước và lãnh thổ mà đã có các trường hợp phát hiện biến thể mới Covid-19 lần đầu tìm thấy tại Anh, theo chính quyền cho biết hôm Thứ Hai, 4 tháng 1 năm 2021 qua bản tin của Reuters.
Cho đến hết ngày 31/12/2020, số lượng văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Bộ luật Lao động năm 2019 được ban hành mới chỉ đếm được trên đầu ngón tay thay vì phải ban hành trên 20 văn bản theo kế hoạch. Thậm chí, nghị định quy định về tổ chức đại diện người lao động và một số nghị định khác còn chưa được công bố dự thảo để lấy ý kiến theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.